Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Ứng dụng kỹ thuật NLP để nâng cao động lực nhằm cải thiện thành tích học tập của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường ĐH Kinh Tế TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.82 KB, 43 trang )

1 | P a g e

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu: 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 4
5. Kết cấu đề tài: 5
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN 6
1.1. Vai trò và ảnh hƣởng của động lực đối với thành tích học tập của sinh
viên 6
1.1.1 Động lực học tập và tạo động lực học tập cho sinh viên 6
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực học tập: 9
1.1.3 Một số học thuyết về động lực: 11
1.1.4 Bản chất động lực học tập của sinh viên. 15
1.1.5 Vai trò của động lực trong học tập đối với sinh viên 15
1.2. Bàn về vấn đề học tập của sinh viên đại học 16
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC HỌC TẬP SINH VIÊN KHOA
QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐH KINH TẾ TPHCM 19
2.1 Vài nét về sinh viên khoa Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Kinh
tế Tp.HCM: 19
2.2 Giới thiệu về cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài và bảng câu hỏi điều
2 | P a g e

tra phục vụ cho nghiên cứu đề tài 20
2.3.Kết quả nghiên cứu 23
2.3.1 Động lực học tập của sinh có ảnh hưởng tới kết quả học tập của
sinh viên. 24


2.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới động lực học tập của sinh viên. 25
2.4 Những nhân tố chính có tác động tích cực tới động lực học tập và
những nhân tố chính tác động tiêu cực tới động lực học tập của sinh viên. 30
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN. 34
3.1 Đối với nhà trƣờng: 34
3.2 Đối với sinh viên: 37
KẾT LUẬN 43


3 | P a g e

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2011, chi
ngân sách cho Giáo dục đã đạt trên 13,36% tổng chi ngân sách, Việt Nam chính
thức đứng trong nhóm những nước có tỷ lệ đầu tư cao cho Giáo dục. Cũng theo báo
cáo, trung bình một gia đình chi tiêu khoảng 40% thu nhập cho giáo dục, đặc biệt là
với những bậc học càng cao, chi phí càng tăng đáng kể. Theo như ước tính, chi phí
cho một tấm bằng Đại học ở Việt Nam vào khoảng 100 triệu, với số lượng hiện nay
vào khoảng 1.700.000 sinh viên, đây quả là một con số không nhỏ.
Vậy mà thực tế có đến gần 55% sinh viên được hỏi cho rằng mình không thực
sự có hứng thú học tập, hơn 50% sinh viên được khảo sát không thật sự tự tin vào
các năng lực của bản thân (Theo một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn
Công Khanh). Đây thật sự là một sự lãng phí rất lớn nguồn lực của quốc gia.
Trong quá trình tìm hiểu, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng có khá nhiều nguyên
nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hiện nay, nhưng một trong những
nguyên nhân chính là động lực của họ. Rất nhiều sinh viên luôn tự hỏi tại sao họ có
thể học hành chăm chỉ với một ý thức, tinh thần trách nhiệm cao trong học tập ở bậc
phổ thông trung học để có thể được vào đại học nhưng lại trở nên mất phương

hướng, mất đi sự hứng thú, động lực học tập ở bậc đại học dẫn đến kết quả học tập
không đạt được như mong muốn. Vậy động lực học tập của sinh viên ở bậc đại học
như thế nào, những nhân tố nào ảnh hưởng đến nó?
Với nguồn lực hạn chế, đề tài này chỉ tập trung vào mục tiêu bàn về động cơ
học tập của sinh viên nói chung và nghiên cứu thực tế động lực học tập của sinh
viên khối ngành quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Tp.HCM nói riêng, đi
tìm những nhân tố tác động tích cực và tiêu cực tới động lực học tập của sinh viên,
qua đó ta có thể thấy được một số thực trạng và tìm ra được những nguyên nhân,
phân tích một số hướng giải quyết nhằm nâng cao động lực, từ đó cải thiện tích cực
thành tích học tập của sinh viên.
4 | P a g e

2. Mục đích nghiên cứu:
- Thứ nhất, tóm lược những lý luận khoa học cơ bản về động lực và tạo động
lực lao động, từ đó chỉ ra cách tiếp cận thực tiễn đối với sinh viên trong học tập.
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng học tập của sinh viên khối ngành
Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, tìm ra những nguyên
nhân làm hạn chế động lực học tập của sinh viên.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên nhanh chóng tạo được động
lực, từ đó cải thiện tích cực thành tích trong học tập. Đặc biệt, tập trung phân tính
những ứng dụng cơ bản của phương pháp NLP (Neuro-linguistic programming –
Lập trình ngôn ngữ tư duy).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Động lực học tập của sinh viên khối ngành
Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu tập trung ở 2 cơ sở B (279 Nguyễn Tri Phương, Q.10) và
D (196 Trần Quang Khải, Q.1) của trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, trong
thời gian 4 tuần từ ngày 11/03 đến 09/04/2012.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê, phân tích

tổng hợp, điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.
Số liệu thống kê được thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo, báo,
tạp chí, internet và các kết quả nghiên cứu khác đã được công bố.
Số liệu khảo sát được thu thập qua phương pháp điều tra chọn mẫu bằng bảng
hỏi và phỏng vấn sâu đối với một số sinh viên của trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ
Chí Minh. Trong đó phát ra 300 phiếu khảo sát, thu về 277 phiếu, số phiếu hợp lệ là
264 phiếu. Phỏng vấn sâu đối với 5 sinh viên từ năm 2 đến năm 4.
5 | P a g e

Nghiên cứu được tiến hành thông qua sơ đồ sau:

Lí thuyết về động lực
học tập của sinh viên
Tham khảo các nguồn
tài liệu
Thảo luận nhóm với một
số sinh viên
Xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến động lực học
tập
Thiết kế bảng câu hỏi
khảo sát
Thực hiện khảo sát lần 1
và hoàn chỉnh
Bảng khảo sát hoàn chỉnh
Thực hiện khảo sát và
phỏng vấn
Nhập liệu và xử lý số liệu
Phân tích; rút ra kết luận
và giải pháp


