Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

TIỂU LUẬN: Một số vấn đề cơ bản về khiếu nại, tố cáo và tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.95 KB, 26 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ……………………







TIỂU LUẬN

Một số vấn đề cơ bản về khiếu nại, tố cáo và tình hình giải
quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn








lời nói đầu













2

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được
ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và nhiều văn bản pháp luật. Khiếu nại, tố
cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước,
quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức và công dân. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân thực
hiện đầy đủ quyền khiếu nại, tố cáo của mình và tham gia giám sát hoạt động
của cơ quan Nhà nước.
Điều 74 Hiến pháp năm 1992 có quy định: “Công dân có quyền khiếu
nại, quyền tố cáo của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn
vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải
được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời gian pháp luật quy
định. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền
khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Mọi hành vi xuất
phát lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân
phải được kịp thời xử lý nghiêm minh”.
Để cụ thể hoá quyền khiếu nại, tố cáo được quy định tại Hiến pháp
tháng 12/1998, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật Khiếu
nại, tố cáo. Luật Khiếu nại, tố cáo ra đời đã tạo điều kiện cho công dân thực
hiện quyền khiếu nại, tố cáo, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tại phiên họp ngày 01/6/2004, Quốc hội đã

thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Qua tổng kết 5 năm thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo cho thấy nhìn
chung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được tôn trọng và thực hiện
nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn xảy ra tình trạng
khiếu tố đông người hoặc vượt cấp, có nơi còn hình thành “điểm nóng”. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến trung tâm trên là thuộc về chủ quan của các
cơ quan có thẩm quyền khiếu nại, tố cáo.

3

Bản thân tôi luôn xác định các vấn đề về công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo là hết sức quan trọng và sát thực với vai trò, vị trí hiện nay của mình.
Do đó, tôi chọn chuyên đề: “Một số vấn đề cơ bản về khiếu nại, tố cáo và
tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn”.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí giảng viên
trường Cán bộ Thanh tra để bài viết của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

4

Phần thứ nhất
Một số vấn đề cơ bản về khiếu nại, tố cáo
I. Khiếu nại:
Theo điều 2, khoản 1 Luật Khiếu nại, tố cáo: Khiếu nại là việc công
dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy
định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi
có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, khi nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền thì cơ quan,

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thụ lý giải quyết theo trình tự quy định
của pháp luật. Trình tự, thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính được
Luật Khiếu nại, tố cáo quy định có sự thay đổi căn bản so với trước đây. Pháp
lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 quy định trình tự, thẩm quyền
giải quyết khiếu nại hành chính theo thẩm quyền ba cấp: Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị có vụ việc khiếu nại; Chánh Thanh tra trực thuộc cơ quan cấp trên trực
tiếp và cuối cùng là Thủ trưởng của Chánh Thanh tra. Trong đó Thanh tra
Nhà nước các cấp, các ngành là một cấp thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Từ ngày 01/7/1996 khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính có hiệu lực, trình tự thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính có thay
đổi. Sau khi khiếu nại được giải quyết lần đầu mà không chấm dứt, tiếp theo
có sự “rẽ nhánh” lựa chọn trong một hai con đường: tiếp tục khiếu nại lên cơ
quan hành chính cấp trên hoặc khởi kiện ra Tòa án.
Từ ngày 01/01/1998 Luật Khiếu nại, tố cáo có hiệu lực thi hành; và
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 26/4/2004 có
hiệu lực từ 01/10/2004 thì trình tự thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành
chính có thay đổi căn bản. Theo đó, thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu
nại hành chính là Thủ trưởng cơ quan Thanh tra không là một cấp có thẩm
quyền, trách nhiệm giải quyết như quy định trước đây nhưng theo quy định tại

5

điều 27 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo quy định:
“Chánh Thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến
nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản
lý cùng cấp”. Vấn đề “rẽ nhánh” giải quyết theo con đường Tòa án xét xử vụ
án hành chính vẫn được thực hiện, nhưng với các điều kiện thuận lợi hơn cho
người đi khiếu nại.
Về trình tự, thủ tục các bước giải quyết khiếu nại:
Bước 1: Chuẩn bị giải quyết khiếu nại.

