Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận quản trị marketing Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tác động tích cực mức lao động hiện nay đối với giảng viên trường Đại học Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.67 KB, 24 trang )

Lời mở đầu
Phần 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu tác động của mức lao động hiện nay
đến hiệu quả hoạt động của giảng viên trường Đại học Thương Mại.
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Định mức lao động, mức lao động, phân loại mức lao động
- Định mức lao động là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng và áp dụng
mức lao động đối với tất cả các quá trình lao động. Định mức lao động tạo
khả năng kế hoạch hoá tốt hơn, đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhất việc tính
toán các khối lượng công việc, phương tiện làm việc, số người lao động…
Nhưng đảm bảo điều kiện là mức lao động áp dụng là mức có căn cứ khoa
học.
- Mức lao động: Để hiểu được mức lao động, trước tiên ta phân loại mức lao
động, bao gồm:+ Mức thời gian + Mức thời gian
+ Mức sản lượng
+ Mức phục vụ
• Mức thời gian là số lượng thời gian cần thiết được quy định để một hoặc
một nhóm người lao động cú trình độ nhất định hoàn thành nhiệm vụ hay
công việc trong điều kiện tổ chức lao động nhất định
• Mức sản lượng là số lượng sản phẩm được quy định để công nhân hay một
nhóm cụng nhõn cú trình độ thành thạo nhất định phải hoàn thành trong đơn
vị thời gian với những điều kiện tổ chức kĩ thuật nhất định
Mức thời gian và mức sản lượng có liên quan mật thiết với nhau, tuỳ điều
kiện và đặc điểm của sản xuất mà người ta tính mức thời gian hay mức sản
lượng.
- Mức phục vụ: …
# Như vậy có thể hiểu mức lao động là đại lượng quy định về hao phí lao
động cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một đơn
vị khối lượng phục vụ trong những điều kiện xác định
Trong hoạt động giảng dạy của giảng viên, người ta sử dụng thuật ngữ ' mức
giờ chuẩn '. Đõy cũng là một loại mức lao động, là hao phí lao động được đo
bằng số giờ chuẩn( một giờ chuẩn = 45 phút)


→ Khái niệm mức giờ chuẩn: là đại lượng quy định về số giờ chuẩn cần thiết
để một giảng viên Đại học, Cao đẳng hoan thành nhiệm vụ giảng dạy và đào
tạo trong một năm học tương ứng với ngạch giảng viên của giảng viên đó
1.2 Giảng viên và phân loại giảng viên
1.2.1. Giảng viên.
Giảng viên được chia thành hai nhóm:
Giảng viên dưới 5 năm: là những người đã hoàn thành thời gian tập sự và có
thâm niên giảng dạy dưới 5 năm.
Giảng viên: là những người có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên.
Giảng viên tập sự và Trợ giảng là đối tượng mà nhiệm vụ chính của họ là học
tập tự bồi dưỡng, chuẩn bị bài giảng, giáo án, đồng thời tham gia hỗ trợ giảng
dạy dưới sự kèm cặp của đội ngũ giảng viên chính thức. Đây là những giảng
viên có thời gian công tác dưới 4 năm và chưa được xếp vào ngạch giảng viên
,tuy nhiên họ vẫn được hưởng lương theo chế độ của nhà trường.
Cán bộ quản lý là viên chức mà công việc của họ là quản lý, có thể bao gồm
cả công việc giảng dạy.Vớ dụ như Hiệu trưởng, Phó hiện trưởng,cỏc Trưởng
khoa, Trưởng Bộ mụn,Trưởng cỏc phũng, trung tõm…
Trong Nhà trường, ngoài đa số là các giáo viên và cán bộ quản lý trờn thỡ cũn
cú một bộ phận làm các công tác phục vụ như: Vệ sinh, trông coi xe đạp, ăn
uống…
.2.2. Phân loại giảng viên
Có nhiều cách phân loại giảng viên:
- phân loại theo ngạch viên chức
- phân loại giảng viên theo học vị
- phân loại theo chức danh
-Phân loại giảng viên theo ngạch viên chức.
Theo ngạch viên chức, giảng viên được xếp vào ba ngạch: Giảng viên
cao cấp, giảng viên chính và giảng viên. Trong đó, ngạch giảng viên chính
gồm có giảng viên chính và Phó giáo sư, còn ngạch giảng viên cao cấp được
dùng cho giáo sư.Theo cách phân loại này, chức trách của giảng viên thuộc

các ngạch được quy định như sau:
Giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào
tạo ơ bậc đại học hoặc cao đẳng.
Giảng viên chính là viên chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt
trong giảng dạy và đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng và sau đại học thuộc một
chuyên ngành đào tạo của trường Đại học hoặc Cao đẳng.
Giảng viên cao cấp là viên chức chuyên môn cao nhất đảm nhận vai
trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo và thực hiện giảng dạy đào tạo ở bậc Đại học và
sau Đai học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường
đại học.
Ba đối tượng này gọi chung là giảng viên chính thức.
-Phân loại giảng viên theo học vị.
Theo cách phân loại này, có 3 bậc học vị:
Cử nhân là những người đã tốt nghiệp đại học hoặc Cao đẳng
Thạc sĩ là nhưng người đã tốt nghiệp cao học
Tiến sĩ là những người đã hoàn thành nghiên cứu sinh
Tiêu chí để phân loại theo cách này là trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của họ. Tức là Cử nhân có trình độ chuyên môn thấp hơn giảng viên có học vị
thạc sĩ và trình độ chuyên môn của thạc sĩ lại thấp hơn so với Tiến sĩ.
Thời gian đào tạo đối với mỗi học vị trên cũng khác nhau.Cử nhân là 3-
5 năm, thạc sĩ 2-3 năm, Tiến sĩ là 3 năm.
Ngoài 3 học vị trờn cũn có học vị Tiến sĩ Khoa học. Đây là học vị của
những giảng viên đạt học vị Tiến sĩ tại các nước Đông Âu
-Phân loại giảng viên theo chức danh:
Có 2 chức danh là Giáo sư và Phó giáo sư. Để học hàm( chức danh)
giảng viên không những cần có trình độ chuyên môn cao mà phải có những
cống hiến, đóng góp trong quá trình giảng dạy và đào tạo tại nơi công tác như:
Công trình nghiên cứu khoa học được cộng nhận, đã từng hướng dẫn luận văn
cao học và luận án Tiến sĩ, viết giáo trình, viết bỏo…
1.3. Chế độ công tác giảng viên

