Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trở thành "chuyên gia" đàm phán lương bổng? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.7 KB, 3 trang )

Trở thành "chuyên gia" đàm phán lương
bổng?
Ai cũng biết nhắc đến vấn đề lương bổng vốn đã là một việc tế nhị ở môi
trường văn phòng công sở. Vậy nên để trở thành "chuyên gia" bậc thầy trong
lĩnh vực này và chắc chắn nhận được những gì bạn muốn là điều mà không ít
người mong muốn.

Lời khuyên đầu tiên của các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng dành cho những
ai sắp bước vào cuộc phỏng vấn xin việc là phải hiểu rõ và lường trước được
những tình huống khó ngờ nhất để có thể đạt được mức lương cao nhất tối thiểu.

Là "lão làng" trong chuyện "nhảy việc" nhưng Nam vẫn phải thừa nhận mình còn
quá kém cỏi trước các nhà tuyển dụng khi thương thuyết đến vấn đề lương bổng
nên có không ít trường hợp phỏng vấn xong, Nam mới biết đã bị hớ vì lỡ đồng ý
mức lương quá thấp so với những gì Nam sẽ phải làm và cống hiến cho công việc
sắp tới.

Lý do chính khiến Nam trở thành người "bại trận" trong cuộc đấu trí với nhà tuyển
dụng là bởi tâm lý ngại nói sâu về vấn đề này và đặc biệt là chẳng bao giờ Nam
tính đến trước những tình huống đề cập đến chuyện lương bổng. Nói như Nam là
khi nhà tuyển dụng bàn vào vấn đề lương bổng, Nam cứ như "gà mắc tóc", chẳng
hiểu mình sẽ phải làm gì tiếp theo nên cứ để đối tác thao thao bất tuyệt, hứa hẹn
chế độ đãi ngộ rồi mặc nhiên ấn định cho một mức lương nghe qua thì có vẻ thỏa
đáng, là mơ ước của nhiều người nhưng kì thực lại chẳng thấm vào đâu so với
khối công việc đồ sộ mà ứng viên như Nam sẽ phải gánh vác khi đồng ý vào làm
việc.

Trường hợp của Nam cũng giống với nhiều bạn trẻ khi xin việc, được nhà tuyển
dụng đề nghị mức lương nhưng lại lúng túng không biết "nhiêu đó đã đủ chưa".
Vậy nên, một lời khuyên cho các ứng viên trước mọi cuộc phỏng vấn là hãy xem
lương bổng là một vấn đề quan trọng, cần sự thẳng thắn của cả hai phía, từ đó, cố


gắng truy cập vào các trang web thương mại, nhờ đồng nghiệp, bạn bè tư vấn xem
từng mức lương tương ứng với từng vị trí công việc. Và điều quan trọng là bạn
phải có một cái nhìn khách quan về chính năng lực của bạn có phù hợp với mức
lương đó hay không?

Nếu chưa chuẩn bị sẵn sàng cho buổi đàm phán về lương bổng thì tốt nhất bạn
phải trì hoãn đề cập đến vấn đề này trước khi thu thập xong các dữ liệu cần thiết.
Nếu nhà tuyển dụng có ra câu hỏi xem bạn muốn có mức lương bao nhiêu thì đừng
trả lời ngay lúc đó mà nên đặt thêm vài câu hỏi tìm hiểu thêm về công việc và yêu
cầu của công việc. Đến khi nắm rõ công việc hãy nói đến mức lương mình muốn.

Thiếu một kế hoạch cho buổi đàm phán cũng đã khiến bạn mất đi phần lớn khả
năng giành được kết cục có lợi cho chính mình. Trước bất kỳ cuộc phỏng vấn nào,
ít nhất bạn phải đặt vấn đề xem mức lương có đáp ứng được nhu cầu về ăn, ở của
mình không? Đâu là mức lương phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bạn?
Mức lương nào sẽ tạo cho bạn có cảm giác đang ở thiên đường? Từ đó, hãy quyết
dịnh mức lương bạn sẽ đưa ra để đàm phàn với nhà tuyển dụng.

Các ứng viên từng có nhiều kinh nghiệm trong việc đàm phán lương bổng còn
"giắt lưng" một số bí quyết nằm lòng để tránh mắc phải sai lầm đáng tiếc. Đó là
không bao giờ dựa vào mức lương cũ để quyết định mức lương mới và tránh nói
dối nhà tuyển dụng về mức lương hiện tại bởi chắc chắn mọi chuyện sẽ hỏng bét
vì nhà tuyển dụng luôn có cách kiểm tra thu nhập của ứng viên nếu họ muốn.
Ngoài ra cần cho nhà tuyển dụng biết bạn cũng nhận được những lời đề nghị từ
các công ty cạnh tranh khác.

Bản thân là người thường xuyên "nhảy việc" khi đã chán môi trường ở công ty hay
cảm thấy không hài lòng điều gì đó, Mai được xem là người khá "từng trải" trong
việc đàm phán lương bổng. Một kinh nghiệm khắc cốt ghi tâm của Mai là không
bao giờ nhận lời đề nghị đàu tiên bởi thực tế bản thân cô cho thấy hầu hết các công

ty đều có những mức lương khác nhau và đôi khi có vài mức lương cá biệt họ có
thể trả. Một việc nhỏ nhưng ít người chú ý là tạo cho nhà tuyển dụng cơ hội để trả
lương cao hơn. Điều đó chứng tỏ mình là người cao tay hơn. Nhà tuyển dụng rất
muốn có bạn, nhưng chưa có được bạn thì đây là cơ hội để bạn có thể yêu cầu mức
lương cao nhất có thể.

Đàm phán lương bổng là cả một vấn đề nghệ thuật, ngoài những kinh nghiệm
truyền tay nhau thế này, đòi hỏi ứng viên còn cần có một bản lĩnh lớn, sự tự tin,
khôn khéo, tỉnh táo và luôn trong tư thế sẵn sàng bước vào cuộc "chạm trán" với
nhà tuyển dụng.

×