* Nghiên cứu hồ sơ vụ việc:
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc là một khâu quan trọng của bước chuẩn bị.
Mục đích của khâu này nhằm làm rõ và củng cố nội dung chủ yếu về vụ việc.
Chẳng hạn như: tên, địa chỉ, trạng thái thần kinh, tư cách người khiếu nại; cơ
sở, các căn cứ yêu cầu trong khiếu nại; thẩm quyền giải quyết và tính chất của
vụ, việc… vì vậy kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ, việc là căn cứ để cấp có thẩm
quyền quyết định lựa chọn giải quyết theo trình tự thủ tục nào. Việc nghiên
cứu hồ sơ vụ, việc được thực hiện như sau:
Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc: Sau khi khiếu nại được gửi đến cơ quan có
thẩm quyền giải quyết thì hồ sơ vụ, việc khiếu nại được xác lập và hồ sơ tại
thời điểm này thường là thông tin, tài liệu do bên khiếu nại cung cấp: Đơn
hoặc biên bản ghi lời khiếu nại; bằng chứng về quyết định hành chính hoặc
hành chính bị khiếu nại; Tài liệu có liên quan.
Nghiên cứu vụ, việc qua đương sự: Khi việc nghiên cứu qua hồ sơ chưa
làm rõ được các yêu cầu thì có thể kết hợp qua tiếp xúc với đương sự, yêu cầu
họ trình bày, cung cấp thêm tài liệu chứng cứ. Thông qua đó các bên có cơ
hội hiểu kỹ hơn về các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của mình
trong vụ, việc. Người khiếu nại có thể nhận thức lại và thay đổi quyết định
của mình về khiếu nại như điều chỉnh nội dung khiếu nại, rút đơn khiếu nại và
họ có thể nhận ra sai phạm để khắc phục, sửa chữa.

6

Nghiên cứu tại địa bàn: Đôi khi việc nghiên cứu khảo sát ban đầu phải
xuống địa bàn nơi có vụ, việc bị khiếu nại. Trên thực tế, nhiều vụ khiếu nại
nhờ có khảo sát tại địa bàn mà cán bộ nghiệp vụ đã sớm có cách được cách xử
lý giải quyết kịp thời khiếu nại, chấm dứt sớm hoặc có cách giải quyết thích
hợp sau này. Đặc biệt với vụ, việc được nhận định phức tạp việc nghiên cứu
sơ bộ tại địa bàn thường là công việc bắt buộc trước khi thụ lý.
Qua tiếp xúc nghiên cứu sơ bộ ban đầu nội dung khiếu nại, tính chất

vụ, việc sơ bộ được xác định rõ. Do đó, khiếu nại có thể chấm dứt do người
khiếu nại tự nguyện rút đơn (việc rút đơn phải làm thành văn bản). Đối với
vụ, việc đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ thì khiếu nại có thể được giải
quyết ngay, khiếu nại chấm dứt. Sau khi hoàn tất việc nghiên cứu sơ bộ, cán
bộ nghiệp vụ báo cáo khảo sát vụ, việc gửi lên cấp có thẩm quyền để làm căn
cứ xử lý giải quyết vụ, việc.
* Thụ lý giải quyết vụ, việc:
Đây là khâu tiếp theo sau khi đã hoàn tất nghiên cứu hồ sơ vụ, việc.
Căn cứ hồ sơ và báo cáo khảo sát của cán bộ nghiệp vụ, nếu khiếu nại thoả
mãn các điều kiện quy định tại Điều 1 của Nghị định số 53/2005/NĐ-CP thì
trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, cấp thẩm quyền quyết
định thụ lý giải quyết vụ, việc và gửi thông báo cho người khiếu nại biết. Nếu
khiếu nại không đủ điều kiện thụ lý thì trả lời bằng văn bản cho người khiếu
nại và nêu rõ lý do.
Quyết định thụ lý giải quyết khiếu nại của cấp thẩm quyền là căn cứ
pháp lý để tiến hành giải quyết theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Thực
tế hiện nay nhiều cơ quan, đơn vị còn xem nhẹ thủ tục này, chưa xác định
việc quyết định thụ lý vụ, việc là một khâu bắt buộc trong giải quyết khiếu
nại, là cơ sở trong giải quyết khiếu nại.
Sau khi có quyết định thụ lý giải quyết, hồ sơ vụ, việc có thể được
chuyển tiếp bàn giao cho cán bộ nghiệp vụ để thẩm tra, xác minh vụ, việc. Do

7

vậy việc bàn giao hồ sơ phải chặt chẽ, đầy đủ đảm bảo tính liên tục của thông
tin, tài liệu được xử lý.
* Xây dựng kế hoạch giải quyết vụ, việc:
Kế hoạch giải quyết vụ, việc cần nêu ra công việc phải làm, tiến độ thời
gian của từng việc cụ thể, dự kiến được các tình huống phát sinh khi thực hiện
và các điều kiện bảo đảm cần thiết khi tiến hành giải quyết vụ, việc khiếu nại.