5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo
thì nội dung chính được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tóm tắt cơ sở lý luận về động lực học tập của sinh viên.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng học tập của sinh viên khối ngành
Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.
Chương 3: Một số giải pháp giúp sinh viên nhanh chóng tạo được động lực, từ
đó cải thiện tích cực thành tích trong học tập.
6 | P a g e

Chƣơng 1: Lý luận chung về động lực học tập của sinh viên
1.1. Vai trò và ảnh hƣởng của động lực đối với thành tích học tập của sinh viên
1.1.1 Động lực học tập và tạo động lực học tập cho sinh viên
Trước hết, cần phải nói rằng, hoạt động học tập suy cho cùng cũng là một hoạt
động lao động, chỉ khác nhau về hình thức hoạt động với các hình thức lao động
khác mà thôi. Trên cơ sở đó, ta có thể sử dụng các lý thuyết về động lực lao động
trong việc nghiên cứu động lực học tập của sinh viên.
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về bản chất của động lực lao động:
Maier và Lawler (1973) đã đưa ra mô hình về kết quả thực hiện công việc là
một hàm số của năng lực và động lực làm việc. Trong đó, năng lực làm việc phụ
thuộc vào khả năng bẩm sinh; kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm có được thông qua
đào tạo; các nguồn lực để thực hiện công việc. Động lực là sự khao khát tự nguyện
của mỗi các nhân.
Theo định nghĩa của giáo trình quản trị nhân lực - THS: Nguyễn vân Điềm &
PGS - TS: Nguyễn Ngọc Quân chủ biên- chương VII trang 134 thì : " Động lực lao
động là sự khao khát tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm
hướng tới các mục tiêu của tổ chức" [1]
Theo định nghĩa của giáo trình hành vi tổ chức - chương II- PGS-TS: Bùi
Anh Tuấn chủ biên thì : " Động lực lao động là những nhân tố bên trong thúc đẩy

người lao động làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất hiệu quả cao.
Biểu hiện là sự sẵn sàng say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu tổ chức cũng nhu
bản thân người lao động"
Từ những nghiên cứu trên theo có thể hiểu: “ Động lực là những nhân tố bên
trong kích thích bản thân mỗi cá nhân nỗ lực làm việc với sự khao khát và tự
nguyện để đạt được các mục tiêu của bản thân và mục tiêu của tổ chức ”.
Tạo động lực là quá trình làm nảy sinh động lực trong mỗi cá nhân. Do đó tạo
động lực được hiểu là sự vận dụng các chính sách, biện pháp, các công cụ quản lý
thích hợp tác động đến con người nhằm làm xuất hiện động lực trong quá trình làm
việc từ đó thúc đẩy họ hài lòng với công việc, mong muốn và nỗ lực làm việc hơn
7 | P a g e

nữa để đạt đến kết quả tốt hơn.
Từ đó, ta có thể sử dụng định nghĩa động lực học tập của sinh viên như sau:
“Động lực học tập của sinh viên là tất cả các nhân tố bên trong thúc đẩy sinh viên
học tập và rèn luyện để đạt được những mục tiêu".
Mỗi sinh viên khi vào trường đại học đều có những hoài bão ước mơ và có
những mục tiêu cụ thể cho mình phải đạt được trong những năm học tập tại trường.
Đó là những yếu tố thúc đẩy sinh viên học tập.
Những nhân tố thúc đẩy sinh viên học tập ngày nay có thể chia theo thứ bậc
như sau:
- Mong muốn có được một kết quả học tập tốt và giành học bổng.
- Mong muốn học tập để sau này có thể kiếm được việc làm có thu nhập
cao, có địa vị cao trong xã hội. (Học tập để ngày mai lập nghiệp)
- Học tâp để khẳng định mình để thoả mãn ước mơ hoài bão đã ấp ủ từ lâu
- Học tập để cống hiến, để làm được các việc hữu ích cho xã hội.
Nếu xét về bản chất thì:
- Thứ nhất, Động lực học tập của sinh viên gắn với một môi trường học
tập, rèn luyện cụ thể vì vậy muốn nghiên cứu động lực học tập của sinh
viên chúng ta phải nghiên cứu về những vấn đề thuộc về bản thân môn

học, môi trường học tập, điều kiện học tập cụ thể
- Thứ hai, Động lực học tập là những nhân tố kích thích xuất hiện bên
trong sinh viên. Động lực không phải là không có người có động lực và
người không có động lực. Vì vậy không nên cho rằng động lực là nhân
tố bên trong không thể tác động được mà bằng những biện pháp nhất
định hoàn toàn có khả năng tác động tới động lực của sinh viên.
- Thứ ba, Động lực học tập của sinh viên mang tính tự nguyện. Nó xuất
phát từ bản thân sinh viên, thể hiện ở niềm đam mê, hứng thú với việc
học tập. Do đó tạo động lực cho sinh viên chỉ là tạo các điều kiện thuận
lợi kích thích cho sinh viên tự tìm thấy động lực học tập cho mình.
- Thứ tƣ, Động lực học tập là nguồn gốc nâng cao kết quả học tập của
sinh viên (trong khi các điều kiện khác không đổi ). Tuy nhiên không
nên cho rằng động lực học tập tất yếu sẽ dẫn tới kết quả học tập cao, bởi
8 | P a g e

vì kết quả học tập còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : năng lực, khả
năng nhận thức, phương pháp học, điều kiện vật chất phục vụ học tập
Qua đó, ta nhận thấy rằng động lực học tập mang tính tự nguyện xuất phát từ
sự hứng thú của sinh viên với vấn đề học tập. Do đó thực chất của tạo động lực học
tập cho sinh viên là tạo điều kiện thuận lợi để cho sinh viên học tập, để sinh viên tự
tìm thấy hững thú trong học tập, có điều kiện phát huy tối đa năng lực, tính sáng
tạo, của mình trong học tập.
Mô hình quá trình tạo động lực của sinh viên

Nhu cầu
mong muốn
đạt được
trong quá
trình học tập
Sự

căng
thẳng
Các
động

Các nhân tố kìm hãm : kết quả học tập kỳ
trước, tính thực tế, hoàn cảnh gia đình, môi
trường học tập không tốt, trang thiết bị hỗ
trợ học tập kém
Các nhân tố kích thích: bài giảng giáo
viên , học bổng, sự động viên giúp đỡ của
bạn bè người thân, điều kiện học tập tốt


