TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
oOo
KHÓA LUẬN
ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN:
“Kinh nghiệm nâng cao giá trị sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành gia
công phần mềm Ấn Độ , Trung Quốc. Bài học cho ngành gia công phần mềm Việt Nam.”
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thế Anh
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Mỹ Hạnh
Lớp : Anh3- K44- KT&KDQT
Hà Nội - 2009
Lời mở đầu
1
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang nổi lên là một trong những địa điểm
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài về dịch vụ gia công phần mềm. Những năm
vừa qua, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam nói chung, và ngành gia công phần
mềm nói riêng đã đạt được mức tăng trưởng nhanh khó tin. Tuy mức tăng trưởng nhanh
nhưng giá trị tạo ra của lĩnh vực này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của nó, do
các doanh nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung và tham gia được vào các công đoạn yêu cầu
trình độ thaaps, còn các công đoạn đòi hỏi trình độ cao hơn thì lại chưa được đầu tư chú
trọng phát triển thích đáng, chính vì vậy giá trị tạo ra của lĩnh vực gia công phần mềm
vẫn còn chưa được cao.
Trong khi đó, nếu nhìn vào các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, chúng ta có
thể thấy đây là những thị trường có quy mô tương tự chúng ta, nhưng họ đã phát triển
cách chúng ta khá xa. Vậy những tồn tại nào đang cản trở chúng ta trên còn đường trở
thành một Ấn Độ thứ 2 và kinh nghiệm nào có thể học hỏi đựợc từ hai quốc gia được coi
là điểm nóng của thị trường gia công này để có thể giúp ngành gia công phần mềm Việt
Nam tham gia một cách tích cực hơn và khẳng định được vị thế của mình trong chuỗi giá
trị toàn cầu?
Đó là lý do em chọn đề tài “Kinh nghiệm nâng cao giá trị sản phẩm trong chuỗi
giá trị toàn cầu của ngành gia công phần mềm Ấn Độ , Trung Quốc. Bài học cho ngành
gia công phần mềm Việt Nam.” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
1. Mục đích nghiên cứu:
Khóa luận tập trung vào các mục đích cơ bản:
- Làm rõ lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu, về gia công phần mềm.
- Xác định vị thế hiện nay của sản phẩm gia công phần mềm Trung Quốc và
Ấn Độ trong chuỗi giá trị sản phẩm phầm mềm.
- Chỉ ra được những kinh nghiệm của ngành gia công phần mềm Trung Quốc
, Ấn Độ trong việc nâng cao giá trị sản phẩm gia công trong chuỗi giá trị sản phẩm phần
2
mềm để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành gia công phần mềm Việt Nam nhằm
nâng cao giá trị sản phẩm gia công và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: Giá trị sản phẩm gia công phần mềm
trong chuỗi giá trị toàn cầu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đáp ứng được những mục đích trên, khóa luận phải đáp ứng được những
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu được đặc điểm của chuỗi giá trị toàn cầu để hiểu được tác dụng
của việc tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Nghiên cứu được đặc điểm của ngành gia công phần mềm và tác dụng của
nó.
- Xác định vị thế hiện nay của ngành gia công phần mềm Ấn Độ, Trung
Quốc trên bản đồ gia công phần mềm thế giới và những kinh nghiệm trong việc phát triển
lính vực gia công phần mềm của hai quốc gia này.
- Xác định thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm gia
công phần mềm Việt Nam hiện nay, cùng với đó từ những kinh nghiệm trong việc phát
triển lĩnh vực này của Trung Quốc và Ấn Độ, chúng ta có thể học hỏi được những gì để
khắc phục được những mặt hạn chế của ngành gia công phần mềm nứớc ta nhằm phát
triển ngành này và tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi giá trị sản phầm phần mềm,
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản thường được
sử dụng như: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Phương pháp đối chiếu-
so sánh; Phương pháp phân tích- tổng hợp; Phương pháp thống kê.
5. Kết cấu của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, cùng danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3
chương:
Chương 1: Lý luận chung về Chuỗi giá trị toàn cầu và Ngành gia công phần
mềm
3
Chương 2: Các giải pháp của Ấn Độ và Trung Quốc trong việc nâng cao giá
trị sản phẩm gia công phần mềm trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho ngành gia công phần mềm Việt Nam.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ths Nguyễn Thế Anh, người đã hướng dẫn
em thực hiện khoá luận này, và tới tất cả các thầy cô giáo đã dạy em tại trường Đại học
Ngoại Thương trong thời gian qua. Mặc dù với sự cố gắng của bản thân, nhưng do kiến
thức còn hạn chế và do tính phức tạp của đề tài nên khoá luận của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để khoá luận
của em được hoàn thiện hơn.
Hà nội, ngày 10- 5- 2009
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Mỹ Hạnh
Chương 1: Lý luận chung về Chuỗi giá trị toàn cầu và Ngành gia công phần mềm.
I. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu và đặc điểm ngành gia công phần mềm.
1. Khái niệm về chuỗi gía trị toàn cầu.
4
1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị.
Mỗi một sản phẩm khi được sản xuất và tung ra thị trường đều phải trải qua nhiều
giai đoạn, sản phẩm đó là kết tinh của một chuỗi các hoạt động mà ở mỗi công đoạn giá
trị của sản phẩm được gia tăng. Quá trình cơ sở sản xuất, chế biến, buôn bán, dịch vụ tác
động vào các yếu tố đầu vào và sẽ làm cho giá trị của chúng tăng thêm. Khi đó, hàng hóa
với sự tham gia của nhiều công đoạn sẽ có giá trị gia tăng qua mỗi công đoạn đó, và chất
lượng sản phẩm sẽ không phải được tạo ra trong từng công đoạn riêng lẻ mà được tạo ra
trong suốt quá trình và phụ thuộc vào hiệu quả của các tác nhân tham gia vào quá trình
đó.
Chuỗi giá trị(Value chain-VC) không phải là một khái niệm quá mới. Ngay từ
những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều nhà nghiên cứu đã dùng khái niệm này để chỉ tập
hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh nối kết với nhau để biến nguyên liệu vật liệu thô
thành sản phẩm cuối cùng tới tay người tiêu dùng, với nhiều công đoạn khác nhau từ
cung ứng, sản xuất, tiêu thụ, đến chăm sóc khách hàng.
Trong những năm 1960 của thế kỷ trước, một số nhà kinh tế chính trị Pháp cũng đã
phân tích chuỗi giá trị dựa trên những phân tích của mình về quá trình gia tăng giá trị sản
phẩm của hệ thông ngành nông nghiệp tại Mỹ. Phương pháp này có tên là
Filie’re(Phương pháp chuỗi). Phương pháp này đặc biệt nhấn mạnh tác động kinh tế
mang tính đa chiều về mối quan hệ giữa đầu ra- đầu vào và tập trung vào kết hiệu quả
kinh tế đạt được từ quy mô, sự trao đổi buôn bán và chi phí vận chuyển…. Tuy nhiên
phương pháp chuỗi này mới chỉ mang tính chất thống kê, phản ánh các mối quan hệ tại
một thời điểm nhất định. Nó không chỉ ra dòng di chuyển, tăng lên hay giảm xuống, rộng
ra hay bị thu hẹp lại của các nhân tố cấu thành chuỗi. Do vậy, nó chưa tạo ra sự tương
đồng giữa phân tích chuỗi và phân tích chuỗi giá trị. Nhìn chung, phương pháp phân tích
chuỗi này chỉ được áp dụng cho các chuỗi giá trị trong phạm vi nội bộ quốc gia hoặc
doanh nghiệp, và nó chưa vượt ra được khỏi phạm vi biên giới quốc gia.