Kế hoạch giải quyết chi tiết, đầy đủ ở mức nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính
chất, đặc điểm cụ thể của từng vụ, việc.
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, xác định tính chất, đặc điểm, mức độ
phức tạp của vụ, việc (đối tượng liên quan, phạm vi liên quan, mức độ thiệt
hại do vi phạm pháp luật gây ra, đã qua cấp nào giải quyết…) để xây dựng kế
hoạch giải quyết, trong đó phải nêu được: Những nội dung cần phải nghiên
cứu bổ sung; Những vấn đề cần phải thẩm tra, xác minh; Yêu cầu cơ quan nào
giải trình và giải trình vấn đề gì; Gặp gỡ (cơ quan cá nhân, người liên quan…)
để thu thập thông tin; thẩm tra, xác định chứng cứ; Các điều kiện tài chính,
nhân lực, giải quyết; Khả năng vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết; Dự
kiến phương pháp, cách thức tiến hành; Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nào
là chính theo thời gian, nội dung cụ thể; Tiến độ thời gian…
Kế hoạch giải quyết vụ, việc được báo cáo người quyết định thụ lý vụ,
việc. Đó là căn cứ cho thực hiện công việc giải quyết.
* Tập hợp và nghiên cứu tài liệu liên quan:
Từ kế hoạch được nêu ra, để có căn cứ pháp lý và tài liệu giúp cho việc
giải quyết vụ, việc nhanh chóng, người thụ lý phải sưu tầm, tập hợp các tài
liệu có liên quan như: Văn bản, tài liệu do đơn thư khiếu nại đề cập làm căn
cứ để khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; Văn bản tài
liệu liên quan đến quyết định, hành vi bị khiếu nại (Đây cũng là tài liệu phục
vụ cho việc xem xét bảo đảm tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định hành
chính hoặc hành vi bị khiếu nại); Văn bản tài liệu nghiệp vụ hướng dẫn chỉ
đạo giải quyết khiếu nại hành chính của công dân và các lĩnh vực liên quan;

8

Văn bản tài liệu tham khảo; đặc điểm lãnh thổ, dân cư, tài liệu phục vụ giải
quyết tương tự…
Tuỳ theo tính chất tài liệu tham khảo, văn bản được sử dụng mà đòi hỏi
các điều kiện pháp lý cho văn bản đó.

Trên cơ sở kế hoạch giải quyết đã được thông qua và tài liệu về vụ, việc
cần thiết phải nghiên cứu, tập huấn nghiệp vụ trước khi triển khai chính thức.
Bước 2: Thẩm tra, xác minh vụ, việc.
Quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền phụ thuộc vào
những báo cáo, kết luận, kiến nghị của cán bộ thụ lý giải quyết. Báo cáo kết
luận phải trên cơ sở các tài liệu, thông tin về vụ, việc đã được thu thập, kiểm
tra, xác minh phù hợp với quy định của pháp luật và đây là bước quyết định
trong xem xét giải quyết vụ, việc khiếu nại. Đồng thời nó cũng là bước đòi
hỏi cao nhất về trình độ nghiệp vụ, năng lực hoạt động nghề nghiệp của cán
bộ thụ lý giải quyết vụ, việc.
Khi tiến hành thẩm tra, xác minh vụ, việc cần thiết vận dụng một số
biện pháp nghiệp vụ cơ bản sau:
Biện pháp 1: làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người
có liên quan: Thực chất đây là quá trình khai thác thông tin từ các đối tượng
có liên quan đến vụ, việc thông qua giao tiếp hành chính có yêu cầu cụ thể.
Phải chủ động và chuẩn bị kỹ về nội dung, về nghiên cứu đối tượng, thủ pháp
nghiệp vụ để mau chóng đi đến vấn đề cần quan tâm xác minh.
Biện pháp 2: Kiểm tra đối chiếu, xem xét thực tế: Việc kiểm tra, đối
chiếu xem xét cụ thể hồ sơ, tài liệu, kho, quỹ liên quan hoặc đến tại nơi có sự
kiện vụ, việc là cần thiết. Đây là một biện pháp chủ đạo, độ tin cậy cao của
công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trên cơ sở đó cán bộ nghiệp
vụ đưa ra kết luận nội dung gì, điều kiện gì sau khi đã thẩm tra, xác minh các
tài liệu sự kiện… Do vậy, việc kiểm tra đối chiếu xem xét đến tận nơi vừa là
khâu kết thúc đánh giá chứng cứ, nhưng cũng có thể là khâu khởi đầu cho
việc đưa đến thu thập thông tin, xác định chứng cứ tiếp theo.

