Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

PHÂN TÍCH cơ BẢN cổ PHIẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.91 KB, 6 trang )

PHÂN TÍCH CƠ BẢN CỔ PHIẾU – CÁC CHỈ TIÊU CẦN CHÚ Ý
Lợi nhuận là mục tiêu tối cao đối với các nhà đầu tư chứng khoán, chính vì vậy, các nhà đầu tư luôn phải trả lời
các câu hỏi nên mua cổ phiếu nào, mua cổ phiếu đó với giá bao nhiêu? Có hai phương pháp phân tích mà nhà đầu
tư thường sử dụng để trả lời câu hỏi trên:
- Phương pháp phân tích cơ bản chỉ ra rằng, thị trường có thể đánh giá sai về giá trị nội tại của cổ phiếu trong
ngắn hạn, nhưng về dài hạn giá giao dịch của cổ phiếu sẽ đạt và xoay quanh giá trị nội tại của nó. Nhà đầu tư có
thể thu được lợi nhuận khi tiến hành mua cổ phiếu bị thị trường định giá thấp và hiện thực hóa lợi nhuận khi thị
trường đánh giá đúng giá trị nội tại của cổ phiếu.
- Phương pháp phân tích kỹ thuật chỉ ra rằng, tất cả các thông tin về doanh nghiệp đã được phản ánh vào giá của
cổ phiếu, do vậy, phân tích cơ bản chỉ tốn thời gian mà không có ích lợi gì. Xu hướng dao động của giá cổ phiếu
được quyết định bởi tâm lý và cảm giác của nhà đầu tư, đồng thời tuân theo những quy luật và mô hình sóng nhất
định. Việc dự đoán xu hướng biến động giá cổ phiếu tiếp theo chỉ đơn thuần dựa vào các số liệu về giá cả quá khứ
và các mối liên hệ thông qua các mô hình sóng.
Tuy nhiên, thực tiễn kinh doanh chứng khoán cho thấy, cả hai phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ
thuật đều hữu ích. Sự thành công của các nhà đầu tư lớn trên thế giới như Warrant Buffett hay G. Soros cho thấy
giá trị của các phương pháp tiếp cận và phân tích chứng khoán này. Quan điểm của người viết là cả hai phương
pháp phân tích đều có giá trị. Phương pháp phân tích cơ bản thường cho ta thấy được bản chất kinh doanh của
doanh nghiệp, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và một sự ước lệ về giá trị có thể được chấp nhận bởi đại đa
số các nhà phân tích cơ bản. Trong khi đó, phân tích kỹ thuật có thể giải thích được diễn biến giá cả cổ phiếu, dự
báo xu hướng dao động giá của cổ phiếu và quan trọng hơn, có thể giúp nhà đầu tư tìm được điểm giá phù hợp
để mua, bán và thu lợi nhuận tối ưu.
Bài viết này mong muốn chia sẻ với bạn đọc cách thức tiếp cận của phương pháp phân tích cơ bản một cách đơn
giản, dễ hiểu, nhưng không kém phần hiệu quả, nhằm giúp bạn đọc có thể tiến hành phân tích cơ bản cho riêng
mình đối với những mục tiêu đầu tư đã lựa chọn.
Để bạn đọc dễ dàng hình dung, người viết lấy một ví dụ thực tế của một công ty chưa được giao dịch phổ biến
trên thị trường OTC để minh họa cho phương pháp phân tích cơ bản – CTCP Everpia Việt Nam.
Tùy theo yêu cầu của từng nhà đầu tư mà việc phân tích cơ bản được thực hiện với những chỉ tiêu nông sâu khác
nhau, tuy nhiên, tựu trung lại có 2 hệ thống tiêu chí cần được đánh giá:
1. Hệ thống tiêu chí về sức khỏe doanh nghiệp
Đối với hệ thống tiêu chí nhằm xem xét sức khỏe của doanh nghiệp, phương pháp phân tích cơ bản yêu cầu bạn
phải tiến hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu chính yếu sau:


STT
CHỈ TIÊU
Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU
I
Phân tích thu nhập
1
Doanh thu thuần
- Thực hiện việc tính toán và phân tích trên tất cả
các tiêu chí chính và chủ yếu;
- Tính toán sự và so sánh tương quan so với các
chỉ tiêu trong cùng thời kỳ;
- Nhận định về sự tăng giảm, lý do chính yếu dẫn
tới những sự tăng, giảm này;
- Chú ý đến sự tăng giảm doanh thu, lợi nhuận
trong mối quan hệ với việc vay nợ và lãi vay;
- Bóc tách được kết quả kinh doanh từ nguồn vốn
chủ sở hữu và nguồn vốn vay và qua đó sơ bộ
đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn vay.
2
Sản lượng
3
Tăng trưởng doanh thu hàng năm
4
Lợi nhuận sau thuế
5
Tăng trưởng LNST hàng năm
6
Lợi nhuận trước thuế
7
Lợi nhuận từ HĐKD trước chi phí lãi vay

8
Tăng trưởng từ HĐKD trước chi phí lãi vay
9
Tỷ trọng LN HĐKD trước chi phí lãi vay
10
Lợi nhuận từ HĐTC
11
Lợi nhuận khác
12
Tỷ suất lợi nhuận lề trên doanh thu
13
Tỷ suất lợi nhuận HĐKD trên doanh thu
II
Phân tích khả năng thanh khoản
1
Khả năng tổng thanh toán hiện hành
- Tính toán các chỉ tiêu chủ yếu;
- Đánh giá khả năng thanh toán của doanh
nghiệp trong ngắn hạn, dài hạn;
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh doanh, hiệu quả
sử dụng vốn vay;
- Đánh giá khả năng quản lý hàng tồn kho, quản
lý dòng tiền trong ngắn hạn, chính sách bán
hàng, quan hệ với bạn hàng thông qua chính sách
2
Khả năng thanh toán nợ vay tức thì
3
EBIT/chi phí lãi vay
4
EBITDA/chi phí lãi vay

5
Dòng tiền hoạt động/chi phí lãi vay
6
Các khoản phải thu ngắn hạn
7
Các khoản phải trả ngắn hạn
8
Hàng tồn kho
thanh toán.
III
Phân tích nợ
1
Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn
- Tính toán các chỉ tiêu chủ yếu và sơ bộ nhận
biết được sức khỏe tài chính doanh nghiệp;
- Đánh giá khả năng tài trợ và tự tài trợ tài chính
của doanh nghiệp đối với các dự án mà doanh
nghiệp đang triển khai, dự kiến triển khai;
- Đánh giá sức mạnh đàm phán của doanh nghiệp
với đối tác, bạn hàng.
2
Tỷ số nợ thương mại trên tổng vốn
3
Tỷ số nợ tài chính trên tổng nguồn vốn
4
Tỷ số tự tài trợ
5
Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn
6
Tỷ số nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn

7
Tổng nợ thương mại
8
Tổng nợ tài chính
9
Chi phí lãi vay bình quân trong kỳ
10
Chi phí vốn bình quân trong kỳ
IV
Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy
1
Đòn bẩy hoạt động
- Đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp trong
hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển.
2
Độ bẩy tài chính
3
Tổng đòn bẩy
V
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
1
Tình hình sản xuất kinh doanh
a
* Hiệu quả sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
- Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản kinh doanh,
sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu
b

* Hiệu quả sinh lợi
Lãi gộp lề
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp;
- Đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư, hiệu quả của
vốn chủ sở hữu (vốn của cổ đông).
Lợi nhuận từ HĐKD trước chi phí TC lề
Lợi nhuận sau thuế lề
Suất sinh lợi tổng tài sản (ROA)
Suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
Suất sinh lợi vốn đầu tư (ROIC)
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
2
Khả năng quản lý vốn lưu động
Vòng quay khoản phải thu
- Đánh giá chính sách thương mại của doanh
nghiệp;
- Đánh giá chiến lược, hiệu quả của kế hoạch sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Đánh giá sức mạnh đàm phán của doanh nghiệp
với đối tác;
- Đánh giá sức mạnh tài chính thông qua tốc độ
luân chuyển tiền mặt của doanh nghiệp.
Số ngày thu nợ bình quân
Vòng quay hàng tồn kho
Số ngày tồn kho bình quân
Vòng quay khoản phải trả
Thời gian thanh toán bình quân
Vòng quay tiền mặt
Normative WCR