1.3.1. Sự khác biệt giữa lao động của giảng viên và công nhân sản xuất
Trong doanh nghiệp,người có vị trí quan trọng đặc biệt đó là những
người trực tiếp tạo ra sản phẩm cho tổ chức.Nờn tất cả các hoạt động của
công ty, doanh thu, lợi nhuận đều phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cụng
nhõn.Và trong Nhà trường cũng có một sự tương đồng như thế. Những người
giảng viờn luụn là lực lượng nòng cốt của nhà trường.Họ là đội ngũ giảng dạy
trực tiếp để đào tạo nên những trí thức trẻ cống hiến, xây dựng cho đất nước.
Nhưng giữa người công nhân và người giảng viên lại có những đặc
điểm khác biệt rất lớn. Họ đều là những lao đông trực tiếp tuy nhiên giảng
viên đòi hỏi trình độ học vấn cao hơn rất nhiều, được tuyển chọn khắt khe, kĩ
lưỡng và luôn phải tự rèn luyện bản thân trong học tập, công tác và chính trị.
Đặc biệt trong thời đại hiện nay, thời đại của tri thức, thời đại hội nhập quốc
tế đòi hỏi người giảng viên phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ.
Đối tượng truyền tải và tiếp xúc trực tiÕp với giảng viên là sinh
viên.Trong quá trình học tập và các hoạt động khác giữa họ rất đa dạng.Thông
tin giữa họ là hai chiều, chất lượng bài giảng thu được phụ thuộc không
những chỉ vào người truyền đạt mà phụ thuộc 1 phần rất lớn ở những người
tiếp nhận, đó là sinh viên. Do vậy, để đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng
viên là một việc khá nhạy cảm, khó đo lường chính xác.
Ngoài ra, do tính chất công việc phức tạp, bao gồm nhiều nhiệm vụ
khác nhau như: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý …Vì thế mà công
tác lượng hoá hay định mức lao động của giảng viên là rất phức tạp, đòi hỏi
phải có một chuẩn mực quy đổi khoa học và hợp lý.
1.3.2. Quy định về thời gian làm việc
Thời gian làm việc của cán bộ giảng dạy Đại học được quy định trên
nguyên tắc ngày làm việc 8 giê. Song do tính đặc thù của công tác giảng dạy
và nghiên cứu nên chế độ này không giống nh mét số chế độ áp dụng chung
cho cán bộ các cơ quan Nhà nước.
Thời gian làm việc trong một năm học là 46 tuần lễ và được chia cho

một số nhiệm vụ chính nh sau:
Bảng 1: Thời gian thực hiện các nhiệm vụ giảng viên các Trường
Đại học, Cao đẳng
Đơn vị: giê
TT Nhiệm vô Giáo sư P.Giáo

Giảng viên Trợ giảng
1 Lao động nghĩa vụ 96 96 96 96
2 Luyện tập quân sự 120 120 120 120
3 Nghiên cứu khoa học 500 450 350 200
4 Học tập, tự bồi dưỡng 00 250 450 500
5 Công tác chuyên môn 1200 1200 1200 1200
Nguồn: Quyết định 1712/ QĐ- BĐH ngày 18/ 02/ 1978
Trong đó, thời gian làm công tác chuyên môn bao gồm giê soạn bài,
giảng bài, hướng dẫn học tập, phụ đạo, chấm thi… là 1200 giờ.Được quy định
cho các chức danh nh sau:
Giáo sư:290 – 310 giê chuẩn 290 – 310 giê
chuÈn
Phó giáo sư:270 – 290 giê chuẩn 270 – 290 giê
chuÈn
Giảng viên:260 – 290 giê chuẩn 260 – 290 giê
chuÈn
Trợ lý giảng dạy:200 – 220 giê chuẩn 200 – 220 giê
chuÈn
Tập sù:90 – 110 giê chuẩn 90 – 110 giê chuÈn
2.Cơ sở nghiên cứu tác động của định mức lao động đến hiệu quả hoạt
động của giảng viên
2.1. Yêu cầu đối với mức lao động dành cho giảng viên
- Mức phải bao quát được những công việc chủ yếu nhất
- Mức phải phù hợp với điều kiện thực tế cụ thể của trường. Khi các điều kiện

