Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tài Liệu Tổng Quan Về Cây Thuốc Sắn Dây Củ Tròn (Pueraria Mirifica).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 51 trang )

tai lieu, luan van1 of 98.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Chủ đề 10: Tổng quan về cây thuốc sắn dây củ trịn (Pueraria mirifica)

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS.Vũ Đức Lợi
Nhóm thực hiện: 10

Hà Nội, 2022

1
document, khoa luan1 of 98.


tai lieu, luan van2 of 98.

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Chủ đề 10: Tổng quan về cây thuốc sắn dây củ tròn (Pueraria mirifica)
Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS.Vũ Đức Lợi
Nhóm thực hiện: 10
Thành viên trong nhóm:
Họ và Tên

MSV

1. Cao Thị Hạnh



19100125

2. Hồng Thị Diệu Linh
3. Ngơ Thị Xn
4. Mai Huyền Sâm

19100151
19100209
19100180

5. Trần Thiện Tài

19100181

6. Dương Thị Phương Thảo
7. Nguyễn Thị Hương Thảo

19100183
19100185

8. Nguyễn Thị Huyền Trang
9. Phạm Thị Thư

19100198
19100192

10. Nguyễn Thị Kim Anh

19100111


Xếp theo mức độ đóng góp, cùng ô là cùng mức độ
đóng góp

2
document, khoa luan2 of 98.


tai lieu, luan van3 of 98.

Hà Nội, 2022

Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU

6

LỜI CẢM ƠN

7

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHI

8

1.Tổng quan về chi Pueraria

8

1.1. Đặc điểm thực vật


8

1.2. Đặc điểm hóa học và tác dụng sinh học

9

2.Ứng dụng cây thuốc

12

CHƢƠNG II. TỔNG QUAN VỀ LỒI

15

1. Về thực vật

15

1.1. Tên khoa học

15

1.2. Mơ tả dƣợc liệu

15

1.3. Bộ phận dùng: Rễ củ

17


1.4. Phân bố:

17

2. Về hóa học

18

2.1. Thành phần hóa học

18

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới

20

2.3. Tình hình chiết xuất, phân lập, định tính, định lƣợng

25

3. Tác dụng sinh học

27

3.1. Tác dụng dƣợc lý

27

3.1.1. Tác dụng lên quá trình trao đổi chất


27

3.1.2. Tác dụng trên thần kinh

28

3.1.3. Tác dụng trên synapse

28

3.1.4. Tác dụng trên thời kỳ mãn kinh

28

3
document, khoa luan3 of 98.


tai lieu, luan van4 of 98.

3.1.5. Tác dụng trên sức khỏe tim mạch

29

3.1.6. Tác dụng trên xƣơng

30

3.1.7. Tác dụng trên miễn dịch


31

3.1.8. Tác dụng trên Hormon

31

3.1.8.1. Tác dụng tƣơng tự nhƣ Estrogen

31

3.1.8.2. Testosterol

32

3.1.8.3. Luteinizing Hormone

32

3.1.8.4. FSH

33

3.1.8.5. Hormon tuyến cận giáp

33

3.1.9. Tác dụng chống oxy hóa

33


3.1.10. Đối với 1 số cơ quan

33

3.1.10.1. Gan

33

3.1.10.2. Cơ quan sinh dục nữ

34

3.1.10.3. Tinh Hoàn

35

3.1.11. Trong q trình trao đổi chất ở bệnh ung thƣ

36

3.2. Cơng dụng theo y học cổ truyền

37

3.3. Độc tính

37

4. Sản phẩm


38

CHƢƠNG III. KẾT LUẬN

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

45

4
document, khoa luan4 of 98.


tai lieu, luan van5 of 98.