Nhu cầu
không
đuợc thoả
mãn
Căng
thẳng
tăng lên.
Thái độ
tiêu cực
với học
tập
Hành
vi tìm
kiếm
Nhu cầu
đuợc thoả

mãn
Giảm
căng
thẳng.
9 | P a g e

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực học tập:
Động lực của con người không tự nhiên xuất hiện mà là sự kết hợp đồng thời
của các nguồn lực thuộc về phía bản thân, môi trường sống và làm việc của người
đó. Như vậy, hành vi có động lực của cá nhân trong tổ chức chịu tác động của nhiều
nhân tố và có thể chia thành ba nhóm sau:
1.1.2.1 Các nhân tố thuộc về phía bản thân:
Hệ thống nhu cầu cá nhân: Hành vi của con người là hành động có mục đích
nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của bản thân. Mỗi cá nhân khi tham gia vào
hoạt động trong một tổ chức đều có mong muốn thỏa mãn những nhu cầu của riêng
mình. Các nhu cầu đó tạo thành hệ thống các nhu cầu của cá nhân, bao gồm cả nhu
cầu vật chất và nhu cầu tinh thần như được công nhận, được làm việc phù hợp với
năng lực và sở trường, Nếu tổ chức thoả mãn các nhu cầu của họ sẽ tạo ra động
lực lao động thúc đẩy họ làm việc hăng say, nhiệt tình, mang lại kết quả tốt, nhưng
ngược lại nếu nhu cầu không được thỏa mãn họ sẽ không có động lực để phấn đấu
làm việc, hiệu quả đạt được không cao và có xu hướng tách khỏi tổ chức để tìm nơi
khác mà tại đó nhu cầu của họ được thỏa mãn hơn. Chính vì vậy, việc thỏa mãn các
nhu cầu của sinh viên đóng một vai trò quan trọng để tạo ra động lực học tập.
Mục tiêu cá nhân: Mục tiêu cá nhân là cái đích hướng tới của mỗi cá nhân,
nó định hướng cho mỗi cá nhân phải làm gì và làm như thế nào để có thể đạt được
mục tiêu, đồng thời nó cũng tạo ra động lực thúc đẩy cá nhân cố gắng nỗ lực để
theo đuổi mục tiêu. Ngoài ra, cá nhân còn phải có trách nhiệm đối với mục tiêu
chung của tổ chức. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp sinh viên xác định
được mục tiêu học tập đúng đắn, tích cực, phù hợp với bản thân, đồng thời, hướng
mục tiêu của cá nhân sinh viên theo kỳ vọng của nhà trường, yêu cầu của xã hội.

Năng lực cá nhân: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng và kinh nghiệm
của người lao động trong công việc càng cao thì người lao động cảm thấy tự tin
trong công việc và mong muốn được chứng minh năng lực của của mình qua kết
quả thực hiện công việc.
Kết quả cuộc khảo sát 300 sinh viên do nhóm chúng tôi thực hiện tại cơ sở D
10 | P a g e

và B của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM cho thấy có tới trên 70% sinh viên chọn
trường là do sở thích cá nhân hoặc do gia đình, bạn bè, tác động mà chưa thực sự
biết ngành nghề đó đào tạo như thế nào và sau khi tốt nghiệp sẽ làm công việc gì.
Tình trạng này đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đào tạo. Nhiều bạn, khi vào
chuyên ngành, học một thời gian mới nhận ra, mình không đủ khả năng để tiếp thu
lượng kiến thức yêu cầu. Từ đó, các bạn cảm thấy chán nản, không tập trung học
nhưng không thể bỏ vì sợ mất thời gian. Một số bạn sinh viên khi được phỏng vấn
đã thẳng thắn chia sẻ: khi chọn thi vào trường thì đầy hứng thú nhưng vào học rồi
mới thấy khối lượng kiến thức quá nặng mà khả năng tiếp thu của họ có hạn, dẫn
đến kết quả học tập bị ảnh hưởng.
Đối với sinh viên, điều này đặt ra yêu cầu phải có những phương pháp nhằm
giúp các bạn nhận ra điểm mạnh, hạn chế của bản thân để từ đó, có những định
hướng tốt, phát triển tối đa năng lực bản thân.
Đặc điểm cá nhân: giới tính, tuổi tác, tâm lý, tính cách, tôn giáo đều có ảnh
hưởng lớn tới thái độ, hành vi học tập của sinh viên. Mỗi sinh viên đều là những cá
thể có các đặc điểm cá nhân khác nhau, do đó để nâng cao hiệu quả đào tạo, đòi hỏi
phải có sự quan tâm, nắm bắt và hiểu rõ các yếu tố này từ phía nhà trường, giáo
viên, từ đó xây dựng các chính sách quản lý phù hợp để nhằm phát huy được thế
mạnh của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra động lực học tập tích cực.
1.1.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về khách quan.
Những nhân tố thuộc về vấn đề học tập: Ngành học, xu hướng phát triển
của nó, sự nhìn nhận xã hội với chuyên ngành. Nội dung các môn học và mức độ
phức tạp, khó khăn của việc học. Những điều kiện cần thiết phục vụ cho việc học.

Tính đa dạng, phong phú của học tập.
Những nhân tố thuộc về môi trƣờng học tập: Phong trào học tập của lớp,
khoa, trường. Bầu không khi trong khi học tập của lớp. Các chính sách học tập của
trường, khoa, lớp.
Do những nhân tố này thường yêu cầu chi phí đầu tư lớn và khó tác động, khó
thay đổi, kết quả chỉ nhận thấy được trong thời gian dài. Trong giới hạn đề tài,
11 | P a g e

nhóm nghiên cứu sẽ không đi sâu vào phân tích các nhân tố thuộc nhóm khách
quan.
1.1.3 Một số học thuyết về động lực:
1.1.3.1 Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow.
Nhà tâm lý học người Mỹ - Abraham Maslow cho rằng con người có nhiều
nhu cầu khác nhau cần được thỏa mãn và ông đã phân chia các nhu cầu của con
người thành 5 nhóm và sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao.
Trong giới hạn đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phân tích ba nhu cầu có
tác động mạnh nhất đến động lực học tập của sinh viên.

