Ngành quảng cáo? Tại
sao không phải là bạn?
(Phần 2)
Tại sao lại là ngành quảng cáo?
Có thể bạn đã nghe đến những điều này ở bài viết đầu tiên "Ngành quảng
cáo. Tại sao có? Tại sao không?", vậy thì hãy để tôi xác nhận lại với bạn một
lần nữa nhé.
1. Khi làm ngành quảng cáo có nghĩa là bạn được “sống nhiều hơn”:
Trong áp lực của sáng tạo và sự đổi thay, bỗng dưng ta nhận ra cuộc sống
thật đa dạng và người tiêu dùng thật phong phú. Làm ngành quảng cáo sẽ
không có mánh lới nào cả, để làm tốt hơn – bạn phải sống nhiều hơn. Chúng
ta không thể viết nhiều hơn những gì chúng ta sống. Áp lực của ngành quảng
cáo, phải chăng cũng là tiếng nói từ nội tâm trẻ thơ sâu thẳm – của một tâm
hồn luôn khát khao, luôn tò mò, luôn vụng dại, luôn hào hứng, luôn “có
thể”.
Khi bạn làm quảng cáo cho một nhãn hàng nào đó có nghĩa là bạn phải đắm
mình vào thế giới của người tiêu dùng, của sản phẩm, của nhãn hiệu đó. Bạn
sẽ không thể giữ mình trong “comfort zone” mà làm được một điều gì đó
tuyệt vời – tất cả những điều tuyệt vời nhất đều nằm ngoài kia, nằm ở những
chỗ ta chưa đến, những điều ta chưa nghe, những con người ta chưa hề bắt
chuyện.
Làm quảng cáo là phải “cảm nghiệm”, muốn thay người thì ta
phải đổi mình trước.
Sống nhiều
Những người làm quảng cáo, nói theo một cách nào đó, là đúc rút tinh túy
cuộc sống của họ – biến cái “tôi” thành cái “ta” quảng rộng cho người tiêu
dùng. Khi bạn hiểu như vậy, thì mỗi giây mỗi phút trong cuộc sống đều là
“của để dành”, để dành cho những trải nghiệm cần được sẻ chia sau này.
Cái cách bạn yêu một nghề chính là cách bạn nhìn cuộc sống này. Từ khi
vào ngành sáng tạo, tôi đánh đổi nhiều thứ để học cách nhìn cuộc đời.
Mọi cảm nghiệm đều là vô giá, đi cùng những khoảnh khắc ấy đến tận cùng
để tứ văn thêm mặn mà chất sống.
Thất tình? Sẽ không ai viết về sự cô đơn hay bằng bạn. Mất việc? Bạn đã
tích lũy vốn cho những lần “cà não” tìm ý tưởng cho nhãn hàng liên quan
đến sự nghiệp, tiền bạc, tương lai… Cháy túi? Bạn sẽ hiểu sâu sắc trong đầu
những người tiêu dùng thu nhập thấp đắn đo như thế nào khi chọn một món
hàng.
Quảng cáo & cảm nghiệm
Có một ngộ nhận rằng người làm quảng cáo giỏi sẽ làm quảng cáo tốt cho tất
cả các nhãn hàng. Điều đó không thể, một người không thể sống nhiều cuộc
đời hay yêu nhiều thứ. Làm quảng cáo, hạnh phúc nhất là được nói lên
những điều mình luôn tâm niệm:
Khi brainstorm ý tưởng cho một nhãn hàng sữa cho người già, người anh
cũng là copywriter idol của tôi kể:
Mẹ tôi lúc đó bệnh nặng lắm, những ngày cuối đời rồi, lúc đó tôi vừa ra vào
bệnh viện vừa ngập đầu công việc, mặt mũi xanh xao hốc hác. Mẹ nói thều
thào với tôi vì vẫn còn rất mệt “Tội nghiệp, con tôi xanh quá, khi nào khỏe
mẹ sắc thuốc cho con uống nhé!”
Giờ tôi đã hiểu vì sao anh giỏi vô cùng khi làm cho các nhãn hàng có liên
quan đến tình mẫu tử.
Tôi và anh bạn copwriter, founder của Toiyeumarketing vẫn hay chia sẻ với
nhau bộ tagline print-ads “để đời” của copywriter Phạm Khánh Hưng, viết
cho một công ty lữ hành miền Trung.
“Nếu muốn một kỳ nghỉ dài hơn, sao chẳng đến nơi thời gian chậm lại?
Nếu muốn tránh khỏi thực tại, sao chẳng về miền đất của quá khứ?”
Sống để một ngày làm nên những sản phẩm quảng cáo như vậy, thấy cuộc
sống thật đáng sống lắm chứ?
2. Thay đổi bản thân:
Có nhiều người bạn hỏi tôi sao thay đổi nhiều như vậy từ khi vào ngành
quảng cáo, theo kiểu hơi thương cảm là “vì sao lại trở nên như thế”. “Đó là
vì mình biết rõ bản thân muốn gì hơn” – tôi trả lời. Bước chân vào ngành
quảng cáo, thế giới của bạn sẽ rộng lớn hơn – bạn biết, bạn hiểu, bạn quan
sát, bạn suy ngẫm từng nhịp điệu của cuộc sống. Trong thế giới rộng lớn về
nghề, về người, về thông tin, về sự thật và cả những ảo tưởng ấy, bạn chợt
nhận ra con người thật của bạn – con người mà bạn không bao giờ nghĩ
mình sẽ trở thành trước đây.
