Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Báo cáo thực tập công nhân công ty tnhh lavergne việt nam công ty cổ phần cao su đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 117 trang )

Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HĨA
--□&□--

BÁO CÁO

THỰC TẬP CƠNG NHÂN
GVHD:

TS. PHAN THẾ ANH

SVTH:

ĐÀM THỊ MỸ TRINH

Lớp:

19H4

Đà Nẵng, 12/2022

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

1



Báo cáo Thực tập cơng nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

LỜI NĨI ĐẦU
Ngày nay, vật liệu polymer đang thay thế dần một cách có hiệu quả các vật liệu
truyền thống nhờ các tính năng rất ưu việt của chúng như độ bền dẻo, độ dai, độ đàn
hồi, độ chống ma sát cao,… Nhờ các tính chất đặc biệt này mà chúng dể định hình, gia
cơng thành sản phẩm. Ở nước ta, mặc dù xuất hiện khá trễ nhưng ngành polymer phát
triển rất nhanh và là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta. Hiện
nay, sản phẩm polymer chưa đáp ứng hết được nhu cầu tiêu dùng, nhưng nó góp phần
không nhỏ vào sự phát triển ngành công nghiệp của đất nước.
Để nắm bắt và tìm hiểu thực tế nhằm củng cố và nâng cao thêm kiến thức đã học
từ lý thuyết, Nhà Trường đã bố trí chúng em đi thực tập tại 2 địa điểm:


Công ty TNHH Lavergne Việt Nam.



Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.

Sau đợt thực tập này giúp chúng em có sự định hướng tốt trong học tập và nghiên
cứu cũng như các thao tác vận hành máy móc của cơng nhân.
Thời gian thực tập có giới hạn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của các giảng viên, cán bộ
kỹ thuật, công nhân nhà máy cùng với sự nỗ lực của bản thân đã giúp em hiểu rõ nội
dung của đợt thực tập này. Tuy nhiên, do khả năng cịn hạn chế nên cịn nhiều thiếu
sót, mong các thầy cơ thơng cảm và đóng góp những ý kiến quý báu để em rút kinh
nghiệm cho lần thực tập sau.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng cán bộ kỹ thuật và công

nhân Công ty TNHH Lavergne Việt Nam và Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng đã
giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ trong đợt thực tập này.

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

2


Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU.............................................................................................................2
CƠNG TY TNHH LAVERGNE VIỆT NAM..........................................................10
CHƯƠNG I. SẢN XUẤT HIPS TÁI CHẾ..............................................................10
I. NGUYÊN LIỆU..................................................................................................10
II. THIẾT BỊ..........................................................................................................10
III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT HIPS....................................................................11
1. Chuẩn bị nguyên liệu......................................................................................12
1.1. Phụ gia..........................................................................................................12
1.2. Xử lý nguyên liệu HIPS tái chế..................................................................12
1.2.1. Tách kim loại, tách màu...........................................................................12
1.2.2. Rửa............................................................................................................. 13
1.2.3. Sấy.............................................................................................................. 13
1.2.4. Sàng...........................................................................................................13
3. Hệ thống làm lạnh..........................................................................................13
4. Máy cắt............................................................................................................14
5. Sàng.................................................................................................................14
6. Kiểm tra chất lượng sản phẩm......................................................................14

6.2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở phòng lab..............................................15
6.2.1. Ngoại quan................................................................................................15
6.2.2. Đo chỉ số chảy............................................................................................15
6.2.3. Đo độ ẩm:..................................................................................................16
6.2.4. Đo tỷ trọng:...............................................................................................17
6.2.5. Xác định hàm lượng tro:..........................................................................17
6.2.6. Đo độ bền va đập......................................................................................17
6.2.7. Đo độ bền uốn, độ bền kéo.......................................................................17
6.2.8. Đo chỉ số màu:...........................................................................................18
7. Đóng gói sản phẩm và lưu kho......................................................................19
PHẦN II..................................................................................................................... 20
CƠNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG............................................................20
CHƯƠNG I. XÍ NGHIỆP CÁN LUYỆN.................................................................20

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

3


Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

I. CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG CÔNG NGHỆ CAO
SU............................................................................................................................ 21
1. Cao Su.............................................................................................................21
1.1. Cao su thiên nhiên.......................................................................................22
1.2. Cao su tổng hợp...........................................................................................23
1.3. Chất lưu hóa.................................................................................................24
1.4. Chất xúc tiến lưu hóa..................................................................................25

1.6. Chất phịng tự lưu........................................................................................27
1.7. Chất độn.......................................................................................................28
1.8. Chất phòng lão.............................................................................................29
1.9. Chất làm mềm..............................................................................................30
1.10. Chất hóa dẻo..............................................................................................31
1.11. Chất màu....................................................................................................32
1.12. Chất cách ly................................................................................................32
II. CƠNG NGHỆ LUYỆN CAO SU.....................................................................32
1. Thiết bị............................................................................................................32
1.1. Máy luyện hở...............................................................................................32
1.2. Máy luyện kín..............................................................................................33
1.3. Máy đùn trục vít..........................................................................................33
1.4. Dàn làm nguội..............................................................................................34
2. Quy trình luyện...............................................................................................34
2.1. Lý thuyết về quy trình cơng nghệ luyện.....................................................34
2.2. Quy trình luyện cao su................................................................................35
2.3. Sơ đồ cán luyện............................................................................................41
CHƯƠNG 2. XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT LỐP Ô TÔ................................................41
I. TỔNG QUAN VỀ LỐP Ô TÔ...........................................................................41
1. Kết cấu............................................................................................................. 41
2. Tác dụng của các phần trong lốp..................................................................42
2.1. Lớp vải mành...............................................................................................42
2.2. Tầng hoãn xung...........................................................................................43
2.3. Mặt lốp.........................................................................................................43
2.4. Gót lốp..........................................................................................................43
2.5. Tầng cao su da dầu hay cao su kín khí.......................................................43