Nhu cầu xã hội thể hiện mong muốn của sinh viên được giao lưu, gặp gỡ, tiếp
xúc thiết lập các mối quan hệ với những người khác. Nhu cầu này hiện tại đang
được đáp ứng rất tốt ở Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, với bề dày thành tích các
hoạt động Đoàn Hội, đặc biệt, đối với khoa Quản trị Kinh doanh cũng là một khoa
mạnh, có truyền thống phong trào sinh viên sôi nổi, hấp dẫn.
Nhu cầu được tôn trọng là nhu cầu có địa vị, được người khác tôn trọng hay
thừa nhận đối với sự thành công, tài năng, năng lực của một cá nhân. Nhu cầu này
được thể hiện qua sự công nhận, vì chúng chứng tỏ sự đánh giá và công nhận của
tổ chức đối với sự đóng góp của cá nhân.
Nhu cầu tự hoàn thiện là cấp độ cao nhất thể hiện qua những nhu cầu về chân
12 | P a g e


thiện, mỹ, tự chủ sáng tạo, mong muốn được phát triển toàn diện cả về thể lực và trí
lưc. Trong công việc, họ mong muốn làm các công việc có tính thách thức, đòi hỏi
bản thân phải nỗ lực để đạt được mục tiêu, được tự chủ trong công việc
Maslow cho rằng cá nhân trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu và
chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Theo
ông, nhu cầu của con người phát triển từ thấp đến cao, khi nhu cầu bậc thấp được
thỏa mãn thì về cơ bản nó không còn tạo ra động lực và nhu cầu bậc cao hơn sẽ trở
nên mạnh hơn và tác động quyết định đến hành vi của con người. Vì thế, muốn tạo
động lực, cần phải hiểu được cấp bậc nhu cầu hiện tại của cá nhân, từ đó dùng các
biện pháp nhằm hướng vào thỏa mãn các nhu cầu đó của họ để làm cho họ hăng hái
và chăm chỉ hơn, phấn chấn hơn khi thực hiện nhiệm vụ và tận tụy hơn với nhiệm
vụ đảm nhận đồng thời đảm bảo đạt đến các mục tiêu của tổ chức.
1.1.3.2 Học thuyết tăng cường tích cực của B.F.Skinner.
Học thuyết của Skinner cho rằng con người sẽ có xu hướng lặp lại những hành
vi mà họ nhận được những đánh giá tích cực (khen thưởng) còn những hành vi
không được thưởng hoặc bị phạt sẽ có xu hướng không được lặp lại. Tuy nhiên, tác
dụng của các tác động tăng cường như thưởng phạt phụ thuộc vào khoảng thời gian
giữa thời điểm xảy ra hành vi và thời điểm thưởng hoặc phạt, khoảng thời gian này
càng ngắn thì hiệu quả tác động đến hành vi của người lao động càng cao.
Theo học thuyết này thì để tạo động lực cho cá nhân thì nên tăng cường khen
thưởng cho họ như đưa ra lời khen ngợi, quyết định thăng tiến, thưởng một khoản
tiền để khuyến khích cho những thành tích, cố gắng. Mặt khác, nên hạn chế sử dụng
hình phạt như là quở trách, cắt giảm quyền lợi đối với lỗi lầm mà họ mắc phải hoặc
có thể làm ngơ, coi như không biết đối với những sai sót mang tính tạm thời hoặc
không nghiêm trọng tới mức phải dùng hình phạt, tạo cơ hội cho họ tự sửa đổi.
1.1.3.3 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom.
Victor Vroom đã nghiên cứu và đưa ra công thức về động lực của một cá nhân
như sau:
13 | P a g e


Động lực = Kỳ vọng x Phƣơng tiện x Tính hấp dẫn
Kỳ vọng hay mối quan hệ nỗ lực- thành tích: là khả năng mà một cá nhân nhận
thức rằng một nỗ lực nhất định sẽ dẫn đến một mức độ thành tích nhất định.
Phuơng tiện hay quan hệ thành tích - phần thưởng: là niềm tin của cá nhân
rằng khi hoàn thành công việc và đạt một thành tích nhất định sẽ được nhận một
phần thưởng tương xứng
Tính hấp dẫn của phần thưởng: là mức độ quan trọng mà cá nhân đặt vào kết
quả hay phần thưởng tiềm năng mà họ có thể đạt được trong công việc .Chất xúc tác
ở đây có nghĩa là sự lôi cuốn của cả mục tiêu lẫn nhu cầu của cá nhân.
Học thuyết kỳ vọng của Vroom chỉ ra rằng một người sẽ có nỗ lực làm việc
khi họ có niềm tin mạnh mẽ rằng một sự nỗ lực nhất định của họ sẽ đem lại một
thành tích nhất định, và với thành tích đó họ sẽ được nhận được những kết quả hoặc
những phần thưởng mong muốn. Do đó để tạo động lực thúc đẩy hăng say làm việc,
học tập, cần phải làm cho sinh viên thấy rõ được mối quan hệ giữa sự nỗ lực với
thành tích, giữa thành tích với kết quả và phần thưởng, đồng thời phải đưa ra các
phần thưởng cả vật chất lẫn tinh thần tương xứng với thành tích mà sinh viên đạt
được đặc biệt phải phù hợp với nhu cầu, mong muốn của sinh viên.
1.1.3.4 Học thuyết công bằng của J. Stacy Adams.
Theo J.Stacy Adams, con người trong tổ chức luôn muốn được đối xử một
cách công bằng bao gồm cả công bằng bên trong và công bằng bên ngoài.
Công bằng bên trong có nghĩa là cá nhân luôn mong muốn được đánh giá
chính xác những thành tích, đóng góp của họ đối với tổ chức. Nếu họ cho rằng
những gì họ nhận được không xứng đáng với công sức họ bỏ ra thì họ sẽ bất mãn,
từ đó làm việc không hết khả năng hoặc thậm chí sẽ ngừng việc. Nếu họ cho rằng
họ được nhận được những phần thưởng và sự công nhận xứng đáng thì họ sẽ duy trì
mức năng suất cũ, còn nếu họ nhận thấy rằng phần thưởng và sự công nhận cao hơn
so với điều họ mong muốn thì họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn.
Công bằng bên ngoài là việc cá nhân luôn mong muốn được đối xử công bằng
như những người. Vì thế họ luôn có xu hướng so sánh tỷ lệ quyền lợi/nỗ lực của
14 | P a g e


mình với tỷ lệ quyền lợi/nỗ lực của những người khác.
Các quyền lợi cá nhân
>=<
Các quyền lợi của những người khác
Nỗ lực của cá nhân
Nỗ lực của những người khác

