Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bạn biết gì về ung thư đại trực tràng? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.83 KB, 2 trang )

Bạn biết gì về ung thư đại trực tràng?
Nguyên nhân chưa rõ ràng, tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ gây UTĐTT là
tiền sử gia đình có người bị UTĐTT, có polyp trong đại trực tràng, bệnh đa
polyp, viêm đại tràng mạn tính, ăn nhiều mỡ.
Những nước có tỷ lệ người ăn mỡ cao thì UTĐTT cao hơn hẳn những nước
mà người dân có chế độ ăn ít mỡ. Chế độ ăn nhiều rau, nhiều ngũ cốc có thể
ngăn chặn các chất sinh ung thư và làm giảm nguy cơ UTĐTT.
Triệu chứng ban đầu của UTĐTT thường khá mơ hồ và không đặc hiệu,
thường bệnh nhân bị mệt, khó thở, thay đổi thói quen đi cầu (phân dẹp, hay
tiêu chảy, táo bón, đi cầu ra máu), đau bụng, chuột rút, đầy hơi
Triệu chứng cũng tùy thuộc vào vị trí của khối u trong đại trực tràng . Các
khối u ở vị trí phần cao đại tràng thường gây các triệu chứng như chuột rút,
đầy hơi, yếu, mệt, khó thở, giảm cân , trong khi các khối u phần thấp
thường gây bón, thay đổi thói quen đi cầu, phân nhỏ dẹp, đi cầu ra máu
Ở những bệnh nhân UTĐTT giai đoạn sớm, ung thư chỉ giới hạn trong lớp
niêm mạc bề mặt, phẫu thuật là cách điều trị duy nhất có hiệu quả với khả
năng sống vượt quá 80%. Ở những bệnh nhân UTĐTT tiến triển, khi khối u
đã xâm lấn sâu vào thành ruột và di căn xa, tỷ lệ sống còn sau 5 năm là ít
hơn 10%.
Nếu bằng phương pháp hóa trị thì áp dụng ở một số bệnh nhân tại thời điểm
phẫu thuật không có di căn xa nhưng ung thư đã xâm lấn sâu vào thành ruột
hoặc các hạch lân cận, có nguy cơ ung thư tái phát tại chỗ, lân cận hay thậm
chí cơ quan xa thì hóa trị là phương pháp điều trị có thể trì hoãn sự tái phát
của khối u và cải thiện khả năng sống.
Người ta cũng ghi nhận có sự giảm đáng kể sự tái phát của ung thư trực
tràng ở những bệnh nhân được xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật. Nếu không
xạ trị, nguy cơ tái phát của ung thư trực tràng là gần 50%, nếu có xạ trị con
số này là 7%.

×