Năm 1985, trong cuốn sách về “Lợi thế cạnh tranh”(Copetitive Advantage), giáo sư
Michael Porter, trường Đại học Harvard cũng đã phát triển mô hình chuỗi giá trị ở cấp độ
doanh nghiệp. Theo giáo sư, “Chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động phức tạp nối tiếp
5
nhau từ Nghiên cứu thị trường, thiết kế, sản xuất, vận chuyển và phục vụ sau bán hàng.
Các hoạt động này có mối liên kết chặt chẽ, tương tác với nhau trong một chuỗi thống
nhất, giá trị sẽ được tạo ra và gia tăng qua từng công đoạn”. M.Porter đã nhóm các hoạt
động này thành 9 nhóm chính, tạo thành 9 mắt xích cơ bản tạo nên giá trị của hoạt động
kinh doanh, trong đó có 5 mắt xích chính và 4 mắt xích phụ. Trong đó 5 mắt xích chính
này chính là các hoạt động chính trong chuỗi giá trị, và là nhóm hoạt động cơ bản tạo nên
chuỗi giá trị tổng thể của doanh nghiệp. Hoạt động chính này được phân chia thành 5
nhóm hoạt động cơ bản là: Hoạt động logistic bên trong; Hoạt động sản xuất; Hoạt động
logistic bên ngoài; Marketing và bán hàng; Phục vụ sau bán hàng. Tuy nhiên, cách phân
chia này chỉ mang tính chất tương đối, nó phụ thuộc vào từng loại hình sản phẩm, khu
vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh. Còn 4 mắt xích phụ còn lại chính là nhóm các
hoạt động phụ trợ. Nhóm các hoạt động này phụ trợ cho quá trình tạo ra giá trị cho doanh
nghiệp và thường được chia thành 4 nhóm công việc chính: Khả năng đảm bảo về
nguyên liệu và kỹ thuật; Trình độ phát triển của công nghệ sản xuất; Khả năng quản lý
nguồn nhân lực; Điều kiện cơ sở hạ tầng. Cũng giống như nhóm các hoạt động chính, sự
phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, các hoạt động phụ trợ đều có loại hình, đặc
điểm, tính chất và thành phần khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm của từng doanh
nghiệp và từng ngành kinh doanh.
Như vậy, trong chuỗi giá trị của mình, M.Porter đã tách biệt các bước trong quá
trình tạo ra giá trị. Chuỗi giá trị của ông không chỉ liên quan đến quá trình sản xuất mà
còn mở rộng ra nhiều khu vực khác như: logistic, tiếp thị, bán hàng, dịch vụ sau bán
hàng,…Ông cũng đã phát triển quan điểm chuỗi giá trị này trên phạm vi nhiều doanh
nghiệp và gọi đây là Hệ thống giá trị(value system). Theo ông, hệ thống giá trị bao gồm
liên kết giữa nhiều chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp với nhau. Khái niệm Hệ thống giá
trị rộng hơn khái niệm chuỗi giá trị, nó được dùng để mô tả hoạt động tạo ra giá trị của hệ
thống với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp vào việc tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu
của người tiêu dùng bắt đầu từ khâu cung ứng nguyên liệu khô đến dịch vụ phân phối tới
tay người tiêu dùng.
6
Các hoạt động đó là thiết kế, sản xuất và chào hàng, phân phối và đưa sản phẩm đến
tay người tiêu dùng cuối cùng, các dịch vụ bảo hành bảo dưỡng….Các hoạt động tạo
thành một chuỗi giá trị có thể chỉ được tiến hàng bởi một hãng, một công ty đơn lẻ hoặc
bởi các hãng khác nhau. Các hoạt động trong chuỗi giá trị có thể chỉ giới hạn trong một
khu vực địa lý nhất định hoặc được trải rộng ra trên các khu vực lớn hơn, trên toàn cầu.
Sơ đồ 1.1: Bốn mắt xích trong chuỗi giá trị giản đơn
Nguồn: Competitive Advantage- Michael Porter-1985
Nhìn vào Sơ đồ 1.1 ta thấy, chuỗi giá trị là một liên kết phức tạp mà sản xuất ra sản
phẩm chỉ là một mắt xích trong đó. Các hoạt động này đều quan hệ chặt chẽ với nhau, bố
xung cho nhau. Mặc dù chuỗi giá trị thường được miêu tả là một chuỗi liên kết theo chiều
dọc, nhưng thực chất các liên kết trong chuỗi thường có mối quan hệ hai chiều thuận
nghịch(Two way nature). Ví dụ như khâu đầu tiên là thiết kể sản phẩm không chỉ là khâu
quyết định ảnh hưởng tới tất cả các khâu sau trong chuỗi các hoạt động mà bản thân hoạt
động này cũng chịu tác động ngược lại của các liên kết trong chuỗi.
Trên thực tế, các liên kết trong chuỗi không chỉ đơn giản như trên mà chúng phức
tạp hơn rất nhiều. Một hoạt động có thể bị tác động, phụ thuộc vào nhiều hoạt động khác,
hoặc cũng có thể gây ảnh hưởng tới các liên kết của các chuỗi khác nữa. Một nhà sản
xuất trung gian cung cấp các yếu tố đầu vào cho một chuỗi những chũng có thể cung cấp
7
đầu vào cho các chuỗi khác nữa. Khi đó, nhà cung cấp đóng vai trò là một mắt xích trong
nhiều chuỗi các hoạt động khác nhau. Không một hoạt động nào có thể tồn tại được độc
lập , tự cung, tự tiêu. Cho dù ở bất cứ vị trí địa lý nào, vị thế nào đều cần phải liên kết để
đảm bảo đầu ra, đầu vào, chịu sự quản lý của một hệ thống pháp luật và chính sách. Vì
vậy, chuỗi giá trị không tồn tại trong một môi trường chân không, cách li với môi mọi
hoạt động của các chuỗi giá trị khác mà nó chụi tác động của các yếu tố môi trường như
thể chế, chính sách và các ngành liên quan nữa. Ngoài ra, tầm quan trọng của doanh
nghiệp trong chuỗi phụ thuộc vào trình độ công nghệ, khả năng chiếm hữu những yếu tố
đầu vào chứ không thể đánh giá vai trò của doanh nghiệp thông qua doanh thu từ chuỗi
đó.
1.2 Khái niệm về Chuỗi giá trị toàn cầu:
a. Định nghĩa
Theo Micheal Porter: chuỗi giá trị toàn cầu(Global value chain-GVC): Là một
chuỗi sản xuất- kinh doanh nhưng có sự tham gia của nhiều quốc gia trong môi trường
toàn cầu hóa, trong đó các chủ thể kinh tế(các quốc gia hoặc các doanh nghiệp) trên
toàn thế giới tham gia vào các công đoạn khác nhau trong một chuỗi thống nhất xuyên
xuốt từ thị trường cung ứng tới thị trường tiêu dùng toàn cầu với mục đích tạo được giá
trị hiệu quả nhất cho người tiêu dùng.” Các mắt xích(công đoạn) chính trong chuỗi giá
trị toàn cầu bao gồm: Nghiên cứu phát triển(R&D)- thiết kế(Product Design)- sản
xuất(Production)- logistics- phân phối(Distribution)- tiêu thụ(Marketing).
Chuỗi giá trị toàn cầu theo quan điểm của Micheal Porter như là một khung mẫu, có
tính tổng quát cao, giống như là một dây chuyền bao gồm các khâu: nghiên cứu phát
triển, thiết kế, lắp ráp gia công, tiếp thị phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng. Khi một
công ty nào đó hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, phải tìm một chỗ đứng của mình
trong các khâu của GVC để đạt được giá trị gia tăng cao hơn. Cách tiếp cận của Porter về
GVC nhấn mạnh tới ba yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh. Đó là hạ tầng cơ sở của hãng, hệ
thống quản lý nhân lực, phát triển công nghệ và tìm kíêm tài sản nhân lực. Theo ông, cơ
sở hạ tầng của hãng bao gồm cơ cấu tổ chức, hệ thống kiểm soát, văn hoá công ty.
