Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Luận văn: Lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 86 trang )



Luận văn
Lý thuyết và thực
nghiệm về vai trò của tính
thanh khoản trong
việc ổn định hệ thống tài
chính


- 1 -

- 1 -

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết và thực
nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong
việc ổn định hệ thống tài chính

1. Định nghĩa và sự mở rộng các khái niệm của tính thanh khoản:
Như Crockett đã nói: “Tính thanh khoản dễ nhận ra hơn là định nghĩa nó”.
Định nghĩa thanh khoản mang tính trừu tượng và đòi hỏi sự tư duy cao. Theo dòng
lịch sử, thanh khoản đã song hành với sự phát triển của khái niệm tiền tệ và đã thay
đổi theo quá trình mở rộng tài chính, trong một phạm vi rộng hơn, nó thay đổi theo sự
cải tiến trong c
ấu trúc và chức năng của hệ thống tài chính. Trong phần này chúng ta
sẽ cùng điểm qua những định nghĩa và khái niệm mà các nhà kinh tế học đã đưa ra về
tính thanh khoản và qua đó cũng chứng minh một điều rằng, tính thanh khoản ngày
nay đã phát triển phức tạp hơn rất nhiều, một dịp để chúng ta nhìn nhận lại.
Lý thuyết tài chính cho rằng, với những bất hoàn hảo của thị trường vốn, dịch
chuyển nguồn vốn giữa những thành phần kinh tế trong một khoảng thời gian yêu cầu


một lượng tài sản tài chính phi rủi ro thích hợp trong nền kinh tế: để lưu giữ giá trị và
là công cụ trao đổi được đông đảo những người tham gia trên thị trường chấp nhận.
Đó chính là định nghĩa tiền giấy hay tiền pháp định, tiền vừa đảm nhiệm chức năng là
đơ
n vị hạch toán, vừa giữ chức năng là trung gian trao đổi. Ở đây, chúng tôi muốn đề
cập đến một dạng thanh khoản truyền thống và đơn sơ nhất là thanh khoản tài sản.
Khái niệm này có thể nói là quen thuộc và được chấp nhận phổ biến nhất “Tiền là tài
sản có tính thanh khoản cao nhất nên tiền cũng được lựa chọn làm thước đo cho khả
năng thanh khoản của các tài sản khác.”
Lý thuyết tài chính cũng lý giải vai trò của các ngân hàng thương mại như là
những nhà cung cấp tính thanh khoản: bởi chức năng trợ cấp những khoản vay hoặc
nắm giữ những chứng khoán nợ sơ cấp được phát hành bởi các thành phần kinh tế có
nhu cầu được cung cấp thêm vốn, bởi chức năng tập trung nguồn vốn từ những nhà
- 2 -

- 2 -

đầu tư bằng cách phát hành “chứng khoán nợ gián tiếp”. Do sự phát triển lớn mạnh và
nhất là những đặc tính trong hợp đồng của các chứng khoán nợ này, chúng được cân
nhắc và chấp nhận chung như là một sự thay thế, trong hầu hết các mối quan hệ, cho
cơ sở tiền tệ hợp pháp. Điều này đã dẫn dắt đến định nghĩa của khái niệm thanh
khoản ngân hàng, thanh khoản ngân hàng bao gồm cả khả năng ngay lập tức của
ngân hàng và tính thanh khoản được cung cấp từ phát hành dòng tín dụng.
Rủi ro thanh khoản ngân hàng vì thế liên kết cả với khả năng đáp ứng nghĩa vụ
của ngân hàng đối với người gửi tiền ở ngân hàng họ cũng như việc chuyển tiền gửi
thành tiền mặt khi cần thiết (bằng cách rút bớt “drawing-down” dòng tín dụng) và
chức năng duy trì sự cân bằ
ng giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra. Những dòng tiền
này được quản lý dưới sự điều hành và kiểm soát của ngân hàng trung ương, nó bảo
đảm tính có sẵn của cơ sở tiền tệ cần thiết để giữ vững sự phát triển của tiền ngân

hàng. Ngân hàng trung ương cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và
làm mạnh thêm cơ sở hạ tầng cần thiết để ổn định hệ thống tài chính.
Trong suốt những thập niên gần đây, sự phát triển nhanh chóng của thị trường
tài chính, đặc biệt là sự trưởng thành trong vai trò của thị trường chứng khoán thứ cấp
đã tạo nên sự mở rộng hình ảnh của tài sản tài chính, bao gồm cả định nghĩa của thanh
khoản. Do đó, chúng ta đang chứng kiến sự tiếp nhận một khái niệm mới là thanh
khoản thị trườ
ng, mức độ thanh khoản này được định trên cơ sở một số đặc điểm
hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán như sau (Bervas, 2006):
• Chi phí giao dịch được đo lường bởi thời gian chào bán – mua của giao
dịch chứng khoán.
• Chiều sâu thị trường, tức là khối lượng giao dịch có thể thực hiện ngay
lập tức mà không có sự thay đổi của giá giới hạn.
• Khả năng hồi phục của thị trường, nghĩa là tốc độ mà giá cả có thể trở
lại trạng thái cân bằng của nó sau một cú sốc ngẫu nhiên trong dòng giao dịch.
Những đặc điểm đã kể trên của thanh khoản thị trường được thể hiện đầy đủ
trong những thị trường có tổ chức, nơi giao dịch những tài sản tài chính đúng chuẩn
được phát hành rộng rãi, nơi đảm bảo sự công bằng cho nhà đầu tư, hứa hẹn cung cấp
cho họ những thông tin chính xác về tài sản giao dịch và nhà phát hành.
- 3 -

- 3 -

Định nghĩa thanh khoản thị trường nhấn mạnh rõ ràng sự thay đổi đã diễn ra
trong rủi ro thanh khoản, giờ đây rủi ro thanh khoản còn liên hệ chặt chẽ với khả năng
xây dựng quỹ tiền tệ theo mong muốn của các nhà đầu tư tổ chức cũng như cá nhân,
những người tham gia trên thị trường tài chính nói chung luôn có thể điều chỉnh quỹ
tiền tệ của mình bằng cách bán tài sản tài chính đang có trong danh mục hoặc phát
hành thêm công cụ tài chính mới (hoặc kết hợp cả hai). Những thay đổi trong dòng
tiền liên quan đến việc mua bán tài sản tài chính này có khi sẽ làm nguy hại đến tổng

tài sản tài chính, giá trị đạt được thực tế khác với giá trị kỳ vọng: rủi ro thanh khoản
quỹ. Đây là một dạng rủi ro có quan hệ mật thiết với rủi ro thanh khoản thị trường và
được các nhà đầu tư r
ất quan tâm.
Vậy đến đây, chúng ta có thể nhìn thấy sự mở rộng khái niệm thanh khoản diễn
ra đến mức độ nào? Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống tài chính đã hỗ trợ cho
việc chứng khoán hóa những tài sản tài chính không được giao dịch chính thức, chẳng
hạn như những khoản vay ngân hàng, điều đó đã dẫn đến sự kỳ vọng của những cá
nhân và tổ chứ
c tham gia trên thị trường rằng họ có thể trang trải nhu cầu thanh khoản
của mình bằng cách tạo nên những tài sản tài chính mới, hoặc sắp xếp những tài sản
tài chính họ đang nắm giữ. Khả năng chuyển giao tài sản được cân nhắc như là tương
đương với khả năng bán tài sản, chuyển nó thành tiền, một cách nhanh chóng tại mức
chi phí giao dịch thấp và một mức ảnh hưởng không đáng kể lên giá cả của tài sản đó.
Trong quan điểm của những người tham gia trên thị trường, thanh khoản không
còn giới hạn trong cơ sở tiền tệ và những khoản tiền gửi ngay lập tức của ngân hàng,
mà còn bao gồm thị trường tài chính trong tổng số. Do đó định nghĩa theo Tirole
(2008) “một tài sản cung cấp tính thanh khoản cho thế giới nếu nó có thể được sử
dụng như là một tấm đệ
m nhằm đáp ứng các nhu cầu” giờ đây đang được biểu hiện
bởi một tập hợp tín dụng / tiền tệ rộng hơn và theo một vài tác giả (Adrian và Shin,
2007), tính thanh khoản thực sự gồm tất cả tài sản trong bảng cân đối của các trung
gian tài chính.
2. Các thước đo rủi ro thanh khoản phổ biến trong các tổ chức tài chính:
Như đã nói ở trên, rủi ro thanh khoản là một khái niệm trừu tượ
ng và nhạy
cảm, rất khó để có thể đưa ra một khung khổ định lượng chính xác cho rủi ro này. Nó
phụ thuộc vào những đặc điểm riêng biệt của từng vùng lãnh thổ, từng nền kinh tế,
- 4 -