đó thay đổi thì mức cũng phải được xem xét và thay đổi cho phù hợp
- Mức phải được quy định phù hợp với khả năng giảng dạy của các đối tượng
- Mức trung bình tiên tiến, nghĩa là khi các giảng viên có cố gắng nhất định
đều có thể hoàn thành được mức và vì thế đều được hưởng lương của trường
- Mức cho giảng viên phải được đặt trong mặt bằng cân đối chung với các
mức quy định cho các đối tượng công nhân viên chức trong trường
- Mức phải tính đến sự khác biệt về hao phí lao động giữa các môn học, giữa
giảng lý thuyết và thảo luận …
2.2.Các tiêu chí phản ánh hiệu quả hoạt động của giảng viên
Để nghiên cứu tác động của mức lao động hiện nay đến hiệu quả hoạt
động giảng viên, ta phải xét tới các khía cạnh sau:
2.2.1. Cường độ lao động
- Khái niệm:
- Đối với bất cứ một hoạt động lao động nào thì những nhà quản lý, những
nhà định mức phải quan tâm tới cường độ lao động của người lao động. Bởi
bởi vì đõy là yếu tố hết sức quan trọng đối với sức khoẻ của họ, khả năng tái
sản xuất sức lao động và hiệu quả làm việc của họ nói riêng cũng như của cả
tổ chức nói chung. Nhất là đối với đội ngũ giảng viên, lao động của họ là lao
động trí óc, đối tượng giảng dạy là các sinh viên - những chủ nhân tương lai
của đất nước. Vì vậy vấn đề chất lượng giảng dạy là hàng đầu. Mặt khác, lao
động trí óc, nhất là trong thời đại phát triển nhanh chóng như hiện nay thì sức
sáng tạo của người lao động rất được coi trọng. Đòi hỏi có một sự cân đối,
hợp lí, khoa học trong lịch công tác cho người lao động . Để họ có thể làm
việc với cường độ lao động vừa phải, phù hợp với năng lực và sức khoẻ của
mình. Tránh tình trạng cường độ lao động quá cao gây ra sức ép trong công
việc, tổn hại trí lực và thể lực.
Đối với các giảng viên để đạt được mức cường độ lao động hợp lý thì
công tác định mức lao động phải chính xác và phải có sự quản lý chặt chẽ
khoa học.
2.2.2. Kỉ luật, thái độ lao động

-KN: Kỉ luật là nền tảng để xây dựng tổ chức, xã hội. Không có kỉ luật thì
không thể điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người.Kỉ luật là những tiêu
chuẩn quy định hành vi của con người trong xã hội, được xây dựng trên cơ sở
pháp lí hiện hành và những chuẩn mực đạo đức xã hội. Ngoài ra kỉ luật nói
chung trong sản xuất xã hội con có kỉ luật bộ phận như: kỉ luật lao động, kỉ
luật của các tổ chức Đảng, Đoàn thể …
- Đối với lao động giảng dạy, đối tượng là những trí thức, cú trình độ cao. Với
đặc thù như vậy thì người ta đỏnh giá kỉ luật lao động của người giảng viên
thông qua phiếu đỏnh giá công chức.Văn bản này nhằm đỏnh giá quá trình
hoạt động của người giảng viên, từ đú có những hình thức thi đua khen
thưởng thích hợp( xét danh hiệu thi đua)
[ Mẫu bản đỏnh giá công chức]
2.2.3. Chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng và các hoạt
động khác.
- Đõy là tiêu chí đỏnh giỏ khỏ chính xác và quan trọng đối với định mức lao
động hiện nay
Một phần nào đó, khi chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học …
của giảng viên có vấn đề thì những nhà quản lí phải xem xét lại định mức lao
động đang ỏp dụng.Cú thể là mức quá cao hoặc mức quá thấp và cũng có thể
là do quản lí tình hình thực hiện mức không chặt chẽ, hợp lí.
Trong hoạt động giảng day của giảng viên, hoạt động nghiên cứu khoa
học có thể đỏnh giá qua chất lượng các đề tài tham dự, các tạp chí, ấn phẩm
khác … Do vậy, ta có thể thấy được chất lượng nghiên cứu khoa học của
giảng viờn.Mặt khác, đối với các hoạt động giảng dạy, tự bồi dưỡng, và một
số hoạt động khác rất khó đỏnh giỏ.Bởi vỡ không có kết quả lao động cụ thể
hữu hỡnh.Nờn vấn đề cần có một phương pháp đỏnh giá chất lượng giảng
dạy, tự bồi dưỡng … là rất quan trọng và cũng rất khó.
Nhưng chúng ta cũng có thể thông qua các tiêu chí 1và 2 và một số tiêu
chí khác như thu nhập( sẽ nghiên cứu ở phần tiếp theo), tình hình thực hiện
chế độ công tác của giảng viên để đỏnh giá được phần nào chất lượng các