Cá nhân sẽ cảm thấy được đối xử công bằng khi nhận thấy tỷ lệ quyền lợi/ Nỗ
lực của mình ngang bằng với tỷ lệ đó của những người khác, từ đó họ sẽ cảm thấy
thỏa mãn trong công việc, tăng hiệu quả thực hiện công việc. Nhưng ngược lại nếu
tỷ lệ này là không ngang bằng, họ cho rằng không được đối xử công bằng thì khi đó
họ sẽ những hành vi bất mãn, phản ứng lại nhằm thiết lập lại sự công bằng như:
giảm nỗ lực làm việc, làm méo mó các đầu vào hay đầu ra của chính bản thân hoặc
của những người khác, vắng mặt nghỉ việc nhiều hơn hoặc thậm chí tự ý bỏ việc
1.1.3.5 Học thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke.
Học thuyết này cho rằng ý đồ làm việc hướng tới mục tiêu là nguồn gốc chủ
yếu của động lực. Qua các nghiên cứu của mình Edwin Locke đã chỉ ra rằng các
mục tiêu cụ thể và thách thức sẽ dẫn đến sự thực hiện công việc tốt hơn.
Do đó để tạo động lực lao động cần thực hiện theo các bước sau:
- Xây dựng các mục tiêu cụ thể, mang tính thách thức và có thể đo lường được
vì như vậy sẽ giúp cho con người hiểu rõ hơn về sự kỳ vọng của tổ chức, xác định
rõ được những gì cần phải làm để đạt được mục tiêu. Đồng thời mục tiêu mang tính
thách thức cũng nhằm thúc đẩy con người phải nỗ lực làm việc.
- Tiếp theo, cần phải làm cho cá nhân thấy mục tiêu đặt ra là hợp lý, có thể
thực hiện được. Để thực hiện được việc này có thể thông qua việc giải thích cụ thể
rõ ràng về các mục tiêu được đặt ra, thu hút sự tham gia của cá nhân vào việc thiết
lập mục tiêu, ấn định các mức thưởng khi hoàn thành mục tiêu, tạo ra môi trường
thuận lợi để thực hiện mục tiêu từ đó sẽ xác định được các mục tiêu phù hợp hơn
với cá nhân và tạo cho họ tâm lý cảm thấy mục tiêu đặt không chỉ đơn thuần là mục

tiêu của tổ chức mà một phần nào đó là mục tiêu của chính họ.
15 | P a g e

1.1.4 Bản chất động lực học tập của sinh viên.
Thứ nhất, Động lực học tập của sinh viên gắn với một môi trường học tập,
rèn luyện cụ thể vì vậy muốn nghiên cứu động lực học tập của sinh viên chúng ta
phải nghiên cứu về những vấn đề thuộc về bản thân môn học, môi trường học tập,
điều kiện học tập cụ thể
Thứ hai, Động lực học tập là những nhân tố kích thích xuất hiện bên trong
sinh viên. Động lực không phải là không có người có động lực và người không có
động lực. Vì vậy không nên cho rằng động lực là nhân tố bên trong không thể tác
động được mà bằng những biện pháp nhất định hoàn toàn có khả năng tác động tới
động lực của sinh viên.
Thứ ba, Động lực học tập của sinh viên mang tính tự nguyện. Nó xuất phát
từ bản thân sinh viên, thể hiện ở niềm đam mê, hứng thú với việc học tập. Do đó tạo
động lực cho sinh viên chỉ là tạo các điều kiện thuận lợi kích thích cho sinh viên tự
tìm thấy động lực học tập cho mình.
Thứ tƣ, Động lực học tập là nguồn gốc nâng cao kết quả học tập của sinh
viên (trong khi các điều kiện khác không đổi ). Tuy nhiên không nên cho rằng động
lực học tập tất yếu sẽ dẫn tới kết quả học tập cao, bởi vì kết quả học tập còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như : năng lực, khả năng nhận thức, phương pháp học, điều
kiện vật chất phục vụ cho học tập
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần lưu ý rằn nếu không có động lực học tập
vẫ có thể đạt được kết quả ở mong muốn. Tuy nhiên, nếu sinh viên mất động lực
học tập thì kết quả học tập sẽ giảm sút, và có xu hướng tiêu cực với học tập.
1.1.5 Vai trò của động lực trong học tập đối với sinh viên
Với sinh viên: Động lực học tập là nhân tố quan trọng tạo ra hiệu quả học
tập cao của sinh viên, giúp sinh viên vượt qua những khó khăn trong học tập. Nó là
yếu tố mà nếu sinh viên mất đi sẽ làm hiệu quả học tập giảm. Nhờ có nó mà sinh
viên không ngừng nâng cao sự tu dưỡng rèn luyện, tìm tòi cho học tập.