Thương hiệu và uy tín của công ty phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đó. Quản trị nhân lực
8
bao gồm việc tuyển chọn nhân công, tiền lương, đào tạo và đào tạo lại, đồng thời có
chính sách hỗ trợ vật chất và tinh thần khuyến khích lao động sáng tạo. Phát triển công
nghệ chủ yếu đầu tư vào các công nghệ giúp cho hoạt động sáng tạo. Lợi thế cạnh tranh
của hãng sẽ được nâng cao hơn nếu chhi phí hoạt động thấp và tạo ra nhiều sản phẩm
thay thế đáp ứng nhu cầu thị trường.
Micheal Porter cho rằng, GVC được hình thành từ một hệ thống các chuỗi giá trị đơn lẻ,
taọ ra các chuỗi khác như chuỗi phân phối, tiếp thị; chuỗi giá trị từ các đại lý bán hàng.
Mối liên hệ giữa các mắt xích trong chuỗi không phải trong phạm vi chuỗi giá trị của một
hãng mà còn với các chuỗi khác nhau.
Chúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm: Chuỗi và mạng. Về cơ bản, chuỗi nhấn
mạnh trật tự theo chiều dọc các hoạt động dẫn đến việc phân phối, tiêu dùng, duy trì hàng
hoá và dịch vụ và công nhận rằng các chuỗi khác nhau thường có chung các chủ thể kinh
tế và các chuỗi này rất năng động theo nghĩa chúng lặp lại trật tự đó. Trong khi đó,
“mạng” nhấn mạnh bản chất và quy mô mối quan hệ liên công ty vốn giúp kết nối các
công ty tản mạn và một nhóm kinh tế. Theo nghĩa này, chúng ta có thể phân biệt Chuỗi
giá trị toàn cầu với Chuỗi cung ứng toàn cầu và Mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Chuỗi cung ứng toàn cầu (Global Supply chain- GSC)
Như chúng ta đã phân tích ở trên, việc nhìn nhận quá trình sản xuất từ góc độ
chuỗi giá trị cho phép nhận ra và phân biệt rất rõ những hoạt động tạo ra giá trị gia tăng
cao trong chuỗi. Theo truyền thống, tất cả các khâu trong chuỗi giá trị có thể được thực
hiện bởi một công ty nếu công ty đó đủ lớn, và có mối liên kết chiều dọc mạnh. Song
việc nắm giữ cả những hoạt động tạo giá trị gia tăng thấp trong chuỗi sẽ làm giảm khả
năng tập trung vào các hoạt động chủ chốt, mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi và do
vậy hạn chế sức cạnh tranh của chuỗi. Thực tiễn ngày nay cho thấy, công ty thường chủ
yếu tập trung vào các hoạt động có giá trị gia tăng cao nhất và quyết định sức cạnh tranh
của chuỗi, còn các hoạt động có giá trị gia tăng thấp hơn thường được chuyển ra thuê các
công ty bên ngoài. Lúc đó, công ty tạo lập chuỗi ban đầu được gọi là công ty đứng đầu và
nó chi phối cả chuỗi. Trong khi đó, các công ty thực hiện các hợp đồng thuê ra bên ngoài
của công ty đứng đầu tạo thành chuỗi cung ứng. Và khi các công ty nằm trong chuỗi
9
cung ứng được phân bổ ở nhiều vị trí địa lý khác nhau ở các nước khác nhau thì gọi là
Chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mạng lưới sản xuất toàn cầu (Global Production Network- GPN).
Quy trình cho ra đời hay hỗ trợ tiêu dùng một sản phẩm hay dịch vụ nếu được
nhìn từ góc độ tạo giá trị là một chuỗi giá trị, song nếu được nhìn từ góc độ các mối liên
kết sản xuất thì đó sẽ là một mạng lưới sản xuất. Mạng lưới sản xuất toàn cầu (Global
Production Network-GPN) là sự thể hiện các liên kết bên trong hoặc giữa các nhóm công
ty trong một chuỗi giá trị toàn cầu để sản xuất, phân phối và hỗ trợ tiêu dùng các sản
phẩm cụ thể. Như vậy, trong GPN liên kết các chức năng hoạt động sẽ mang lại thành
công to lớn cho nền kinh tế toàn cầu và cho CPN. Có hai cách giải thích khác nhau cho
vấn đề này: i) tạo thêm năng lực mới cho các ngành công nghiệp của các nước đang phát
triển và các chi nhánh của các công ty đa quốc gia; ii) có nhiều cơ hội mở, để cho các
hãng tiếp cần tới những hoạt động cung cấp, mua, bán, chế tạo, tiếp thị thuận lợi mà
trước đaay chưa hề có. Liên kết kinh tế cũng tạo ra động lực cạnh tranh đối với các hãng
trong nội bộ một quốc gia và mở rộng ra bên ngoài biên giới. Xu hướng liên kết kinh tế
gần đây đang trở thành xu hướng chủ đạo trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập. Ảnh
hưởng cơ bản của liên kết là tạo ra nguồn lao động dồi dào, chi phí chuyển giao, trao đổi
thấp nhờ áp dụng công nghệ thông tin, hình thành mạng lưới các nhà cung cấp toàn cầu
và làm tăng thêm số lượng các công ty thượng nguồn toàn cầu. Liên kết tạo ra giá trị gia
tăng cao, xét về bản chất, là do gắn với quá trình sử dụng công nghệ cao chứ không phải
gắn với toàn bộ quá trình sản phẩm. Còn đặc điểm cơ bản của lý thuyết GVC thị lại chú
trọng vào việc xem xét quá trình sản xuất chứ không xem xét sản phẩm cụ thể.
Nhìn từ góc độ biên giới quốc gia hay lục địa, mạng lưới sản xuất có thể bao gồm
các loại hình như mạng lưới sản xuất toàn cầu, mạng lưới sản xuất khu vực và mạng lưới
sản xuất quốc tế, song nếu nhìn từ góc độ biên giới một công ty: mạng lưới sản xuất nội
bộ công ty và mạng lưới sản xuất liên công ty. Mạng lưới sản xuất nội bộ công ty bao
gồm các mối liên kết sở hữu giữa các chi nhánh trong một công ty ở các vị trí địa lý khác
10
nhau. Mạng lưới sản xuất bao gồm các liên kết phi sở hữu giữa các doanh nghiệp độc lập
ở các nước khác nhau tạo thành mạng lưới sản xuất liên công ty
b. Phân loại
Thông thường GVC thường được phân thành hai loại, đó là: Chuỗi giá trị do nhà
sản xuất chi phối(Producer-driven chain); chuỗi giá trị do nhà phân phối hay người mua
chi phối(buyer- driven chain).
Chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối(producer- driven chain): Trong chuỗi này
người mua toàn cầu đặt hàng cho các nhà cung cấp ở khắp nơi trên thế giới, những nhà
cung cấp này về pháp lý là các công ty độc lập, ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm cho
các nhà phân phối toàn cầu. Chuỗi này thường được hình thành với các sản phẩm chứa
hàm lượng công nghệ cao, sản xuất phức tạp và đòi hỏi vốn đầu tư lớn, như ôtô, các thiết
bị điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin,…Vì vậy giá trị chuỗi này thường tập trung ở
khâu nghiên cứu và phát triển, hay khâu thiết kế và phân phối….