Danh mục hình ảnh và bảng:
Hình 1: Sự phân bố địa lý của Pueraria (khu vực gốc được tô màu đen, khu vực phát triển
tô gạch dọc)………………………………...……………………………………………...9
Hình 2: Một số cơng thức hóa học đại diện…………………………………………...….10
Hình 3: Cơng thức 8 hợp chất…………………………………………………….………11
Hình 4: P. mirifica (a) được trồng ở phía đơng bắc Thái Lan, và lá, hoa (b) và rễ củ
(c)………………………………………………………………………………..………. 16
Hình 5: Cấu trúc của củ P. mirifica cho thấy (a) hệ thống rễ và củ, (b) kết cấu của rễ được
cắt và rễ khô, (c) bột dược liệu rễ củ và (d) số lượng và hình dạng của sợi và hạt tinh
bột……………………………………………………………………………………...…17
Hình 6: Cấu trúc hóa học của β - Estradiol và một số phytoestrogen……………...……18
Hình 7: Một số thành phần hóa học của Pueraria mirifica……………………………….19
Hình 8: Hình ảnh mơ tả lồi Pueraria mirifica (Bên phải); Pueraria phaseoloides (Bên

trái)…………………………………………………………………………..…………...20
Hình 9: Hình ảnh hoa lồi Pueraria mirifica (Bên phải) và Pueraria phaseoloides (Bên
trái)……………………………………………………………………………..………...21
Bảng 1: Bảng hoạt động gây độc tế bào khi điều trị với chiết xuất Pueraria peduncularis
10µg/mL trên các tế nào ung thư khác nhau………………………………………..…...11
Bảng 2: Bản mơ tả hình thái Pueraria phaseoloides (Đậu ma) và Pueraria mirifica (Sâm tố
nữ)…………………………………………………………………………………...…...21

5
document, khoa luan5 of 98.


tai lieu, luan van6 of 98.

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, sự mở mang của kiến thức y học ngày càng kéo theo nhu cầu phát hiện
ra các hợp chất mới, nguồn tài nguyên dược liệu mới. Vào năm 1952, Pueraria
mirifica hay còn gọi là sâm tố nữ hoặc sắn dây củ trịn đã chính thức được ghi nhận
sự tồn tại và được đặt tên. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất ít nghiên cứu uy tín
và quy mơ về lồi cây này. Tri thức sử dụng của loài này vẫn cịn mơ hồ do thiếu
nhiều nghiên cứu, ngồi những lợi ích mang lại chúng còn tiềm ẩn rất nhiều nguy
cơ, vì vậy việc tìm hiểu và đánh giá tác dụng của loài cây này là một điều hết sức
quan trọng.
Là sinh viên thuộc khối ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe đồng thời để phục
vụ cho quá trình nghiên cứu học tập tại trường cũng như cho công việc của một
Dược sĩ tương lai, nhóm 10 chúng em lựa chọn đề tài “Tổng quan về cây thuốc sắn
dây củ trịn” để tìm hiểu. Hi vọng những gì chúng em tìm được sẽ mang lại cái nhìn
tổng thể và chính xác cho những người đang tìm hiểu tác dụng của sâm tố nữ, hỗ
trợ thêm một phần kiến thức cho các bạn sinh viên ngành Dược nói riêng, khối
ngành sức khỏe nói chung.


6
document, khoa luan6 of 98.


tai lieu, luan van7 of 98.

7
document, khoa luan7 of 98.


tai lieu, luan van8 of 98.

LỜI CẢM ƠN
Tri thức về y học là một trong những nguồn tri thức quan trọng của lồi người, do
đó có thể dễ hiểu tại sao kiến thức của y lại vô cùng bao la rộng lớn và luôn được
cập nhật từng ngày. Môn học Tài nguyên cây thuốc thuộc bộ môn Dược liệu Dược học cổ truyền đã củng cố lại cho chúng em điều đó, chúng em đã tiếp thu
được thêm rất nhiều kiến thức liên quan đến y học của những loài cây, phương
thuốc, đôi khi là những thứ gần gũi trong đời sống. Chúng em muốn gửi lời cảm ơn
đến PGS.TS.Vũ Đức Lợi đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích và hướng dẫn chúng
em những vấn đề liên quan đến phương pháp học tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất nhưng
bài tiểu luận khơng tránh khỏi nhiều thiếu sót mà em chưa thấy được. Em rất mong
nhận được sự đóng góp của thầy và các bạn sinh viên để bài tiểu luận của chúng em
hoàn thiện hơn.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

8
document, khoa luan8 of 98.



tai lieu, luan van9 of 98.