- 4 -

thậm chí là tiểu sử hoạt động và kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nhưng đối với
một dạng rủi ro nguy hiểm như rủi ro thanh khoản thì việc đưa ra những thước đo định
lượng dù chỉ mang tính chất phỏng đoán, ước chừng cũng là rất cần thiết. Chính vì thế
tiếp sau đây, cái mà chúng tôi sẽ giới thiệu không phải là những thước đo cụ thể mà
quan trọng hơn, đó là những phương pháp đo lường, những cách tiếp cận với rủi ro
thanh khoản phổ biến trên thế giới, để từ đó, một tổ chức doanh nghiệp có thể vận
dụng đưa ra những quyết định quản trị cho riêng mình.
Những phương pháp này được trích ra từ cuộc khảo sát của Working Group on
Risk Assessment and Capital (hay gọi tắt là Working Group – là một diễn đàn của tổ
chức
Ủy ban Basel mà chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn trong các phần sau), được tiến
hành khảo sát trên 40 tập đoàn tài chính lớn và có độ phức tạp nhất trên thế giới với
những hoạt động kinh doanh và những đồng tiền tệ đa dạng thuộc ba lĩnh vực chủ chốt
của tài chính là Ngân hàng – Chứng khoán – Bảo hiểm.
Hầu hết các doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tài chính trong bảng khảo
sát nói riêng đã sử dụng r
ất nhiều những thước đo khác nhau để đo lường mức độ
nhạy cảm đối với rủi ro thanh khoản. Những phương pháp cơ bản có thể liệt kê thành
ba dạng chính như sau phương pháp tài sản thanh khoản, phương pháp dòng tiền và
phương pháp tổng hợp cả 2 dạng trên.
¾ Đối với phương pháp thứ nhất “tài sản thanh khoản”, doanh nghiệp duy trì
những công cụ thanh khoản trên bảng cân đối kế
toán của mình để có thể
chuyển đổi thành tiền khi cần thiết. Cách làm cụ thể trong phương pháp này
cũng rất đa dạng, một doanh nghiệp có thể duy trì một quỹ những tài sản
“không bị trở ngại” (thông thường là những chứng khoán của chính phủ),
những hợp đồng mua lại hay những phương tiện bảo đảm khác, miễn là chúng
có thể giúp họ thu hồi nguồn vốn. Đi kèm với phươ

ng pháp này, những thước
đo thích hợp thường là những tỷ số. Ví dụ như tỷ số hẹp (tiền mặt + chứng
khoán đủ tư cách / tổng tài sản) hay tỷ số rộng (tiền mặt + chứng khoán đủ tư
cách + tiền mượn gấp + khả năng vay chính phủ / tổng tài sản) v.v…
¾ Đối với phương pháp “dòng tiền”, doanh nghiệp cố gắng kết hợp những dòng
tiền trong hoạ
t động và đưa ra một thước đo tương ứng là hiệu số của dòng tiền
- 5 -

- 5 -

chi ra trừ đi những dòng tiền thu về từ hợp đồng kinh doanh tính trong một tập
hợp những thời hạn thanh toán ngắn hạn và dài hạn khác nhau.
¾ Phương pháp thứ ba là phương pháp kết hợp những yếu tố trong cả hai phương
pháp trên. Doanh nghiệp đo lường rủi ro thanh khoản thông qua thước đo là
hiệu số các dòng tiền tổng hợp (dòng tiền chi ra – dòng tiền thu thu vào từ
những hợp đồng kinh doanh + dòng tiền thu vào từ
việc bán tài sản, những hợp
đồng mua lại hoặc những tài sản tài chính khác). Những tài sản có tính thanh
khoản cao sẽ được tính trong dòng tiền ngắn hạn còn những tài sản kém thanh
khoản hơn sẽ được tính trong dài hạn.
Bởi vì, như đã nói ở trên, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng cùng một lúc nhiều
thước đo nên sẽ có một vài sự trùng lắp giữa các phương pháp được vận dụng. Tuy
nhiên, bảng khả
o sát của Working Group đã cho thấy khuynh hướng “khu vực” nổi
trội. Ba khu vực của tài chính: Ngân hàng – Chứng khoán – Bảo hiểm, mỗi khu vực
áp dụng những phương pháp khác nhau. Phương pháp thứ nhất được sử dụng phổ biến
trong những công ty chứng khoán cả trong môi trường hoạt động bình thường hay
căng thẳng. Nhưng nó được sử dụng trong phạm vi ít hơn đối với khu vực ngân hàng
và bảo hiểm. Hai khu vực này nhấn mạ

nh phương pháp dòng tiền hơn. Khi những “sự
khập khiễng” giữa những kỳ thanh toán trở nên bất lợi thì những ngân hàng hay những
công ty bảo hiểm sẽ vận dụng phương pháp kết hợp và đưa ra những con số thuyết
phục rằng họ đảm bảo sẽ có đủ khả năng thực hiện đúng lời hứa cung cấp tiền mặt cho
những đối tác của mình khi đến h
ạn.
3. Con đường từ rủi ro thanh khoản đến khủng hoảng tài chính:
Qua những khái niệm về tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản ở trên, chúng
ta cũng có thể nhận thấy rằng, rủi ro thanh khoản là một dạng rủi ro hệ thống luôn
luôn tồn tại trong bất kỳ một nền kinh tế nào, bất kỳ một thị trường tài chính nào. Vấn
đề ở đây là, khi rủi ro này trở nên báo động và vượt khỏi sự
kiểm soát của các tổ chức,
những nhà điều hành thì chuyện gì sẽ xảy ra? Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
vừa qua đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề nhưng nó cũng là một
cơ hội, một phép thử để chúng ta có thể rút ra câu trả lời cho vấn đề ở trên. “Hiểu
được mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và khủng hoảng gắn bó chặt chẽ như thế
nào?” sẽ rất ý nghĩa cho việc rút ra những bài học về quy định và giám sát thanh
- 6 -

- 6 -

khoản sau này và biết đâu nó sẽ trở thành liều “vắc-xin” phần nào phòng ngừa và ngăn
chặn những căn bệnh khủng hoảng khác trong tương lai.
Để thuận tiện cho việc phân tích những nguyên nhân khiến cho rủi ro thanh
khoản gia tăng đến mức độ khẩn cấp trong thời gian vừa qua và góp phần làm khủng
hoảng bùng nổ như thế nào, sau đây bài nghiên cứu của chúng tôi xin đi vào từng
“Trạm” trên “Con đường từ rủi ro thanh kho
ản dẫn đến khủng hoảng tài chính như thế
nào?”
¾ Trạm xuất phát: Sự gia tăng chiều sâu tài chính (Financial

deepening):
Sự gia tăng chiều sâu tài chính có thể hiểu đó là sự phát triển mạnh mẽ của
khối lượng tài sản tài chính trong các quốc gia không chỉ về số lượng tuyệt đối mà xét
về tốc độ phát triển, những số liệu sau đây có thể sẽ cho chúng ta một sự ngạc nhiên
thú vị.
Điểm khởi đầu cho phân tích của chúng ta là sự phát triển của tổng tài sản tài
chính được đặt trong mối tương quan so sánh với tốc độ phát triển kinh tế. Đồ thị 1 vẽ
lên tỷ số giữa toàn bộ tài sản tài chính trong nước (bao gồm khu vực tư nhân phi tài
chính, khu vực tư nhân tài chính và khu vực công) so với GDP của Châu Âu
1
, Anh và
Mỹ. Chỉ số trong giai đoạn 1999-2007 đã tăng từ 6,7 đến 9,1 lần GDP ở Mỹ, từ 8,7
đến 13,4 lần ở Anh và 5,4 đến 8 lần ở Châu Âu.