Chuỗi do nhà phân phối hay người mua chi phối(buyer- driven chain): Những
người mua toàn cầu đặt hàng cho các nhà cung cấp ở khắp nơi trên thế giới. Các nhà cung
cấp này phần lớn là các công ty độc lập, ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm cho nhà
phân phối toàn cầu. Chuỗi này thường được hình thành đối với các hàng hoá đơn giản
như quần áo, đồ dùng gia đình, đồ chơi….Giá trị trong chuỗi vì vậy thường tập trung ở
khâu thiết kế, marketing nhiều hơn là các bí quyết công nghệ chế tạo chúng.
1.3 Đặc điểm của chuỗi giá trị toàn cầu
Thế giới đang toàn cầu hóa- đó là một hệ quả tất yếu của quá trình phát triển và
GVC xuất hiện như một nhu cầu tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội thế giới. Do đó,
chuỗi giá trị toàn cầu mang đậm một số đặc điểm cơ bản của một hệ thống sản xuất kinh
doanh trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Trước hết, cần nói đến tính toàn cầu của GVC, GVC là đại diện sáng giá của mô
hình kinh doanh toàn cầu, với sự tham gia của nhiều quốc gia, nhiều loại hình doanh
nghiệp, nhiều loại hình sở hữu, và có mặt ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Về mặt lý thuyết,
GVC có thể được hình thành ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào
và không hạn chế sự tham gia của bất kỳ ai. Môi trường tòan cầu hóa đã tạo điều kiện cho
các chủ thể kinh tế tự do mở rộng tầm ngắm của mình trong thế giới phẳng. Việc hình
11
thành các khu vực kinh tế với những lợi thế cạnh tranh riêng biệt vừa là kết quả của
chiến lược phát triển vừa là đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển cạnh tranh toàn cầu.
GVC tạo điều kiện cho các công đoạn trong chuỗi đặt tại những địa điểm(quốc gia) khác
nhau với điều kiện tại đó khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhât
và với chi phí thấp nhất.
Thứ hai, đặc điểm liên kết giá trị trong chuỗi. Đã gọi là chuỗi tức là tập hợp các hoạt
động nối tiếp nhau trong một không gian và thời gian xác định. Chuỗi giá trị- tức là sự
nối tiếp có tính thừa kế của giá trị qua từng công đoạn trong chuỗi. Như vậy, một đặc
điểm không thể thiếu của chuỗi giá trị là các hoạt động(nhóm hoạt động, còn gọi là mắt
xích của chuỗi) phải tạo được giá trị và các giá trị này phải có tính kế thừa, bổ sung, bồi
đắp để làm sao giá trị cuối cùng đạt được hiệu quả nhất. Để nhận biết một mắt xích trong
chuỗi có giá trị hay không, một trong những cách làm hữu hiệu nhất là đánh giá chi phí.
Do đó, hơn bao giờ hết, vai trò của quản trị chi phí và phân tích khác biệt có một ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong việc nhận biết, hình thành và quản trị chuỗi giá trị toàn cầu. Rõ
ràng, về cơ bản năng lực tạo giá trị của các mắt xích trong một chuỗi là không đồng nhất.
Nhóm hoạt động được xem là có khả năng tạo giá trị vượt trội hơn hẳn như: hoạt động
nghiên cứu phát triển(R&D), hoạt động thiết kế, hoạt động Marketing, bán và phục vụ
khách hàng. Hoạt động sản xuất, gia công, hoạt động gia vận nội bộ- được xếp vào nhóm
có khả năng tạo giá trị gia tăng kém hơn.
Thứ ba, đặc điểm giá trị của GVC. Ý tưởng liên kết giá trị tạo thành chuỗi là một ý
tưởng đột phá, tạo nền tảng cho cách tư duy mới trong quản lý kinh tế, đặc biệt là quản trị
hoạt động sản xuất- kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hóa. Giờ đây, khi các đơn vị đo
lường thông thường dần dần bị đảo lộn, bởi toàn cầu hóa đã làm thay đổi căn bản các
thước đo về không gian và thời gian thì giá trị nghiễm nhiên trở thành một thước đo đáng
tin cậy về hiệu quả hoạt động của bất kỳ một chủ thể kinh tế nào. Chúng ta biết mỗi vùng
đất mỗi quốc gia, từng doanh nghiệp- đều có những lợi thế cạnh tranh đặc thù, hay nói
chính xác hơn là khả năng tạo giá trị trong một khu vực công việc nào đó hiệu quả hơn
các đối tượng khác. GVC về mặt bản chất chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất- tìm kiếm, xây
12
dựng và gắn kết các mắt xích tạo giá trị hiệu quả nhất trên khắp thế giới vào một quy
trình sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, vai trò then chốt của các tập đoàn đa quốc gia(MNC) trong GVC. Có thể nói, mô
hình GVC cũng như nhiều mô hình quản lý khác trong điều kiện quản lý toàn cầu,
thường xuất hiện đầu tiên ở nội bộ các công ty đa quốc gia. Bởi khả năng thu hút hợp tác,
thương mại và đầu tư nước ngoài một cách mạnh mẽ nhất. Môi trường toàn cầu ngay
trong nội bộ tập đoàn đã giúp cho các tập đoàn đa quốc gia có điều kiện thực tế để thử
nghiệm và phát triển các mô hình kinh doanh phù hợp với điều kiện mới. Do giá nhân
công cũng như các dịch vụ hỗ trợ tại các nước phát triển đều rất đắt, nên xuất hiện các xu
hướng, các MNC ngày càng sử dụng nguồn lực bên ngoài chính quốc(outsourcing).
Trong bối cảnh đó, nếu có một môi trường đầu tư hấp dẫn, và một nguồn nhân lực khoa
học công nghệ có chất lượng tốt, thì khả năng tiếp thu và phát triển công nghệ cao phục
vụ công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế của một nước đang phát triển là hoàn toàn hiên
thực. Nghĩa là nhiều doanh nghiệp tại nước đang phát triển có khả năng tham gia vào
GVC theo hình thức “xuất khẩu tại chỗ”.
Thứ năm, hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở chính để hình thành GVC. Đến nay,
nhiều công trình nghiên cứu kinh tế đã đi đến kết luận là: lợi ích khi trở thành một bộ
phận của GVC đem lại có thể gấp 10-20 mức trung bình. Đối với các doanh nghiệp tại
các nước đang phát triển, trở thành bộ phận của GVC là một yếu tố rất quan trọng để tiếp
nhận công nghệ cao. Trong bối cảnh đó, để quá trình hội nhập kinh tế quốc gia là chủ
động và hiệu quả cao, các nước đang phát triển có các chính sách hỗ trợ để các doanh
nghiệp trở thành một bộ phận của chuỗi giá trị tòan cầu. Khi đó có thể xây dựng được các
chiến lược doanh nghiệp nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh quốc tế trên nền tảng sẻ dụng
những điều kiện thuận lợi của điạ phương, giảm chi phí vận tải, liên lạc, đồng thời tăng
đầu tư cho nghiên cứu khoa học và triển khai, phát triển công nghệ(R&D), khai thác xu
thế tự do hóa thương mại, đầu tư vào các dòng lưu chuyển vốn.
1.4 Các yếu tố cấu thành chuỗi giá trị toàn cầu
Về cơ bản GVC được cấu thành từ 3 thành phần cơ bản: Các hoạt động chính(các
mắt xích của chuỗi); Các hoạt động hỗ trợ; Các hoạt động liên kết.