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHI
1. Tổng quan về chi Pueraria
Từ thời cổ đại, các loài thực vật thuộc Chi Pueraria đã xuất hiện và có mặt ở hầu
hết các nước ở Châu Á, được con người sử dụng làm thức ăn, dệt vải, tráng trí và
làm thuốc để chữa bệnh trong hơn hai thập kỷ qua.
Chi Pueraria là chuyên khảo đầu tiên được công bố về chi cây thuốc và cây công
nghiệp.[1]
1.1. Đặc điểm thực vật
Chi Pueraria thuộc họ Fabaceae - phân họ đậu Faboideae.
Chi Pueraria chứa khoảng 26 loài thực vật, phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ và Nam
Mỹ.[2]
Sự phân bố của Pueraria rất rộng rãi, loài này thường sinh sống trong rừng, sống
nhiều hơn ở ven rừng hoặc thảm thực vật cây bụi có chế độ ẩm phù hợp.[1]

Hình 1. Sự phân bố địa lý của Pueraria (khu vực gốc được tô màu đen,
khu vực phát triển tô gạch dọc)
9
document, khoa luan9 of 98.


tai lieu, luan van10 of 98.

Việt Nam có 5 lồi trồng từ vùng núi đến đồng bằng.
Đặc điểm hình dạng: Cành to khỏe, tồn tại dưới dạng dây leo hoặc thành bụi. Cây
có khả năng sinh trưởng dồi dào, hầu hết các lồi đều có lơng ngắn ở thân, thân
đâm trườn trên mặt đất. Tốc độ sinh trưởng của các cây trong chi này có thể lên tới
30cm một ngày, đạt 18-30m trong một mùa. Lá cây có hình dạng tam giác đặc

trưng cho bộ Fabaceae. Cụm hoa nở nách lá, khơng phân nhánh.[3]
1.2. Đặc điểm hóa học và tác dụng sinh học
1.2.1. Một số loài thuộc chi Pueraria
Pueraria Thomsonii: là lồi thực vật có trong chi Pueraria, dây leo, rễ củ mập, có
nhiều bột, thân cành có lơng, lá kép, mọc so le, cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm
dài 15-30cm. Cây phân bố rộng từ Đông Ấn Độ đến Trung Quốc, Nhật Bản, Việt
Nam, Lào, Campuchia. Hiện này nó đã trở thành cây trồng phổ biến ở Trung Quốc,
Việt Nam, Lào và hầu hết các nước khác ở vùng Đơng Nam Á. Rễ Pueraria
Thomsonii có tác dụng đối với hệ tim mạch, chống loạn nhịp tim, hạ huyết áp,
chống ung thư, … do trong dễ cây chứa các thành phần sau: Các dẫn chất isoflavon
như genistin, puerarin, daidzein, daidzin, daidzein-7,4'-diglucosid, 4-methyl
puerarin. Daidzein và Genistin là những O-glucosid còn puerarin là C-glucosid của
daidzein, …[4]

10
document, khoa luan10 of 98.


tai lieu, luan van11 of 98.