hoạt động lao động của giáo viên
2.2.4. Thu nhập.
Thu nhập chịu tác động của của định mức lao động và đồng thời thu
nhập lại ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của giáo viên. Để tính thu
nhập cho giảng viên, ta có công thức:
Thu nhập giảng viên / tháng = Lương do Nhà nước chi trả + Lương do nhà
trường trả + phụ cấp vượt giờ
Trong đó:
• Lương do Nhà nước chi trả = Lương tối thiểu chung/ tháng do NN quy định
* (Hệ số lương ngạch bậc + Hệ số phụ cấp chức vụ) * (1+hệ số phụ cấp ưu
đói nghề).
• Tiền lương tăng thêm do nhà trường chi trả = Lương tối thiểu chung/ tháng
do NN quy định *( hệ số lương ngạch bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo)*
(1+ hệ số điều chỉnh tăng thêm)
• phụ cấp vượt giờ = Số giờ quy chuẩn vượt mức * Đơn giá giờ chuẩn vượt
mức.
Do vậy, nếu định mức quá cao hay quá thấp cũng ảnh hưởng tới số giờ
quy chuẩn vượt mức và làm thay đổi thu nhập của giảng viên. Từ đó ảnh
hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của giảng viên.
Trong thu nhập của giảng viên ngoài các khoản trờn cũn cú thờm cỏc
khoản thu nhập khác như: coi thi, chấm thi, hướng dẫn thực tập tụt nghiệp
… , các khoản thu nhập từ công tác quản lý, các khoản phụ cấp khác. Đõy là
mụt điểm đáng băn khoăn trong công tác định mức vì một số trường không
quy ra giờ chuẩn các hoạt động trên đẻ tính trả lương II(trường Đại học kinh
tế quốc dân). Một số trường lại theo quyết định 1712 của Bộ Đại học và
THCN, tức là đưa các nhiệm vụ trên vào định mức để trả lương II.
Nói chung, ta có thể kết luận rằng giảng viên là lực lượng lao động trực
tiếp tạo ra nguồn thu cho trường. So với các đối tượng khác, giảng viên là
những người cú trình độ cao, được chọn lọc cẩn thận. Chất lượng đào tạo và
uy tín của trường phụ thuộc vào họ là chủ yếu. Do vậy trong định mức lao

động, trả lương phải chú ý đến đối tượng này, phải đảm bảo sự hợp lý, thỏa
đáng.
2.2.5. Tình hình thực hiện chế độ công tác của giảng viên.
Để hiểu rõ tác động của định mức lao động tới tình hình thực hiện chế
độ công tác của giảng viên ta phải so sánh mức quy định và mức thực tế thực
hiờn.Bao gồm cả mức giảng dạy, mức nghiên cứu khoa học,… Xem xét tình
hình thực hiện mức lạo động theo cơ cấu chức danh, theo các nhiệm vụ, theo
các Khoa và Bộ môn
3.Sự cần thiết phải nghiên cứu tác động của mức lao động tới hiệu quả
hoạt động của giảng viên
Qua trên ta đã thấy được sự ảnh hưởng của mức lao động tới hiệu quả
hoạt động của giảng viên. Ngoài ra, định mức lao động còn là công cụ để
quản lý và phân phối lao động. Nờn nó cú vai trò cực kì quan trọng, nhưng
hiện nay trong thời đại phát triển mạnh mẽ cùng với tri thức loài người ngày
càng tiến bộ, mức sống ngày càng nâng cao.Mà mức lao động cho đội ngũ
giảng viên được xây dựng và áp dụng từ năm 1978 đến nay vẫn chưa được
sửa đổi để phù hợp vơi hoàn cảnh thực tế đã thay đổi. Do vậy nghiên cứu tác
động của mức lao động hiện nay tới hiệu quả hoạt động của giảng viên để từ
đó đưa ra một cách thức xây dựng và áp dụng mức lao động mới cho đội ngũ
giảng viên là hết sức quan trọng và cấp thiết.
Phần 2: Phân tích thực trạng tác động của mức lao động hiện nay tới
hiệu quả hoạt động của đội ngũ giảng viên trường Đại học Thương Mại
1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức cán bộ trường đại học Thương mại.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường Đại học Thương Mại
Trường Đại học Thương mại là một trường đại học công lập được
thành lập năm 1960, tiền thân là Trường Thương nghiệp Trung ương. Từ
1965, trường bắt đầu làm nhiệm vụ đào tạo đại học.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường được đổi tên thành
Trường Đại học Thương nghiệp năm 1979 và từ năm 1994 thành Trường Đại
học Thương mại.

Trường Đại học Thương mại có nhiệm vụ chính trị chủ yếu là đào tạo
cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ kinh tế; tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai
ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thương mại, du lịch và dich
vụ.
Qua 45 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đào tạo hàng chục ngàn
cán bộ có trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ; đào tạo lại, bồi dưỡng hàng ngàn
cán bộ cho ngành thương mại, du lịch và dịch vụ thuộc các thành phần kinh
tế. Trong gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thương mại
luôn giữ vai trò là trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kinh tế và kinh
doanh; trung tâm nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao công nghệ quản
lý kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc các lĩnh vực thương mại, du lịch và
dịch vụ.
1.2. Cơ cấu tổ chức cán bộ của trường Đại học Thương Mại
Hội đồng trường Hiệu trưởng
Hội đồng khoa
học và đaũ tạo
Các phó hiệu trưởng
Các khoa chuyên
ngành
chuyên ngành Các Bộ môn Các trung tâm
Quản trị doanh nghiệp Toán Y tế
Luật Tiếng Anh Thư viện
Tài chính doanh nghiệp Lịch sử Đảng TT thực phẩm
Kế toán DN Triết Tạp chí
…………………… ………………… ………….

1.3. Quá trình phát triển đào tạo sinh viên, giảng viên qua các năm.
2. Phân tích tác động của mức lao động hiện nay tới hiệu quả hoạt động
của giảng viên trường Đại học Thương Mại .
2.1. Các quy định về mức lao động và chế độ công tác của giảng viên

