Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Điều tra thống kê và ứng dụng số liệu điều tra thống kê để phân tích chất lượng học tập của sinh viên lớp Thống kê kinh doanh 46B năm học 2006-2007.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.66 KB, 29 trang )

Lời nói đầu
Mục đích cuối cùng của một cuộc nghiên cứu thống kê là thu thập những
thông tin định lượng về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể, trên cơ
sở đó phát hiện bản chất quy luật phát triển của hiện tượng, giải quyết được một vấn
đề lý thuyết hoặc một yêu cầu nhất định của thực tiễn. Tất cả các công việc này được
gọi là hoạt động thống kê.
Điều tra thống kê là giai đoạn mở đầu của quá trình hoạt động thống kê. Là
một khâu rất quan trọng trong hoạt động thống kê điều tra thống kê có nhiệm vụ thu
thập đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu. Đây là những thông tin sơ
cấp, nếu làm tốt giai đoạn này thì các thông tin, số liệu mới thu thập được một các
trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp thời, tạo điều kiện để thực hiện tốt
các giai đoạn tiếp theo. Điều tra thống kê được thực hiện trong rất nhiều lĩnh vực với
quy mô, phạm vi, nguồn lực, kinh phí khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu, đặc
điểm của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều tra thống kê, tôi quyết định lựa chọn đề
tài: “Điều tra thống kê và ứng dụng số liệu điều tra thống kê để phân tích chất
lượng học tập của sinh viên lớp Thống kê kinh doanh 46B năm học 2006-2007.”
Việc nghiên cứu bao gồm điều tra thống kê và sử dụng số liệu thu được từ
điều tra để phân tích chất lượng học tập của sinh viên lớp TKKD46B.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của PGS.TS. Bùi Huy Thảo đã giúp
tôi hoàn thành đề tài này.
Mục lục
Chương I: Lý luận chung về điều tra thống kê
I. Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê
II. Các loại điều tra thống kê
III. Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê
Chương II: Ứng dụng điều tra thống kê để phân tích chất lượng học tập
I. Phương án điều tra
II. Phân tích số liệu điều tra thống kê
Chương III: Một số kiến nghị về điều tra thống kê
Tài liệu tham khảo


Phụ lục
Chươ ng I: Lý luận chung về điều tra thống kê
I. Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê
I.1 Khái niệm
Điều tra thống kê là hình thức thu thập số liệu được tiến hành theo phương án
quy định cụ thể cho từng cuộc điều tra. Trong phương án điều tra quy định rõ
mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi, phương pháp và kế hoạch tiến hành điều
tra. Điều tra thống kê được áp dụng ngày càng rộng rãi trong điều kiện nền kinh
tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế.
I.2 Ý nghĩa
- Tài liệu do điều tra thống kê thu thập được là căn cứ đáng tin cậy để kiểm
tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiện tượng
nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội của từng đơn vị, từng địa phương và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Điều tra thống kê cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc phân tích,
phát hiện, tìm ra những yếu tố tác động, những yếu tố tác động, những yếu tố
quyết định sự biến đổi của hiện tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tìm biện pháp
thúc đẩy hiện tượng nghiên cứu theo hướng có lợi nhất.
- Những tài liệu điều tra thống kê cung cấp một cách có hệ thống còn là căn
cứ vững chắc cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiện
tượng và dự đoán xu hướng biến động của hiện tượng trong tương lai. Trong quá
trình điều hành, quản lý kinh tế - xã hội, các tài liệu này giúp cho việc xây dựng
các định hướng, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai, quản lý
quá trình thực hiện kế hoạch đó.
I.3 Các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê
- Trung thực đối với cả người điều tra và người được điều tra.
- Chính xác – khách quan: phải phản ánh đúng đắn tình hình thực tế khách
quan của hiện tượng nghiên cứu. Đây là yêu cầu cơ bản quyết định chất lượng
của công tác thống kê.
- Kịp thời: trước hết tài liệu của điều tra thống kê phải có tính nhạy bén,