Hình 2. Một số cơng thức hóa học đại diện
Pueraria peduncularis: là lồi thực vật có trong chi Pueraria, phân bố ở Trung
Quốc. Là lồi thực vật thân gỗ leo, sống lâu năm, cành khỏe, ra rễ ở các đốt, cụm
hoa ở nách lá, đôi khi mọc thành từng cặp, lá hình tam giác, …Lồi thực vật này có
rất nhiều giá trị về mặt dược liệu và công nghiệp. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ
ra chất chiết xuất từ methanol từ rễ cây của Pueraria peduncularis có hoạt tính sinh
học chống lại các tác nhân gây hại khác nhau như côn trùng, ốc sên. Trong nghiên
cứu hiện đại, chiết xuất từ rễ cây Pueraria peduncularis, các nhà nghiên cứu đã tinh
chế và phân tích các thành phần hoạt tính của 8 hợp chất khác nhau( coumestrol,
lupinalbin A, wighteone, erythrinin C, …) là những hoạt tính tác động lên tế bào

ung thư biểu mơ phổi, tế bào ung thư vú.[5]
11
document, khoa luan11 of 98.


tai lieu, luan van12 of 98.

Hình 3. Cơng thức 8 hợp chất

Bảng 1. Bảng hoạt động gây độc tế bào khi điều trị với chiết xuất Pueraria
peduncularis 10µg/mL trên các tế nào ung thư khác nhau
2. Ứng dụng cây thuốc
12
document, khoa luan12 of 98.


tai lieu, luan van13 of 98.

- Điều trị chứng nghiện rƣợu
Ở Bắc Mỹ, có giấc ngủ tốt, sử dụng caffein và thức ăn nhiều dầu mỡ là phương
pháp khắc phục chứng nôn nao, tuy nhiên, ở Trung Quốc và Đông Nam Á, sắn dây
là phương pháp được ưa chuộng để điều trị chứng nôn nao.
Nhưng Pueraria không phải lúc nào cũng được biết đến như một phương thuốc
chữa nôn nao - nó cũng là một phương pháp điều trị chứng nghiện rượu truyền
thống. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chiết xuất từ rễ cây sắn dây, trên thực tế,
có thể làm giảm cảm giác thèm rượu. Trong một nghiên cứu được xuất bản
bởi Psychopharmacology, các nhà nghiên cứu đã cho những người nghiện rượu
nặng dùng chiết xuất sắn dây. Kết quả là, những người uống chiết xuất này uống đồ
uống có cồn ít hơn 34-57% lượng cồn mỗi tuần so với những người không uống.
- Chống viêm & chống oxy hóa

Sắn dây theo truyền thống được dùng như một phương thuốc chữa tiêu chảy trong
hơn 2.000 năm. Người Trung Quốc cũng sử dụng nó để điều trị huyết áp cao , đau
nửa đầu và viêm. Các nhà khoa học đã xác định được hơn 70 hoạt chất trong rễ cây
sắn dây, đặc biệt là hàm lượng flavonoid.
Tất cả các loại trái cây và thực vật đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác
nhau. Flavonoid là phổ biến nhất. Chúng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm
mạnh mẽ, hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn và điều trị các bệnh do viêm và oxy
hóa gây ra. Chúng bao gồm ung thư , tiểu đường , hội chứng ruột kích thích và
bệnh tim mạch.

13
document, khoa luan13 of 98.


tai lieu, luan van14 of 98.

Puerarin, được tìm thấy tự nhiên trong sắn dây, cũng có thể giảm viêm và thậm chí
có thể chống lại bệnh tim mạch. Một phân tử khác được tìm thấy tự nhiên trong sắn
dây là isoorientin, cũng có đặc tính chống viêm.
- Giảm đau bụng
Theo PMC, sắn dây là một phương thuốc hiệu quả cho các vấn đề về dạ dày, làm
giảm chứng khó tiêu, táo bón và thậm chí cả viêm dạ dày.
Khi sử dụng, củ sắn dây có độ sệt và dính giống như một loại chất nhầy bao bọc
niêm mạc dạ dày một cách tự nhiên. Chất nhầy này giúp phá vỡ axit có trong dạ
dày. Do tương tự như chất nhầy dạ dày, sắn dây có thể giúp chống lại sự tích tụ axit
trong dạ dày.
- Giảm viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm do căng thẳng, thuốc
men, sử dụng rượu nặng và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra. Trong khi
bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc không kê đơn để điều trị viêm dạ