trường Đại học Thương Mại
[Trình bày một số quy định về mức lao động của trường Đại học Thương Mại
]
→ So sánh quy định của trường Đại học Thương Mại và quyết định 1712 của
Bộ để thấy những điểm khác biệt.
•Thứ nhất, Quyết định của Bộ có quy định mức giờ chuẩn cho lao động nghĩa
vụ và luyện tập quân sự. Điều này không có trong quy định của trường Đại
học Thương Mại.Theo người viết, quy định của trường Đại học Thương Mại
là hợp lí hơn bởi vì bây giờ hoàn cảnh đã khác so với thời điểm ban hành
quyết định 1712.Tức là nhiệm vụ lao động nghĩa vụ và luyện tập quân sự
không còn phù hợp đối với nhiệm vụ của giảng viên. Do vậy, nếu vẫn áp
dụng mức giờ chuẩn này sẽ làm cho mức giờ chuẩn dành cho công tác chuyên
môn sẽ bị giảm xuống, gây ra tình trạng giảng dạy vượt giờ nhiều.
• Thứ hai, trong văn bản quy định của Bộ có quy định cho trợ giảng và cả tập
sự nhưng trong quy định của trường Đại học Thương Mại không có. Đõy là
điểm thiếu sót của trường bởi vì mặc dù hai loại giảng viên này ít được tham
gia công tác giảng dạy nhưng cần xây dựng cho họ nhưng mức riêng cụ thể
phù hợp với đặc điểm của họ nhằm giúp những người này thích nghi với công
việc và có kế hoạch hợp lí cho bản thân. Nhưng trong quy định của trường
Đại học Thương Mại, định mức cho giảng viên người ta chia thành 2 dạng :
giảng viên <5 năm và giảng viên >5 năm nhằm, đảm bảo áp dụng mức giờ
chuẩn chính xác hơn, khoa học hơn so với quyết định của Bộ.
• Mức giảng dạy cho chức danh giáo sư trong quy định của trường Đại học
Thương Mại thấp hơn so với của Bộ(260 giờ chuẩn và 290-310 giờ chuẩn),
ngoài ra tổng thời gian quy định của trường trường Đại học Thương Mại
cũng thấp hơn( 2016 giờ thực tế và 2116 giờ tt).
• Hướng dẫn làm đồ án và luần văn tốt nghiệp:
Quy định của Bộ: 1 giờ chuẩn/ 1 tuần lễ/ 1 đề tài(đối với ĐAMH và
LVTN<=15 người)
Quy định của trường Đại học Thương Mại :

+ Hướng dẫn chuyên đề tốt nghiệp: 10giờ chuẩn/1 chuyên đề
+ Hướng dẫn Luận văn tốt nghiệp : 18 giờ chuẩn/1 luận văn
Trong khi đó trường Đại học Lao động - xã hội chỉ có 1.5 giờ chuẩn/ 1
sinh viên.
Ta có thể thấy rằng mức giờ chuẩn dành cho hướng dẫn CĐ và LV của
trường Đại học Thương Mại là khá cao.
Phần thực tế này sẽ được làm rõ ở phần sau.
2.2. Tác động của mức lao động hiện nay tới hiệu quả hoạt động của
giảng viên trường Đại học Thương Mại
2.2.1. Ảnh hưởng của mức lao động tới cường độ lao động .
- Tình hình giảng dạy vượt giờ xảy ra nhiều
[ Bảng: Tình hình thanh toán vượt giờ theo các khoa và bộ môn]
+ Câu hỏi thăm dò ý kiến của giảng viên tới cường độ lao động:
Thầy cô có cam thấy mức giảng dạy ở trường hiện tại là cao không?
→ Đa số trả lời thời gian giảng dạy quá nhiều, gây ra mệt mỏi, căng thẳng và
ức chế.(%)
→ Bị dồn giờ nhiều vào những thời điểm quá căng
→ Phân lịch dồn dập, trựng chộo, trùng lặp
→ Chồng chéo các giờ học ngoài ngữ lên nhau trong cùng một buổi học
` ………………………… …………………………
2.2.2. Ảnh hưởng của mức lao động tới kỉ luật lao động, thái độ lao động
- Một số trả lời mức hiện nay không phù hợp với trình độ bản thân họ, hoặc
không phù hợp với điều kiện giảng dạy và học tập của trường(%)
[câu hỏi số 28- Phiếu điều tra của Dự án]
Do vậy gây nên thái độ lao động không thực sự say mê, yêu nghề, mà đõy là
một tố chất rất quan trọng đối với một nhà giáo.
-[Bản đỏnh giá công chức]
2.2.3. Ảnh hưởn mức lao động tới chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa
học, tự bồi dưỡng và các hoạt động khác.
- Hiện nay trường Đại học Thương Mại chưa xây dựng và áp dụng bản mô tả

công việc.Tuy nhiên trong tháng 3 vừa rồi trường bắt đầu có dự thảo cho khao
và bộ môn về vấn đề này. Do chưa có bản mô tả công việc nên rất khó có cơ
sở chính xác và đầy đủ để đỏnh giá thực hiện công việc tức là đỏnh giá chất
lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học…Nhưng có thể thấy rất rõ rằng tình
hình giảng dạy vượt giờ rất nhiều nên sẽ không có thời gian thoả đáng cho
chuẩn bị bài giảng, sức khoẻ tinh thần.
Về phương pháp giảng dạy, cho đến nay ta vẫn có quan niệm rằng nếu
thầy giỏi về kiến thức chuyên môn thì sẽ dạy giỏi.Về sự quan trọng của kiến
thức chuyên môn thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhân, nhưng chúng ta
cũng phải hiểu rằng kiến thức chuyên môn chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải
là điều kiện đủ.Quan niệm sai lầm thứ hai là thầy chỉ dạy cho sinh viên về
chuyên môn càng nhiều càng tốt, ngoài ra không cần gỡ khỏc. Quan niệm này
trong thế giới hiện đại hết sức không đầy đủ. Ta biết rằng kiến thức của nhân
loại nói chung và trong mỗi ngành nói riêng là vô cùng. Quan niệm sai lầm
thứ ba là người dạy giỏi là người có khả năng bẩm sinh dẫn tới phủ nhận
phương pháp giảng dạy.
- Một số trả lời (%) không có đủ thời gian để nghiên cứu khoa học thời gian
tự bồi dưỡng và các hoạt động đoàn thể… do thời gian giảng dạy quá nhiều.
Việc tham gia các buổi semina, hội nghị khoa học rất hạn chế. Và trong thời
đại nền kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng như hiên nay việc tham gia
sinh hoạt khoa học không thường xuyên có thể coi như không tham gia.Bờn
cạnh đú, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên trường Đại học Thương
Mại chưa cao, khả năng tin học còn hạn chế. Chính vì thế mà việc nghiên cứu
khoa học của họ sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn.
[Thầy cô đỏnh giá như thế nào về trình độ ngoại ngữ và tin học của giảng
viên trường Đại học Thương Mại ? thầy cô có tham gia cỏc khoỏ học này
không?]
2.2.4. Ảnh hưởng của mức lao động hiện nay tới thu nhập của giảng viên.
Rất nhiều người trả lời họ cảm thấy không hài lòng với thu nhập hiện
nay của mình(? %).Đõy là vấn đề rất hay được nói đến trong ngành giáo dục.