9

Khâu chuẩn bị cho công việc này bao gồm những vấn đề đã thu thập
được, những vấn đề cần phải làm rõ, những số liệu, hiện vật, địa điểm đã

được cung cấp… Đó là nội dung cần thiết phải làm rõ.
Chọn yếu tố, tiêu chí nào là đặc trưng, cơ bản để kiểm tra, lựa chọn
thiết lập phương pháp kiểm tra như thế nào cho phù hợp lại là vấn đề then
chốt quyết định trong sử dụng biện pháp nghiệp vụ này.
Các phương tiện, điều kiện phục vụ như tài chính, giao thông, kỹ thuật
nghiệp vụ… sẽ giúp cho khâu kiểm tra, xem xét có Kết quả tốt.
Biện pháp 3: Yêu cầu giám định (nếu cần): Biện pháp nghiệp vụ này
được sử dụng khi tính đúng đắn, chân thực của tài liệu được cung cấp, hiện
vật thu thập được mà qua kiểm tra, xem xét thông thường không mang lại kết
quả. Khi đó cán bộ thụ lý phải nhờ đến kết luận của các nhà chuyên môn, của
các cơ quan, tổ chức mà pháp luật cho phép đánh giá, kiểm tra, xem xét làm
rõ tình trạng tài liệu, hiện vật. Thủ tục yêu cầu và nhận xét kết quả giám định
phải thực hiện chặt chẽ…
Biện pháp 4: Tổ chức đối chất (nếu cần) giữa các đối tượng cung cấp
thông tin mâu thuẫn nhau: Khi cần thiết, tổ chức các đối tượng cùng nhau giải
thích về thông tin tài liệu cung cấp để khẳng định tính trung thực của mỗi bên.
Đối chất có thể tiến hành khi một trong hai bên đề nghị hoặc do chủ động của
cán bộ thẩm tra xác minh vụ, việc yêu cầu.
Biện pháp 5: Xác nhận cơ quan có thẩm quyền: Văn bản được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cung cấp là một căn cứ pháp lý để cán bộ nghiệp vụ
xem xét, kết luận vấn đề trong quá trình thẩm tra xác minh vụ, việc.
Biện pháp 6: Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ: Các phương
tiện kỹ thuật được sử dụng hợp lý với tư cách là phương tiện kỹ thuật nghiệp
vụ, sẽ tham gia thúc đẩy quá trình giải quyết khiếu nại kịp thời, chính xác và
kinh tế.
Các phương tiện kỹ thuật, khoa học – công nghệ như: máy ảnh, máy
ghi âm, ghi hình, thiết bị sao chép, dự báo, phương tiện computer, bảo vệ văn