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

4



Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

2.6. Các vịng tanh..............................................................................................43
3. Kí hiệu lốp.......................................................................................................43
4. Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ sản xuất lốp ơ tơ.............................................44
II. CÁC CƠNG ĐOẠN GIA CÔNG.....................................................................44
1. Ép đùn mặt lốp...............................................................................................44
1.1. Nguyên liệu...................................................................................................45
1.2. Thiết bị và nguyên lý làm việc....................................................................45
1.3. Yêu cầu công nghệ.......................................................................................53
1.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ.......................................................................53
1.5. Các hiện tượng khuyết tật và ngun nhân...............................................56
2. Gia cơng vịng tanh.........................................................................................56
2.1. Mơ tả............................................................................................................. 56
2.2. Ngun liệu...................................................................................................57
2.3. Thiết bị trong dây chuyền quấn tanh.........................................................57
2.4. Dây chuyền quấn tanh.................................................................................60
2.5. Các khuyết tật, nguyên nhân......................................................................63
3. Cán tráng vải mành........................................................................................63
3.1. Mô tả............................................................................................................. 63
3.2. Nguyên liệu...................................................................................................63
3.3. Dây chuyền công nghệ cán tráng................................................................64
3.4. Thiết bị và quy trình cán tráng...................................................................66
3.5. Yêu cầu về công nghệ..................................................................................72
3.6. Các khuyết tật, nguyên nhân......................................................................72
4. Cắt vải.............................................................................................................73

4.1. Mô tả............................................................................................................. 73
4.2. Nguyên liệu...................................................................................................73
4.3. Yêu cầu về công nghệ..................................................................................73
4.4. Thiết bị.........................................................................................................73
4.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ.......................................................................74
4.6. Các hiện tượng khuyết tật và nguyên nhân...............................................75
5. Dán cao su lên vải...........................................................................................75
5.1. Mô tả............................................................................................................. 75
5.2. Nguyên liệu...................................................................................................75

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

5


Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

5.3. Thiết bị.........................................................................................................75
5.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ.......................................................................75
6. Dán ống...........................................................................................................77
6.1. Mô tả............................................................................................................. 77
6.2. Thiết bị.........................................................................................................77
6.3. Thao tác dán ống.........................................................................................77
6.4. Các hiện tượng khuyết tật và nguyên nhân và cách khắc phục...............78
7. Thành hình......................................................................................................79
7.1. Mơ tả............................................................................................................. 79
7.2. Ngun liệu...................................................................................................79
7.3. Thiết bị.........................................................................................................80

7.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ.......................................................................80
7.5. Các vấn đề cần lưu ý....................................................................................83
8. Lưu hóa...........................................................................................................84
8.1. Mơ tả............................................................................................................. 84
8.2. Ngun liệu...................................................................................................84
8.3. Thiết bị.........................................................................................................84
8.4. Quy trình thao tác.......................................................................................84
8.5. Các điều kiện động lực khi lưu hóa............................................................85
8.6. Nguyên tắc tăng giảm thời gian lưu hóa....................................................85
8.7. Các vấn đề công nghệ cần chú ý.................................................................86
8.8. Kiểm tra chất lượng sản phẩm...................................................................86
CHƯƠNG 3. XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT SĂM, LỐP XE MÁY, XE ĐẠP...............87
I. THIẾT BỊ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG THIẾT BỊ...................................87
1. Thiết bị ở nhà lốp............................................................................................87
1.1. Máy luyện.....................................................................................................87
1.2. Máy cán tráng..............................................................................................88
1.3. Máy xé vải phin (XXP-01)...........................................................................88
1.4. Hệ thống tanh xe máy..................................................................................88
1.5. Hệ thống tanh xe đạp leo núi......................................................................88
1.6. Hệ thống tanh xe đạp...................................................................................88
1.7. Máy cắt vải (XCV - 01, 02, 03)....................................................................88
1.8. Máy đùn mặt lốp xe máy (XEĐ-01)............................................................89

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

6


Báo cáo Thực tập công nhân


GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

1.9. Máy ép đùn mặt lốp 2 màu.........................................................................89
1.10. Một số máy thành hình.............................................................................89
1.11. Một số máy lưu hóa...................................................................................91
2. Thiết bị ở nhà săm..........................................................................................92
2.1. Máy luyện Trung Quốc Ф400.....................................................................92
2.2. Máy luyện Ф345...........................................................................................92
2.3. Máy luyện lọc Ф135.....................................................................................92
2.4. Máy đùn săm xe máy...................................................................................92
2.5. Máy đùn săm xe đạp....................................................................................93
2.6. Máy vuốt săm...............................................................................................93
2.7. Thùng lưu hoá săm xe đạp..........................................................................93
2.8. Máy rút lõi săm............................................................................................93
2.9. Máy đột lỗ chân van....................................................................................93
2.10. Máy mài đầu săm.......................................................................................93
2.11. Máy hút chân không..................................................................................93
2.12. Máy đóng dấu............................................................................................93
2.13. Máy lưu hố săm xe máy...........................................................................93
II. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT LỐP...................................................................94
1. Sơ đồ quy trình cơng nghệ.............................................................................94
2. Ngun liệu......................................................................................................95
2.1. Cao su bán thành phẩm:.............................................................................95
2.2. Vải................................................................................................................. 95
2.3. Thép tanh.....................................................................................................96
3. Công nghệ gia công từng công đoạn..............................................................96
3.1. Cán tráng:....................................................................................................96
3.2.  Ép bọc tanh:..............................................................................................103
3.3. Gia cơng cao su mặt lốp:...........................................................................104
3.4. Thành hình:................................................................................................109