Ví dụ, trong tổng số 16 người thuộc bộ môn toán được hỏi thỡ có đến 7
người( chiếm gần 50%) trả lời là mức thu nhập quá thấp và cần tăng thu nhập
cho giảng viên (Một số người còn đề nghị giảm giá cả sinh hoạt !).Họ phàn
nàn rằng mức thu nhập từ nghề giáo viên của mình không thể đủ sống(2
người trả lời), gây ra tình trạng giảng viên nhất là những giảng viên đã có
kinh nghiệm rất thường xuyên đi làm thêm ngoài : làm dự án, tư vấn … để
tăng thêm nguồn thu nhập cho mình
→ Tất cả những vấn đề về sự không thoả mãn đối với mức thu nhập hiện nay
là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng giảng dạy vượt giờ, chất
lượng dạy học và nghiên cứu khoa học không được cao.
Do vậy, vấn đề của các trường đại học hiện nay là phải đưa ra được
mức lao động hợp lí về cơ cấu, về đặc thù giữa các bộ môn, chuyên ngành…
Và để áp dụng hiệu quả mức lao động mới thì cần phải tăng thu nhập cho
giảng viên, nhằm trước tiên đảm bảo cuộc sống ổn định cho họ, từ đó họ có
thể yên tâm công tác và trau dồi nghề nghiệp, đồng thời hiệu quả hoạt động
của giảng viên sẽ tăng lên .
2.2.5. Ảnh hưởng của mức lao động tới tình hình thực hiện chế độ công tác
của giảng viên.
- Phân tích khối lượng công việc hoàn thành toàn trường so với kế hoạch
[ Các bảng biểu]
- Phân tích cơ cấu khối lượng công việc hoàn thành( giảng dạy, nghiên cứu,
…)
[Bảng biểu]
- Phân tích cơ cấu khối lượng công việc thực hiện theo các ngạch giảng viên
[Bảng biểu]
Kết luận phần II
Phần 3:Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tác động tích cực mức lao động
hiện nay đối với giảng viên trường Đại học Thương Mại
1. Quan điểm về xây dựng và áp dụng mức lao động trong trường Đại học
Thương Mại

-Cũng như các trường đại học và cao đẳng khác, trường Đại học Thương Mại
cũng xây dựng mức lao động cho đội ngũ giảng viên trên cơ sở dựa vào quyết
định 1712 của Bộ Đại học và THCN. Ngoài ra còn dựa trên thông tư số
07/TT-CB ngày 01/03/1980 của Bộ Đại học và THCN, công văn số
8715/GDTC ngày 23/9/1998 của Bộ giáo dục và đào tạo
Để xây dựng nên mức lao động cho giảng viên trường Đại học Thương
Mại, ngoài những căn cứ vào quy định chung của Bộ thì trường còn dựa vào
những đặc điểm riêng cụ thể của mình như: khối lượng công việc hoàn thành
trong năm, chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên, số lượng sinh viên đào
tạo theo cỏc khoỏ, cỏc hệ.
2. Đổi mới về xây dựng và áp dụng mức lao động nhằm nâng cao vai trò
của mức
Từ phân tích thực trạng ảnh hưởng của mức lao động đối với hoạt động
của giảng viên ta thấy mức giờ giảng dạy hiện nay của trường là cao, do vậy
dẫn tới không có thời gian nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng và các hoạt
động khác.
2.1.Hạ thấp mức giờ chuẩn, đảm bảo thời gian cho giảng viên có điều
kiện học tập và nghiên cứu.
Trong phiếu điều tra về mức giờ chuẩn phù hợp cho mỗi chức danh
giảng viên thì đa số đưa ra mức thấp hơn mức quy định rất ít. Bởi vì ta cũng
thấy rằng giảng dạy vượt giờ rất nhiều nên không phải hoàn toàn do quy định
mà do thù lao cho giảng viên thấp và do khó quản lí công tác hoạt động của
giảng viên.
2.2.Điều chỉnh lại cơ cấu thời gian dành cho các hoạt động của giảng viên
- Hoàn thiện công tác đỏnh giá thực hiện công việc, gắn thu nhập với kết quả
thực hiện chế độ công tác của giảng viên.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên
trường Đại học Thương Mại, ngoài biện pháp xây dựng và áp dụng mức mới
vào công tác giảng dạy thì chúng ta cần có các biện pháp khác nhằm hỗ trợ để
nâng cao vai trò ảnh hưởng của mức lao động mới. Theo người viết, các biện

