Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phải bắt đầu từ nhân viên pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.4 KB, 3 trang )

Phải bắt đầu từ nhân viên
Trong buổi tọa đàm chủ đề “Xây dựng thương hiệu từ bên trong doanh nghiệp - Bí
quyết để thu hút và giữ chân người tài” do Ban Marketing CLB Doanh Nhân Sài
Gòn (DNSG) tổ chức gần đây, ông Đoàn Sĩ Hiền - Chủ tịch HĐQT Học viện ứng
dụng marketing I.A.M đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng
thương hiệu nhân sự (THNS). Để chứng minh quan điểm của mình, ông Hiền đưa
ra hai ví dụ từ thực tế. Ví dụ thứ nhất là câu chuyện của một doanh nghiệp trong
nước khá nổi tiếng trên thương trường.
Với thương hiệu mạnh, có thời gian họ đã rất thuận lợi khi tuyển dụng người tài.
Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, những người được tuyển dụng đã lặng lẽ
ra đi. Thời gian nữa sau đó thì việc tuyển dụng trở nên khó khăn vì chỉ cần nghe
tên công ty này là ứng viên đã lắc đầu từ chối.
Ví dụ thứ hai là câu chuyện của một tập đoàn nước ngoài rất nổi tiếng ở Việt Nam.
Thời gian đầu vì đặt nặng mục tiêu kinh doanh nên họ đã tập trung mọi nguồn lực
vào việc chiếm lĩnh thị trường mà xao lãng việc quản trị nhân sự (chỉ xem việc
xây dựng thương hiệu trong nội bộ là sự hỗ trợ cho công việc hành chính). Hậu
quả là sau một đợt khủng hoảng, hàng loạt nhân viên ở cấp quản lý chủ chốt đã ra
đi.

Phân tích nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp ở ví dụ thứ nhất, ông Hiền cho
rằng do hệ thống quản lý có vấn đề. Cụ thể là mọi việc điều hành doanh nghiệp
đều phải tuân theo ý của người đứng đầu, nhân viên không được tôn trọng, không
được trao quyền tự chủ. Hay nói cách khác, hệ thống quản lý của doanh nghiệp
này không tỷ lệ thuận với tầm nhìn mà họ vạch ra.
Còn ở ví dụ thứ hai chính là sự xem nhẹ vai trò của việc quản trị nhân sự. Bài học
được rút ra là nếu muốn phát triển lâu dài và bền vững thì cùng với việc xây dựng
thương hiệu sản phẩm (THSP), doanh nghiệp còn phải chú trọng đến việc xây
dựng THNS.

XÂY DỰNG THNS BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?


THNS chính là cảm nhận của nhân viên về hình ảnh và tính chất của vai trò nhân
sự trong công ty. Nếu như việc xây dựng THSP phải bắt đầu từ người tiêu dùng thì
việc xây dựng THNS phải bắt đầu từ nhân viên. Từ kinh nghiệm hơn 10 năm trong
lĩnh vực tuyển dụng nhân sự của mình, bà Tiêu Yến Trinh - Tổng giám đốc Công
ty cổ phần Kết Nối Nhân Tài (TALENTNET) cho rằng, khi mới khởi nghiệp, nếu
muốn nhân viên đi theo mình thì người lãnh đạo phải chia sẻ định hướng và mục
tiêu của công ty để họ cùng đóng góp ý kiến.
Khi công ty phát triển, cần phải có các phòng, ban chức năng thì các chủ doanh
nghiệp nên loại bỏ suy nghĩ mình bỏ tiền ra thuê giám đốc nhân sự để họ làm theo
ý mình. Hơn ai hết, người lãnh đạo phải đặt mình vào vị trí của nhân viên để xây
dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp, luôn tạo điều kiện để nhân viên phát huy tính
sáng tạo.
Cũng theo bà Trinh, xây dựng THNS cần được xem như một giải pháp cho khách
hàng mà khách hàng ở đây chính là nhân viên trong công ty. Một công ty xây
dựng THNS tốt đối với nhân viên có thể vừa giữ được chân họ vừa thu hút được
người tài và nâng cao được giá trị - hình ảnh của công ty đối với nội bộ và người
ngoài công ty.

Một THNS mạnh phải được xây dựng dựa trên năm yếu tố: Môi trường làm việc,
hệ thống quản lý, quản trị nhân sự, đội ngũ nhân viên và văn hóa doanh nghiệp.
Mô hình xây dựng THNS cũng tương tự như mô hình xây dựng THSP, chỉ khác ở
chỗ nếu đối tượng mục tiêu của THSP là người tiêu dùng thì của THNS là nhân
viên. Cụ thể, mô hình ấy cũng là một “vòng tròn” và tiến trình thực hiện được bắt
đầu từ việc tìm hiểu nhu cầu của nhân viên (quan sát và nhận xét họ dưới nhiều
góc độ theo thang nhu cầu của Maslow).
Tiếp theo là phân khúc nhu cầu nhân viên (theo ba cấp: Nhân viên, chuyên
viên/quản lý cấp thấp, quản lý cấp trung và cấp cao); khám phá mong muốn của
nhân viên; đáp ứng nhu cầu “ngầm hiểu” của nhân viên; định vị THNS (tạo vị trí
tương quan cho thương hiệu của doanh nghiệp so với đối thủ); “quảng cáo” hay
truyền thông nội bộ về các chương trình hành động xây dựng THNS của công ty;

“kích hoạt thương hiệu” nhằm đưa THNS vào thực tiễn cuộc sống; “khuyến mãi”
hay xây dựng các chương trình khen thưởng để kích thích tinh thần làm việc và thi
đua trong công ty.

×