10
bản thông tin thanh tra xét khiếu tố… phải được xác định đúng vị trí trong

hoạt động nghiệp vụ. Cần thiết phải nghiên cứu sử dụng chúng một cách hiệu
quả, hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay các phương tiện kỹ thuật được trang bị, sử
dụng vào hoạt động nghiệp vụ còn rất hạn chế. Thậm chí chưa có cách nhìn
thống nhất về vấn đề này. Cơ chế xin, cho chưa được thay thế bằng đầu tư
trang bị thống nhất.
Biện pháp 7: Đánh giá thông tin, xác định chứng cứ: Với biện pháp
này cán bộ nghiệp vụ tiến hành phân tích, tổng hợp so sánh trên tài liệu chứng
cứ, qua tiếp xúc với các bên, qua đối chất, kiểm tra, xem xét thực tế… để
đánh giá thông tin đã thu thập, xác định chứng cứ theo đặc trưng chứng cứ: có
thật, liên quan, thu thập hợp pháp.
Bằng phân tích, tổng hợp, so sánh… các vấn đề được đối chiếu với các
quy định của văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước, tìm ra được nguyên
nhân sai phạm, mục đích, động cơ của các hành vi trong khiếu nại… xác định
tính đúng sai, chân thực của từng nội dung cụ thể mà khiếu nại đề cập.
Trình tự vận dụng các biện pháp nghiệp vụ phụ thuộc vào quá trình giải
quyết cụ thể của vụ, việc khiếu nại. Quá trình vận dụng phải được thực hiện
trong mối quan hệ liên tục phát triển có thể theo nhiều vòng khác nhau: Kiểm
tra xem xét, gặp gỡ đương sự, phân tích so sánh, kiểm tra xem xét… quá trình
vận dụng đó phải là quá trình tổng hợp nhiều biện pháp và phải biết sử dụng
thông tin phù hợp nhằm làm cho việc vận dụng các biện pháp có hiệu quả.
* Đối thoại trực tiếp:
Theo quy định tại Điều 37 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Khiếu nại, tố cáo thì: “Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối
thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung
khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng dẫn giải quyết khiếu nại…”.
Như vậy đối thoại trực tiếp trong giai đoạn giải quyết khiếu nại lần đầu là một
thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật. Còn đối với giải quyết khiếu nại

11
tiếp theo thì việc tổ chức đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị

khiếu nại chỉ trong những trường hợp cần thiết.
* Báo cáo thẩm tra xác minh:
Kết thúc bước thu thập thông tin, xác định chứng cứ làm rõ các vấn đề
cần thẩm tra, xác minh, cán bộ nghiệp vụ được giao thẩm tra, xác minh vấn đề
nào phải làm báo cáo thẩm tra xác minh vấn đề đó. Đây là phần thể hiện công
việc của cán bộ, thanh tra viên về phần việc được giao thẩm tra, xác minh.
Bước 3: Ra quyết định và công bố quyết định.
* Tổng hợp báo cáo chuẩn bị tài liệu:
Đây là khâu tổng hợp toàn bộ phần công việc đã làm của cán bộ thụ lý
giải quyết. báo cáo tổng hợp chỉ rõ các công việc đã thẩm tra, xác minh để đi
đến kết luận, kiến nghị phục vụ cho việc đưa ra quyết định giải quyết khiếu
nại. Báo cáo tổng hợp bao gồm nội dung cơ bản sau: Tóm tắt khái quát vụ,
việc; Quá trình thụ lý giải quyết của các cấp thẩm quyền; Quá trình thẩm tra
xác minh; Nhận xét, kết luận, kiến nghị.
Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm tra, xác minh và tài liệu kèm theo được
trình lên cấp có thẩm quyền. Căn cứ báo cáo tổng hợp kết quả thẩm tra, xác
minh của thủ trưởng cơ quan chuyên môn hoặc Chánh Thanh tra, thủ trưởng
cơ quan quản lý Nhà nước ra quyết định giải quyết.
* Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại:
Ra quyết định giải quyết:
Ra quyết định giải quyết là khâu kết thúc xem xét giải quyết khiếu nại
theo thẩm quyền. Quyết định giải quyết khiếu nại được ban hành khi đã có
báo cáo thẩm tra, xác minh và đã xem xét các khía cạnh khác nhau của
phương án dự kiến.
Quyết định giải quyết khiếu nại xác định quan hệ ràng buộc trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trước pháp luật. Người
khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức phải thực hiện quyết định để