mang tính thời sự. Thứ hai thống kê phải cung cấp tài liệu phục vụ các yêu cầu
nghiên cứu đúng lúc cần thiết.
- Đầy đủ: tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nội dung cần thiết
cho cuộc nghiên cứu, phải thu thập trên tất cả số đơn vị của hiện tượng nghiên
cứu.
- Ngoài ra, điều tra thống kê muốn phản ánh đúng bản chất, tính quy luật của
hiện tượng nghiên cứu cần phải dựa trên cơ sở quan sát số lớn. Một số trường
hợp nhất định, điều tra thống kê cũng có thể chỉ tiến hành trên một số đơn vị cá
biệt, nhưng các đơn vị này phải được lựa chọn và xem xét trong mối quan hệ với
tổng thể nghiên cứu.
II. Các loại điều tra thống kê
II.1 Điều tra thường xuyên và không thường xuyên
Căn cứ vào sự liên tục, tính chất hệ thống của các cuộc điều tra, ta có thể chia
các cuộc điều tra thống kê thành hai loại:
- Điều tra thống kê thường xuyên được thực hiện một cách liên tục, có hệ
thống và thường là theo quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Điều tra
thống kê thường xuyên giúp ta thu thập tài liệu tỉ mỉ, chi tiết, là cơ sở để lập các
báo cáo thống kê định kỳ. Hình thức tổ chức chủ yếu và quan trọng nhất của điều
tra thống kê thường xuyên là “báo cáo thống kê định kỳ”. Đây là hình thức thu
thập số liệu dựa vào các biểu mẫu báo cáo thống kê được lập sẵn.
- Điều tra không thường xuyên được thực hiện một cách không liên tục,
không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Hình thức chủ yếu
của loại này là các cuộc “điều tra chuyên môn”. Điều tra chuyên môn chỉ được tổ
chức khi có nhu cầu, theo kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho từng
cuộc điều tra.
II.2 Điều tra toàn bộ và không toàn bộ
Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, ta có điều tra toàn bộ
và không toàn bộ.
- Điều tra toàn bộ
Tiến hành thu thập tài liệu trên toàn thể các đơn vị thuộc đối tượng điều

tra. Đây là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ nhất, chi tiết nhất về từng đơn vị
của tổng thể cho các nghiên cứu thống kê.
- Điều tra không toàn bộ
Chỉ tiến hành thu thập tài liệu ở một số đơn vị nhất định được chọn ra từ
tổng thể chung. Đây là phương pháp điều tra tiết kiệm thời gian, chi phí và
có khả năng mở rộng nội dung điều tra ra nhiều tiêu thức hơn so với điều
tra toàn bộ. Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra, ta có
thể phân chia điều tra không toàn bộ thành 3 loại:
• Điều tra chọn mẫu
• Điều tra trọng điểm
• Điều tra chuyên đề
Điều tra trọng điểm và điều tra chuyên đề khác với điều tra chọn mẫu ở
chỗ kết quả của nó không dùng để suy rộng cho tổng thể chung. Kết quả của điều
tra chọn mẫu được dùng để mô tả đặc điểm của tổng thể chung.
III. Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê
III.1 Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua sự
tiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời. Căn cứ vào điều kiện thực tế người
nghiên cứu sẽ quyết định lựa chọn phương pháp nào để tiếp xúc với người được
phỏng vấn.
III.1.1 Phương pháp phỏng vấn viết
Là phương pháp phỏng vấn trong đó sự tiếp xúc giữa người hỏi và
người trả lời thông qua bảng hỏi người trả lời tự điền câu trả lời vào
bảng hỏi.
Đặc điểm:
- Bảng hỏi là vấn đề quan trọng
- Cần chú ý đến những vấn đề về tâm lý khi đặt câu hỏi và những
nguyên tắc tâm lý trong việc sắp xếp bảng hỏi đều phải hướng vào
người trả lời.
Ưu điểm:

- Tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như công sức cán bộ điều tra
- Thông tin thu được khách quan, không bị ảnh hưởng bởi thái độ
người hỏi.
- Dễ trả lời những vấn đề tế nhị
- Nguyên tắc nặc danh được đảm bảo trong phỏng vấn
Hạn chế:
- Chất lượng thông tin thu được không thật cao
- Không biết được thái độ người trả lời
Lưu ý: trong phương pháp này muốn tăng số phiếu trả lời cần chú ý một
số biện pháp như:
- Tạo điều kiện dễ dàng tối đa cho việc trả lời
- Gửi thư nhắc tại kèm theo bảng câu hỏi đề phòng thư lần trước
thất lạc.
- Khuyến khích vật chất.
III.1.2 Phương pháp phỏng vấn trực diện
Là phương pháp mà người phỏng vấn và người trả lời tham gia một
cuộc nói chuyện riêng hay còn gọi là trò chuyện có chủ định. Tức đây là
một cuộc nói chuyện có mục đích và là quá trình giao tiếp một chiều do
người phỏng vấn điều khiển.
Ưu điểm:
- Việc tiếp xúc trực tiếp tạo ra những điều kiện đặc biệt để hiểu đối
tượng sâu sắc hơn.
- Do tiếp xúc trực tiếp nên đã đồng thời kết hợp phỏng vấn với
quan sát.
- Có thể phát hiện sai sót và sửa đổi kịp thời.
Hạn chế:
- Tốn kém hơn về thời gian, chi phí và con người.
- Tổ chức điều tra khó khăn hơn.
- Không cẩn thận câu trả lời sẽ bị ảnh hưởng bởi thiên kiến của
điều tra viên.

Lưu ý: cuộc phỏng vấn phải đảm bảo không gây hậu quả cho người
được phỏng vấn về bản thân những giả định của người phỏng vấn và
đảm bảo nguyên tắc nặc danh.
Phỏng vấn trực diện nếu phân theo nội dung và trình tự phỏng vấn thì
có 5 loại là: phỏng vấn tiêu chuẩn hóa, phỏng vấn bán tiêu chuẩn,
phỏng vấn tự do, phỏng vấn sâu và phỏng vấn định hướng. Ngoài ra
phỏng vấn trực diện còn được phân theo đối tượng tiếp xúc, gồm có 2
loại là: phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm.
III.1.3 Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại
Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại là một loại phỏng vấn trực diện
nhưng người phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn không gặp mặt trực
tiếp.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm hơn.
- Khách quan hơn.
Hạn chế:
- Mất nhiều công sức để chọn số điện thoại mà đôi khi vẫn không
được mẫu như mong muốn.
- Làm giảm hứng thú khi phỏng vấn qua điện thoại.
- Việc đưa ra các gợi ý hay hỗ trợ thêm bằng quan sát là khó thực
hiện được.
Lưu ý: phương pháp phỏng vấn này cần chú ý cách tiếp cận và chú ý
lịch sự khi nói chuyện.
III.2 Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thập thông bằng tri giác trực
tiếp trong điều kiện hoàn cảnh tự nhiên và ghi chép lại.
Phương pháp này dùng trong việc nghiên cứu dự định, thăm dò khi chưa có
khái niệm rõ ràng về vấn đề nghiên cứu và không có yêu cầu về tính đại diện.
Phương pháp này còn dùng trong việc nghiên cứu miêu tả với quy mô không lớn
và thường được dùng để thu thập thông tin sơ cấp.