1
Trong khu vực Châu Âu chúng tôi lấy số liệu 15 quốc gia trong giai đoạn 1999-2007 và có 4 quốc gia quan
trọng nhất trong khu vực Châu Âu là – Đức , Pháp , Ý , Tây Ban Nha trong giai đoạn 1995-2007.
- 7 -

- 7 -


Đồ thị 1: Tổng tài sản tài chính/GDP của các đại diện Mỹ, Anh và Châu Âu
Sự gia tăng trong khối lượng tài sản tài chính đã kéo theo hệ quả là sự tăng
trưởng nóng của tín dụng. Điều đó được phản ánh thông qua tổng nợ lớn hơn trong
thành phần tư nhân và đặc biệt là hộ gia đình. Chúng ta hoàn toàn có thể chứng minh
được bằng những phân tích được trình bày trong Đồ thị 2, nó biểu diễn tổng tín dụng
(nợ và chứng khoán) được cung cấp cho hộ gia đình và doanh nghiệp phi tài chính,
được tính bằng % so với GDP. Ở Mỹ, nợ của hộ gia đình/GDP tăng từ khoảng 34%
năm 1995 lên mức 98% vào năm 2007. Sự gia tăng này đặc biệt mạnh mẽ vào cuối

thập niên 90, và nó tiếp tục phát triển thậm chí trong suốt cuộc khủng hoảng vào đầu
thập niên này. Đối với những doanh nghiệp phi tài chính, tốc độ gia tăng trong nợ ít
n
ổi bật hơn, nhưng cũng đã tăng khoảng 17% từ 54% lên 72% của GDP vào năm
2007. Ở Anh, sự gia tăng tác dụng của đòn bẩy ảnh hưởng một cách quan trọng đến cả
hộ gia đình và doanh nghiệp phi tài chính. Vào cuối giai đoạn, nợ của 2 khu vực này
trội hơn GDP (101% và 125% cho hộ gia đình và doanh nghiệp phi tài chính). Ở Châu
âu, xu hướng nợ của hộ gia đình ít ấn tượng hơn, nợ gia đ
ình chỉ tăng từ 47% vào năm
1999 lên 60% của GDP vào cuối giai đoạn, trong khi tổng giá trị của chứng khoán và
nợ của những doanh nghiệp phi tài chính châu âu đã ghi nhận một sự gia tăng mạnh
mẽ so với những năm trước, với một tỷ số tăng từ 64% năm 2009 lên 89% vào cuối
- 8 -

- 8 -

giai đoạn. Một lần nữa có thể thấy xu hướng gia tăng vay nợ của khu vực tư nhân
đang diễn ra mạnh mẽ hơn lúc nào.

Đồ thị 2: Tổng tín dụng của khu vực tư nhân (Nợ + Chứng khoán nợ/GDP)
Sự phát triển mạnh mẽ của tổng tài sản tài chính cũng như việc gia tăng các
khoản nợ của khu vực tư nhân được khảo sát trong các nền kinh tế lớn ở trên có thể
nói một phần là do sự tăng tốc của các dòng chảy tài chính trong những ngân hàng và
những nhà trung gian tài chính khác, hay nói cách khác toàn bộ lưu lượng tài chính
được giao dịch
đã ngày càng gia tăng. Quá trình này đặc biệt mạnh mẽ từ cuối những
năm 90.
Ở khu vực Châu Âu, toàn bộ cổ phiếu tài sản tài chính đã tăng lên hơn 5%
trong suốt giai đoạn xem xét: từ 46,9% vào năm 1999 đến 52,3% vào năm 2007 (
Bảng 1). Khối lượng dòng tài chính luân chuyển trong những trung gian tài chính ở

Mỹ và ở Anh thì mạnh như nhau và đặc biệt tập trung trong suốt thập kỷ hiện tại. Ở
hai nước này tỷ lệ tài s
ản tài chính của khu vực tài chính đã tăng một cách đáng kể: từ
42,4% vào năm 1999 đến 48% vào năm 2007 ở Mỹ và từ 55% đến 66% ở Anh.
- 9 -

- 9 -


Bảng 1: Tổng tài sản tài chính của các thành phần kinh tế
Cũng từ bảng 1 này, có thể thấy vai trò của ngân hàng và những định chế tài
chính phi ngân hàng trong các nền kinh tế là khác nhau. Và vị thế của những định chế
tài chính phi ngân hàng cũng không còn mờ nhạt như trước nữa, dẫn chứng ở Anh,
phần lớn nhất trong sự phát triển lưu lượng giao dịch cổ phiếu tài chính là do sự đóng
góp của các định chế
tài chính phi ngân hàng này: % của chúng trong toàn bộ tài sản
tài chính đã tăng từ 10,5% vào năm 1999 đấn 14,8% vào năm 2007. Có thể nói, những
ngân hàng đầu tư, những quỹ đầu cơ, những tổ chức đầu tư với mục đích đặc biệt
(SIVs) chuyên môn tạo thành và quản lý những công cụ chuyển giao rủi ro tín dụng đã
chứng minh rằng chúng có khả năng chiếm lấy những cơ hội tăng trưởng được cung
cấ
p bởi sự mở rộng tài chính. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo sau sự lớn mạnh của
những tổ chức tài chính này?
¾ Trạm thứ hai: Sự trỗi dậy của những định chế tài chính phi ngân
hàng
Điểm đầu tiên phải đề cập khi nói đến đặc điểm của các tổ chức tài chính phi
ngân hàng là chúng được hoạt động dưới một sự quản lý ít chặt chẽ, ít các ràng buộc
hơn thị trường liên ngân hàng. Nhưng giờ đây, như là một hệ quả của quá trình mở
rộng tài chính, những tổ chức tài chính phi ngân hàng – những nhà đầu tư danh mục
(chẳng hạn như những công ty bảo hiểm, những quỹ hưu bỗng, những ngân hàng đầu

tư…) đã bắt đầu lấn sân sang những khu vực được coi là lãnh địa độc chiếm của
những tổ chức tín dụng ngân hàng. Hệ thống tài chính đang đối phó với vấn đề rủi ro
- 10 -

- 10 -

thanh khoản cao hơn khi những hoạt động riêng biệt của ngân hàng được các trung
gian tài chính khác “biến chế” lại và được kiểm soát một cách lỏng lẻo hơn. Một
minh chứng có thể thấy là việc sử dụng mức độ tác dụng của đòn bẩy tài chính. Sau
đây, bảng 2 sẽ cho chúng ta thấy tiêu chí này được đo lường bằng tỷ lệ giữa tổng tài
sản và tổng vốn cổ phần, có sự so sánh giữa những ngân hàng đầu tư và những ngân
hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ. Rõ ràng, chúng ta cũng có thể thấy rằng những
ngân hàng đầu tư đã gia tăng đòn bẩy đạt đến những mức độ cao hơn những ngân
hàng thương mại lớn, và tiếp tục phát triển nhanh chóng từ năm 2002.