3.5. Lưu hóa:.....................................................................................................110
4.Các nguyên nhân phế và cách khắc phục:...................................................111
4.1. Lốp xe đạp..................................................................................................111
4.2. Lốp xe máy.................................................................................................112
III. Công nghệ sản xuất săm xe đạp, xe máy.....................................................112

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

7


Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

1. Sơ đồ dây chuyền..........................................................................................113
2. Khu vực ép đùn.............................................................................................113
3. Khu vực cắt nối.............................................................................................114
4. Khu vực lưu hóa...........................................................................................115

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

8


Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Máy trộn......................................................................................................12
Hình 1.2. Máy tách màu..............................................................................................13
Hình 1.3. Máy đùn......................................................................................................14
Hình 1.4. Hệ thống làm nguội.....................................................................................14
Hình 1.5. Máy sàng.....................................................................................................15
Hình 1.6. Máy đúc tiêm...............................................................................................15
Hình 1.7. Máy đo chỉ số chảy......................................................................................16
Hình 1.8. Máy đo độ ẩm..............................................................................................17
Hình 1.9. Máy đo độ bền va đập.................................................................................18
Hình 1.10. Máy đo độ bền uốn, kéo............................................................................19
Hình 1.11. Máy đo chỉ số màu....................................................................................20
Hình 2.1. Kết cấu lốp BIAS…………………………………………………………..42
Hình 2.2. Mặt lốp sau khi ép đùn................................................................................46
Hình 2.3. Máy đùn trục vít QSM.................................................................................47
Hình 2.4. Đầu đùn tổng...............................................................................................48
Hình 2.5. Overlap và thước.........................................................................................49
Hình 2.6. Mặt cắt ngang xilanh máy đùn trục vít QSM...............................................50
Hình 2.7. Bộ phận cấp tanh.........................................................................................58
Hình 2.8. Máy ép đùn..................................................................................................59
Hình 2.9. Bộ phận quấn tanh.......................................................................................60
Hình 2.10. Tanh sau khi bọc cao su tam giác..............................................................64
Hình 2.11. Máy luyện hở............................................................................................67
Hình 2.12. Bộ phận cấp vải.........................................................................................68
Hình 2.13. Bàn nối vải................................................................................................68
Hình 2.14. Bộ phận dẫn vải trước và Encoder.............................................................69
Hình 2.15 Dàn bù........................................................................................................70
Hình 2.16. Dàn sấy......................................................................................................71
Hình 2.17. Máy thành hình..........................................................................................81
Hình 2.18. Nồi lưu hóa................................................................................................85


SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

9


Báo cáo Thực tập cơng nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

PHẦN 1
CƠNG TY TNHH LAVERGNE VIỆT NAM
Công ty TNHH Lavergne Việt Nam tiền thân là công ty TNHH Hợp chất kỹ thuật
Châu Á Thái Bình Dương. Các sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm:


Compound PC  tái chế (Polycarbonate).



Compound PET tái chế (Polyethylene Terephthalate).



Compound HIPS tái chế (High Impact Polystyrene).

CHƯƠNG I. SẢN XUẤT HIPS TÁI CHẾ
I. NGUYÊN LIỆU
HIPS tái chế.
Phụ gia:
Các phụ gia bao gồm:



Màu xanh: SV D1



Màu tím: AV D2



Màu trắng: TiO2



Chất ổn định chỉ số chảy: Terephenyl m – phenylene bis(phosphate)
95÷99%

(LQ – FRDP – FR).
II. THIẾT BỊ
 Máy trộn.
 Máy sàng.
 Máy rửa.
 Máy sấy.
 Máy tách màu, kim loại.
 Máy đùn trục vít: 2 trục vít
 Hệ thống làm nguội bằng nước.
 Máy cắt.
 Máy sàng rung.
 Máy đúc tiêm.


SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

10


Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT HIPS.

Nhựa HIPS
tái chế

Tách màu, kim
loại

Rửa

Sấy

Trộn

Phụ gia

đùn

Làm nguội

Cắt

Máy sàng
rung
KCS
Đạt
Đóng gói

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

11

Khơng đạt


Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

1. Chuẩn bị nguyên liệu.
1.1. Phụ gia.
Phụ gia được đưa đến máy trộn để trộn theo tỷ lệ nhất định.
Máy trộn được sử dụng cho sản xuất HIPS là máy trộn thùng quay.
Có 2 máy trộn cho sản xuất HIPS:
Loại nhỏ: Sử dụng cho khối lượng phụ gia nhỏ(<50kg).
Loại lớn: Sử dụng cho khối lượng phụ gia lớn (>100kg).

Hình 1.1. Máy trộn
1.2. Xử lý nguyên liệu HIPS tái chế.
1.2.1. Tách kim loại, tách màu.
HIPS tái chế sau khi được đưa về nhà máy sẽ được phân tích thơng qua phịng
lab. Nếu trong ngun liệu có kim loại thì sẽ được đưa đến máy tách kim loại. Nếu

khơng thì ngun liệu sẽ đưa đến hệ thống tách màu.
Mục đích:
 Loại bỏ kim loại khỏi nguyên liệu, để tránh hư hại máy móc trong công đoạn
tiếp theo.
 Tăng chất lượng sản phẩm.