dày, thì các chất bổ sung chống viêm cũng có thể giúp giảm viêm dạ dày.
Bởi vì sắn dây rất giàu flavonoid, nó có thể có thể làm giảm viêm trong dạ
dày. Flavonoid cũng giúp kích hoạt các phản ứng miễn dịch của cơ thể để loại bỏ
hiệu quả hơn các bệnh nhiễm trùng như cúm dạ dày.
Cây sắn dây cũng rất giàu chất xơ. Tăng lượng chất xơ có thể làm dịu táo bón và
thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên.

14
document, khoa luan14 of 98.


tai lieu, luan van15 of 98.

- Giảm bớt các triệu chứng mãn kinh & giảm cảm giác thèm ăn
Trong thời kỳ mãn kinh, buồng trứng của phụ nữ ngừng giải phóng trứng. Buồng
trứng cũng ngừng giải phóng hormone progesterone và estrogen, cả hai đều có
trách nhiệm tạo ra kinh nguyệt và rụng trứng. Trong khi đó là một q trình sinh lý
tự nhiên, mãn kinh gây ra một loạt các tác dụng phụ bất lợi. Thay đổi tâm trạng,
mệt mỏi và bốc hỏa là những trường hợp phổ biến nhất.
Nhiều phụ nữ mãn kinh đã trải qua liệu pháp thay thế hormone để chống lại các
triệu chứng của họ. Uống thuốc estrogen là cách truyền thống, nhưng nghiên cứu
chỉ ra rằng cây sắn dây có thể cung cấp một phương pháp điều trị thay thế estrogen
tự nhiên hơn.
Kudzu có chứa phytoestrogen, là chất hóa học có nguồn gốc từ thực vật có tác dụng
tương tự estrogen. Có hai loại phytoestrogen: lignans và isoflavone. Kudzu có chứa
isoflavone, cụ thể là daidzein. Khi được chuyển hóa, daidzein bắt chước các phân
tử estrogen trong cơ thể.
Tăng cân phổ biến trong và sau thời kỳ mãn kinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu
đường và tim mạch ở phụ nữ. Daidzein khơng chỉ có thể làm giảm bớt các triệu
chứng mãn kinh bằng cách bắt chước tác động của estrogen, nó cịn được biết đến

để giảm lượng thức ăn và giúp giảm cân. Ngoài ra, nó có tác dụng chống viêm và
chống oxy hóa đối với hoạt động của mạch máu.

15
document, khoa luan15 of 98.


tai lieu, luan van16 of 98.

CHƢƠNG II. TỔNG QUAN VỀ LOÀI
1. Về thực vật
1.1. Tên khoa học
Tên khoa học: Pueraria candollei var. mirifica (Airy Shaw & Suvat.) Niyom
Dham
Tên đồng nghĩa: Pueraria mirifica Airy Shaw & Suvat.
Tên Việt Nam hay dùng: Sắn dây củ tròn, Sâm tố nữ.
Hệ thống phân loại:
Giới Thực vật (Plantae)
Ngành Thực vật có mạch (Tracheophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Bộ Đậu (Fabales)
Họ Đậu (Fabaceae/ Leguminosae)
Chi Pueraria
Loài Pueraria candollei
Thứ var. mirifica
1.2. Mơ tả dƣợc liệu
Cây thân leo. Lá kép có 3 lá chét, hình trứng ngược. Cụm hoa chùm tán, hoa phân
bố khơng đều. Hoa dài khoảng 1.5cm, màu tím xanh, lưỡng tính, mẫu 5, tiền khai
hoa cờ. Nhị 10 xếp thành 2 bó (9 nhị hàn liền với nhau 1 nhị rời ra). Nhụy: bầu
trên, lá nỗn 1, đính nỗn mép. Quả già có vỏ màu nâu, có 3-5 hạt. Hình dạng và

kích thước của rễ củ đa dạng và phụ thuộc vào môi trường, thổ nhưỡng và thời gian
trồng, vỏ củ có màu sẫm, bên trong màu trắng, mặt cắt ngang củ có đường như hình
nan hoa xe đạp. Cây thường ra hoa từ tháng 2-3 và kết quả vào tháng 4 [1]

