Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bạn làm gì với 24 tiếng/ngày? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.13 KB, 3 trang )

Bạn làm gì với 24 tiếng/ngày?
Cuộc sống quân bình là cách sống khôn ngoan nhất của một con người. Dùng thời
gian để làm việc. Dùng thời gian để đọc sách. Dùng thời gian để vui chơi. Dùng
thời gian để thinh lặng. Dùng thời gian để sống và yêu người khác

Bạn chọn cho mình cách sống nào?

Có hai loại người để chúng ta suy ngẫm, một là những người quá lãng phí tuổi trẻ
của mình vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, và hai là những kẻ lao vào
kiếm tiền như một tên nô lệ cho bản thân mình. Tôi từng ghé một nhà trọ ở Bàu
Cát (Q.Tân Bình, TP.HCM), có khoảng 8 sinh viên thuê một phòng trọ. Chủ nhà
thường than phiền với tôi rằng: "Bây giờ đuổi bọn nó đi thì thấy tội nghiệp, nhưng
giữ lại thì không được. Sinh viên gì mà tối ngày ăn nhậu, hò hát có khi đến 1, 2
giờ sáng. Không thấy đứa nào cầm vở học bài". Đó là những người ở loại một vì
họ mang triết lý bên mình rằng: "Học không chơi đánh rơi tuổi trẻ", chính vì vậy,
họ ở bên bàn nhậu hoặc bên bàn cà phê cả ngày để giết thời gian. Họ sợ tuổi trẻ
của mình trôi qua nhanh nên đã tranh thủ giành từng giây phút trong ngày để tìm
niềm vui.

Còn loại hai là những người lao vào làm việc như điên. Ngày vừa ra trường, với
trình độ ngoại ngữ của mình, Xuân (24 tuổi) đã được nhận ngay vào một công ty
truyền thông có tiếng tăm. Ngoài công việc ở công ty, cô còn trợ giảng tiếng Anh
cho nhiều trung tâm ngoại ngữ bên ngoài. Sau nhiều lần rủ Xuân đi chơi không
thành, tôi đâm thắc mắc: "Dạo này có bạn trai hay sao mà bận rộn quá?". Xuân
mỉm cười trong đau khổ: "Bồ bịch gì chị ơi. Việc làm không hết, không có thời
gian để ngủ, lấy đâu mà nghĩ đến chuyện trai gái chứ". Hoặc như Bình (27 tuổi),
vừa là giảng viên môn thiết kế của một trường đại học vừa thiết kế những công
trình riêng bên ngoài thì luôn miệng than rằng: "Một ngày 24 tiếng thì quá ít đối
với tôi!".

Hãy chọn cuộc sống quân bình:



Dĩ nhiên, tuổi trẻ ngày nay thì phải năng động, hăng say, dám mơ và dám sống,
dám đối mặt. Tuy nhiên, người khôn ngoan chính là người biết điểm dừng. "Có
người thợ cưa gỗ nọ hì hục cưa một khúc gỗ đến vã mồ hôi với lưỡi cưa cùn của
mình, bởi vì, anh cho biết, anh không có thời giờ để ngừng lại và dũa cho lưỡi cưa
được sắc bén hơn". Chẳng ai oán bạn nếu bạn hăng say làm việc. Chẳng ai bớt yêu
mến bạn khi bạn thực hiện ước mơ của mình. Nhưng nếu vì thực hiện ước mơ mà
bạn phải vất vả đến kiệt sức, không còn thời giờ để thưởng thức không khí trong
lành của đất trời, không có thời gian để xem một bộ phim hay hoặc một khúc nhạc
êm dịu, hay chẳng có giây phút nào trong ngày để thinh lặng, để nghe tiếng nói
bên trong, suy nghĩ về điều tích cực trong cuộc đời thì cuộc sống của bạn đang
mất cân bằng.

Đôi khi bạn phải dừng lại. Dừng lại không có nghĩa là bạn chùn bước, không phải
bạn là người yếu đuối. "Dừng lại là cách để bạn tiết kiệm năng lượng của mình để
rồi bạn lấy sức tiến lên", diễn giả Quách Tuấn Khanh đã từng nói như vậy trong
một diễn đàn tại Nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM dành cho giới trẻ. Ông Quách
Tuấn Khanh nhận xét: "Giới trẻ ngày nay cho rằng kỹ năng mới là cái quyết định
sự thành bại của một con người chứ không phải là thái độ của con người đối với
công việc, với cộng đồng như trong khuynh hướng của giáo dục hiện đại". Quả
thật, những điều ông Khanh nhận xét cũng có lý. Tại sao ngày nay có nhiều bạn trẻ
tự sát? Người ta đi tìm đủ nguyên nhân để giải thích cho những vụ tự sát này. Thế
nhưng, nguyên nhân sâu xa vẫn là do họ không tự tin về bản thân mình, không
nhìn thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, những điều tốt đẹp của cuộc sống, không
thấy những giá trị bên trong để rồi cuối cùng họ cảm thấy con đường trước mặt
mình hoàn toàn nghẽn lối, họ hoàn toàn bế tắc.

×