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

12


Báo cáo Thực tập cơng nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

Hình 1.2. Máy tách màu
1.2.2. Rửa.
Mục đích: Loại bỏ phần lớn bụi, bẩn.
1.2.3. Sấy.
Sau khi nguyên liệu được rửa sẽ đi qua hệ thống sấy. Tại đây nguyên liệu sẽ
được sấy khô bằng khí nóng.
1.2.4. Sàng.
Mục đích của sàng là phân loại các mảnh HIPS theo kích thước.
2. Máy đùn.
Là thiết bị chính để trộn lẫn và làm nóng chảy nhựa sau đó đẩy qua đầu tạo hình
để tạo thành nhựa ở dạng sợi.
Nguyên liệu sẽ được nạp vào máy đùn thông qua phễu nạp liệu, dưới tác dụng
quay của trục vít, nguyên liệu được dẫn vào xilanh gia nhiệt đến nhiệt độ nóng chảy
của nhựa tạo hỗn hợp dạng paste và đẩy qua đầu tạo hình.


Hình 1.3. Máy đùn
3. Hệ thống làm lạnh.
Sau khi ra khỏi đầu tạo hình, nhựa đi qua nước để làm nguội nhờ hệ thống làm
lạnh sâu và hóa rắn nhanh hơn.

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

13


Báo cáo Thực tập cơng nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

Hình 1.4. Hệ thống làm nguội
Hệ thống làm lạnh sâu: Nhiệt độ của nước khoảng 10°C.
4. Máy cắt.
Mục đích của máy cắt là cắt sợi nhựa thành các hạt nhỏ.
5. Sàng.
Mục đích của sàng rung là phân loại hạt nhựa tạo thành, loại bỏ bột nhựa và hạt
quá lớn, tạo ra sản phẩm đồng đều hơn về kích thước. Các hạt có kích thước quá lớn
và bột nhựa sẽ được sử dụng lại giống như tái chế.

Hình 1.5. Máy sàng
6. Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
6.1. Tạo mẫu thử trên máy đúc tiêm
Sau khi tạo ra sản phẩm, các hạt HIPS sẽ được đưa đi kiểm tra chất lượng bằng
cách tạo mẫu thử: Sử dụng máy đúc tiêm để tạo các mẫu( mẫu có thể ở dạng tấm,
thanh,… tùy thuộc vào mục đích kiểm tra).


SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

14


Báo cáo Thực tập cơng nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

Hình 1.6. Máy đúc tiêm
Cách tạo mẫu: Hạt HIPS Compound sẽ được đưa vào phễu nạp liệu trên máy đúc
tiêm, dưới tác dụng của trục vít quay và gia nhiệt thì nhựa sẽ nóng chảy và được đẩy
về phía trước, sau khi nhựa ở đầu trục vít đạt một lượng nhất định (áp suất nhất định)
thì trục vít sẽ được đẩy về phía trước để bơm nhựa vào khn, sau đó làm nguội nhựa
và tháo khuôn.
6.2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở phịng lab.
6.2.1. Ngoại quan.
Mẫu thử phải có màu trắng, khơng có đốm đen hoặc đốm đen có đường kính
<0,25mm.
6.2.2. Đo chỉ số chảy.
Mục đích: Đánh giá đặc tính chảy của nhựa ảnh hưởng đến việc lựa chọn
phương pháp gia công (MFI cao: đúc tiêm, thổi,…, MFI thấp: ép đùn, đúc,…).
Dùng máy đo chỉ số chảy:

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

15


Báo cáo Thực tập cơng nhân


GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

Hình 1.7. Máy đo chỉ số chảy
Cách đo:
 Mẫu nhựa được đặt vào xilanh, sử dụng tải trọng để ép piston xuống kết hợp
với gia nhiệt để đẩy nhựa qua đầu die.
 Chỉ số chảy là số gam nhựa đùn qua đầu die trong 10 phút.
 Tiêu chuẩn kỹ thuật của chỉ số chảy: 7 ÷ 11 g/10 phút.
6.2.3. Đo độ ẩm:
Mục đích: Kiểm tra hàm lượng ẩm có trong mẫu. 
Sử dụng máy đo độ ẩm:

Hình 1.8. Máy đo độ ẩm
Cách đo:


Mẫu thử có khối lượng từ 1 – 3 gam được đưa vào buồng gia nhiệt.

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

16


Báo cáo Thực tập cơng nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

Ẩm thốt ra sẽ được khí Nitrogen đẩy sang bình chứa dung dịch Hydranal
Coloumatric.

 Phản ứng giữa ẩm và dung dịch Hydranal Coloumatric xảy ra.
HO +
SO
+
I      →
SO
+
2HI
 Kết quả được tính tốn tự động dựa trên số microgam nước phản ứng.
 Tiêu chuẩn kỹ thuật của độ ẩm: ≤ 600 ppm. 


2

2

2

3

6.2.4. Đo tỷ trọng:
Mục đích: Xác định được tỷ trọng của nhựa.
Nếu tỷ trọng cao thì độ kết tinh cao do đó độ bền của sản phẩm cao và ngược lại.
6.2.5. Xác định hàm lượng tro:
Mục đích: Xác định được hàm lượng độn.
Hàm lượng tro nhiều thì lượng TiO nhiều do đó tính năng cơ lý tốt hơn.
2

6.2.6. Đo độ bền va đập.
Mục đích: Kiểm tra độ bền của sản phẩm để đáp ứng được điều kiện sử dụng của

sản phẩm.
Dùng máy đo độ bền va đập:

Hình 1.9. Máy đo độ bền va đập
Cách đo:
 Chọn búa có tải trọng thích hợp để đo độ bền va đập của HIPS.
 Mẫu được đặt vào bộ phận giữ mẫu theo phương thẳng đứng sau đó thả búa rơi
tự do.
 Kết quả sẽ được hiển thị trên máy tính thơng qua phần mềm đã kết nối với
máy.
 Tiêu chuẩn kỹ thuật của độ bền va đập: > 70 MPa.

