Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh quai bị - Cách điều trị và phòng tránh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.33 KB, 5 trang )




Bệnh quai bị - Cách điều
trị và phòng tránh
Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè. Đây là một
bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não,
viêm màng não, đặc biệt là vô sinh.

Hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng
thường gặp nhất ở trẻ em (trên 2 tuổi). Quai bị do virus gây nên và rất dễ lây
qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh là 17-28
ngày.
Phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất
hiện.Bệnh nhân bị sốt cao (39-40 độ C) trong 3-4 ngày, chảy nước bọt và má
sưng to (có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên
cùng một lúc), gây đau khi nuốt nước bọt. Sau đó, trẻ bị khô miệng vì các
tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10
ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.
Nếu không giữ gìn tốt, bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm:

- Sưng tinh hoàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh (dù là rất hiếm).
Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau; nữ thấy tức bụng và đau khi sờ
nắn.

- Viêm não hoặc viêm màng não: Thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu
chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ.

Bệnh quai bị chủ yếu được điều trị tại nhà

Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán


xác định. Nếu đúng là quai bị, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ
ở nhà:

- Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước
lạnh). Có thể cho dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau.

- Cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc
miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.

- Cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó).

- Cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào
bên má đau.

- Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn
đến biến chứng ở tinh hoàn.

- Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng.

Phòng tránh

- Cách ly bệnh nhân cho đến khi khỏi hẳn.

- Tiêm vacxin cho trẻ trên 2 tuổi: Chỉ cần tiêm một mũi duy nhất. Nếu trẻ
mới tiêm phòng sởi thì phải đợi một tháng sau mới được tiêm phòng quai bị
vì vacxin phòng quai bị đang được sử là vacxin phòng 3 bệnh (sởi, quai bị,
rubeole).

Bệnh quai bị có thể được đề phòng dễ dàng bằng cách tiêm phòng (chủng
ngừa). Nên đến Trung tâm y tế quận, huyện hoặc Viện Pasteur TP HCM

(Tại TP.Hồ Chí Minh) và Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội (50C Hàng Bài)
đang sử dụng vacxin của Mỹ, giá 105.000 đồng/liều.

×