Nhịp đập sôi sục của ngành quảng cáo như góp phần hun đúc rèn luyện độ
“lì” của mỗi người, từ đó họ có thể tự tin hơn để ra những quyết định lớn
trong cuộc sống. Một chuyện vui thường kể trong những buổi “trà dư tửu
hậu” của ngành quảng cáo là “trước khi vào ngành thì anh/chị làm gì?”. Một
người coppwriter/art ngồi trước mặt bạn chỉ vài năm về trước còn là một
thầy giáo dạy Anh Văn, một thư ký, một anh IT cặm cụi hay một người giao
hàng. Một Planner huyền thoại của một tập đoàn quảng cáo lớn, xuất thân là
một …tài xế xe bus.
Có những bạn trẻ vào ngành quảng cáo một vài năm và nói rằng ngành này
chán. Họ nói vẫn những công việc đó lập đi lập lại: nhận yêu cầu khách
hàng – suy nghĩ và đề xuất – thực thi và đo lường. Thật ra thì “người buồn
cảnh có vui đâu bao giờ” – nếu họ không đổi mới thế giới quan, đổi mới bản
thân của mình thì sẽ mãi thấy ngành quảng cáo (hay bất kỳ ngành nào nhàm
chán). Có những công ty quảng cáo hơn 100 trăm sản phẩm của họ vẫn là
những TVC quảng cáo, nhưng quy trình suy nghiệm ra từng khung hình –
từng câu chữ cũng như những sứ mệnh mà sản phẩm quảng cáo ấy là khác
nhau. Hạnh phúc là con đường chứ không phải là một điểm đến.
Tôi hay nhớ đến một đoạn hội thảo trong bộ phim Speed Racer – giữa nhân
vật chính (Speed Racer) và X Racer:
Speed Racer: “Tôi không hiểu. Nếu đua xe vẫn là cuộc chơi mà người thắng
có tất cả, tại sao quá nhiều người vẫn yêu thích môn thể thao này – trong khi
gần như tất cả họ sẽ không được gì cả?”
X Racer: “Speed, đua xe vẫn sẽ luôn như vậy – nhưng chúng ta bước vào
đường đua là để thay đổi bản thân. Chúng ta ngồi vào sau tay lái không phải
vì chúng ta chọn làm điều đó, mà vì chúng ta bị thôi thúc và không thể làm
khác”.
Ngành quảng cáo là điều đầu tiên, là lý do, là cái cớ để bạn được làm những
việc bạn bị thôi thúc.
Ngày mai, hỡi những bạn trẻ say mê sáng tạo, hãy cầm lên quyển sách mình
chưa đọc bao giờ, bắt chuyện với những người ở phòng khác trong công ty,
vác máy chụp hình, quơ ba lô đến những nơi mới mẻ, chẳng cần qua 1 nước
khác, đặt chân đến một quận khác là đã có rất nhiều cái mới rồi, đừng bao
giờ nghĩ bạn đã thấy hết những ý tưởng của đất Sài Gòn.
Ngành quảng cáo chỉ là điểm bắt đầu (khá tốt) cho một hành trình tìm kiếm
và khám phá bản thân mình.
Quảng cáo là ngành mang trong mình một triết lý và một lối sống.
3. Những người bạn tri âm:
Trong một môi trường “nặng” (nặng việc, nặng đầu), “lạ” (nhiều điều lạ,
người lạ) ta có thể gặp gỡ và thân thiết với những người mà hai ba năm
trước ta chẳng hề biết đến sự tồn tại của xì-tai này. Đó có thể là những người
rất cá tính (xăm xổ đầy mình), hay những người bề ngoài rất hiền nhưng
cũng “không kém gì ai”, và cả những người “giới tính thứ 3”. Có ngồi làm
việc chung, nói chuyện chung, đi chơi chung sẽ thấy họ cũng bình thường và
đáng được tôn trọng, chứ không có chút gì lệch lạc như một số người hay
nghĩ.
Dĩ nhiên là con người thì ai cũng có cái này cái kia, không phải ai đồng tính,
làm quảng cáo đều tài giỏi hơn người. Nhưng họ thật sự là những gia vị rất
lạ, rất mạnh làm ngành quảng cáo luôn ngồ ngộ trong mắt người ngoài
Áp lực của ngành quảng cáo có thể được ví như một “cối xay”, qua đó bóc
trần mọi bản chất và cuốn phăng những thứ khách sáo hàng ngày. Khi đã
ngồi ở công ty đến đếm thứ 4 liên tục, lúc 1-2h sáng thì chẳng còn ai lịch sự
giả tạo với bạn cả. Lúc đó, từng người xung quanh đều là bạn bè, là đồng
chí, là tri âm tri kỷ. Những câu chuyện kể vội giữa các bữa ăn “qua bữa” để
tiếp tục làm việc đôi khi lại là những điều bạn nhớ nhất sau này.
Những người trong ngành quảng cáo khi mới tiếp xúc lần đầu thường có
cảm giác rất “weird” (tạm dịch gọi là “ngộ”), nhưng sau mỗi người là một
cuộc đời với những câu chuyện có thể làm bạn chết lặng. Làm ngành quảng
cáo, bạn học cách KHÔNG “trông mặt mà bắt hình dong”.