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

17


Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

6.2.7. Đo độ bền uốn, độ bền kéo.
Mục đích: Kiểm tra tính năng cơ lý (ứng suất, độ giãn dài, modul) của sản phẩm
để đáp ứng được điều kiện sử dụng của sản phẩm.
Dùng máy đo độ bền uốn, kéo:

Hình 1.10. Máy đo độ bền uốn, kéo
Đo độ bền uốn:
Mẫu được đặt nằm ngang trên 2 gối tựa, khoảng cách giữa 2 gối tựa được thiết
lập theo quy chuẩn.

Sau đó máy sẽ tạo lực nén lên mẫu cho đến khi xảy ra hiện tượng nứt ở bề mặt
ngoài của mẫu hoặc cho đến khi độ biến dạng tối đa là 5%, tùy theo điều kiện nào xảy
ra trước.
Kết quả độ bền kéo sẽ hiển thị trên máy tính thơng qua phần mềm liên kết với
máy đo.
Đo độ bền kéo:
Mẫu được kẹp thẳng đứng vào 2 đầu của thiết bị.
Đầu trên của máy sẽ di chuyển lên tạo ra lực kéo cho đến khi mẫu đứt.
Kết quả độ bền kéo sẽ hiển thị trên máy tính thơng qua phần mềm liên kết với
máy đo.
6.2.8. Đo chỉ số màu:
Mục đích: Để so sánh màu của sản phẩm đối với mẫu chuẩn.
Dùng máy đo chỉ số màu:

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

18


Báo cáo Thực tập cơng nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

Hình 1.11. Máy đo chỉ số màu
Cách đo:
Máy đo chỉ số màu được kết nối với phần mềm trên máy tính, thiết lập những
thông số phù hợp với HIPS.
 Mẫu thử được đặt vào máy, nguồn sáng trong máy sẽ chiếu vào mẫu thử.
 Kết quả về DL*, Da*, Db*, DE* được đưa ra trên phần mềm. 



Sai số so với mẫu chuẩn trong phạm vi:
 Độ sáng (DL*): ± 0.5
 Red – Green (Da*): ± 0.35
 Yellow – Blue (Db*): ± 0.5
 Tổng (DE*): ± 0.75
7. Đóng gói sản phẩm và lưu kho.
Sau khi kiểm tra sản phẩm thông qua các mẫu thử. Nếu các mẫu thử đạt yêu cầu
thì nhà máy sẽ tiến hành đóng gói sản phẩm với khối lượng mỗi bao là 25kg và sử
dụng bao nhựa polypropylene để đưa đi tiêu thụ.
IV. Bảng đánh giá các thông số tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.
Đặc tính

Thơng số kỹ thuật

Chỉ số chảy

7÷10 g/phút

Độ ẩm

< 600ppm

Độ bền va đập

>70 Mpa

Tỷ trọng

1,05


Độ bền uốn

>80 N/mm2

Độ bền kéo

>35 N/mm2

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

19


Báo cáo Thực tập cơng nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

PHẦN II
CƠNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG
Tiền thân là một xưởng đắp vỏ xe ô tô do quân đội Mỹ để lại. Tháng 12 năm 1975,
ngay sau ngày miền Nam được giải phóng, Tổng cục hóa chất (nay là Tập đồn cơng
nghiệp Hóa chất Việt Nam) cử đồn cán bộ vào tiếp quản, đến ngày 25/12/1975 Nhà
máy Cao su Đà Nẵng chính thức được thành lập. Đến nay Cơng ty cổ phần cao su Đà
Nẵng, tên gọi quốc tế là DRC, đã có q trình phát triển liên tục hơn 40 năm. Nằm tại
Khu Cơng nghiệp Liên Chiểu, DRC có vị trí địa lý thuận lợi giao thương trong nước
và quốc tế.
Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, tên giao dịch DRC (DANANG RUBBER
JOINT-STOCK COMPANY) là công ty cổ phần cao su lớn trong nước. Sản phẩm của
công ty đa dạng về chủng loại, nhiều về số lượng và tốt về chất lượng. Chính vì những

yếu tố đó nên sản phẩm của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng đã có mặt cả trong và
ngồi nước. 
Để việc quản lý các hoạt động sản xuất và công tác phục vụ sản xuất tốt, cơng ty
đã chia ra 7 xí nghiệp với các nhiệm vụ khác nhau:


Xí nghiệp săm, lốp radial: chuyên sản xuất các loại săm, lốp radial.



Xí nghiệp săm, lốp ô tô: chuyên sản xuất các loại săm, lốp ơ tơ.



Xí nghiệp săm, lốp xe đạp - xe máy: chuyên sản xuất các loại săm, lốp xe đạp xe máy.

o

Xí nghiệp đắp lốp ơ tơ: chun đắp lại các loại lốp ơ tơ đã bị mịn sau thời gian
sử dụng.



Xí nghiệp cán luyện: làm nhiệm vụ luyện cao su ban đầu thành cao su bán
thành phẩm để cung cấp cho các xí nghiệp săm, lốp ơ tơ; xí nghiệp săm, lốp xe
đạp - xe máy; xí nghiệp đắp lốp ơ tơ.



Xí nghiệp cơ khí: nhiệm vụ làm mới và sửa chữa về mặt cơ khí của các thiết bị

trong tất cả các xí nghiệp trong cơng ty.