16
document, khoa luan16 of 98.


tai lieu, luan van17 of 98.

Rễ củ có hình dạng như một chuỗi củ hình trịn kích thước khác được kết nối với
nhau, bên trong có màu trắng. Tùy thuộc vào mơi trường khác nhau mà hình dạng
và kích thước của rễ củ thay đổi. Nếm củ có thể bị chóng mặt hoặc đau đầu.

Hình 4. P. mirifica (a) được trồng ở phía đơng bắc Thái Lan, và lá, hoa (b)
và rễ củ (c)

17
document, khoa luan17 of 98.


tai lieu, luan van18 of 98.

Hình 5. Cấu trúc của củ P. mirifica cho thấy (a) hệ thống rễ và củ, (b) kết cấu của
rễ được cắt và rễ khô, (c) bột dược liệu rễ củ và (d) số lượng và hình dạng của sợi
và hạt tinh bột
1.3. Bộ phận dùng: Rễ củ
1.4. Phân bố:
Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, Myanmar cách đây 800
năm. Hiện nay, loài cây này phân bố chủ yếu trong các khu rừng rụng lá ở vùng

Đông Bắc và Tây Bắc Thái Lan, Myanma, Ấn Độ phân bố chủ yếu ở độ cao 300800m.
Tại Việt Nam, năm 2011, trong một chuyến điều tra khảo sát nguồn tài nguyên cây
thuốc tại Bản Cá – Sơn La, Cử nhân Ngô Văn Trại - Nguyên cán bộ Viện Dược

18
document, khoa luan18 of 98.


tai lieu, luan van19 of 98.

Liệu Trung Ương đã tình cờ phát hiện thấy sự có mặt của Sâm tố nữ trong khu vực
sinh sống của người dân tộc Thái trắng. Trong suốt quá trình nghiên cứu, các nhà
khoa học Việt Nam còn phát hiện ra giống Sâm này phân bố ở các tỉnh phía Tây
Bắc Việt Nam như Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang và một số huyện miền núi của
Thanh Hóa và Nghệ An.
1.5. Thu hái: Người ta thu hoạch sâm tố nữ vào tháng 10-12.
2. Về hóa học
2.1. Thành phần hóa học
Phytoestrogen là nhóm các hợp chất hữu cơ nguồn gốc từ thực vật có cấu trúc gần
giống với estrogen (Hình 3). Dựa vào cấu trúc phytoestrogen được chia thành các
nhóm nhỏ hơn như: isoflavonoid, coumestan, stilben, lignan và những hợp chất có
cấu trúc gần tương tự [2]. Các phytoestrogen thường tập chung chủ yếu ở cây họ
Đậu do có hàm lượng isoflavonoid cao.

19
document, khoa luan19 of 98.


tai lieu, luan van20 of 98.