13
Các hoạt động chính bao gồm: hoạt động nghiên cứu phát triển(R&D); thiết
kế; sản xuất; phân phối và tiêu thụ. Các hoạt động chính có một vị trí đặc biệt trong
chuỗi, đây là những mắt xích tạo nên giá trị gia tăng cho toàn bộ chuỗi. Chính vì vậy các
hoạt động chính thường được đánh giá và phân loại để so sánh theo ba tiêu chí cơ bản:
Chi phí, khi vực ưu thế và năng lực tạo giá trị gia tăng. Trong quá trình phân tích hoặc
xây dựng chuỗi giá trị thì đây chính là 3 tiêu chí cơ bản để phác thảo nên cấu trúc chính
của chuỗi.
Các hoạt động phụ trợ đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ cho họat động của các yếu tố
chính, thông thường được nhắc tới nhiều nhất là: yếu tố nguồn nhân lực; mặt bằng trình
độ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Điểm đáng lưu ý là nếu trong mô hình chuỗi giá trị
của Porter, các hoạt động phụ này chủ yếu mô tả năng lực nền của bản thân doanh
nghiệp, thì trong chuỗi giá trị toàn cầu, nền tảng của các hoạt động phụ chính là trình độ
phát triển của nền kinh tế quốc dân hoặc của vùng, khu vực kinh tế tạo nên mắt xích
chính trong chuỗi. Do đó, hoàn toàn không đơn giản khi muốn đánh giá tương đối chính
xác năng lực của các hoạt động phụ trợ. Các lý thuyết về năng lực kinh tế vùng, phân
tầng kinh tế(cluster) hay tầng công nghệ trong điều kiện toàn cầu hóa thực sự có ý nghĩa.
Các hoạt động liên kết là những hoạt động nối liền mạch giá trị giữa các mắt
xích, như hoạt động logistic hoặc các hoạt động quản trị chuỗi. Trong môi trường toàn
cầu hóa, đảm bảo cho dòng vật chất chuyển động một cách tự do, chính xác và đầy đủ là
một việc hết sức khó khăn. Nếu không có hoạt động logistic, chính xác hơn là logistic
toàn cầu thì có thể khẳng định không có một chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh nào có thể
hình thành và phát triển được. Chính vì vậy, chưa lúc nào chúng ta thấy các vấn đề liên
quan đến giao nhận, bảo hiểm, vận tải quốc tế được bàn đến nhiều như bây giờ. Và quả
thật, công nghệ vận chuyển siêu tốc, đa phương thức đang trở thành một trong những tâm
điểm của tầng công nghệ tương lai. Nếu như hoạt động logistics đảm bảo về cơ bản sự
chuyển động tối ưu của các dòng chảy kinh doanh trong chuỗi giá trị toàn cầu thì hoạt
động quản trị chuỗi lại đóng vai trò quan trọng trong điều hành chuỗi ở tầm vĩ mô. Hoạt
động này thường do một nhóm người(trong trường hợp chuỗi thuộc sự quản lý của tập
14
đòan đa quốc gia); hoặc một tổ chức khu vực hoặc quốc tế(trong trường hợp chuỗi mở,
hình thành trên cơ chế thị trường). Nhiệm vụ chính của ban điều hành chính là tạo ra một
môi trường bình đẳng, hợp lý và hiệu quả cho tất cả các bên tham gia
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn cầu
a. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ(KHCN) là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến
việc hình thành và phát triển GVC. Chính từ sự phát triển của công nghệ thông tin đã mở
ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của loài người- kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Tòan cầu hóa đã và đang đưa các nền kinh tế xích lại với nhau hơn bao giờ hết để cùng
tham gia một sân chơi chung- sân chơi toàn cầu, ở đó thị trường không còn bị bó hẹp là
của riêng nước nào mà nó là thị trường toàn cầu, nguồn lực cũng không phải của riêng
nước nào mà nó là nguồn lực của toàn cầu….Thêm vào đó, CNTT phát triển, các dòng
tiền, dòng vật chất, dòng thông tin được chuyển động một cách thông thoáng hơn, từ
quốc gia này sang quốc gia khác, từ nơi có khả năng sinh lời thấp đến nơi có khả năng
sinh lời cao. Các quốc gia không còn tự mình làm tất cả các công đoạn mà thay vào đó,
họ chỉ tập trung vào công đoạn mà họ có khả năng đáp ứng và tạo ra giá trị gia tăng cao
nhất. Đây chính là những nhân tố cơ bản đảm bảo cho GVC hình thành và phát triển.
Hơn nữa, ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đã tạo
nên nhu cầu về sự chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia
đang phát triển. Chính điều này đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia tham gia
GVC.
b. Vai trò của khách hàng quốc tế
Thỏa mãn nhu cầu cảu khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp
cũng như của tất cả các hoạt động trong chuỗi. Khi tham gia vào GVC, khách hàng mà
doanh nghiệp hướng đến là khách hàng quốc tế, có tiềm năng lớn. Vì vậy khách hàng
quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng, là nhân tố chi phối tòan bộ hoạt động của GVC.
Khách hàng chính là trung tâm của quy trình nâng cấp, nhu cầu của khách hàng là động
lực để nhiều công ty sản xuất ra những sản phẩm có độ cá biệt hóa cao hơn, tạo ra một cơ
cấu phân công lao động mới và phức tạp hơn. Họ sẽ thành lập các chi nhánh, các công ty
15
mới tại những thị trường có tiềm năng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng tại
đó, Ngày nay, với sự xuất hiện của những công ty có thương hiệu nổi tiếng, những nhà
máy bán lẻ, mạng lưới siêu thị làm cho quá trình phân phối sản phẩm ngày càng được
đẩy nhanh và mạnh hơn. Nếu như trước đây, nhà sản xuất quản lý mạng lướicác nhà bán
buôn, bán lẻ để cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì ngày nay, các nhà sản
xuất, chế biến lại phải bắt tay với các hãng bán lẻ. Những người bán lẻ không còn đơn
thuần đóng vai trò là người bán lại các sản phẩm mà đã trở thành những người đi tìm
kiếm sản phẩm mà họ cho là sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, xây dựng và phát triển
thương hiệu, lựa chọn nhà cung cấp và phân phối sản phẩm.