Với nhà trƣờng: Động lực học tập là nhân tố góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của trường, tạo ra một phong trào và môi trường học tập lành mạnh
16 | P a g e

Với xã hội: Sinh viên là tầng lớp trẻ tiên tiến, họ sẽ là tầng lớp sau này sẽ
giữ các vị trí quan trọng của đất nước. Do đó, Sinh viên mà có động lực cao sẽ tạo
ra kết quả học tập, có trình độ cao, có tư tưởng tiên tiến, sẽ đưa đất nước phát triển.
1.2. Bàn về vấn đề học tập của sinh viên đại học
1.2.1 Thuận lợi của sinh viên khi học đại học.
Thứ nhất, Rất đông các bạn sinh viên khi phỏng vấn cho biết việc lựa chọn
thi vào một trường đại học nào đó đều xuất phát từ sở thích của mình với trường
đó. Khi học ở trường mà phù hợp với năng lực, với sở thích của mình thì đó là điều
kiện thuận lợi rất lớn cho việc học tập.
Thứ 2, Phương tiện, trang thiết bị phục, cơ sở trường lớp, giảng đường, thư
viện cho quá trình học tập ở trường Đại học Kinh tế Tp.HCM được cung cấp tốt
và đầy đủ, vì vậy sẽ tạo điều kiện tốt giúp cho việc học của sinh viên thoải mái, hiệu
quả.
Thứ 3, Về chất lượng giảng dạy ở đại học trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
nói chung và khoa Quản Trị Kinh Doanh nói riêng được đa số các bạn sinh viên
đánh giá cao, giảng viên có tâm huyết và kiến thức chuyên môn, mục tiêu đào tạo
để sinh viên có thể làm việc thuộc đúng chuyên nghành của mình học.
Thứ 4, Sinh viên đỗ đại học và được học đại học là niểm tự hào của gia đình,
nhà trường, người thân. Vì vậy, họ luôn được sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện
của gia đình, bạn bè, cho quá trình học tập của họ. Giao lưu cùng nhau học tập
của những sinh viên có trình độ, có cùng sở thích, do đó nó là điều kiện rất lớn
cho sinh viên trao đổi giao lưu học hỏi lẫn nhau tạo ra phong trào học tập tích cực.
Thứ 5, trường Đại học Kinh tế Tp.HCM nói chung và khoa Quản trị Kinh
doanh nói riêng là cái nôi của nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, học thuật bổ ích,
hấp dẫn, hoạt động Đoàn Hội phát triển mạnh mẽ, tạo môi trường giao lưu học hỏi
năng động cho sinh viên.

Trên đây là 5 thuận lợi rất lớn của sinh viên học bậc đại học của trường Đại
học Kinh tế Tp.HCM. Bên cạnh đó còn có nhiều thuận lợi khác nữa mà do hạn chế
đề tài, nhóm nghiên cứu không thể liệt kê hết trong bài. Có thể nói sinh viên có
17 | P a g e

những thuận lợi rất lớn trong học tập nếu họ biết phát huy những thuận lợi đó chắc
chắn nó là cơ sở rất lớn cho việc học của họ.
1.2.2 Những khó khăn của sinh viên với vấn đề học tập ở bậc đại học.
Sinh viên khi bước chân vào giảng đường đại học bên cạnh những thuận lợi
thì họ cũng phải đối mặt với một loạt những khó khăn.
Những khó khăn của sinh viên với việc học đại học.
Những sinh viên mới khi vào trường đại học phải đối mặt với một loạt những
khó khăn về điều kiện sống cũng như phong cách dạy và học ở bậc đại học.
Về điều kiện sống: Hầu hết sinh viên đi học đều đến từ những tỉnh ngoài. Do
đó khi vào đại học họ phải sống xa gia đình, một số sinh viên lựa chọn sống ở ký
túc xá, một số sinh viên sống ở người thân, người quen. Còn hầu hết sinh viên là đi
tìm nhà trọ sống cùng nhau. Với điều kiện sống mới, không được sự chăm sóc như
ở bậc phổ thông sinh viên sẽ phải rất vất vả để tự lo cho cuộc sống của mình.
Về phong cách học và dạy và học ở bậc đại học: Sinh viên học ở bậc phổ
thông trung học trước đây chủ yếu là học thụ động, thầy cô giáo giảng học sinh
chép và tiếp thu bài nhưng khi vào học đại học thầy giáo không còn dạy như ở bậc
phổ thông mà giáo viên sẽ giảng bài còn sinh viên tiếp thu và ghi lại những gì mình
tiếp thu được, và đòi hỏi sinh viên phải tự nghiên cứu bài của mình. Do đó sinh viên
sẽ phải dành nhiều thời gian thì mới quen được phong cách dạy và học ở bậc đại
học.
Bên cạnh đó sinh viên rất dễ bị cuốn hút bởi những cám dỗ mà quên nhiệm vụ
học tạp của mình. Sau đây, là một số vấn đề sinh viên hiện nay hay gặp phải ảnh
hưởng tiêu cực tới việc học.
Thứ nhất, Sinh viên khoá mới khi vào trường thường có tâm trạng sả hơi,
trong điều kiện mới lại có điều kiện vì thế họ quên đi việc học mà tham gia vào các

cuộc vui bạn bè qua nhiều. Vì vậy họ khó bắt nhịp với nhịp độ học. Đến khi đến kỳ
thi học không kịp kết quả học tập rất thấp.
Thứ 2,Sinh viên bị kết quả học tập của kỳ đầu tiên thấp mà có thái độ chán
học, cảm thấy thất bại từ đó có những hành vi tiêu cực.
Sinh viên học tập kỳ đầu tiên do chưa quen với việc học, học chưa đúng
phương pháp, hay học những môn học chưa quen mà kỳ thi học kỳ I năm thứ
18 | P a g e

nhất đạt kết quả không như mong muốn, mà họ đặt mục tiêu rất cao cho kỳ đó.
Chính vì vậy mà sinh viên cảm thấy mất thăng bằng, chán học họ lao vào các
công việc làm thêm, không đầu tư thời gian học tập, vì vậy tình hình học tập ngày
càng sa sút. Đây là một vấn đề rất nhiều sinh viên gặp phải.
Thứ 3, Sinh viên cho rằng việc học đại học hiện nay là không thực tế họ nghe
rất nhiều nguồn tin khác nhau không chính xác cho rằng việc học đại học ra trường
chẳng mấy có tác dụng với việc họ làm, ra trường rất nhiều sinh viên không làm
đúng nghành nghề của mình. Vì vậy họ tìm kiếm thực tế bằng cách đi làm thêm.
Với việc đi làm thêm có thêm một khoản thu nhập thu hút họ đầu tư nhiều thời gian
cho làm thêm hơn là đầu tư cho học tập.
Bên cạnh đó sinh viên còn bị gặp một số tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bacj, đề
đóm những điều đó đã làm cho không ít sinh viên phải lưu ban, tăng ca, bị đuổi
học vì kết quả học tập quá tồi.
19 | P a g e