Hình 6. Cấu trúc hóa học của β - Estradiol và một số phytoestrogen
Rễ củ của Pueraria mirifica chứa một lượng lớn các dẫn xuất isoflavone có hoạt
tính estrogen. Mặc dù lá và thân của cây cũng chứa phytoestrogen, nhưng hoạt tính
của chúng rất nhỏ nên hầu hết các nghiên cứu chỉ đánh giá phần rễ.
Hiện nay, sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) cho thấy Pueraria mirifica
chứa ít nhất 17 hợp chất có hoạt tính sinh học estrogen. 17 hợp chất này có thể
được chia thành 3 nhóm chính: isoflanoids, chromenes và coumestrans [3]
● Nhóm thứ nhất: 10 isoflavonoid sau: puerarin, daidzein, daidzin,
kwakhurin, kwakhurin hydrat, tuberosin, genetin, genistein, puemiricarpene
và mirificin.
● Nhóm thứ hai của các hợp chất kích thích estrogen đặc trưng chứa trong rễ,


3

loại

chromenes,

bao

gồm:

miroestrol,

isomiroestrol



deoxymiroestrol.

● Nhóm thứ ba: 4 coumestrans được chứa trong rễ, bao gồm: coumestrol,
mirificoumestan, mirificoumestan glycol và mirificoumestan hydrat.

20
document, khoa luan20 of 98.


tai lieu, luan van21 of 98.

Hình 7. Một số thành phần hóa học của Pueraria mirifica
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới về loài Pueraria mirifica
❖ Ở Việt Nam:
Một số báo cáo cho thấy, nhiều loài trong chi Pueraria (Sắn dây) cũng có hợp
chất Isoflavon, nhưng khơng có các đặc tính tốt như những nghiên cứu đã tìm
thấy ở lồi Pueraria mirifica (Sắn dây củ trịn, Sâm tố nữ). Tuy nhiên, do có họ
hàng gần gũi, mà nhiều loài trong chi này mang nhiều đặc điểm hình thái khá
giống nhau hoặc chỉ sai khác rất nhỏ đó là lồi Pueraria phaseoloides (Đậu ma,
Đậu núi, Sắn dây dại).

21
document, khoa luan21 of 98.


tai lieu, luan van22 of 98.

Hình 8. Hình ảnh mơ tả lồi Pueraria mirifica (Bên phải); Pueraria
phaseoloides (Bên trái)

Hình 9. Hình ảnh hoa lồi Pueraria mirifica (Bên phải) và
Pueraria phaseoloides (Bên trái)


22
document, khoa luan22 of 98.


tai lieu, luan van23 of 98.

Bảng 2. Bản mô tả hình thái Pueraria phaseoloides (Đậu ma)
và Pueraria mirifica (Sâm tố nữ)
⮚ Do đó, nếu chỉ thu hái củ và nhìn bằng mắt thường thì khó có thể khẳng định 2
lồi này. Nếu phân biệt thì cần phải kiểm tra kĩ về thành phần hóa học. Ngồi
ra, lồi Sâm tố nữ phân bố hẹp chỉ phát hiện ở 1 số vùng sinh thái rất đặc biệt.
Năm 2017: Tự hào kế thừa các nghiên cứu quốc tế, tại Việt Nam, với đề tài
“Nghiên cứu và đánh giá tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen trên thực nghiệm
giống Sâm tố nữ”, được thực hiện tại Trường Đại học Dược Hà Nội với chủ
nhiệm đề tài - Tiến sĩ Nguyễn Quốc Huy cùng các nhà khoa học đã chứng minh
tác dụng tăng cường hoạt tính Estrogen của Sâm tố nữ. Những chất có hoạt tính
estrogen có tác dụng kích thích biệt hóa tế bào biểu mô âm đạo thành tế bào sừng,
làm tăng khối lượng của các cơ quan sinh dục và ảnh hưởng đến nồng độ estradiol

23
document, khoa luan23 of 98.


tai lieu, luan van24 of 98.