c. Môi trường thể chế, chính sách
GVC gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại được tiến hành bởi một công ty, một
hãng hay một quốc gia khác nhau. Từ định nghĩa GVC này, chúng ta có thể nhận biết
rằng tham gia vào các công đoạn của chuỗi là các hãng không chỉ bó hẹp trong một nước,
một khu vực mà có sự tham gia của các đối tượng ở hai khối kinh tế, hay hai châu lục trở
lên. Do đó, bất kỳ một sự điều chỉnh, thay đổi nào trong thể chế, chính sách từ cấp độ
doanh nghiệp tới cập độ quốc gia đều có những ảnh hưởng quan trọng đến GVC. Trong
giai đoạn ngày nay, rất nhiều những hiệp định quốc tế, khu vực, song phương, đa phương
đã được ký kết tạo nền tảng cho việc mở rộng các hoạt động thương mại quốc tế. Sự hình
thành và tham gia vào các tổ chức thương mại cũng đang trở thành xu hướng chung của
tòan cầu. Khi tham gia vào các tổ chức thương mại, việc tuân thủ thể chế của ca tổ chức
này là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, từ đó làm thay đổi GVC. Ngoài ra,
trong việc điều chỉnh môi trường và chính sach thì Nhà nước cũng đóng vai trò rất quan
trọng. Nhà nước ban hành các chính sách mới điều chỉnh các chính sách cũ cũng gây ảnh
hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, năng lực sản xuất của không chỉ
các doanh nghiệp trong chuỗi mà còn các doanh nghiệp nằm trong những mắt xích khác
trong chuỗi. Do vậy, mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi đều phải đáp ứng các yêu
cầu về môi trường, thể chế, chính sách nhằm đưa được sản phẩm đến được khâu tiêu thụ
hay đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
16
1.6 Lợi ích của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Cùng với sự phân công lao động ngày càng sâu sắc và tính chuyên môn hóa trong
hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp thì cuộc cạnh tranh ngày càng gay go hơn bao
giờ hết. Hiệu quả sản xuất là điều kiện cần thiết cho việc hội nhập thành công thị trường
tòan cầu. Việc tham gia vào thị trường toàn cầu cho phép doanh nghiệp duy trì thu nhập,
gia tăng giá trị qua các công đoạn để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
a. Nâng cao tính chuyên môn hóa trong từng công đoạn sản xuất
Khi sự phân công lao động phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia một nước, các
quốc gia có thể đảm nhiệm những công đoạn nhất định khi tham gia vào chuỗi giá trị của
một ngành sản xuất nào đó. Adam Smith cho rằng sự phân công lao động được quyết
định bởi quy mô thị trường. Theo quan điểm này thì những thị trường có qui mô nhỏ sẽ
rất khó đạt được sự chuyên môn hóa cao. Chẳng hạn, nếu một doanh nghiệp chỉ sản xuất
một lượng ghế nhỏ thì họ sẽ không phải thuê nhiều lao động và bản thân doanh nghiệp đó
sẽ phải thực hiện tất cả các khâu sản xuất cần thiết để hoàn thiện sản phâm. Nhưng một
khi thị trường được mở rộng thì nhà sản xuất sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận và mức sản
lượng lớn đòi hỏi họ phải thuê nhân công đặc biệt là những người thợ có tay nghề cao để
chuyên môn hóa vào công đoạn sản xuất. Sự chuyên môn hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp
gia tăng giá trị một cách có hiệu quả hơn khi tham gia vào GVC bởi vì người lao động sẽ
không phải mất nhiều thời gian cho quá nhiều thao tác công việc mà họ chỉ phải tập trung
vào những công đoạn sản xuất nhất định phù hợp với chuyên môn của họ, giúp rút ngắn
thời gian hoàn thiện sản phẩm và tăng khả năng liên kết giữa các khâu như phát triển sản
phẩm, thiết kế, sản xuất và marketing.
Việc chuyên môn hóa trong sản xuất dẫn đến việc các công ty phải liên kết với
nhau. Hệ quả là các công ty sẽ chỉ tập trung khai thác lợi thế từ nguồn lực duy nhất của
mình, cung cấp các dịch vụ giá trị cho khách hàng và tận dụng khả năng của các công ty
trong chuỗi giá trị. Việc liên kết giữa các công ty có thể làm cho hoạt động sản xuất trở
nên phức tạp hơn và làm phát sinh các điều kiện cạnh tranh của tất cả các chủ thể trong
chuỗi. Và để khắc phục những nhược điểm này, các công ty lớn đã phải thực hiện đổi
mới cơ cấu tổ chức sản xuất bằng 3 phương pháp cơ bản sau:
17
- Sản xuất đúng thời điểm(JIT): nhằm giảm lượng hàng tồn kho và cho ra đời những
sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và thời gian
giao hàng.
- Quản lý chất lượng tòan bộ(total quality management): Doanh nghiệp sản xuất cần
chú trọng đến việc kiểm tra chất lượng của tòan bộ quá trình chứ không chỉ tập trung vào
giai đoạn cuối của tiến trình sản xuất.
- Liên tục cải tiến(continuous improvement): nâng cao chất lượng sản phẩm và chất
lượng các khâu trong toàn bộ quy trình chính là mục tiêu phát triển dài hạn của doanh
nghiệp.
Việc doanh nghiệp của một quốc gia nào đó trở thành một mắt xích trong GVC và
đảm nhận những khâu nhất định cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó phải đối mặt
với sự cạnh tranh trong toàn bộ hệ thống. Việc lựa chọn các yếu tố đầu vào- hàng hóa và
dịch vụ- trong chuỗi sản xuất cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được vai trò và khả
năng tạo giá trị của mình trong chuỗi.
b. Tăng hiệu quả sản xuất cho từng doanh nghiệp
Việc đánh giá hoạt động kinh doanh và thương mại của doanh nghiệp theo từng
công đoạn(phương pháp chuỗi giá trị) sẽ giúp hiểu được những thuận lợi và khó khăn của
một doanh nghiệp hoặc quốc gia trong việc chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa hơn và
cung ứng dịch vụ. Mối liên hệ giữa các công ty và người tiêu dùng sẽ có ảnh hưởng nhất
định đến khả năng đạt được những lợi ích nhất định khi tham gia thị trường toàn cầu.
Có thể nói rằng thước đo hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp là lợi
nhuận và nếu theo quan điểm của chuỗi giá trị thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
được đo bằng lượng giá trị gia tăng ở những khâu nhất định. Giai đoạn sau chiến tranh
đặc biệt là ở hai thập kỷ cuối thế kỉ 20, có rất nhiều doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất
của mình bằng cách mở rộng hoạt động tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất và giảm chi
phí sản xuất ở quy mô toàn cầu. Ở một số quốc gia như Mê-hi-cô, Brazin, Hồng kông,
Malaysia, Singapore và Thái Lan, ngành sản xuất ngày càng phát triển do sự mở rộng
phạm vi hoạt động và bành trướng thị trường của các MNC và TNC. Hơn nữa các MNC
hay TNC lại nắm một lượng lớn công nghệ và thiết kế của thế giới, họ có thể thu được lợi
18
nhuận dựa trên việc ký kết các hợp đồng mua bán giấy phép cho các công ty con hoặc chi
nhánh ở nước ngoài. Vì vậy những công ty này có thể đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, chi
phí rẻ và khả năng cung cấp khối lượng hàng hóa lớn của thế giới. Chính vì những luận
điểm trên mà việc các công ty lớn có khả năng đảm nhiệm những khâu quan trọng trong
chuỗi giá trị tòan cầu sẽ trở thành những tác nhân quan trọng chi phối và thúc đẩy hiệu
quả sản xuất cho toàn chuỗi.
Tuy nhiên sự tham gia vào thị trường toàn cầu cũng chụi sự tác động của chính
sách thương mại tại thị trường tiêu thụ cuối cùng. Nó thể hiện các quyết định mang tính
chiến lược của các công ty hàng đầu trong chuỗi giá trị. Ở một số nước hoặc một số khu
vực, những công ty này sẽ ra các quyết định chiến lược trong việc sắp xếp các công đoạn
sản xuất để cân bằng lại những tác động của chính sách tỷ giá , những ràng buộc dân tộc,
đạo đức đối với các giao dịch thương mại.
Việc chuyên môn hóa sản xuất theo từng công đoạn của chuỗi giá trị sẽ giúp điều
chỉnh tốt hơn tòan bộ chu kỳ sản xuất và cả sự liên kết với thị trường tiêu dùng cuối cùng
để từ đó làm cho quy trình sản xuất một sản phẩm nào đó sẽ trở nên hòan thiện hơn.
Tóm lại, việc tham gia chuỗi giá trị sẽ tăng khả năng chuyên môn hóa từ đó tăng
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lơn thực hiện chiến lược tìm
kiềm nguồn cung cấp với chi phí rẻ ở những nứơc đang và chậm phát triển còn những
doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ sản xuất sản phẩm tốt hơn để cung ứng và thu lợi nhuận
nhiều hơn.
c. Tăng thu nhập cho các chủ thể trong chuỗi
Sự chuyên môn hóa vào từng khâu của công đoạn trong chuỗi sẽ làm tăng hiệu quả
sản xuất của các chủ thể và từ đó giúp gia tăng thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên các
doanh nghiệp khác nhau ở phạm vi quốc gia hoặc ở tòan cầu thì thu nhập của họ tùy
thuộc vào việc doanh nghiệp đó có khả năng chiếm lĩnh những khâu nào trong chuỗi.