3
Phân tích rủi ro
a
* Rủi ro kinh doanh
Mức độ dao động của lợi nhuận kinh doanh
- Đánh giá mức độ rủi ro trong kinh doanh của
ngành mà doanh nghiệp hoạt động, rủi ro phát
triển của bản thân doanh nghiệp;
- Đánh giá tiềm năng của thị trường, hiệu quả và
mức độ rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp.
Mức độ dao động của doanh thu
Hồi quy xu thế
Đòn bẩy hoạt động
b
* Rủi ro tài chính
- Xác định cơ cấu tài chính của doanh nghiệp
trong đó cần chú ý đến tỷ lệ nợ của doanh nghiệp
Đòn bẩy tài chính
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
và đặc thù của ngành doanh nghiệp hoạt động;
- Đánh giá sức khỏe tài chính thông qua tỷ lệ nợ
dài hạn, ngắn hạn và trong mối tương quan với
năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn dài hạn
Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn
Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn
Khả năng thanh toán chi phí nợ
c
* EBIT/Lãi vay
Đánh giá khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp

từ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
d
*Dòng tiền hoạt động/Lãi vay
Đánh giá khả năng trả lãi vay bằng dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh.
e
* Rủi ro thanh khoản chứng khoán
Vốn đầu tư của chủ sở hữu bình quân
- Đánh giá rủi ro thanh khoản của cổ phiếu khi
được niêm yết hoặc giao dịch trên thị trường
Mức vốn hoá thị trường bình quân
Độ lệch chuẩn của mức vốn hoá thị trường
Giá trị giao dịch bình quân tuần
Giá trị giao dịch bình quân tháng
Giá trị giao dịch bình quân quý
4
Phân tích tiềm năng tăng trưởng
- Đánh giá khả năng tăng trưởng của doanh
nghiệp.
a
Hệ số chi trả cổ tức
b
Suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
c
Tốc độ tăng trưởng nội tại
d
* Phân tích Dupont
Tỷ suất lợi nhuận lề
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Đòn bẩy tài chính

Từ báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Everpia, qua các năm 2006, 2007, 2008 ta tính được các chỉ tiêu sau:
CHỈ TIÊU
ĐVT
2006
2007
2008
CHỈ TIÊU
ĐVT
2006
2007
2008
Chỉ tiêu tuyệt đối
Hiệu quả
sinh lợi
Tổng tài sản
trđ
193,083
201,785
230,287
ROA
%
7,00%
13,00%
31,00%
Vốn điều lệ
trđ
48,000
54,800
82,200
ROE

%
22,00%
23,00%
45,00%
Doanh thu thuần
trđ
179,015
240,201
334,517
ROIC
%
19,20%
26,60%
52,80%
Lợi nhuận sau thuế
trđ
14,218
25,856
65,080
EPS cơ bản
đ/CP
2.666
3.775
6.194
Giá trị sổ sách (BV)
đ/CP
13.640
20.680
19.570
Phân tích thu nhập

Khả năng quản lý
vốn lưu động
Tăng trưởng doanh thu
%
14%
34%
87%
Vòng quay
khoản phải
thu
vòng
5,10
7,40
8,30
Tăng trưởng lợi nhuận
%
-19%
62%
146%
Số ngày thu
nợ bình quân
ngày
72
49
44
Tăng trưởng HĐKD trước
chi phí TC
%
30%
63%

175%
Vòng quay
hàng tồn kho
vòng
2,20
2,60
3,10
Tỷ trọng LN HĐKD trước
chi phí TC
%
108%
97%
106%
Số ngày tồn
kho bình
quân
ngày
166
143
116
Tỷ suất LN gộp/Doanh
thu
%
22,50%
23,50%
33,10%
Vòng quay
khoản phải
trả
vòng

1,50
2,10
2,90
Tỷ suất LN HĐKD/Doanh
thu
%
6,30%
9,30%
19,30%
Thời gian
thanh toán
b.quân
ngày
245
171
127
Tỷ suất LNST/Doanh thu
%
7,10%
8,60%
15,20%
Vòng quay
tiền mặt
ngày
-8
21
33
Phân tích khả năng
thanh toán
Hiệu quả sử

dụng tài
sản
Khả năng thanh toán
hiện hành
lần
0,81
0,44
0,30
Hiệu suất sử
dụng tổng TS
lần
0,94
1,22
1,58
Khả năng thanh toán tức
thì
lần
0,11
1,07
6,21
Hiệu suất sử
dụng TSCĐ
lần
2,05
2,89
3,94
EBIT/Chi phí lãi vay
lần
4,51
8,96

84,97
Hiệu suất sử
dụng vốn
CSH
lần
3,03
2,69
2,96
Cấu trúc vốn
Thông tin
cổ phiếu dự
tính
Tỷ số Nợ/Tổng NV
%
0,66
0,44
0,30
Giá
đồng
40.000
Tỷ số Nợ thương
mại/Tổng NV
%
0,48
0,42
0,29
Vốn hóa thị
trường
tỷ đ
340