Chƣơng 2: Nghiên cứu động lực học tập sinh viên khoa Quản trị kinh
doanh trƣờng Đại học Kinh tế Tp.HCM.
2.1 Vài nét về sinh viên khoa Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Kinh tế
Tp.HCM:
Sinh viên khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Tp.HCM có
khoảng gần 3000 sinh viên tập trung trong 2 khối lớp Quản trị kinh doanh tổng hợp
(chiếm khoảng 80% sinh viên) và Quản trị chất lượng (chiếm khoảng trên 20% sinh

viên) – trong giới hạn đề tài, không khảo sát đối tượng sinh viên giai đoạn đại
cương. Hiện những sinh viên này đều đang trong giai đoạn chuyên ngành. Do đã
trải qua giai đoạn học tập đại cương tại trường, đã tích lũy một lượng kiến thức nhất
định về những vấn đề cơ bản của kiến thức chung của khối nghành kinh tế cũng như
chuyên nghành mình đang học. Vì vậy, họ đã hiểu biết đầy đủ về vấn đề học tập tại
trường và hiểu về những cảm tưởng của mình từ khi bỡ ngỡ bước vào trường tới khi
họ hiểu và chọn cho mình một cách học phù hợp nhất. Bên cạnh kiến thức về nghề
nghiệp họ cũng tích luỹ được một số kinh nghiệm học tập và hiểu rõ về những yếu
tố đã và đang tác động tới động lực học tập của họ. Do đó đối tượng nghiên cứu của
đề tài là những sinh viên này nhằm có một cái nhìn đầy đủ về những nhân tố tác
động tới động lực học tập của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh nói riêng và sinh
viên trường Đại học Kinh tế Tp.HCM nói chung. Những nhân tố đó bao gồm những
nhân tố thuộc bản thân sinh viên cũng như những nhân tố môi trường tích cực hay
tiêu cực mà có ảnh hưởng tới động lực học tập sinh viên.
Nhìn chung so với mặt bằng chung về học tập của trường thì kết quả học tập
của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh thuộc loại thấp. Do đó, với bài viết này hy
vọng có thể tìm ra được những nguyên nhân của tồn tại đó, nhằm có một số kiến
nghị đối với khoa cũng như có một số bài học của những sinh viên đi trước cho
những sinh viên các khoá sau để tạo ra một phong trào học tập mạnh mẽ cho sinh
viên trong khoa.
20 | P a g e

2.2 Giới thiệu về cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài và bảng câu hỏi điều tra
phục vụ cho nghiên cứu đề tài
Đề tài này với cơ sở lý thuyết nghiên cứu là học thuyết hai nhân tố của
henzberg. Theo lý thuyết này thì có hai nhân tố tác động tới động lực, một thuộc
nhóm thúc đẩy, một thuộc nhóm kìm hãm. Vì vậy, muốn duy trì và tăng cường
động lực thì phải hạn chế nhân tố kìm hãm và tăng cường nhân tố thúc đẩy.
Với cơ sở lý thuyết đó, nhóm nghiên cứu sẽ lập một bảng hỏi với 3 phần riêng
biệt.

Phần 1, là những thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.
Phần 2, là những câu hỏi xác định những nhân tố tích cực tác động tới động
lực học tập của sinh viên.
Phần 3, là những nhân tố tiêu cực ảnh hưởng tới động lực học tập của sinh
viên. Bên cạnh đó là những câu hỏi nhằm đánh giá sinh viên và những câu hỏi thăm
dò phương pháp nào đối với sinh viên là hiệu quả để tăng hiệu quả học tập.
Nội dung của bảng hỏi như sau:
Bảng Câu Hỏi Phỏng
Chào các bạn mình là sinh viên lớp quản trị nhân lực 44B hiện mình đang
làm đề án môn học về đề tài tạo động lực. Vì vậy mình muốn các bạn giúp mình
một số thông tin để mình hoàn thành bài viết của mình, rất mong các bạn giúp đỡ
mình trả lời các câu hỏi trong bảng này!
I. Phần thông tin chung
1. Giới tính của bạn? nam nữ
2. Điểm trung bình các môn hiện nay của bạn ?
5-6 6-6,5 6,5-7 7- 8 8-trở lên
3. Chuyên nghành bạn đang học ?
 Quản Trị Kinh Doanh tổng hợp  Quản trị chất lượng
21 | P a g e

II. Phần nội dung chính
1. Hiện nay bạn có còn hứng thú với việc học không ?
 Rất hứng thú  Không hứng thú
 Bình thường  Chán
2. Bạn có đặt mục đích cho mình ngay từ khi vào trường không?
 Có  không
3. Trong quá trình học tập mức độ đến lớp của bạn thế nào ?
 Thường xuyên  phần lớn
 Không nhiều lắm  rất ít
4. Yếu tố nào thúc đẩy bạn đến lớp ?( đánh giá theo thứ tự tăng dần mức độ ưu

tiên )
 Do điểm danh
 Do thầy giáo giảng bài
 Do cảm thấy thích thú với môn học
 Do tâm quan trọng của kiến thức buổi học
 Do muốn giao lưu bạn bè
 Do các quy định của trường, lớp, khoa
5. Bạn đã từng học môn nào mà bạn đến lớp để nghe giảng hoàn toàn do niềm
đam mê của chính bản thân với môn học đó chưa ?
 có  chưa
Nếu có bạn cho biết nguyên nhân chính tạo ra sự hứng thú đó của bạn là gì
?
6. Bạn có đầu tư thời gian nghiên cứu bài học trong kì không ?
22 | P a g e

 không rất ít khá nhiều thường xuyên
Nếu bạn chọn" không" hoặc "rất ít" đề nghị bạn trả lời câu hỏi sau : Lí do
gì làm bạn không hoặc rất ít học là gì?
 Thầy giáo không kiểm tra bài
 Không quan trọng, thi học vẫn kịp
 Không có thời gian do phải đi làm thêm ,giải quyết các công việc
khác
 Các lí do khác
Nếu bạn chọn " khá nhiều " hoặc "thường xuyên" đề nghị bạn cho biết vì sao
bạn làm thế ?
 Cảm thấy thích học Do được bạn bè người thân động viên
 Sợ đến khi thi không kịp Lý do khác
 Bị thúc ép