Xí nghiệp năng lượng: làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng ở tất cả các dạng
cho tất cả các xí nghiệp của cơng ty. 

Tất cả các xí nghiệp nêu trên mỗi xí nghiệp đều có cơ cấu tổ chức, một chức
năng riêng, nhiệm vụ cụ thể riêng nhưng các chức năng và nhiệm vụ đó có chung mục
đích là tạo ra sản phẩm cho công ty.

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

20


Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

CHƯƠNG I. XÍ NGHIỆP CÁN LUYỆN
Xí nghiệp cán lun là nơi sản xuất bán thành phẩm cho các xí nghiệp sản xuất
săm lốp xe đạp, xe máy và ơ tơ. Xí nghiệp bao gồm 8 dây chuyền cán luyện, trong đó
có 5 dây chuyền 1001, 3 dây chuyền 2701 được nhập từ Ý và Trung Quốc trong đó có
2 dây chuyền tự động, 1 dây chuyển sản xuất bán thành phẩm màu.
I. CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG CÔNG NGHỆ CAO
SU
1. Cao Su
Cao su là hợp chất cao phân tử được hình thành từ một hoặc nhiều phần tử có cấu
tạo hóa học giống nhau và được liên kết với nhau tạo thành chuỗi dài có khối lượng

phân tử rất lớn. Tính năng của cao su phụ thuộc vào cấu tạo, thành phần hóa học, khối
lượng phân tử, sự phân bố và sắp xếp các phần tử trong mạch.
Độ bền nhiệt của cao su chủ yếu phụ thuộc vào năng lượng liên kết các ngun tố
hình thành nên mạch chính. Năng lượng liên kết càng cao thì độ bền nhiệt của cao su
càng lớn.
Cao su có khối lượng phân tử càng lớn thì các tính năng cơ lý đều tăng đặc biệt là
độ chịu mài mịn và tính đàn hồi.
Cao su là loại vật liệu có những tính chất vơ cùng quý giá:
Khác với các vật liệu rắn cao su có độ bền cơ học thấp hơn, nhưng có đại lượng
biến dạng, đàn hồi lớn hơn nhiều lần. Khi có ngoại lực, có những sản phẩm cao
su có khả năng biến dạng hàng chục lần so với kích thước ban đầu. 
 Khác với chất lỏng lý tưởng được đặc trưng bằng độ bền cơ học vô cùng nhỏ
và biến dạng chảy nhớt không thuận nghịch lớn, cao su trong nhiều lĩnh vực
được sử dụng như một vật liệu chịu lực có đại lượng biến dạng đàn hồi bé.


Hỗn hợp cao su gồm nhiều cấu tử. Cũng như những hệ thống hóa học khác, tính
chất cơ lý, hóa học đặc trưng cho hợp phần cao su phụ thuộc vào bản chất hóa học các
cấu tử, kích thước hay mức độ phân tán các cấu tử trong khối cao su, sự tác dụng
tương hỗ lẫn nhau và giữa chúng với môi trường phân tán là cao su trong hỗn hợp.
Đại lượng ảnh hưởng lớn nhất đến tính chất cơ lý, tính chất kỹ thuật và cơng nghệ
đó là lực tác dụng tương hỗ giữa các đoạn mạch, mắc xích, nhóm thế của mạch đại
phân tử cao su,....
Năng lượng liên kết của phân tử cao su càng lớn thì độ bền nhiệt càng lớn. Cao su
chứa nhóm phân cực lớn hơn ở mạch chính, lực tác dụng tương hỗ lớn do đó mạch
phân tử cứng, đàn tính của vật liệu giảm nhanh khi giảm nhiệt độ, nhiệt độ hóa thủy
tinh lớn. Cao su khơng phân cực thì có lực tác dụng tương hỗ giữa các mạch phân tử
bé, vật liệu mềm dẻo ngay ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ hóa thủy tinh bé. Cùng loại cao su,

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH


21


Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

tức cùng bản chất hóa học nhưng ở trạng thái cấu trúc tinh thể thì nhiệt độ hóa thủy
tinh lơn hơn ở trạng thái cấu trúc vơ định hình.
Ngun liệu cao su phân loại theo nguồn gốc thì gồm 2 nhóm chính: 


Cao su thiên nhiên: Khai thác từ mủ cây cao su



Cao su tổng hợp: Được tổng hợp từ các hợp chất hóa học khác, chủ yếu là từ
dầu mỏ,...

1.1. Cao su thiên nhiên
Cao su thiên nhiên được khai thác từ cây cao su, mủ cao thiên nhiên là nhũ tương
trong nước cảu các hạt cao su với hàm lượng phần cao su khô là 28 - 40%. Các hạt
cao su rất nhỏ và có hình quả trứng gà.
Mủ cao su có tình kiềm yếu (pH = 7,2), sau vài giờ bảo quản thi trị số pH giảm
xuống 6,9 ÷ 6,6 nên để tránh hiện tượng keo tụ ta phải thêm chất ổn định pH là
amoniac 0,5% duy trì mơi trường từ pH = 10 ÷ 11.
Mủ cao su thiên nhiên thường chứa nhiều nước, để giảm giá thành vận chuyển và
thuận tiện sử dụng mủ thường được cơ đặc. Có 4 phương pháp cơ đặc chính: ly tâm,
bay hơi tự nhiên, tách lớp, điện ly. Nhưng thông thường cao su thiên nhiên được tổng

hợp thành 2 dạng phổ biến là cao su tờ và cao su cốm.


Tính chất của cao su thiên nhiên:


Cơng thức hóa học: (C5H8)n.