Hạn chế:
- Đòi hỏi nhiều công sức và chi phí.
- Nhiều nội dung khác nhau trong nghiên cứu không thể thực hiện được
bằng phương pháp quan sát.
* Theo tính chất tham gia, phương pháp quan sát được chia làm 2 loại:
- Quan sát có tham dự
Là hình thức quan sát trong đó người quan sát trực tiếp tham gia vào quá
trình hoạt động của đối tượng quan sát. Gồm có quan sát kín, quan sát trung
lập, quan sát tham dự thông thường và quan sát tham dự tích cực.
Phương pháp này có thể thu thập được thông tin một cách toàn diện, tránh
được các ấn tượng tức thời ngẫu nhiên. Tuy nhiên nếu tham dự tích cực hoặc
quá lâu có thể mang lại hậu quả không tốt, chẳng hạn mất tính khách quan
trong việc thu thập thông tin hay chủ quan bỏ qua những diễn biến mới trong
phản ứng của các thành viên trong tập thể.
- Quan sát không tham dự (quan sát từ bên ngoài)
Trong phương pháp này người quan sát hoàn toàn đứng ngoài không can
thiệp vào quá trình xảy ra và không đặt câu hỏi. Do đặc điểm đó nên khi dùng
phương pháp này thường không thấy được nội tình do vậy những điều giải
thích không phải lúc nào cũng đúng.
* Theo thời gian
- Quan sát ngẫu nhiên
Là sự quan sát không được định trước là sẽ tiến hành vào một thời điểm
nào đó mà hoàn toàn ngẫu nhiên. Do vậy đảm bảo được tính khách quan cao
trong thông tin ghi chép được.
- Quan sát có hệ thống
Là quan sát có tính thường xuyên và lặp lại.
* Theo hình thức hóa
- Quan sát tiêu chuẩn hóa (quan sát có kiểm tra)
Là quan sát mà trong đó những yếu tố cần quan sát được vạch sẵn trong
chương trình, được tiêu chuẩn hóa trong các bảng, phiếu hoặc biên bản quan

sát kết hợp với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ.
Đây là hình thức sử dụng rộng rãi nhất trong quan sát thực nghiệm và ít
được dùng trong nghiên cứu thăm dò.
- Quan sát không tiêu chuẩn hóa
Là hình thức quan sát trong đó không xác định trước các yếu tố hoặc tình
huống sẽ quan sát mà chỉ xác định bản thân đối tượng nghiên cứu trực tiếp.
Đây là hình thức thường được thực hiên trong nghiên cứu thăm dò và ít
được dùng trong nghiên cứu miêu tả.
* Theo địa điểm
- Quan sát tại hiện trường
Quan sát thực trạng của hiện tượng cuộc sống với một số nội dung được
chuẩn hóa còn một số nội dung thì không.
- Quan sát trong phòng thí nghiệm
Là quan sát trong đó những điều kiện của môi trường xung quanh và tình
huống quan sát đã được quy định sẵn.
Chương II: Ứng dụng điều tra thống kê để phân tích chất lượng học tập
I. Phương án điều tra
Phương án điều tra là một kế hoạch tổng thể nhằm đảm bảo cho việc tổ chức
điều tra và thu thập số liệu thắng lợi và ít tốn kém. Phương án điều tra có tác
dụng như kim chỉ nam hướng dẫn cán bộ tổ chức điều tra cũng như điều tra viên
trong quá trình thực hiện điều tra.
1.1 Mục đích điều tra
Thu thập thông tin về tình hình học tập của sinh viên lớp TKKD46B từ đó
phân tích chất lượng học tập của họ và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng học tập cho sinh viên.
1.2 Phạm vi đối tượng và đơn vị điều tra
- Đối tượng: những sinh viên lớp thống kê kinh doanh 46B.
- Phạm vi điều tra: điều tra toàn bộ sinh viên lớp thống kê kinh doanh
46B.
- Đơn vị điều tra: mỗi sinh viên thuộc đối tượng điều tra và pham vi điều