Tỷ số Nợ tài chính/Tổng
NV
%
0,18
0,02
0,01
P/BV (f)
lần
1,42
Tỷ số Nợ ngắn hạn/Tổng
NV
%
0,66
0,44
0,3
P/E 2009
lần
6,7
Tỷ số tự tài trợ
%
0,34
0,56
0,7
PEG
lần
0,39
(Nguồn: Công ty cổ phần Chứng khoán ECC)
Phân tích thu nhập và Kết quả kinh doanh:
-Doanh thu thuần tăng mạnh từ mức 14% (2006) lên mức 34% (năm 2007) và 39% (2008). Nếu việc mở rộng
nhà máy cũng như các chiến lược marketing chiếm lĩnh thị trường được tiếp tục duy trì đúng hạn và hiệu quả ,

Everpia hoàn toàn có thể duy trì mức tăng trưởng doanh thu ~25%-30%/năm cho các năm 2009-2012.
-Từ mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế -10% trong năm 2006, Everpia đã đạt mức tăng trưởng lợi nhuận sau
thuế ở mức rất cao là 62% (2007) và 146% (2008). Mức tăng trưởng của Everpia cho thấy doanh nghiệp đã có 2
năm tăng trưởng vượt bậc và nhóm sản phẩm của Everpia có thể xếp vào thị trường tăng trưởng.
-ROE của Everpia duy trì ở mức cao và ổn định 25-30% năm. Trong năm 2008, ROE tăng trưởng vượt bậc
45%. EPS đạt xấp xỉ 6.194 đồng (tính trên số lượng cổ phiếu lưu hành ngày 31/12/2008).
- ROIC (suất sinh lợi trên vốn đầu tư) có sự tăng trưởng vượt bậc cho năm 2008 (52,8%) so với năm 2007
(26,6%) và năm 2006 (19,2%). Trong năm 2008 nhiều khó khăn, các doanh nghiệp lao đao vì khủng hoảng kinh
tế trong và ngoài nước thì những con số trên cho thấy sức đề kháng mạnh mẽ của Everpia.
Phân tích nợ và khả năng thanh toán
- Các khoản nợ của Everpia chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn không đáng kể. Vay nợ ngắn hạn tới cuối năm
~ 3 tỷ đồng. Nợ tài chính ~ 2% tổng TS so với các doanh nghiệp cùng ngành có xu hướng duy trì nợ tài chính cao
~30% tổng TS.
-Với việc giảm nợ ngân hàng, khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nợ vay được đưa trở lại mức tốt
trong năm 2008. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy doanh nghiệp có phần quá thận trọng và với một mức lãi suất
thấp như hiện nay, nếu doanh nghiệp chấp nhận rủi ro và vay vốn ngân hàng thì hiệu quả sinh lời sẽ được cải
thiện hơn nữa.
Phân tích Dupont
Phân tích Dupont
2005
2006
2007
2008
Tỷ suất lợi nhuận lề
0,10
0,08
0,11
0,15
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
0,83

0,94
1,22
1,58
Đòn bẩy tài chính
3,59
3,23
2,21
1,87
- Các chỉ số về hiệu quả sinh lời cho thấy công ty đang hoạt động rất tốt, hiệ u quả sinh lời cao. Với EPS là
6.194 đồng, EPS của Everpia có thể xếp vào nhóm 30 công ty có EPS cao nhất trên 2 sàn chứng khoán năm 2008.
Phân tích Dupont cho thấy, tăng trưởng ROE là lành mạnh khi ROE đạt được nhờ một tỷ suất lợi nhuận lề (tăng
77%) và hiệu quả sử dụng tài sản cao hơn (tăng 30%) trong khi rủi ro (đo qua đòn bẩy tài chính) giảm mạnh.
2. Hệ thống tiêu chí về định lượng giá trị cổ phiếu
Đối với hệ thống tiêu chí về định lượng, nhà đầu tư cần phải tiến hành tính toán tổng hợp các chỉ tiêu chính sau
nhằm tạo ra một bức tranh tòan cảnh về giá trị cổ phiếu mà mình đang xem xét đầu tư.
2006
2007
2008
1
EPS
- Tính toán thu nhập trên mỗi cổ phiếu hàng năm là bao nhiêu
nhằm so sánh với các cổ phiếu khác để biết được hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp;
2.200
2.300
6.200
2
P/E
- Xem xét đến sự quan tâm của thị trường thông qua việc thị
trường chấp nhận trả bao nhiêu đồng cho một đồng lợi nhuận