Khối lượng riêng: 0,91 ÷ 0,93.



Tan trong các dung môi hữu cơ mạch thẳng, mạch vịng,... khơng tan trong
rượu, xeton.



Cao su thiên nhiên có sức dính tốt, đàn hồi tốt, lực kéo đứt và xé rách cao, sinh
nhiệt thấp, tốc độ lưu hóa nhanh, giá thành rẻ, các khuyết điểm cao su thiên
nhiên là tính chống tác dụng của O2, O3, dầu, acid, kiềm, ... yếu.



Cao su thiên nhiên có khả nẳng phối hợp tốt với các phụ gia, chất độn trên máy
luyện kín hay luyện hở. Dễ dàng cán tráng hay ép, sức dính tốt, có thể trộn với
loại cao su khơng phân cực khác như SBR, NBR, BR, Chlorobutyl,... với bất
kỳ tỷ lệ nào.




Cao su thiên nhiên có khả năng lưu hóa với lưu huỳnh và các loại xúc tiến
thông dụng. 

Cao su thiên nhiên được dùng để sản xuất các mặt hàng dân dụng như săm lốp xe
đạp, xe máy, ô tô, các sản phẩm phục vụ công nghiệp như băng tải, dây couroie,
giày, ... làm việc trong mơi trường khơng có dầu mỡ, hoặc được dùng trong sản phẩm
y tế hay thực phẩm. 

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

22


Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

1.2. Cao su tổng hợp
Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ nhựa cây cao su, trải qua phản ứng trùng hợp tạo
thành isopren với đôi chút tạp chấp. Điều này giới hạn các đặc tính của cao su. Thêm
vào đó, những hạn chế cịn ở tỷ lệ các liên kết đơi không mong muốn và tạp chất phụ
từ phản ứng trùng hợp mủ cao su tự nhiên. Vì những lý do trên, các chỉ số đặc tính của
cao su tự nhiên bị suy giảm ít nhiều mặc dù q trình lưu hóa có giúp cải thiện trở lại.
Cao su tổng hợp được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng các cấu trúc đơn bao gồm
isopren (2-methyl-1,3-butadiene), 1,3-butadiene, chloroprene (2-chloro-1,3-butadiene)
và isobutylene (methylpropene) với một lượng nhỏ phần trăm isoprene cho liên kết
chuỗi. Thêm vào đó, các cấu trúc đơn này có thể trộn với các tỷ lệ mong muốn để tạo
phản ứng đồng trùng hợp mà kết quả là các cấu trúc cao su tổng hợp có các đặc tính

vật lý, cơ học và hóa học khác nhau.
Một số loại cao su tổng hợp thông dụng:
1.2.1. Cao su butadiene (BR, CKC): BT40
Là sản phẩm được trùng hợp từ butadiene 1,3. Ngoại quan có màu trắng trong.
Có cơng thức:

Có cấu trúc khơng gian đều hịa, có chứa nhiều nối đơi trong phân tử nên có thể
lưu hóa bằng hệ thống lưu huỳnh. Phối trộn được hầu hết với các loại su không phân
cực. Cao su BR có khả năng chống mài mịn tốt, chịu ma sát tốt, tính chống mệt mỏi
lớn. Nhược điểm của BR là tính chống cắt xé, lực xé rách thấp. Tùy thuộc vào các
hãng sản xuất mà cao su BR có các ký hiệu BR40, BR1000, BR01 …
1.2.2. Cao su butadiene – styrene (SBR): ST17, ST15
Cao su butadiene – styrene là sản phẩm đồng trùng hợp từ butadiene 1,3 và
styrene. Ngoại quan có màu nâu đen, cao su SBR có độ cứng lớn, khả năng chống ma
sát, mài mòn tốt nên thường dùng trong sản xuất mặt lốp xe máy và ơtơ hoặc dùng
trong các sản phẩm chịu mài mịn khác. Tùy thuộc vào phương pháp tổng hợp mà có
nhiều loại cao su SBR khác nhau, thường gặp nhất là SBR1502 (cao su không độn
trùng hợp ở nhiệt độ thấp), SBR 1712 (cao su độn dầu trùng hợp ở nhiệt độ thấp),
nhược điểm của SBR là tính chống xé rách và tính chống nứt thấp, lực kéo đứt thấp,
sinh nhiệt cao, ít kín khí, tính chịu nhiệt và chống hóa chất thấp.
1.2.3. Cao su butadiene – Nitrile (NBR, CKH): NT40