Trong chuỗi giá trị của một ngành kinh doanh nào đó, các doanh nghiệp, khu vực hoặc
quốc gia đều có khả năng liên kết và hoạt động như một mạng lưới toàn cầu. Nhìn phạm
vi tòan cầu thì sự liên kết giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau sẽ ảnh hưởng
19
đến mức thu nhập cảu tòan bộ hệ thống và là cơ sở của những nỗ lực gia tăng giá trị của
các chủ thể.
Thu nhập được phân phối trong GVC có thể được thực hiện bằng các nguồn vồn đầu
tư khác nhau như vốn đầu tư mạo hiểm, vốn công nghệ, vốn lao động, nguồn tài nghuyên
và các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình gia tăng giá trị. Việc tham gia
chuỗi giá trị sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng thu nhập ở các công đoạn. Mức sản lượng
do lao động tạo ra chính là nhân tố quan trọng duy trì thu nhập của doanh nghiệp khi
tham gia vào chuỗi. Tuy nhiên giá trị gia tăng (chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đầu
vào) được thực hiện trong các công đoạn của chuỗi mà không phải là kim ngạch mua bán
sẽ quyết định đến thu nhập cảu doanh nghiệp mà chỉ một phần nhỏ giá trị tăng thêm của
một khâu mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh cũng làm tăng doanh số của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được phân bổ mức thu nhập ở những khâu nhất định trong chuỗi do
sự phân công lao động ở phạm vi toàn cầu sẽ quyết định phân bổ để tái sản xuất và việc
quyết định đầu tư nguồn lực vào khâu nào trong chuỗi ảnh huởng không nhỏ đến khả
năng tăng thu nhập của họ ở những chu kỳ sản xuất tiếp theo.
Hoạt động tìm kiếm nguồn nguyên liệu và các rào cản thâm nhập thị trường cũng là
những tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập của các chủ thể trong
chuỗi. Do các rào cản đều mang tính chất tạm thời mà hoạt động tìm kiếm nguồn nguyên
liệu để phục vụ sản xuất cũng không ổn định nên mức sản lượng cũng có thể thay đổi
theo thời gian. Để có thể duy trì mức thu nhập trong chuỗi, đơn vị cần vượt qua được
những rào cản thâm nhập trong dài hạn. Nhiều doanh nghiệp có thể liên kết với nhau theo
chiều dọc để phối hợp các hoạt động nhằm gia tăng giá trị và gia tăng thu nhập cho các
thành viên tham gia hệ thống sản xuất toàn cầu.
2. Đặc điểm của ngành gia công phần mềm.
2.1 Khái niệm về phần mềm và gia công phần mềm
2.1.1 Khái niệm về phần mềm, sản phẩm và dịch vụ phần mềm
a. Phần mềm
20
Có rất nhiều cách thức khác nhau để định nghĩa phần mềm, tùy theo mục đích sử
dụng và nghiên cứu. Nếu xét trên góc độ kỹ thuật thì phần mềm được định nghĩa như sau:
“(1) Các lệnh hay chương trình máy tính khi được thực hiện thì đưa thực hiện thì đưa ra
hoạt động và kết quả mong muốn; (2) Cấu trúc dữ liệu làm cho chương trình thao tác
thông minh thích hợp và (3) Các tài liệu mô tả thao tác và cách dùng chương trình
” 1
Còn theo luật công nghệ thông tin năm 2007 của nước ta có định nghĩa về phần
mềm như sau:” Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu,
mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định”. Nói cách
khác, phần mềm hiểu theo nghĩa thông thường là một tập hợp các chương trình, các câu
lệnh và chương trình con để điều khiển, vận hành máy tính. Khái niệm phần mềm được
đặt ra để phân biệt với khái niệm phần cứng(tức là các phần hữu hình của hệ thống máy
tính như bộ xử lý trung tâm, bàn phím, màn hình, linh kiện của máy tình và các thiết bị
liên quan). Bên cạnh đó, phần mềm không chỉ là tập hợp các lệnh và số liệu đi kèm,
thường được gọi là chương trình(programme), mà còn gắn liền với tài liệu hướng dẫn sử
dụng và dịch vụ đi kèm như tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ kỹ thuật…Với cách hiểu này,
phần mềm còn bao gồm khả năng, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng của kỹ sư- người chế
tạo ra phần mềm.
Phần mềm có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên do mục đích của khóa luận không đi
sâu vào khía cạnh kỹ thuật nên chỉ phân loại phần mềm theo mục đích sử dụng. Với căn
cứ này, phần mềm được chia thành 3 loại: Phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng va
phần mềm lập trình.
Phần mềm hệ thống(system software): hay còn gọi là Hệ điều hành(như Windows,
Linux hay BeOS…) là những phần mềm được viết ra nhằm quản lý và điều hành mọi
hoặt động của máy tính ở mức độ hệ thống, làm nền tảng cho các ứng dụng(hay phần
mềm ứng dụng) chạy trên đó.
Phần mềm ứng dụng(Application Software): được thiết kế nhằm sử dụng sức
mạnh của máy tính trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Phần mềm ứng dụng lại bao
21
gồm 3 loại: phần mềm ứng dụng cho người dùng thông thường(trò chơi, phần mềm học
tập…), phần mềm ứng dụng chuyên ngành(phần mềm quản lý tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm,…), và phần mềm đa ngành(phần mềm kế toán quản lý, nhân sự, soạn thảo văn
bản…).
Phần mềm lập trình(Coding/Programming Software): Là các phần mềm được viết
với mục đích chuyển tải ngôn ngữ người dùng thành ngôn ngữ máy để máy tính có thể
thực hiện được các yêu cầu cụ thể. Phần mềm lập trình ban đầu gắn với ngôn ngữ máy
nhất, sau này được điều chỉnh cho thân thiện với người dùng hơn.
b. Sản phẩm phần mềm
Không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm phần mềm- một khái niệm thuộc lĩnh vực
công nghệ phần mềm, sản phẩm phần mềm là một khái niệm gắn liền với sự hình thành
và phát triển của CNPM. Chỉ khi phần mềm được đem ra mua bán, trao đổi, trở thành
hàng hóa thì mới xuất hiện CNPM. Và sản phẩm phần mềm càng phong phú đa dạng thì
CNPM càng lớn mạnh.
Theo Điều 2, Khoản 2- Quyết định số 128/2000- QĐ-TTg ngày 20/11/2000 của
Thủ tướng chính phủ về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát
triển công nghiệp phần mềm, thì : “Sản phẩm phần mềm là phần mềm được sản xuất và
được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được chuyển giao hay
mua bán cho đối tượng khác sử dụng”. Sản phẩm phần mềm theo cách hiểu của Quyết
định này bao gồm phần mềm nhúng, phần mềm đóng gói, phần mềm chuyên dụng và sản
phẩm thông tin số hóa:
Phần mềm nhúng là sản phẩm phần mềm được nhà sản xuất thiết bị cài đặt vào
thiết bị và được sử dụng cùng thiết bị mà không cần có sự cài đặt của người sử dụng hay
người thứ ba.
Phần mềm đóng gói là sản phẩm phần mềm có thể sử dụng được ngay sau khi
người sử dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ cài đặt cho các thiết bị hay hệ thống. Chúng
gồm hai loại: phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống.
22
Phần mềm chuyên dụng: là sản phẩm phần mềm được phát triển theo yêu cầu cụ
thể và riêng biệt của khách hàng.