Bảng 2: Mức độ đòn bẩy của các ngân hàng hàng đầu ở Mỹ (Tổng tài sản/Vốn
chủ sở hữu)
Bên cạnh đó, chính các ngân hàng cũng tham gia vào quá trình đa dạng hóa
hoạt động của các định chế tài chính.
Kết quả của sự gia tăng đa dạng hóa đó là gì? Những tổ chức tài chính lớn đã
chấp nhận những mô hình kinh doanh giống nhau, những hoạt động của họ
trở nên
gắn bó mật thiết lẫn nhau và những giá trị tài sản cũng có tương quan với nhau hơn,
dẫn đến hiệu ứng “tác động lây nhiễm” – hiệu ứng mà sự tiêu cực của một cá nhân sẽ
làm ảnh hưởng đến tất cả những cá nhân khác. Do đó, sự đa dạng hóa này cũng đã
đồng thời gia tăng tính đồng nhất của những danh mục tài chính, làm cho bộ phận rủi
ro h
ệ thống trầm trọng thêm. (Wagner, 2007)
¾ Trạm thứ ba: Mô hình OTD và những sản phẩm tài chính mới
- 11 -


- 11 -

Nếu như trước đây phương thức kinh doanh được các tổ chức tín dụng nói
chung và ngân hàng nói riêng áp dụng phổ biến là mô hình OTM (Originate-to-
maintain) – tạm dịch là mô hình “Phát hành và nắm giữ”. Các ngân hàng phát hành
các khoản vay, các chứng khoán nợ và nắm giữ nó đến ngày đáo hạn để nhận về một
mức lãi, đó là lãi suất cho vay. Thì giờ đây, một sự chuyển biến lớn đã xuất hiện trong
hệ thống tài chính của những nền kinh tế
lớn như Mỹ, các tổ chức tín dụng chuyển
sang phương thức kinh doanh OTD (Originate-to-distribute) – “Phát hành và phân
phối”, sự thay đổi chủ yếu ở đây là sau khi phát hành các khoản vay, các ngân hàng
không nhất thiết là người nắm giữ, mà có thể phân phối nó lại cho một tập hợp những
nhà đầu tư lớn hơn.
Chính mô hình OTD này đã mở rộng đáng kể nguồn cung cấp tín dụng, bằng
cách chứng khoán hóa các khoản cho vay, thậm chí những khoả
n nợ này ở tình trạng
khả năng thanh toán thấp và những khoản nợ có mức độ đòn bẩy cao như tài trợ cho
hoạt động M&A. Từ đây, chúng ta chứng kiến sự ra đời của một loạt những sản phẩm
tài chính mới khác biệt và phức tạp hơn rất nhiều, điển hình như những công cụ
chuyển giao rủi ro (CRT), chúng bao gồm Chứng khoán dựa trên tài sản (ABS – Asset
Backed securities), Nợ
có ký quỹ (CDO – Collateralized debt obligations), Cho vay có
ký quỹ (CLO – Collateralized loan obligations) và những chứng khoán khác.
Việc tạo ra những công cụ tài chính này được dự tính là để đáp ứng nhu cầu
một phạm vi những kết hợp giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi rộng hơn cho các nhà đầu
tư, nhưng nó cũng đòi hỏi chi phí cho việc chuẩn hóa và gia tăng khả năng giao dịch
của các tài sản tài chính. Do đó việc phát hành những CRT này có khả năng bán
những khoả
n nợ ngân hàng, nhưng không chắc tính thanh khoản của thị trường thứ

cấp.
¾ Trạm cuối cùng: Khủng hoảng bùng nổ
Do xuất hiện những cuộc “vỡ nợ” bắt nguồn từ những khoản nợ dưới chuẩn, và
chiều hướng “không có khả năng trả nợ” này của những con nợ cứ tiếp tục gia tăng
vào đầu năm 2007, những nhà đầu tư bắ
t đầu chùn tay, họ rút lui khỏi việc đầu tư trực
tiếp cho những sản phẩm CRT, cũng như thị trường chứng khoán của những tổ chức
đầu tư với mục đích đặc biệt SIV – một tổ chức đứng ra gom những khoản cho vay
của các ngân hàng để chứng khoán hóa. Đồng thời lúc đó, trên thị trường sơ cấp cũng
- 12 -

- 12 -

chứng kiến sự hạ giá hàng loạt của những sản phẩm CRT, phản ánh một khoản chiết
khấu mà những người đầu tư muốn phòng ngừa cho tính không chắc chắn về tính
thanh khoản thị trường cũng như của tài sản ký quỹ trong tương lai. Những khó khăn
mà SIV và những định chế tài chính khác chạm trán đã kéo theo sự khó khăn của
chính các ngân hàng trong cương vị là những người bảo lãnh về tài chính. Từ thị
trường chứng khoán của SIV, sự thiếu hụt tính thanh khoản trải ra đến thị trường liên
ngân hàng khi những ngân hàng cố gắng chi trả cho những thiệt hại tài chính không
mong đợi trong những khoản nợ có đòn bẩy của thị trường CDO và RMBS. Bằng
cách này một sự kiện tín dụng đã trở thành một sự kiện thanh khoản.
Sự phát triển của bức tranh tài chính được phác thảo ở trên đã nh
ấn mạnh
những gợi ý về rủi ro hệ thống của một mô hình trung gian dựa trên sự chuyển giao
rủi ro tín dụng. Đặc biệt tính thanh khoản nghèo nàn của những công cụ chuyển giao
rủi ro tín dụng này đi cùng với sự phát triển của qui trình tài chính dựa trên một mức
độ đòn bẩy cao hơn sẽ làm gia tăng mối liên kết giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh
khoản. Sự tiếp nối củ
a những sự kiện này là dẫn đến những cuộc khủng hoảng tài

chính một cách hiển nhiên như chúng ta đã thấy vừa qua.
* Tóm lược chương 1
:
Môi trường tài chính đã thay đổi như thế nào trong những năm vừa qua, và tại
sao sự thay đổi này lại dẫn đến một sự “dễ tổn thương” hơn trước rủi ro thanh khoản?
Từ đầu thập niên tới tháng 7 năm 2007 đã vẽ nên một giai đoạn ổn định nhất trong
lịch sử: trên thế giới, những điều kiện kinh tế được miêu tả bởi l
ạm phát thấp, lãi suất
danh nghĩa thấp, và sự ổn định trong chu kỳ kinh tế. Toàn cảnh vĩ mô thuận lợi đó kết
hợp với một sự sụt giảm trong tính thay đổi của thị trường tài chính. Sự tiến bộ trong
kỹ thuật đã khuyến khích một làn sóng phát minh tài chính và phát triển những sản
phẩm mới cung cấp sự cải thiện trong việc đáp ứng những nhu cầu và chuyể
n giao rủi
ro đến những nhà đầu tư ưa thích nó. Sự kết hợp của những nhân tố này đã khuyến
khích những nhà đầu tư đi tìm kiếm những cơ hội đầu tư rủi ro hơn với những tỷ suất
sinh lợi cao hơn – thời kỳ “tìm kiếm tỷ suất sinh lợi”.
Một đặc điểm của thời kỳ này là sự mở rộng bành trướng của những công cụ
tài chính cấu trúc, lấy ví dụ, những khoản cho vay cá nhân được gộp lại thành những
chứng khoán có thể giao dịch, chẳng hạn như RMBS hay CMBS, hoặc rủi ro của
- 13 -

- 13 -

những quỹ cho vay được gom lại và biến đổi thành những chứng khoán phức tạp hơn
như CDO cung cấp những mức độ khả năng tiềm ẩn những khoản lỗ khác nhau. Hơn
nữa, những sản phẩm mới đã thể hiện chúng còn hỗ trợ cho việc chuyển giao, đầu cơ
và phân tán rủi ro. Việc dùng những công cụ này làm mạnh thêm mối liên hệ nội bộ
giữa những người tham gia trên thị trường tài chính toàn cầu: sự hội nhập lớn hơn của
các thị trường đi cùng với sự tăng tốc của phát minh tài chính, sự tăng trưởng của hoạt
động thị trường.

Những sự phát triển này giúp kích thích những thay đổi quan trọng trong mô
hình kinh doanh của các ngân hàng. Giới hạn trong tăng trưởng được nới lỏng khi
nguồn quỹ được mở rộng. Nhiều ngân hàng tận dụ
ng những nguồn quỹ mới có được
từ việc chứng khoán hóa và chuyển những khoản cho vay thành những công cụ có thể
bán được trên thị trường tài chính. Bằng việc áp dụng mô hình “phát hành và phân
phối” – OTD, các ngân hàng khai thác nguồn quỹ mới với một tỷ lệ lớn hơn. Trong
khi những nguồn quỹ ổn định và truyền thống hơn chẳng hạn như tiền gửi tiết kiệm lại
giảm mộ
t cách đáng kể. Thêm vào đó, nhiều ngân hàng nhận ra những cơ hội để kiếm
nhiều nguồn lợi nhuận và thu nhập phí bằng việc phát triển và mở rộng những hoạt
động của mình trong thị trường tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, những thay đổi này trong môi trường tài chính đã dẫn đến việc gia
tăng rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng. Những ngân hàng phát hành một khối
lượng lớn những khoản cho vay dài hạn với hy vọng chúng có th
ể được bán đi một
cách sẵn sàng và nhanh chóng, nhưng rõ ràng hành động này luôn đi kèm với những
rủi ro tăng thêm khi họ không thể. Những dòng thanh khoản dự phòng từ “tổ chức đầu
tư với mục đích đặc biệt” SPV gia tăng mạnh mẽ với rất ít khả năng chúng có thể
được thu hồi. Độ nhạy cảm đối với những sản phẩm cấu trúc phức tạp có tỷ su
ất sinh
lợi cao càng gia tăng, những thành phần tham gia trên thị trường đã thất bại trong việc
nhận thức một cách đầy đủ rằng tỷ suất sinh lợi cao từ những sản phẩm tài chính này
là một phần bù cho rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường cao hơn và thực sự tỷ suất
sinh lợi sau khi điều chỉnh rủi ro thậm chí còn thấp hơn nhiều những sản phẩm trong
l
ịch sử trước đây. Hơn nữa, trong điều kiện thị trường tăng giá, phần bù rủi ro thanh
khoản được định giá ở những mức độ không đáng kể ở đầu năm 2007. Vào thời kỳ
này, các thành phần tham gia vào thị trường đã nhận ra phần bù cho việc đón nhận rủi
- 14 -