12
khôi phục bảo vệ quyền, lợi ích của các bên theo nội dung quyết định đề cập

đến.
Quyết định giải quyết khiếu nại phải đảm bảo được những yêu cầu về
hình thức, nội dung theo quy định:
Về hình thức: thể hiện Đảng các yếu tố của một quyết định hành chính
được ban hành theo thẩm quyền.
Về nội dung: thể hiện được thái độ dứt khoát của cơ quan thẩm quyền
trong giải quyết vụ, việc khiếu nại. Quyết định bao gồm các vấn đề cơ bản
sau: Nội dung khiếu nại; Quyết định về nội dung khiếu nại. Tính chất đúng
sai, mức độ cụ thể; Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết quả thẩm
tra, xác minh; Việc xử lý quyết định hành chính, hành vi hành chính vi phạm
pháp luật, giải quyết các vấn đề khác; Giải quyết quyền và lợi ích các bên có
liên quan; Quyền được khiếu nại tiếp theo như thế nào.
Quyết định giải quyết khiếu nại được gửi cho người khiếu nại, người có
quyền lợi ích liên quan; Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp; Chánh Thanh
tra cấp trên trực tiếp.
Công bố quyết định giải quyết:
Điều 37 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
quy định: “Khi cần thiết thì người giải quyết khiếu nại lần đầu công bố công
khai quyết định giải quyết khiếu nại đối với người khiếu nại, người bị khiếu
nại”.
Việc công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại có thể tuỳ theo
vụ, việc cụ thể mà triệu tập hay không triệu tập thêm các thành phần. Đôi khi
do tính chất của vụ, việc, quyết định có thể công bố qua các phương tiện
thông tin đại chúng để tuyên truyền giáo dục chung.
Bước 4: Thi hành quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ vụ, việc.
* Thi hành quyết định giải quyết:
Người ra quyết định có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra áp dụng các biện
pháp cần thiết hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các

13

biện pháp cần thiết để quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm
chỉnh.
Thủ trưởng cơ quan hành chính có vụ, việc bị khiếu nại kịp thời sửa đổi
hoặc thay thế quyết định chính, điều chỉnh hành vi hành chính có vi phạm; bồi
thường thiệt hại; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại theo
quy định pháp luật.
* Hồ sơ lưu trữ được lập theo quy định bao gồm:
Đơn thư khiếu nại, biên bản ghi lời khiếu nại; Văn bản trả lời của người
khiếu nại; Văn bản về thẩm tra xác minh; Quyết định giải quyết khiếu nại; Tài
liệu khác có liên quan; Văn bản uỷ quyền, giao xem xét, kết luận, kiến nghị…

14
II. Tố cáo:
Theo Điều 2, khoản 2 Luật Khiếu nại, tố cáo: Tố cáo là việc công dân
theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức.
Khác với trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải
quyết tố cáo được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo chỉ có tính nguyên
tắc. Thủ tục giải quyết tố cáo được xác định bắt đầu từ giai đoạn tiếp nhận tố
cáo đến việc xem xét, giải quyết, lập hồ sơ kết luận và xử lý vụ, việc. Cơ quan
Nhà nước nhận được đơn tố cáo có trách nhiệm phân loại và tiến hành giải
quyết như sau:
Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc không thuộc
thẩm quyền giải quyết, hoặc đơn tố cáo nặc danh, mạo danh, thì xử lý theo
Điều 42, Nghị định 53/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan được
giao nhiệm vụ xác minh, ra quyết định về việc tiến hành xác minh nội dung tố
cáo.

Việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình xác minh, giải quyết tố
cáo phải được ghi chép thành văn bản. Sau khi kết thúc xác minh, người được
giao nhiệm vụ xác minh phải có kết luận về nội dung tố cáo.
Người giải quyết tố cáo sau khi kết thúc việc xác minh, kết luận thì ra
quyết định xử lý những sai phạm theo nội dung tố cáo.
Người giải quyết tố cáo phải gửi văn bản kết luận vụ, việc tố cáo theo
thẩm quyền do pháp luật quy định, quyết định xử lý tố cáo cho những cơ
quan, tổ chức theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và thông báo cho
người tố cáo kết quả giải quyết nếu họ yêu cầu, trừ những nội dung thuộc
danh mục bí mật Nhà nước.

15
Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ bao gồm: Đơn tố cáo
hoặc bản ghi lời tố cáo; Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng
cứ thu thập được trong quá trình giải quyết; Văn bản giải trình của người bị tố
cáo; Kết luận về nội dung tố cáo, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý; Quyết
định xử lý; Các tài liệu khác có liên quan.
Trình tự, thủ tục các bước giải quyết tố cáo:
* Giao nhiệm vụ cho thẩm tra viên (hoặc chuyên viên) thụ lý đơn tố
cáo.
Người được giao nhiệm vụ phải nghiên cứu đơn và các tài liệu, bằng
chứng mà người tố cáo cung cấp. Có thể liên hệ với người tố cáo để tìm hiểu
thêm sự việc (nhưng phải bảo đảm nguyên tắc giữ bí mật cho người tố cáo).
Viết báo cáo tóm tắt nội dung tố cáo, nêu rõ nội dung sự việc, họ tên,
chức vụ người bị tố cáo; phạm vi, tính chất, mức độ vi phạm và đề xuất những
biện pháp giải quyết.
Xây dựng kế hoạch giải quyết phải đầy đủ các mục sau: Phạm vi sự
việc cần làm rõ và bước tiến hành; Các bằng chứng liên quan cần xác minh;
Đối tượng có liên quan; Thời gian cần thiết để tiến hành; Các yêu cầu điều
kiện khác như giám định hoặc yêu cầu, đề nghị các cơ quan có liên quan bổ