mà doanh nghiệp làm ra.
N/A
N/A
6,7*
3
P/E chia tốc
độ tăng
EPS (PEG)
- Xem xét đến mối quan hệ giữa lợi nhuận và tăng trưởng của
doanh nghiệp.
N/A
N/A
0,39**
4
LN/D.thu
(P/S)
- So sánh mức giá mà thị trường trả cho một đồng doanh thu
mà doanh nghiệp làm ra. Chỉ tiêu này nhằm so sánh nhanh sự
đắt rẻ tương đối của các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành.
N/A
N/A
1
5
Giá/Giá trị
sổ sách
(P/B)
- So sánh mức giá mà thị trường trả cho 1 đồng giá trị thực tế
của doanh nghiệp là bao nhiêu? Chỉ tiêu này cũng cho phép so
sánh mức độ đắt rẻ của cổ phiếu các doanh nghiệp cùng hoặc
khác ngành đồng thời cho thấy kỳ vọng vào sự tăng trưởng

của doanh nghiệp trong tương lai tới đâu?
N/A
N/A
2
6
Tỷ lệ trả cổ
tức
- Tính toán được tỷ lệ lợi nhuận doanh nghiệp định kỳ trả cho
cổ đông và phần tương ứng còn lại để tái sản xuất, phát triển
như thế nào? Nó giúp nhà đầu tư đánh giá được tham vọng
tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
N/A
N/A
20%
7
Lợi suất cổ
tức
- Đánh giá mức sinh lợi từ lợi tức của cổ phiếu so với giá mua
đồng thời cho phép nhà đầu tư có kế hoạch về lợi nhuận ngắn,
dài hạn qua đó quyết định chiến lược đầu tư đúng đắn cho
mình.
N/A
N/A
3,30%
8
Giá trị sổ
sách
- Đánh giá độ tích lũy của doanh nghiệp và qua thời gian, xem
xét được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
13,600

20,680
19.567**
*
9
ROE
Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đối với việc
sử dụng vốn của chủ sở hữu (vốn của nhà đầu tư).
22%
23%
25%****
Sau khi tiến hành phân tích cơ bản, chúng ta đã có được một bức tranh tòan cảnh về doanh nghiệp và đồng thời
cũng có những đánh giá nhất định ở những chỉ tiêu then chốt. Từ những đánh giá này, chúng ta có một ước lượng
nhất định về giá mục tiêu, về sự đắt rẻ tương đối của cố phiếu mục tiêu so với những cổ phiếu khác và qua đó dễ
dàng kiểm soát được mục tiêu đầu tư của mình.
Ghi chú:
*
Tạm lấy giá 40.000 đồng/cổ phiếu là mức giá mà các tổ chức nước ngoài đã mua cổ phiếu của Everpia.
**
PEG<=1 là mức tốt để có thể đầu tư, PEG càng nhỏ càng hấp dẫn
***
Doanh nghiệp tăng vốn điều lệ từ 54 tỷ đồng lên 82 tỷ đồng bằng việc trả cổ tức bằng cổ phiếu
****
Có sự gia tăng nhanh chóng vốn CSH do doanh nghiệp phát hành thêm cho các đối tác nước ngoài.
- EBIT: Thu nhập trước thuế và lãi vay
- EBITDA: Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao
Công thức tính một số chỉ tiêu:
- Khả năng tổng thanh toán hiện hành = Tổng số tài sản/Tổng số nợ phải trả
- Khả năng thanh toán nợ vay tức thì = Tổng số tiền và tương đương tiền/Tổng số nợ ngắn hạn
- Tỷ số tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần/Giá trị còn lại của TSCĐ
- Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần/Vốn CSH bình quân
- ROA = Lãi sau thuế/Tổng TS
- ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu
- Vòng quay khoản phải thu = Tổng số tiền hàng bán chịu/Số dư bình quân các khoản phải thu (trong đó, số dư
bình quân các khoản phải thu = (tổng số nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ)/2).
- Số ngày thu nợ bình quân = 365/Vòng quay các khoản phải thu
- Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần/Hàng tồn kho trung bình
- Số ngày tồn kho bình quân = 365/Vòng quay hàng tồn kho
- Đòn bẩy tài chính = Tổng TS/VCSH
- Đòn bẩy hoạt động = Lợi nhuận HĐKD/Lợi nhuận sau thuế

×