- 14 -

ro là quá thấp, nhưng họ cho rằng rủi ro kết thúc đầu tư lúc này là cao hơn nhiều rủi ro
tiếp tục duy trì những sản phẩm mới này. Những doanh nghiệp trở nên quá tự tin vào
khả năng họ có thể đầu cơ và kết thúc vị thế nếu điều kiện thị trường có thay đổi,
nhưng họ không thấy được những thành phần tham gia thị trường khác cũng cố gắng
làm một điều tương tự và tính thanh khoản của thị trường sẽ cạn kiệt.
Nguồn vốn của các ngân hàng do đó trở nên mong manh hơn trước những thay
đổi bất ngờ của điều kiện thị trường tài chính. Hậu quả của rủi ro này vào tháng 8 năm
2007 đã dẫn đến sự sụt giảm đột ngột trong tính thanh khoản trong một phạm vi thị
trường rộng rãi. Áp lực vốn thực sự mạnh mẽ khi những người quản lý tài sản điều
chỉnh giảm nhu cầu đối với những chứng khoán ABS và những sản phẩm phức tạp, để
làm giảm rủi ro và để bảo vệ họ chống lại áp lực từ những nhà đầu tư muốn trả hết nợ
sớm. Và khi những ngân hàng cố gắng chi trả cho những đòi hỏi d
ự phòng vốn này,
tính thanh khoản trong toàn thị trường kỳ hạn cạn kiệt – càng lúc càng căng thẳng.
Tuy nhiên một nguyên nhân khác, có thể nói là nguyên nhân quyết định dẫn
đến sự sụp đổ có hệ thống của các thị trường tài chính toàn cầu, đó là do sự thất bại
của những quy định và những nhà giám sát hiện hành. Qua chương tiếp theo, chúng ta
sẽ có dịp tìm hiểu kỹ hơn về những nguyên nhân thất bại này, đồng thời c
ũng nhìn
nhận lại những kinh nghiệm mà thế giới đã rút ra được trong việc ổn định hệ thống tài
chính nói chung và hạn chế rủi ro thanh khoản nói riêng.





- 15 -


- 15 -

Chương 2:Những bài học về quy định
và giám sát trong thị trường tài chính.

Cuộc khủng hoảng gần đây cũng có những nguyên nhân bắt đầu và những đặc
điểm tương tự như những cuộc khủng hoảng tài chính khác, tuy nhiên nhìn ở một khía
cạnh riêng biệt, cuộc khủng hoảng lần này được góp phần không nhỏ từ những sức ép
bắt nguồn từ rủi ro thanh khoản phức tạp hơn trong thị trường ngày nay. Có thể nói
những bài học về
giám sát và ổn định tính thanh khoản trên thị trường tài chính rút ra
từ cơn khủng hoảng vừa qua sẽ là chiếc chìa khóa quý giá để ngăn chặn và giải quyết
nhanh chóng hơn, ít để lại hậu quả hơn đối với những cú sốc thanh khoản sau này.
Trong bối cảnh tài chính được đặc trưng bởi mối liên hệ gần gũi giữa những
thành phần tham gia trên thị trường và sự phụ thuộc lẫn nhau của các lo
ại rủi ro như
hiện nay, việc giám sát và ổn định thị trường đã trở thành vai trò và trách nhiệm của
tất cả mọi quốc gia, mọi nền kinh tế, của tất cả mọi người, chứ không riêng gì những
nhà chức trách, những người hoạch định chính sách tiền tệ. Giờ đây, rủi ro thanh
khoản có thể tác động đến những bộ phận đa dạng của các trung gian tài chính và cả
nh
ững trung gian tài chính cá nhân. Chính vì vậy, những bài học mà chúng tôi đề cập
và phân tích chi tiết sau đây là những gợi ý về quan điểm và nhận thức cho mọi
“Players” – những người tham gia vào thị trường tài chính.
• Mối quan hệ ngày càng sâu giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
• Bản chất “bị phân đoạn” của hệ thống thanh khoản quốc tế làm cho hệ
thống tài chính toàn cầu trở nên mong manh và dễ bị tổn thương hơn.
• Hạn chế của các công cụ phòng ngừa rủi ro thanh khoản như phân tích
kịch bản tài chính, những cuộc kiểm tra sức ép và việc lập quỹ dự phòng.

• Sự khẩn cấp của rủi ro thanh khoản thị trường liên quan tới những sản
phẩm tài chính mới được giao dịch trong thị trường OTC.
• Định nghĩa lại vai trò của chính sách tiền tệ, và chức năng của ngân
hàng trung ương trong quá trình mở rộng tài chính hiện nay.

- 16 -

- 16 -

1. Giới thiệu về Cơ cấu quy định vốn và giám sát ngân hàng Basel 2:
Ủy ban Basel về Giám sát ngành ngân hàng (Basel Committee on Banking
Supervision – BCBS) bao gồm các thành viên đến từ Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật
Bản, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ. Đại diện
các nước là các ngân hàng trung ương hoặc cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chính
thức về giám sát cẩn thận kinh doanh ngân hàng đối với các quốc gia không có ngân
hàng trung ương. Hằng năm, BCBS lập một diễn đàn về
việc hợp tác thường xuyên
trong các vấn đề giám sát hoạt động ngành ngân hàng. Những năm gần đây, diễn đàn
này phát triển ngày càng lớn mạnh dẫn đến việc thành lập bộ tiêu chuẩn đầy đủ về
giám sát hoạt động ngân hàng, bao gồm hiệp định Basel 2.
Basel 2 là một khuôn mẫu quy định về cơ cấu vốn an toàn cho thị trường ngân
hàng của các nước, nhưng nhìn ở một khía cạnh nào đó, Basel 2 cũng là m
ột trong
những giải pháp cho những vấn đề liên quan đến tính thanh khoản trong hệ thống tài
chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
Mục đích chung của Basel 2 là ngăn chặn và giảm thiểu những hành vi phá vỡ
quy định liên kết trong thị trường bằng cách củng cố một hệ thống những luật lệ được
nghiên cứu từ chính tiểu sử rủi ro thanh khoản của những trung gian tài chính .
Có tranh luận rằng nếu Basel 2 xuất hiệ
n đúng lúc, đặc biệt là ở Mỹ, cuộc

khủng hoảng nếu không tránh được, có lẽ cũng đã ít khốc liệt hơn. Tuy nhiên, khủng
hoảng tài chính cũng là một dịp để khám phá ra những thiếu sót trong Basel 2, chẳng
hạn như vai trò của các đại diện xếp hạng tín dụng được giao phó, những ảnh hưởng
tuần hoàn của hệ thống chỉ số vốn, một số bất cập trong quá trình ch
ứng khoán hóa,
v.v… Những nhà điều hành đang suy nghĩ lại một số khía cạnh của Basel 2 về những
thiếu sót đã nổi lên.
Khía cạnh thứ nhất bận tâm đến việc Basel 2 yêu cầu những ngân hàng duy trì
dự trữ vốn để đối phó với những rủi ro thiệt hại ngoài bảng cân đối kế toán (Off-
balance sheet exposures – OBSEs), gọi tắt là rủi ro từ hoạt động ngoại bảng, thậm chí
những rủ
i ro đó là ngắn hạn, dưới một năm, tất cả nhằm đảm bảo hỗ trợ tính thanh
khoản cho lời hứa với những khách hàng gửi tiền. Đây là một yêu cầu cần thiết tuy
nhiên nó vẫn chưa thực sự hiệu quả bởi mức độ bắt buộc còn hạn chế. Theo quá trình
mở rộng không ngừng của thị trường và sự sáng tạo thêm những sản phẩ
m tài chính
- 17 -