Sản phẩm thông tin số hóa: Là nội dung thông tin số hóa được lưu trữ trên một vật
thể nào đó.
c . Dịch vụ phần mềm
Dịch vụ phần mềm bao gồm các dịch vụ xoay quanh việc cung cấp sản phẩm phần
mềm như tư vấn phần mềm; tích hợp, cung cấp hệ thống; dịch vụ gia công phần mềm;
dịch vụ hệ huấn luyện, đào tạo sử dụng phần mềm….
Dịch vụ tư vấn phần mềm bao gồm: tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn, trao đổi
về phần mềm, nghiên cứu về nhu cầu, giải pháp và kinh nghiệm trong thiết kế, cài đặt,
nâng cấp hệ thống mạng máy tính.
Dịch vụ tích hợp, cung cấp hệ thống bao gồm tư vấn, kết nối phần cứng, thiết bị
mạng và phần mềm chuyên dụng thành một hệ thống hòan chỉnh, bao gồm cả dịch vụ
huấn luyện và đào tạo đi kèm.
Dịch vụ xử lý dữ liệu: là dịch vụ nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu điện tử số hóa cho
khách hàng.
Dịch vụ huấn luyện và đào tạo phần mềm: là huấn luyện, đào tạo về chuyên môn
liên quan đến công nghệ phần mềm.
Dịch vụ phần mềm tại chỗ(outsite service): là việc công ty phần mềm đưa nhân viên
phần mềm của mình sang cơ sở của khách hàng để sản xuất, phát triển, triển khai(cài đặt),
bảo trì phần mềm và thực hiện các dịch vụ liên quan tới phần mềm.
Dịch vụ gia công phần mềm: là dịch vụ mà bên nhận gia công sẽ thực hiện một phần
hoặc tòan bộ các bước trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh
cho bên đặt gia công. Một mặt, bên đặt gia công thường có ý tưởng và trong nhiều trường
hợp, họ biết cách bán các sản phẩm đó trong khi bên nhận gia công thường thiếu hai yếu
tố này. Một khác, các công ty đi đặt gia công thường là các công ty ở các nước phát triển,
mặt bằng lương rất cao nên họ muốn thuê các công ty ở các nước phát triển, mặt bằng
23
lương rất cao nên họ muốn thuê các công ty ở ca nước đang phát triển gia công để giảm
chi phí. Chính nhờ sự bổ sung như vậy nên xuất hiện nhu cầu về một loại dịch vụ mới-
dịch vụ gia công phần mềm. Cũng do sự khác biệt về khoảng cách địa lý giữa các công ty
đặt gia công và các công ty nhận gia công, khái niệm gia công phần mềm(outsourcing)
cũng thường được hiểu với nghĩa gia công phần mềm xuất khẩu(offshoring).
Trong nền kinh tế ngày nay, khái niệm hàng hóa không chỉ đơn thuần là sản phẩm-
hàng hóa hữu hình mà trong đó còn bao hàm khái niệm hàng hóa vô hình- dịch vụ. Sản
xuất, kinh doanh và xuất khẩu trong lĩnh vực CNPM cũng vậy. Bên cạnh việc mua bán
sản phẩm phần mềm, thị trường thế giới còn rất nhộn nhịp với hoạt động cung cấp dịch
vụ liên quan đến phần mềm. Có lẽ vì vậy mà đối tượng được hưởng ưu đãi như quy định
trong Quyết định 128/2000 QĐ-Ttg là những tổ chức, cá nhân sản xuất phần mềm và
cung ứng dịch vụ phần mềm. Theo quyết định này, dịch vụ phần mềm được định nghĩa là
“mọi hoạt động trực tiếp phục vụ việc sản xuất sản phẩm phần mềm, khai thác, nghiên
cứu, sử dụng, đào tạo, phổ biến và hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm”.
Các dịch vụ này bao gồm: tư vấn phần mềm, tích hợp, cung cấp hệ thống, dịch vụ chuyên
nghiệp về phần mềm, gia công phần mềm, dịch vụ sử lý dữ liệu, huấn luyện và đào tạo…
2.1.2 Khái niệm về Gia công phần mềm.
a. Khái niệm gia công phần mềm:
Gia công phần mềm (GCPM) được hiểu đó là việc đơn vị sản xuất phần mềm A
thuê đơn vị sản xuất phần mềm B làm một số công đoạn chế tạo sản phẩm phần mềm.
Chẳng hạn các công ty lớn của Mỹ thường thuê các công ty phần mềm ở các nước
khác(Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam…) làm gia công.
Thời điểm năm 1989 được xem như mốc khởi điểm của dịch vụ gia công khi vào
năm này công ty Eastman Kodak ký hợp đồng chính thức với 3 công ty tin học lớn là
IBM, DEC, Bussinessland để thiết lập và vận hành hệ thống tin học trong nội bộ công ty
mình. Quy mô lớn của hợp đồng này và tên tuổi của các đối tác tham gia góp phần tạo lập
một hướng hoạt động mới trong ngành công nghiệp phần mềm(CNPM). Trong những
24
năm trở lại đây, xu hướng di chuyển việc làm của doanh nghiệp trong các lĩnh vực CNTT
và công nghệ cao từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển đã ngày càng phát
triển, đặc biệt trong các lĩnh vực CNTT và công nghệ cao của Mỹ, nơi những sản phẩm
làm ra có thể dễ dàng vận chuyển (như các sản phẩm chip nhỏ gọn) hoặc truyền tải qua
Internet (phần mềm, dữ liệu…). Mục đích chính của quá trình chuyển việc làm sang các
nước đang phát triển của các doanh nghiệp lớn tại Mỹ là để tận dụng nguồn nhân công
giá rẻ, nhưng có trình độ tương đương với các nhân viên tại Mỹ. Các tập đoàn lớn về
công nghệ như Intel, IBM, HP đều xây dựng những trung tâm nghiên cứu phát triển và
sản xuất tại châu Á, tập trung ở các quốc gia có nguồn nhân lực trình độ cao với mức
lương thấp hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc .Ngoài lý do tiết kiệm chi
phí này, ngày nay, đối với các công ty đi thuê gia công, đây còn là một cách để họ có thể
có được những giải pháp nhanh hơn, tốt và hiệu quả hơn.
2.2 Đặc điểm của ngành gia công phần mềm
Trước tiên, đây là ngành tạo nhiều công ăn việc làm và đem lại mức thu nhập cao.
Theo một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia phần mềm thuộc Đại học Carnergie
Mellon(Mỹ) thì “ Trung bình 1 người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chỉ tạo được
công ăn việc làm cho 7-8 người ở các ngành khác. Trong khi ở lĩnh vực CNTT, hệ số này
sẽ là 1/21,3. Tức là, chỉ cần có 1 triệu lao động hoạt động trong ngành này thì sẽ tạo được
việc làm cho 21 triệu người có thu nhập cao”. Hơn thế nữa, CNTT nói chung và GCPM
xuất khẩu nói riêng còn là ngành có vốn đầu tư thấp nhưng mang lại lợi nhuận rất cao,
theo điều tra của Bộ lao động Mỹ năm 2007, nó là một trong 10 ngành mang lại thu nhập
cao nhất.
Theo ước tính, nhu cầu lao động của thế giới trong lĩnh vực CNTT nói chung vẫn
rất cao. Cũng theo điều tra của Bộ Lao động Mỹ, ước tính hiện giờ trên thế giới vẫn thiếu
khoảng hơn 1 triệu lao động trong lĩnh vực CNPM, dự tính đến năm 2020, con số này sẽ
lên đến 3triệu. Gia công nói chung là một miếng bánh ngon mà hầu hết các quốc gia đều
nhắm tới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Chính vì vậy, đặc biệt với những nước
25