Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số giả thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.24 KB, 3 trang )

Một số giả thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ
Ngay từ thời cổ đại người ta đã quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ.
Nhưng suốt trong một thời gian dài từ thời cổ đại đến thời trung thế kỉ người ta
vẫn lẫn lộn vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ với vấn đề lí luận nhận thức. Từ cuộc
tranh luận về bản chất của tên gọi và đối tượng giữa Democrit và Platon thời cổ Hi
Lạp, cho tới cuộc tranh luận giữa phái duy danh và duy thực thời trung cổ chung
quy vẫn xoay quanh vấn đề ngôn ngữ do con người tạo ra hay do tự nhiên (thượng
đế) tạo ra. Chỉ từ thời kì Phục Hưng trở đi, vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ mới
được rọi dưới những ánh sáng mới. Sau đây là một số giải thuyết về nguồn gốc
của ngôn ngữ.
1. Thuyết tượng thanh
Thuyết tượng thanh manh nha từ thời cổ đại, phát triển mạnh vào thế kỉ XVII đến
thế kỉ XIX và đến nay vẫn có người ủng hộ. Theo lí thuyết này, toàn bộ ngôn ngữ
nói chung và các từ riêng biệt của nó đều là do ý muốn tự giác hay không tự giác
của con người bắt chước những âm thanh của thế giới bao quanh. Sự bắt chước âm
thanh mà các học giả nói tới bao hàm những nội dung khác nhau. Nội dung sự bắt
chước âm thanh, theo Platon và Augustin thời cổ đại thực chất là dùng đặc điểm
của âm thanh để mô phỏng đặc điểm của sự vật khách quan. Thí dụ, trong tiếng
Hi Lạp [r] là một âm rung, âm thanh phát ra nhờ sự rung động của lưỡi cho nên nó
đã được dùng để gọi tên sông ngòi – những sự vật có đặc điểm lưu động. Trng
tiếng Latin, âm mel (mật ong) có tính mềm mại, biểu thị một thứ gì ngọt ngào, còn
âm acer (thép) thì biểu thị một thứ gì cứng rắn
Quan niệm phổ biến nhất về sự bắt chước âm thanh là con người dùng cơ quan
phát âm của mình mô phỏng những âm thanh do sự vật phát ra, như tiếng chim
kêu, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy v.v Thí dụ, cái xe máy kêu bình bịch nên có
tên gọi là “cái bình bịch”, con mèo kêu meo meo nên mới gọi là “mèo” v.v
Trong ngôn ngữ học hiện đại, sự bắt chước âm thanh còn được giải thích là
dùng đặc điểm của tư thế bộ máy phát âm mô phỏng đặc điểm của sự vật khách
quan. Thí dụ [ku], [gu] hoặc [nu] có đặc điểm âm tròn môi, trong nhiều ngôn ngữ
dều được dùng để tạo nên từ căn của những từ biểu thị các sự vật có đặc điểm
"hình lõm", "trống rỗng", "hình tròn" hoặc "kéo dài" (khi phát âm môi kéo dài ra


trước).
Cơ sở cả những quan điểm trên là ở chỗ, trong tất cả các thứ tiếng đều có một
số lượng nhất định các từ tượng thanh và từ sao phỏng, thí dụ các từ: mèo, bò,
bình bịch, lom khom, ép, úp, mỉm v.v trong tiếng Việt.
2. Thuyết cảm thán
Thuyết cảm thán phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII–XIX. Những người chủ trương
thuyết này Russo, Humboldt đều cho rằng ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ
những âm thanh của mừng, giận, buồn, vui, đau đớn v.v phát ra lúc tình cảm bị
xúc động. Trong một số trường hợp, đó là những từ – những tín hiệu của cảm xúc
và ý chí của chúng ta. Trong các trường hợp khác thì có thể xem xét mối liên hệ
gián tiếp giữa âm hưởng của từ và trạng thái cảm xúc của con người: những kết
hợp âm tố nào đó gây ra trong tâm hồn chúng ta những ấn tượng giống như những
ấn tượng mà các sự vật đã gây cho chúng ta. Cơ sở của thuyết này là sự tồn tại
trong các ngôn ngữ những thán từ và những từ phái sinh từ thán từ. Chẳng hạn,
các từ: ối, ái, a ha, chao ôi trong tiếng Việt.
3. Thuyết tiếng kêu trong lao động
Thuyết này xuất hiện vào thế kỉ XIX trong các công trình của các nhà duy vật như
L.Naure, K.Biukher. Theo thuyết này, ngôn ngữ đã xuất hiện từ những tiếng kêu
trong lao động tập thể. Một phần có thể là những tiếng hổn hển do hoạt động cơ
năng mà phát ra, nhịp theo lao động, những âm thanh đó sau này trở thành tên gọi
của động tác lao động, một phần là những tiếng kêu của người nguyên thuỷ muốn
người khác đến với mình trong quá trình lao động Lí thuyết này cũng có cơ sở
thực tế trong sinh hoạt lao động của con người hiện nay.
4. Thuyết khế ước xã hội
Thuyết này bắt nguồn từ một số ý kiến của nhà triết học cổ đại Democrit, thịnh
hành vào thế kỉ XVIII với Adam Smith và Russo. Theo thuyết này thì ngôn ngữ là
do con người thoả thuận với nhau mà ra. Adam Smith nó khế ước xã hội là khả
năng đầu tiên làm cho ngôn ngữ hình thành. Russo lại cho rằng, loài người trải qua
hai giai đoạn: giai đoạn đầu là giai đoạn tự nhiên, con người là một bộ phận của tự
nhiên, nguồn gốc của ngôn ngữ là cảm xúc (xem phần trên). Giai đoạn sau là giai

đoạn văn minh, ngôn ngữ là sản phẩm của khế ước xã hội.

×