- 17 -

mới phức tạp hơn, những rủi ro OBSEs vì thế cũng gia tăng lên, vì thế, sẽ tốt hơn nếu
những ngân hàng được yêu cầu gia tăng mức độ vốn dự trữ. (ý kiến của Vento, La
Ganga 2008).
Khía cạnh thứ hai là Basel 2 muốn củng cố thêm những ứng dụng quản lý rủi
ro ngân hàng. Điều đó được thể hiện thông qua việc những tổ chức tài chính được yêu
cầu thiế
t lập một hệ thống giám sát nội bộ (ICAAP), hệ thống nội bộ này sẽ xác định
toàn bộ vốn họ cần để đối phó với tất cả những rủi ro gặp phải trong rủi ro thanh
khoản, ngoài rủi ro OBSEs. Những nhà giám sát này có nhiệm vụ xác định mức độ rủi
ro nào được chấp nhận phù hợp với những mục tiêu kinh doanh và nhận dạng những

rủi ro cần được
đối phó bởi ngân hàng: đó gọi là Quá trình đánh giá và thể hiện kiểm
soát (SREP). Những nhà giám sát nội bộ này có thể yêu cầu ngân hàng tăng vốn điều
chỉnh lên, cho một mục đích chính là: quan tâm đến rủi ro gia tăng. Tuy nhiên, Basel 2
lại quá đề cao mức độ của việc tự do quyết định trong quá trình giám sát này.
Một khía cạnh rất hay nữa mà Basel 2 đề cập đến chính là việc bổ sung thêm sự
giám sát kỷ luật của thị trường. Ngh
ĩa là có một gợi ý về hệ thống mở cửa, cho phép
mọi người tham gia thị trường xác định những thông tin về rủi ro thiệt hại, quá trình
giám sát nội bộ, và vốn điều chỉnh của những tổ chức tài chính. Nhu cầu mở cửa này
xuất phát từ chính quá trình chứng khoán hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong các nền
kinh tế và mục đích của nó cũng không ngoài việc giới thiệu những cải tiến cho sự
thiếu hụt thông tin của các nhà đầu tư, vấn đề luôn tồn tại trong các thị trường tài
chính. Tuy nhiên, không có một giao kèo cụ thể nào được thực hiện cho đến nay.
Nhìn chung, tuy Basel 2 hoạt động còn nhiều thiếu sót trong quá trình mở rộng
tài chính nhưng cũng không vì thế mà phủ định hoàn toàn những giá trị mà Basel 2 đã
đóng góp cho việc ổn định và giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Bằng chứng là cho đến
ngày nay, tuy đã có những vă
n bản cải tiến Basel 3, Basel 4 ra đời sau, nhưng Basel 2
vẫn là khuôn mẫu lý thuyết được hầu hết các quốc gia tiếp tục tham khảo để xây dựng
một hệ thống quy định và giám sát thị trường cho riêng mình. Theo những người
nghiên cứu như chúng tôi, Basel 2 vẫn là một bài học đáng suy nghĩ và cân nhắc.
2. Mối liên hệ giữa Khả năng thanh toán và tính thanh khoản
Những quy định về khả năng thanh toán và tính thanh khoản giữ một vai trò
ch
ủ chốt trong việc điều hành và giám sát ngân hàng, đảm nhận việc duy trì tính lành
- 18 -

- 18 -


mạnh và sự ổn định bền vững tài chính của những ngân hàng tư nhân, giảm đi khả
năng thiệt hại tài chính quá mức trước những cú sốc vĩ mô.
Kể từ cuối thập niên 80, những định chế tài chính đã chủ yếu dựa vào lượng
vốn mạnh để giải quyết những rủi ro tài chính có thể làm cho các ngân hàng khó khăn.
Trong Basel 2 cũng phản ánh một ý tưởng cho rằng, trong tất cả các sự kiện, một cơ
sở vốn mạnh sẽ hạn chế những tác động của cú sốc thanh khoản. Như chúng ta đã biết,
đúng là sự đầy đủ vốn có thể cung cấp sự tái bảo hiểm cho những người tham gia thị
trường, nhưng trong thực tế cũng có không ít những ngân hàng vốn hoá tốt cũng phải
đối mặt với những vấn đề thanh khoản trong những điều kiện bất lợi điển hình như đợt
khủng hoảng vừa qua. Do đó, tính thanh khoản cần được cân nhắc như là một phần bổ
sung của chỉ số khả năng thanh toán. Việc giám sát rủi ro thanh khoản sẽ làm giảm đi
những vấn đề rắc rối về khả năng thanh toán. Xin được nhắc lại, vốn mạnh không phải
là an toàn tuyệt đối mà quan trọng là vốn đó có khả năng thanh khoản như thế nào?
Trả lời câu hỏi đó cũng chính là chúng ta đã hiểu được mối quan hệ giữa khả năng
thanh toán và tính thanh khoản đặc biệt trong những tình huống khó khăn và căng
thẳng về tài chính.
3. Bản chất “bị phân đoạn” của hệ thống thanh khoản quốc tế - bài học từ
châu Âu:
Không giống như cơ cấu điề
u chỉnh vốn, hệ thống thanh khoản đã phát triển
dọc theo những địa phương, những quốc gia với số lượng quy định và mức độ bắt
buộc khác nhau. Những yếu tố này chịu ảnh hưởng lớn bởi bối cảnh luật lệ quy định
của mỗi quốc gia, chẳng hạn như những quy định về thanh toán, chế độ bảo hiểm
những kho
ản tiền gửi, và những chính sách tiền tệ được các ngân hàng trung ương thi
hành.
Một khảo sát gần đây bởi BCBS (năm 2008) đã báo cáo rằng, tuy mục tiêu
giám sát tính thanh khoản là tương đối thống nhất chung, nhưng lại có những sự khác
biệt đáng kể trong phương pháp giám sát của mỗi địa phương, mỗi quốc gia dựa trên
hỗn hợp số lượng và chất lượng những luật định khác nhau của các nơi.

Trong một vài quốc gia, những nhà cầm quyền nhấn mạnh đến những phương
pháp định lượng truyền thống hơn, bằng việc đưa ra những quy luật cụ thể và việc
thiết lập những “tấm đệm thanh khoản” mà bắt buộc những ngân hàng phải tuân theo.
- 19 -

- 19 -

Chẳng hạn như, những ngân hàng phải duy trì một biến số thanh khoản tối thiểu cụ
thể, đảm bảo sự cân xứng giữa các kỳ hạn phải thanh toán, và cam kết thực hiện các
mục tiêu về chỉ số thanh khoản, vị thế tiền mặt và những chỉ số quỹ dài hạn v.v đúng
theo quy định.
Tuy nhiên, những quy luật định lượng cứng nhắc như thế lại tỏ ra không hiệu
quả trong những tình huống căng thẳng về tài chính, sự gia tăng nhận thức này đã dẫn
đến gần đây một vài nhà cầm quyền giám sát đã quay lại những phương pháp định
tính, một phương pháp đề cao tính độc lập của hệ thống quản lý rủi ro nội bộ của các
ngân hàng. Với phương pháp này, những ngân hàng được yêu cầu phải thiết lập và
phát triển mộ
t hệ thống nội bộ về quản lý, điều hành và báo cáo vị thế thanh khoản,
nhận dạng những trường hợp đặc biệt của rủi ro thanh khoản. Hệ thống này sẽ được
các cơ quan giám sát quốc gia đánh giá định kỳ.
Trong một số quốc gia khác lại tồn tại một “hệ thống hai tầng” rõ nét với
những quy định khác nhau được thiết lập cho những ngân hàng lớn và nhỏ. Chúng ta
sẽ thấy một cơ chế linh động và tinh vi hơn áp dụng cho những ngân hàng lâu năm và
có tên tuổi, cũng như những quy định chuẩn hóa và ra lệnh hơn cho những ngân hàng
nhỏ tồn tại trong “hệ thống hai tầng” này. Thông thường, sức mạnh của giám sát có xu
hướng gia tăng cho những trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế, cũng như
những trung gian tài chính được đánh giá là rủi ro hơn. Trong một vài quốc gia, những
ngân hàng lớn h
ơn được yêu cầu nắm giữ một tấm đệm những tài sản thanh khoản lớn
hơn so với những ngân hàng nhỏ hơn v.v… Tóm lại, có một sự đa dạng và khác biệt