pháp này cực kì cần thiết, nếu không coi trọng cỏc biờn phỏp hỗ trợ dưới đõy
thì mức lao động mới không thể có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động
của các giảng viên.
3. Một số biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của giảng
viên trường Đại học Thương Mại .
3.1. Đẩy mạnh công tác đổi mới công tác giảng dạy.
Các chuyên gia giáo dục đại học đã thống kê được rất nhiều phương
pháp giảng dạy đại học. Có đến 60 phương pháp nhưng chúng ta có thể gộp
thành 2 phương pháp giảng dạy chính như sau :
- Các phương pháp giảng dạy lấy thầy làm trung tâm. Nội dung của nó là kiến
thức của thầy được truyền thụ cho trò theo phương pháp thầy đọc trò ghi, chỉ
học theo những điều thầy dạy, không tham khảo theo các tài liệu khác, theo
phương pháp này mức độ điều khiển của người thầy tưởng là cao nhưng thực
ra lại rất thấp và mức độ tự giác tích cực, chủ động hay tự điều khiển của sinh
viên cũng rất thấp, khiến cho sinh viên tiếp thu kiến thức một cách thụ động,
kém khả năng sáng tạo và khả năng tự học.
- Các phương pháp giảng dạy lõý người học làm trung tâm. Nội dung của
phương pháp này là kiến thức được người học tự tim kiếm dưới sự hướng dẫn
của người thầy.Phương pháp này coi người học là chủ thể của quá trình dạy
và học. Giáo viên chỉ dạy những kiến thức cơ bản, đóng vai trò người hướng
dẫn, chỉ đạo và kiểm tra quá trình học tập, còn người học phải tự điều khiển
quá trình tiếp thu kiến thức, tham khảo mở rộng kiến thức theo các tài liệu,
sách vở. Thầy nêu vấn đề, trò tập giải quyết vấn đề, có sự đối thoại giữa thầy
và trò, giữa trò và trò.
Hiện nay các trường đại học và cao đẳng đang dần dần áp dụng phương
pháp thứ hai. Nhưng cần có những biện pháp hỗ trợ để có thể thục hiên được
phương pháp nay hiờu quả, như về co sơ vật chõt giảng dạy, trình độ và kĩ
năng giảng dạy của người thầy.
3.2. Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ giảng dạy
Các bộ môn phải có kế hoạch về việc xây xựng đội ngũ cán bộ giảng

viên của khoa đủ về số lượng, cân đối cơ cấu trình độ, cơ cấu tuổi và giới. Để
khuyến khích các cán bộ trong bộ môn không ngừng nâng cao năng lực kiến
thức chuyên môn, các cán bộ cần có các biện pháp khuyến khích cả bằng vật
chất và tinh thần, đặc biệt đối với cán bộ giảng viên trẻ. Ngoài việc bồi dưỡng
chuyên môn, bộ môn cần tạo điều kiện vận đông cán bộ giảng dạy trong bộ
môn nâng cao năng lực sử dụng cong nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ để có
điều kiện tiếp cận với những tri thức tiên tiến nhất.
3.3. Công tác biên soạn giáo trình
Tư tưởng chủ đạo của việc xây dựng chương trình đào tạo là bám sát
mục tiêu đào tạo của trường để biên soạn chương trình giảng dạy phù hợp với
nhu cầu đào tạo thực tế. Đồng thời cập nhật kiến thức mới liên quan đến các
ngành nghề đang đào tạo trong trường để kịp thời bổ sung trong bài giảng của
mình.
3.4. Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo. Cần quán triệt tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa
học, ưu tiên những ngành trong nước và thế giới đang quan tõm.Cú chính
sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với hoạt động nghiên cứu khoa
học, nhất là đối với giảng viên trẻ
3.5. Tăng cường công tác dự giờ, thanh tra giáo dục đào tạo
Đi đôi với việc thực hiện công tác giảng dạy - học tập, các bộ môn phải
không ngừng tăng cường công tác dự giờ, thanh tra giáo dục đào tạo để kịp
thời nắm được tình hình thực tế, phát huy nhân rộng ưu điểm, đồng thời khắc
phục những mặt còn hạn chế trong hoạt động giảng dạy - học tõp của giảng
viên.
3.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các phòng học.
Giảm số lượng sinh viên trong lớp học ngoại ngữ: 20 - 30 sinh viên,
trang bị đài, phũng chuyên đầy đủ. Tăng cường hỗ trợ đào tạo và kinh phí bồi
dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn như: laptop, projector…
Hoàn thiện âm thanh ánh sáng, máy tính, máy chiếu