trong máu, do đó chứng minh hoạt tính estrogen làm tăng khối lượng cơ quan sinh
dục như tử cung, âm đạo cũng như nồng độ estradiol khi thử nghiệm.
Năm 2018: Viện Hoá học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã
thực hiện đề tài "Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất, phân lập các hoạt chất

chính trong Sâm tố nữ và ứng dụng vào sản xuất” do PGS. TS. Trần Văn Lộc
(chủ nhiệm đề tài, Trưởng phòng tổng hợp hữu cơ, Viện Hóa học - Viện Hàn lâm
khoa học và công nghệ Việt Nam) cùng các nhà khoa học đã phân lập được hoạt
chất chính Deoxymiroestrol, hơn thế nữa cịn phát hiện ra hàm lượng hoạt chất
này trong củ sâm tố nữ Việt Nam cao gấp gần 6 lần mẫu sâm tố nữ Thái Lan;
Đồng thời xây dựng thành công quy trình chiết xuất các hoạt chất quý trong Sâm
tố nữ.
Cùng năm 2018: Trên tạp chí Dược học (Vol. 58 No. 10 (2018) trang 32-35)
nhóm nghiên cứu gồm: Phạm Văn Diện, Nguyễn Thị Lan Anh và các cộng sự
khác của Trường Đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu đặc điểm thực vật, tác dụng
tăng cường hoạt tính estrogen và độc tính cấp của rễ cây sắn dây củ trịn thu hái ở
Bắc Giang. Từ dịch chiết EtOAc và MeOH cuả rễ sắn dây củ tròn, các hợp chất
gồm (+)-tuberosin, genistein, daidein, genistin và daidzin được phân lập và xác
định cấu trúc. Các hợp chất này đã được phân lập từ lồi sắn dây củ trịn Thái Lan
và một số cây khác thuộc chi Pueraria. Nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học
của sắn dây củ trịn ở Việt Nam gồm các hợp chất isoflavon và coumestan là khá
tương đồng với loài ở Thái Lan.
Năm 2019: Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngoan (Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học
và cơng nghệ Việt Nam) cùng cộng sự thực hiện từ cuối năm 2015. Với nguyên
liệu là củ sắn dây củ tròn lấy từ Hịa Bình, Sơn La, nhóm nghiên cứu đã tách chiết
thành cơng isoflavone và xây dựng được quy trình chiết xuất. Đề tài nghiên cứu:
24
document, khoa luan24 of 98.


tai lieu, luan van25 of 98.

tách chiết isoflavone trong thân sắn dây củ tròn - tên khoa học là Pueraria
mirifica, thuộc chi Faboideae họ đậu (hay còn gọi là sâm tố nữ)
❖ Trên Thế Giới:

Rễ củ cây Sắn dây củ trịn trắng có chứa các hợp chất giống estrogen như
miroestrol, deoxymiroestrol, và các isoflavonoid như puerarin, daidzin, genistin,
daidzein và genistein (Cain JC., 1960).
Ngồi ra trong cây cịn chứa một số isoflavone như kwakhurin, kwakhurin hydrate
(Dweck AC., 2003). Rễ cây có chứa: mirificoumestan, deoxymiroestrol,
coumestrol (Anthony C. Dweck, FLS, FRSC, FRSH, 2009).
Năm 2007: Cherdshewasart W (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan) cùng cộng sự
đã xác định hàm lượng các phytoestrogen trong rễ củ của cây thay đổi và phụ thuộc
vào điều kiện trồng và yếu tố di truyền. So với P. lobata thì P. mirifica có lượng
daidzein thấp hơn. [4]

Năm 2011: Yusakul G (Đại học Khon Kaen, Thái Lan) và cộng sự, đã phân tích so
sánh các thành phần hóa học của hai giống Pueraria để xác định hàm lượng của
miroestrol và deoxymiroestrol trong củ của Pueraria mirifica và Pueraria
candollei. [5]
Năm 2013: Shimokawa S (Đại học Chiba, Nhật Bản) và cộng sự tiến hành phân
tích định lượng miroestrol và kwakhurin bằng HPLC. Và đề xuất quy trình phân
lập đơn giản cho 2 chất miroestrol và deoxymiroestrol có hàm lượng estrogen cao
từ P. mirifica. [6]

25
document, khoa luan25 of 98.


×