riêng rẽ trong hệ thống thanh khoản của các quốc gia.
Khảo sát này của BCBS không nhằm mục đích phân tích xem hệ thống thanh
khoản nào là tốt nhất mà vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là “sự phân đoạ
n” của hệ thống
thanh khoản toàn thế giới. Bản chất bị phân đoạn của hệ thống thanh khoản này đã
làm cho hệ thống tài chính quốc tế trở nên mỏng manh hơn và dễ bị tổn thương hơn
trước những cú sốc hệ thống.
Đồng ý rằng với những bối cảnh kinh tế và những đặc điểm riêng biệt của thị
trường tài chính m
ỗi quốc gia, việc đòi hỏi một hệ thống thanh khoản thống nhất là
không khả thi nhưng để bảo vệ hệ thống tài chính trước những cú sốc hệ thống thì
không phải là không có giải pháp. Sau đây, chúng ta hãy cùng phân tích một bài học,
- 20 -

- 20 -

một mô hình quản lý kết hợp tập trung và phi tập trung (Centralize & Decentralize
System) được khối liên minh châu Âu thực hiện rất thành công.
Việc sáng lập ra các tập đoàn tài chính đa quốc gia và đa lĩnh vực, sự gia tăng
hội nhập của các thị trường tài chính (đặc biệt trong vùng Châu Âu), và xu hướng mở
rộng của toàn cầu hóa,… tất cả các nhân tố này đòi hỏi khối liên minh châu Âu
(European Union – EU) cần xem xét kỹ lưỡng về mặt cấu trúc điề
u hành trong thời
đại hiện nay. Hiểu được trọng trách đó, EU đã có những thay đổi hợp lý trong việc
quản lý và giám sát các nước thành viên. Trong khi một mặt, chúng ta đang chứng
kiến những quy định tài chính thống nhất của EU (được quyết định bởi những nhà
lãnh đạo hàng đầu về Ngân hàng – Tài chính – Bảo hiểm của EU), mặt khác, các cấu
trúc quản lý và giám sát vẫn cho phép tồn tại sự khác biệt giữa hệ thống tài chính của
số
đông các quốc gia thành viên. Trong sự kiện khủng hoảng vừa qua, giải pháp mà

EU tìm thấy chính là sự tương xứng trong chia sẻ thông tin và hợp tác giữa các nhà
giám sát khác nhau, giữa ngân hàng trung ương châu Âu và các ngân hàng trung ương
của các nước.
Khi các triệu chứng khủng hoảng toàn cầu bắt đầu lan rộng vào mùa thu 2008,
các nhà chức trách có thẩm quyền ở mỗi quốc gia châu âu nhận ra rằng bản thân họ ai
cũng phải đương đầu với những khiếm khuyết riêng của các c
ấu trúc quy định hiện tại,
và họ bắt đầu tham gia vào một cơ chế phối hợp tự nguyện, cơ chế phối hợp như sau:
ngân hàng trung ương châu âu sẽ giải quyết khủng hoảng thanh khoản, khi tình trạng
mất khả năng thanh toán được dự báo sắp xảy ra ở một quốc gia thành viên nào, ngoài
sự can thiệp trực tiếp của những nhà nắm quyền giám sát, chính phủ của quốc gia đ
ó
còn có thể hỗ trợ cứu nguy bằng cách lấy tài trợ từ ngân quỹ chung của EU.
Do việc phân tán của các nhà quản lý có thẩm quyền, nên riêng trường hợp
khủng hoảng xảy ra trong các tập đoàn đa quốc gia, các vấn đề về bình ổn và cứu trợ
tài chính sẽ được giải quyết nhờ vào sự hiệp lực các quốc gia khác nhau, dựa trên
nguyên tắc chia sẻ chi phí khủng hoảng giữa các nước có sự tồ
n tại của tập đoàn đó.
Cơ chế phối hợp tự nguyện này đã chứng minh sức mạnh trong vấn đề vượt
qua những khó khăn của khủng hoảng tài chính toàn cầu và để lại một bài học cho
những nhà giám sát quốc tế như Ủy ban Basel chẳng hạn suy nghĩ và học hỏi.
- 21 -

- 21 -

Giá trị của bài học về sự can thiệp khi thị trường nguy cấp nằm ở chỗ chia sẻ
thông tin và sự phối hợp giữa những nhà nắm quyền kiểm soát, điều này càng đặc biệt
quan trọng trong vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản của những tập đoàn tài chính đa
quốc gia.
Diễn đàn The Joint Forum (2006) của BCBS cho thấy rằng xuất phát từ rủi ro

của hiệu
ứng “tác động lây nhiễm” trong một nhóm các ngân hàng, các tổ chức tài
chính đã dẫn đến việc những nhà điều hành ở các nước thuộc BCBS đã yêu cầu vốn
góp chung để hỗ trợ tính thanh khoản đối với mỗi thực thể cá nhân khi cần thiết và
hạn chế khả năng tổn hại tài chính trong cả nhóm. Đây cũng là một ý tưởng giống như
những gì EU đã làm nhưng để biến ý tưở
ng này thành hiện thực cũng gặp không ít
những thách thức phát sinh trong vấn đề chuyển giao vốn và chứng khoán xuyên qua
biên giới (đặc biệt trong trường hợp muốn thực hiện trong một ngày) và vấn đề các
loại tiền tệ khác nhau giữa các nước. Đó là những vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng và
thấu đáo hơn.
4. Sự thất bại của những công cụ phòng chống rủi ro thanh khoản củ
a các
ngân hàng.
Chúng ta đã thấy những ảnh hưởng thực sự nghiêm trọng và nặng nề của rủi ro
thanh khoản đối với việc ổn định hệ thống tài chính cũng như sự phát triển của nền
kinh tế. Những lý do đó giải thích cho câu hỏi tại sao việc xây dựng những công cụ
phòng chống loại rủi ro thanh khoản lại thực sự quan trọng như vậy, đặc biệ
t khi sự
phát triển của thị trường tài chính cũng như nền kinh tế vĩ mô trong vài năm qua đã
dẫn đến sự gia tăng “tính dễ tổn thương” đối với rủi ro thanh khoản trong tổng thể các
ngân hàng. Và khi môi trường thay đổi như thế này, việc quản trị và giám sát rủi ro
thanh khoản đã không còn theo kịp. Những sự kiện gần đây đã chứng minh rõ ràng
những công cụ chống đỡ hiệ
n tại còn thiếu sót, những ngân hàng chưa chuẩn bị đủ sức
cho một giai đoạn căng thẳng tính thanh khoản kéo dài.
Những ngân hàng có một loạt những công cụ chống đỡ với sự sụt giảm bất ngờ
trong tính sẵn có của nguồn vốn. Sự phát triển gần đây đã nhấn mạnh một số giới hạn
của những công cụ này đặc biệt là cú sốc thanh khoản trong toàn hệ thống gần đây.
Một phương sách tiềm tàng để vượt qua áp lực thanh khoản đó là chuyển đổi

những tài sản thành tiền mặt. Cho nên trong một sự kiện áp lực thanh khoản gia tăng,
- 22 -