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

23


Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH


Cao su NBR là sản phẩm đồng trùng hợp của butadiene 1,3 và acrylonitrile.
Ngoại quan có màu vàng nhạt, có tính chịu dầu tốt, khi tăng hàm lượng nitrile thì tính
chịu dầu tăng lên, chịu nhiệt tốt thường dùng trong các sản phẩm trong phụ tùng máy
như joint, phoste … làm việc trong môi trường dầu mỡ, nhiệt cao. Nhược điểm của
NBR là sinh nhiệt cao lực xé rách thấp. Phối trộn hầu hết với các loại polime phân
cực.
1.2.4. Cao su chloroprene (Np)
Là sản phẩm trùng hợp của chloroprene, cao su chloroprene phân cực, nhóm
clo có khả năng bảo vệ tốt các tác nhân tác dụng của môi trường nên đây là loại cao su
chịu dầu, bền hóa chất và các dung mơi hữu cơ. Do kết dính cao nên thường sử dụng
để sản xuất các loại keo dán khô nhanh.
1.2.5. Cao su butyl (Butyl 286 loại 1 và loại 2)
Cao su butyl là sản phẩm đồng trùng hợp của izobutylen với các hợp chất hai
nối đôi khác, chủ yếu là isopren. Cao su butyl có ngoại quan màu trắng. Tính chất
cơng nghệ và tính chất cơ lý của cao su butyl phụ thuộc vào khối lượng phân tử và
hàm lượng các mắc xích dạng đien có trong mạch đại phân tử.
Cao su butyl là cao su có tính chịu nhiệt rất tốt, có tính đàn hồi tốt, bền với các tác
dụng của mơi trường hóa học nên thường sử dụng cho các sản phẩm chịu nhiệt như:
cốt hơi, màng lưu hóa, hoặc các thiết bị chịu nhiệt, acid, chịu kiềm. Cao su butyl cịn
có khả năng thấm khí thấp nên thường dùng trong sản xuất săm, các sản phẩm chứa
khí khác. Độ bền khí hậu của cao su butyl cao nên được sử dụng làm vật liệu bọc lót
dây dẫn điện, phủ phết lên vải với các mục đích sử dụng khác nhau. Butyl cịn có tính
chịu va đập tốt nên thường dùng cho các sản phẩm yêu cầu chống rung cao.
Nhược điểm chính của cao su butyl là tốc độ lưu hóa chậm, chịu dầu mỡ kém, sức
dính kém, khơng trộn lẫn được với các cao su thông dụng như cao su thiên nhiên,
SBR, BR,…
1.3. Chất lưu hóa
Cao su sống có mạch đại phân tử thẳng dễ trượt lên nhau nên tính năng đàn hồi
và tính năng cơ lý thấp. Chất lưu hóa là chất dưới điều kiện lưu hóa (áp lực, nhiệt độ)

tham gia phản ứng liên kết các mạch cao su để tạo thành mạng lưới không gian, thay
đổi tính chất của cao su từ trạng thái biến dạng dẻo, chảy nhớt, độ bền cơ học thấp
sang trạng thái biến dạng đàn hồi cao và bền dưới tác dụng của nhiệt độ. Q trình
thay đổi tính chất của vật liệu dưới tác dụng của chất lưu hóa được gọi là q trình lưu
hóa. Có nhiều chất lưu hóa tùy thuộc vào từng loại cao su, nhưng thông dụng nhất là
lưu huỳnh (S).
1.3.1. Lưu huỳnh (B1)

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

24


Báo cáo Thực tập công nhân

GVHD: TS.PHAN THẾ ANH

Bột lưu huỳnh có màu vàng, dạng tinh thể hình thoi, khối lượng riêng 2,07
kg/cm . Nhiệt độ nóng chảy là 112℃. Hàm lượng S trong hợp phần cao su thông
dụng từ 2 đến 3 phần khối lượng. Để sản xuất cao su cứng thì hàm lượng S sử dụng
nhiều hơn. Sự có mặt của S và các loại xúc tiến lưu hóa trong hợp phần cao su ở nhiệt
độ gia cơng cao có thể gây ra hiên tượng tự lưu làm giảm tính chất cơng nghệ của vật
liệu. Vì vậy S thường được đưa vào hợp phần cao su sau cùng, sau khi chất phối hợp
đã được luyện đều và hợp phần cao su đã được ổn định.
3

Cao su là dung mơi hịa tan S. Mức độ hịa tan của S vào cao su thay đổi theo
nhiệt độ. Ở nhiệt độ 140℃ mức độ hòa tan của S là 10%, ở nhiệt độ 25℃ mức độ hòa
tan của S vào cao su là 2%, vì thế lượng S cao trong cao su BTP sẽ gây ra hiện tượng
S khuyếch tán ra bề mặt sản phẩm làm giảm độ bền kết dính ngoại và làm bề mặt sản

phẩm có màu mốc trắng (hiện tượng phun sương). Để giảm hiên tượng này cần phải
tiến hành một số biện pháp sau:


Sử dụng lượng S thấp .



Luyện hoặc gia công ở nhiệt độ thấp để giảm lượng S tan trong cao su.



Lưu hóa sản phẩm phải đạt điểm lưu hóa tối ưu.



Sử dụng loại S khơng tan.

1.3.2. Các chất lưu hóa khác
Se, Te khơng dùng vì độc tính cao.
Nhựa phenol – formandehyt dùng để lưu hóa các loại cao su khơng chứa hoặc
chứa rất ít liên kết đôi trong mạch, đặc biệt là cao su butyl.
1.4. Chất xúc tiến lưu hóa
Khi lưu hóa cao su với sự có mặt của S thì thời gian lưu hóa rất lâu, sản phẩm có
nhiều khuyết điểm: tính chống lão hóa kém, dễ bị phun sương, tính năng cơ lý không
cao. Để hạn chế được các hiện tượng trên chất xúc tiến lưu hóa được thêm vào để hoạt
hóa chất lưu hóa làm tăng tốc độ phản ứng từ đó rút ngắn thời gian lưu hóa, tăng tính
năng cơ lý, hạ thấp nhiệt độ lưu hóa và hạ giá thành sản phẩm. Khi chọn chất xúc tiến
lưu hóa cho một hỗn hợp cao su nào đó cần phải thỏa mãn các u cầu sau:



Xúc tiến lưu hóa khơng gây hiện tượng tự lưu cho hỗn hợp cao su trong tất cả
các cơng đoạn sản xuất.



Có dãi lưu hóa tối ưu rộng.



Tăng độ chịu oxi hóa của vật liệu, chống hiện tượng lão hóa của hỗn hợp cao
su.



Khơng ảnh hưởng đến màu sắc của cao su màu.

SVTH: ĐÀM THỊ MỸ TRINH

25


×