tra là một đơn vị điều tra.
1.3 Nội dung điều tra
Bao gồm các chỉ tiêu sau:
1.3.1 Phân loại đối tượng điều tra
+ Theo giới tính
1.3.2 Tình hình tham gia học tập
+ Tình hình nghỉ học
+ Lý do nghỉ học
+ Cách học
+ Nhóm các chỉ tiêu khác về cách học tập
1.3.3 Kết quả học tập
+ Kết quả học tập qua 3 năm học
+ Mức độ hài lòng của bản thân
1.4 Phương pháp điều tra
Điều tra toàn bộ sinh viên lớp thống kê kinh doanh 46B.
Phỏng vấn gián tiếp: người được hỏi nhận phiếu điều tra, tự mình ghi câu trả
lời vào phiếu rồi gửi trả lại cho người hỏi.
1.5 Phiếu điều tra và bảng mã hóa
Phiếu điều tra (còn được gọi là bảng hỏi; phiếu hỏi; phiếu câu hỏi) là phương
tiện để thu thập thông tin, nó là tổ hợp các câu hỏi được thiết kế nhằm cung cấp
dữ liệu cho việc kiểm định các giả thiết hoặc các vấn đề cần nghiên cứu. Với các
ý nghĩa trên có thể coi phiếu điều tra là phương tiện dùng để giao tiếp giữa điều
tra viên và những người trả lời phỏng vấn và giữa người sử dụng tin và người
cung cấp tin.
Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 1 (trang 26).
Bảng mã hóa: Phụ lục 2 (trang 27)
Kết cấu của Phiếu điều tra (bảng hỏi) như sau:
1.5.1 Lời mở đầu và hướng dẫn cơ bản để hoàn thành bảng hỏi
Lời mở đầu:
“Để phân tích chất lượng học tập của sinh viên lớp TKKD46B, tôi-Dương

Tuấn Hải-một thành viên lớp TKKD46B tổ chức cuộc điều tra thống kê nhằm
thu thập số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Các thông tin thu được sau đây chỉ
nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu. Rất mong bạn bớt chút thời gian trả lời các
câu hỏi dưới đây. (để trả lời bạn hãy đánh dấu X vào ô trống bạn chọn)”
Lời mở đầu làm cho người trả lời biết mục đích của người nghiên cứu
(Dương Tuấn Hải) là thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích chất lượng
học tập của sinh viên lớp TKKD46B.
Ở đây trong lời mở đầu đã kết hợp hướng dẫn cơ bản để hoàn thành bảng
hỏi: “(để trả lời bạn hãy đánh dấu X vào ô trống bạn chọn)”.
1.5.2 Nội dung của bảng hỏi
Nội dung bảng hỏi được chia làm 3 phần:
Phần I. Nhận dạng đối tượng điều tra
Gồm 2 câu:
Câu 1. Họ và tên:………………………………………………STT:...........
Theo nội dung câu hỏi: câu hỏi về sự kiện.
Theo chức năng: câu hỏi tâm lý, đồng thời để kiểm tra độ chính xác của
câu trả lời Câu 7.
Câu hỏi này dùng để kiểm tra độ chính xác của thông tin, không đưa vào
bảng mã hóa.
Câu 2. Giới tính: 1□Nam 2□Nữ
Theo nội dung câu hỏi: câu hỏi về sự kiện.
Theo chức năng: câu hỏi lọc.
Theo biểu hiện: câu hỏi đóng.
Phần II. Tình hình tham gia học tập
Gồm 4 câu: từ Câu 3 đến Câu 6
Câu 3. Số tiết nghỉ học của bạn chiếm bao nhiêu % so với tổng số tiết
học trong năm học 2006-2007
1□≤5% 2□5% ≤10% 3□10% ≤15%
4□15% ≤20% 5□>20%
Theo nội dung câu hỏi: câu hỏi về sự kiện.

Theo biểu hiện: câu hỏi đóng.
Câu 4. Sắp xếp lý do nghỉ học của bạn theo mức độ thường xuyên
của nó (đánh số từ 1 đến 7, đánh số 1 cho lý do nào thường xuyên nhất và số 7 cho
lý do ít nhất)
1□Nghỉ ốm 2□Đi chơi 3□Buồn ngủ 4□Lười
5□Giáo viên không điểm danh 6□Giáo viên dạy không hấp dẫn
7□Lý do khác…………………………………………………..
Theo nội dung câu hỏi: câu hỏi về sự kiện.
Theo biểu hiện: câu hỏi nửa đóng.
Câu 5. Cách học của bạn
1□Học dần từ trong kỳ 2□Cuối kỳ mới học 3□Sát thi mới học
Theo nội dung câu hỏi: câu hỏi về sự kiện.
Theo biểu hiện: câu hỏi đóng.

×