- 22 -

nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch sử dụng kỹ thuật “chứng khoán hóa” một cách mạnh
mẽ hơn để “hóa lỏng” những tài sản chẳng hạn như những khoản cầm cố, ký quỹ.
Phương sách như thế có thể thành công nếu chỉ một cá nhân đối mặt với vấn đề thanh
khoản. Nhưng dĩ nhiên cách tiếp cận này sẽ hoàn toàn thất bại khi sự thay đổi trong
điều kiện thị trường làm sụt giảm nhu cầu nắm giữ những sản phẩm chứng khoán này
trên toàn cầu và sự kết thúc hợp đồng hàng loạt của thị trường cho vay kỳ hạn.
Phương pháp khác là nâng lãi suất cho những khoản tiền gửi tiết kiệm cá nhân
cao hơn. Điều này có thể sẽ mất thời gian vì nhiều cá nhân gửi tiền phản ứng rất chậm
sau những thay đổi trong lãi suất liên quan. Quan trọng hơn nữa là cách giải quyết này
chỉ có thể thành công bằng việc cung cấp lãi suất cao hơn những đối thủ cạnh tranh,
mà điều đó lại làm xói mòn đi số dư dự trữ. Và trong một môi trường căng thẳng tính
thanh khoản trải rộng, những đối thủ cũng có thể tuân theo nhu cầu để bảo vệ thị phần
của họ, các ngân hàng khác sẽ đều cung cấp lãi suất cao hơn trong tiền gửi có kỳ hạn
để giới hạn những “sự di chuyển” của khách hàng.
Đối mặt với những hạn chế trong việc gia tăng tính thanh khoản, một ngân
hàng phản ứng với sự sụt giảm trong nguồn vốn bằng cách thay đổi phần tài sản trong
bảng cân đối kế toán nhằm làm giảm nhu cầu tài chính của nó: nói cách khác, bằng
cách trì hoãn thậm chí là cắt giảm việc cho vay đối với hộ
gia đình và khách hàng
doanh nghiệp. Chính sách này sẽ xoa dịu áp lực vốn và nâng đỡ tính thanh khoản,
nhưng nó cũng có hai trở ngại chính như sau. Thứ nhất, nó cần một thời gian mới có
hiệu lực. Nhiều quyết định cho vay được ký kết trong tuần hoặc tháng trước đó không
thể rút lại ngay. Nên phương pháp này sẽ không phải là một kênh dẫn lưu tính thanh
khoản nhanh. Hơn nữa, khi một ngân hàng thắt chặt điều kiện cho vay để
giới hạn sự

gia tăng trong bảng cân đối, những ngân hàng khác phải đối diện với một áp lực tương
tự cũng sẽ phản ứng lại để giới hạn bất cứ sự trệch hướng nào của áp lực vốn lên bảng
cân đối của họ. Thứ hai, sự cắt giảm cho vay có thể đưa ra những ảnh hưởng thực sự
rộng hơn
đối với nền kinh tế, vì những công ty và hộ gia đình nhận ít tài trợ hơn để hỗ
trợ cho việc đầu tư và tiêu dùng dài hạn.
Những công cụ phòng chống rủi ro này mang chung một khuyết điểm phổ biến.
Đó là, trong khi chúng hoạt động rất tốt khi một ngân hàng riêng lẻ đối diện với áp lực
vốn, thì khi áp lực thanh khoản lan rộng, các ngân hàng đều cố gắng sử dụng chúng
- 23 -

- 23 -

cùng một lúc, hành động của ngân hàng này sẽ vô hiệu hóa hành động của những đối
thủ cạnh tranh khác, những lợi ích và mất mát trong thị phần của họ bù trừ nhau. Điều
đó hàm ý một sự gia tăng trong chi phí điều chỉnh kinh tế rộng hơn, và những rủi ro
trong việc ổn định tài chính trong suốt quá trình điều chỉnh.
Tuy nhiên, có một công cụ đã bị bỏ quên. Một ngân hàng nắm giữ tấm đệm
những tài sản thanh khoản chất lượng cao và đáng tin cậy như trái phiếu kho bạc hay
những chứng khoán khác của chính phủ, có thể chuyển đổi chúng thành tiền một cách
trực tiếp và tức khắc khi có một sự sụt giảm tính thanh khoản thị trường hoặc một sự
gia tăng không mong đợi trong nhu cầu vốn của nó. Dĩ nhiên, những tài sản thanh
khoản và an toàn cung cấp một tỷ suất sinh lợ
i thấp hơn những loại tài sản khác, nên
sẽ có một chi phí cơ hội khi nắm giữ một tấm đệm thanh khoản như vậy trong bảng
cân đối kế toán. Nhưng bù lại, những tài sản này cung cấp khả năng dự phòng hầu như
sẵn sàng và đáng tin cậy để chống lại hậu quả rủi ro thanh khoản.
Thật không may, việc dự trữ những tài sản thanh khoản đáng tin đó của các
ngân hàng lại được chứng minh là quá thiếu để đối mặt với cú sốc vốn gần đây. Tìm
hiểu sau sự việc này, người ta mới phát hiện là động cơ gia tăng liên tục sự hoán đổi

kỳ hạn thanh toán đã làm lỏng đi “cái van an toàn” này trong hệ thống tài chính.
Đồ thị 3 chỉ ra rằng chỉ số thanh khoản thực sự giảm liên tục như thế nào cho
đến năm 1981, và tiếp t
ục sụt giảm sau đó nhưng với một mức độ chậm hơn. Nhưng
cũng cần lưu ý rằng, trong cùng thời kỳ này, những ngân hàng cũng đa dạng hóa việc
nắm giữ những tài sản thanh khoản của mình bao gồm những tiền tệ khác nhau, và bắt
đầu sử dụng thị trường repo mạnh mẽ hơn. Nên đồ thị này có thể đã thổi phồng sự sụ
t
giảm này lên một chút. Tuy nhiên, toàn bộ mẫu hình lịch sử rõ ràng là một mẫu hình
của sự sụt giảm liên tục trong tấm đệm của những tài sản thanh khoản chất lượng cao.
Xu hướng đó đã diễn ra ở các quốc gia như Anh, Mỹ, Canada và Thụy điển. Và trong
suốt thập niên qua, nếu việc nắm giữ những tài sản thanh khoản chất lượng cao được
duy trì thì chúng đã không làm gia tăng “tính dễ bị
tổn thương” trước rủi ro của các
ngân hàng như vậy.
- 24 -

- 24 -


Đồ thị 3: Chỉ số tài sản thanh khoản nước Anh giai đoạn 1967 – 2007
5. Bài học về phân tích kịch bản tài chính, những cuộc kiểm tra sức ép và
việc lập quỹ dự phòng.
Khi đề cập đến vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản của các doanh nghiệp, tổ
chức hoạt động trong ba lĩnh vực Ngân hàng – tài chính – bảo hiểm, một phương pháp
luận được nhấn mạnh nhiều nhất và c
ũng được các trung gian tài chính tin tưởng và áp
dụng nhiều nhất chính là việc phân tích kịch bản tài chính và những cuộc kiểm tra sứp
ép cũng như là phát triển những kế hoạch lập quỹ dự phòng. Sự phát triển của phương
pháp luận này vẫn còn ở những bước đầu và còn mang nặng tính phán đoán, tính chủ

quan.
Đặc biệt liên quan tới rủi ro thanh khoản, một sự thật có thể nhận thấy là những
cuộc ki
ểm tra sức ép diễn ra trước cuộc khủng hoảng vừa qua đã thất bại trong việc
nhận dạng những điểm yếu kém tiềm tàng và tính dễ bị tổn thương trong vị thế thanh
khoản của những ngân hàng. Vậy lý do tại sao, chuyện gì đã xảy ra? Vấn đề chính
nằm ở chỗ những cuộc kiểm tra này đã bỏ sót những mối liên kết quan trọng, chẳng
hạn như quan hệ giữa rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản ngân hàng và rủi ro thanh
khoản thị trường. Hơn nữa những cuộc kiểm tra chủ yếu tập trung vào những đặc tính
và những cú sốc cụ thể của từng doanh nghiệp, từng tổ chức. Bài học chính ở đây là
việc kiểm tra sức ép nên tập trung vào sự kết hợp của những đặc tính và những cú sốc
trên thị trường, để chọn ra những gợi ý của sự gián đoạn thị trường rộng hơn. Nhiệm

×