7. Theo bạn những yếu tố nào sau đây thúc dẩy bạn học tập ?(chọn 3 yếu tố

đánh số theo thứ tự tăng dần theo mức độ yêu tiên)
 Học bổng
 Thầy giáo giảng bài
 Sự kiểm tra của thầy giáo
 Được gia đình bạn bè người thân ủng hộ
 Mong muốn có việc làm thu nhập cao trong tương lai
 Các yếu tố khác
8. Theo bạn những nhân tố nào khiến bạn không thích học ?( chọn 3 phương
án đánh số theo thứ tự ưu tiên )
 Cảm thấy không thực tế
 Giáo viên giảng bài không hấp dẫn
23 | P a g e

 Do kết quả học tập kì trước không tốt
 Do gặp khủng hoảng tâm lý( gia dình có chuyên buồn,cú sốc tinh
thần)
 Lý do khác
9. Trong quá trình học tập khi bạn chán học ( học không tập trung ) bạn xẽ làm
gì ?
 Bỏ luôn , cuối kì học hẵng hay
 Nhờ bạn bè,người thân , thầy cô giáo giúp đỡ
10. Bạn có cảm thấy kết qủa thi có công bằng hay không?
 Rất công bằng
 Không công bằng
 Tương đối công bằng
11. Theo bạn để tạo ra phong trào học trong sinh viên cần làm gì ?
( chọn 3 yếu tố bạn cho là cần thiết nhất)
 Xây dựng cho mình một lịch trình học tập ngay từ đầu
 Thầy cô giáo phải tăng cường kiểm tra giao việc cụ thể cho từng
người

 Có môi trường học tập tốt
 Có chế độ học bổng rộng rãi hơn
 Kết hợp đánh giá học tập ên lớp và kết quả thi
Cảm ơn bạn rất nhiều !
2.3.Kết quả nghiên cứu
Với nội dung bảng hỏi như trên, nhóm nghiên cứu đã phát đi 300 phiếu khảo
sát, thu về 277 phiếu, số phiếu hợp lệ là 264 phiếu, kết quả được phân tích như sau:
24 | P a g e

2.3.1 Động lực học tập của sinh có ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên.
Qua câu hỏi mức độ hứng thú của sinh viên với vấn đề học tập hiện nay nhóm
nghiên cứu thu được bảng số liệu sau đây

Mức độ hứng
thú
kết quả học tập
Tổng
5_6
6_6.5
6.5_7
7_8
rất hứng thú
3
3
15
48
69
1
0.143
1

0.071
25
0.781
256
7.314
8.309
0.361
bình thường
6
36
57
39
138
4
0.571
144
10.186
361
11.281
169
4.929
26.967
0.586
không hứng
thú
9
3
12
15
39

9
1.286
1
0.071
16
0.5
25
0.714
2.571
0.198
chán
3
0
12
3
18
1
0.143
0
0
16
0.5
1
0.029
0.672
0.112
Tổng
21
42
96

105
264

Ta có 1 + R
2
= 0,361 + 0,586 + 0,198 + 0,112 = 1,457
==> R
2
= 0,457
==> K
p
=
R
R
1
2
=
547,1
457,0
= 0,452
Ta có hệ số liên hợp Kp=0.452>0.4. Vậy giữa mức độ hứng thú của bản thân
sinh viên với vấn đề học tập có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Sinh viên có mức
25 | P a g e

độ hứng thú với học tập càng cao thì sẽ có kết quả học tập càng cao và nguợc lại.
Theo định nghĩa động lực học tập của sinh viên là tập hợp những nhân tố bên
trong thúc đẩy sinh viên đó học tập. Mà sự hứng thú của sinh viên với việc học là
nhân tố bên trong thúc đẩy sinh viên học tập. Do đó đây chính là động lực học tập
của sinh viên.
Như vậy động lực học tập của sinh viên khác nhau sẽ dẫn đến kết quả học tập

là khác nhau. Và có thể khẳng định là sinh viên có kết quả học tập cao có động lực
học tập cao hơn sinh viên có kết quả học tập không tốt
2.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới động lực học tập của sinh viên.
Trong nội dung phần này, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày 3 phần chính.
Nhân tố chính tạo ra hứng thú, động lực học tập của sinh viên.
Các yếu tố của bản thân sinh viên ảnh hưởng tới vấn đề học tập.
Những nhân tố chính thúc đẩy động lực học tập của sinh viên và các nhân tố
chính kìm hãm động lực học tập của sinh viên.
2.3.2.1 Nhân tố chính tạo ra sự hứng thú trong học tập của sinh viên.
Muốn cho sinh viên học tập đạt hiệu quả cao thì một trong những yếu tố quan
trọng hàng đầu là phải khiến họ phải hứng thú đam mê với môn học. Qua tổng hợp
phiếu điều tra cho thấy có 42 người trả lời là chưa từng học môn học nào mà tạo ra
sự đam mê thực sự với nó và 222 người trả lời là đã từng. Và với những người trả
lời đã từng thì khi hỏi họ cho biết nguyên nhân chính tạo ra sự hứng thú đó thì có 30
người trả lời là do cách giảng bài của thầy cô, 84 người trả lời là do bản thân môn
học hay và những kiến thức của môn học đáp ứng được nhu cầu hiểu biết, cũng như
những thông tin bổ ích với họ và 99 người không trả lời. Số còn lại với những
nguyên nhân khác nhau do phù hợp với năng lực sở trường hay do phù hợp với
nghề
Như vậy, từ số liệu thu được ta thấy phong cách giảng dạy cũng như trình độ
năng lực của giáo viên là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới động lực học tập
của sinh viên. yếu tố quan trọng thứ hai chính lá bản thân kiến thức của môn học đó

×