3.7. Phân lịch, thời khoá biểu hợp lí hơn.
Ở trường Đại học Thương Mại, tình trạng lịch dạy học dồn dõp, chồng
chéo nhau hay trùng lặp xảy ra thường xuyờn gõy khú khăn cho các giảng
viên bố trí thời gian trong khi đó thời gian di chuyển lại lớn. Do vậy nhà
trường cần có biện pháp để phân bổ cho hợp lí, rõ ràng thời khoá biểu. Cần có
sự tiếp xúc lên kế hoạch giữa giảng viên và các bộ phận quản lý, trỏnh viờc áp
đặt kế hoạch từ một phía. Cần có kế hoạch giảng dạy từ đầu năm học và đầu
học kì để chủ động bố trí thời gian.
Kết luận
MỤC LỤC
Phần 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu tác động của mức lao động hiện nay
đến hiệu quả hoạt động của giảng viên trường Đại học Thương Mại 1
1. Một số khái niệm cơ bản 1
1.1. nh m c lao ng, m c lao ng, phân lo i m c lao ngĐị ứ độ ứ độ ạ ứ độ 1
1.2 Gi ng viên v phân lo i gi ng viênả à ạ ả 2
1.2.1. Gi ng viên.ả 2
.2.2. Phân lo i gi ng viênạ ả 3
1.3. Ch công tác gi ng viênếđộ ả 4
1.3.1. S khác bi t gi a lao ng c a gi ng viên v công nhân s n ự ệ ữ độ ủ ả à ả
xu tấ 4
1.3.2. Quy nh v th i gian l m vi cđị ề ờ à ệ 5
2.Cơ sở nghiên cứu tác động của định mức lao động đến hiệu quả hoạt
động của giảng viên 7
2.1. Yêu c u i v i m c lao ng d nh cho gi ng viênầ đố ớ ứ độ à ả 7
2.2.Các tiêu chí ph n ánh hi u qu ho t ng c a gi ng viênả ệ ả ạ độ ủ ả 7
2.2.1. C ng lao ngườ độ độ 7
2.2.2. K lu t, thái lao ngỉ ậ độ độ 8
2.2.3. Ch t l ng gi ng d y, nghiên c u khoa h c, t b i d ng v ấ ượ ả ạ ứ ọ ự ồ ưỡ à
các ho t ng khác.ạ độ 8
2.2.4. Thu nh p.ậ 9

2.2.5. Tình hình th c hi n ch công tác c a gi ng viên.ự ệ ếđộ ủ ả 10
3.Sự cần thiết phải nghiên cứu tác động của mức lao động tới hiệu quả
hoạt động của giảng viên 10
Phần 2: Phân tích thực trạng tác động của mức lao động hiện nay tới
hiệu quả hoạt động của đội ngũ giảng viên trường Đại học Thương Mại
11
1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức cán bộ trường đại học Thương mại 11
1.1. Quá trình hình th nh v phát tri n tr ng i h c Th ng M ià à ể ườ Đạ ọ ươ ạ 11
1.2. C c u t ch c cán b c a tr ng i h c Th ng M iơ ấ ổ ứ ộ ủ ườ Đạ ọ ươ ạ 12
1.3. Quá trình phát tri n o t o sinh viên, gi ng viên qua các n m.ể đà ạ ả ă 12
2. Phân tích tác động của mức lao động hiện nay tới hiệu quả hoạt động
của giảng viên trường Đại học Thương Mại 12
2.1. Các quy nh v m c lao ng v ch công tác c a gi ng viên đị ề ứ độ à ếđộ ủ ả
tr ng i h c Th ng M iườ Đạ ọ ươ ạ 12
2.2. Tác ng c a m c lao ng hi n nay t i hi u qu ho t ng c a độ ủ ứ độ ệ ớ ệ ả ạ độ ủ
gi ng viên tr ng i h c Th ng M iả ườ Đạ ọ ươ ạ 14
2.2.1. nh h ng c a m c lao ng t i c ng lao ng .Ả ưở ủ ứ độ ớ ườ độ độ 14
2.2.2. nh h ng c a m c lao ng t i k lu t lao ng, thái lao ngẢ ưở ủ ứ độ ớ ỉ ậ độ độ độ
14
2.2.3. nh h n m c lao ng t i ch t l ng gi ng d y, nghiên c u khoaẢ ưở ứ độ ớ ấ ượ ả ạ ứ
h c, t b i d ng v các ho t ng khác.ọ ự ồ ưỡ à ạ độ 15
2.2.4. nh h ng c a m c lao ng hi n nay t i thu nh p c a gi ng Ả ưở ủ ứ độ ệ ớ ậ ủ ả
viên 16
2.2.5. nh h ng c a m c lao ng t i tình hình th c hi n ch công Ả ưở ủ ứ độ ớ ự ệ ếđộ
tác c a gi ng viên.ủ ả 17
Phần 3:Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tác động tích cực mức lao động
hiện nay đối với giảng viên trường Đại học Thương Mại 17
1. Quan điểm về xây dựng và áp dụng mức lao động trong trường Đại
học Thương Mại 17
2. Đổi mới về xây dựng và áp dụng mức lao động nhằm nâng cao vai trò

của mức 18
2.1.H th p m c gi chu n, m b o th i gian cho gi ng viên có i u ạ ấ ứ ờ ẩ đả ả ờ ả đề
ki n h c t p v nghiên c u.ệ ọ ậ à ứ 18
2.2. i u ch nh l i c c u th i gian d nh cho các ho t ng c a gi ng Đề ỉ ạ ơ ấ ờ à ạ độ ủ ả
viên 18
3. Một số biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của giảng
viên trường Đại học Thương Mại 18
3.1. y m nh công tác i m i công tác gi ng d y.Đẩ ạ đổ ớ ả ạ 19
3.2. Nâng cao n ng l c chuyên môn c a cán b gi ng d yă ự ủ ộ ả ạ 19
3.3. Công tác biên so n giáo trìnhạ 20
3.4. y m nh phong tr o nghiên c u khoa h c.Đẩ ạ à ứ ọ 20
3.5. T ng c ng công tác d gi , thanh tra giáo d c o t oă ườ ự ờ ụ đà ạ 20
3.6. T ng c ng u t c s v t ch t cho các phòng h c.ă ườ đầ ư ơ ở ậ ấ ọ 20
3.7. Phân l ch, th i khoá bi u h p lí h n.ị ờ ể ợ ơ 21
Kết luận 21

×