sung cán bộ.
* Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định thụ lý giải quyết:
Quyết định này là căn cứ pháp lý để tiến hành công việc giải quyết tố
cáo, đồng thời cũng để nâng cao trách nhiệm của người giải quyết tố cáo
trước thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật. Trong quyết định cần nêu rõ: Họ
tên, chức vụ của cán bộ giao nhiệm vụ xác minh; Nội dung cần xác minh,
nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh.
* Thẩm tra xác minh:
Những nội dung cần làm trong bước này gồm: Tiếp xúc với người tố
cáo, yêu cầu họ cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng (nếu có) để làm thêm sự
việc. Làm việc với người bị tố cáo về nội dung người tố cáo nêu ra và yêu cầu

16
người bị tố cáo giải trình bằng văn bản theo các bằng chứng để tự bảo vệ.
Tiến hành thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, tài liệu các nguồn khác để
làm rõ nội dung sự việc. Nếu người bị tố cáo giải trình không rõ và tài liệu,
bằng chứng không bảo đảm giá trị quản lý thì yêu cầu giải trình lại.
Khi làm việc với người bị tố cáo, phải ghi biên bản cụ thể, rõ ràng:
những nội dung gì được giải trình có căn cứ pháp luật, những nội dung nào
chưa giải trình được hoặc không giải trình được; hai bên cùng ký biên bản.
* Kiểm tra các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ để đối chiếu với các chế
độ, chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ giải quyết tố cáo có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, là căn cứ pháp lý giúp cho việc kết luận đầy đủ, chính xác những
hành vi vi phạm của người tố cáo. Do đó trước khi kết luận một vấn đề gì nhất
thiết phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ các chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ,
việc.
Đối chiếu các sự việc, tài liệu, bằng chứng với các quy định của chính
sách, pháp luật (có hiệu lực trong thời gian xảy ra vụ, việc) để xác định đúng,
sai từng vụ, việc.

Khi hoàn thành công tác xác minh có đủ thông tin cần thiết, cần kết
luận sơ bộ vụ, việc. Việc kết luận vụ, việc phải rõ ràng, chính xác, việc dẫn
điều luật hoặc chính sách phải đầy đủ cả về nội dung và hình thức văn bản.
Báo cáo kết luận về vụ, việc gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Nêu tình hình đặc điểm chung: Giới thiệu khái quát về
đương sự; Tóm tắt nội dung tố cáo; Kết quả đã giải quyết của các cấp.
Phần thứ hai: Nêu nội dung cụ thể: Kết quả thẩm tra, xác minh từng
nội dung; Khẳng định sự việc đúng, sai của các bên đương sự; Chỉ ra nguyên
nhân (khách quan, chủ quan) trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu; Làm
rõ những sai phạm về kinh tế, chính trị, xã hội và tổ chức.

17
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị: Nêu những hành vi vi phạm chủ yếu
như tham ô, lạm dụng chức vụ, quyền hạn …;Quy rõ trách nhiệm cá nhân
hoặc tập thể.
* Căn cứ vào kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo người giải
quyết tố cáo tiến hành xử lý theo thẩm quyền
Trong trường hợp người bị tố cáo không vi phạm các quy định về
nhiệm vụ, công vụ thì phải có kết luận rõ và thông báo bằng văn bản cho
người bị tố cáo và cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, đồng thời xử lý hoặc
kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý người cố tình tố cáo sai sự
thật.
Trong trường hợp người bị tố cáo có vi phạm các quy định về nhiệm
vụ, công vụ phải xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm phạm vi hành chính thì xử lý
theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý, đồng
thời áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiến nghị xử lý
được chấp hành nghiêm chỉnh.
Trong trường hợp hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ
sơ vụ, việc sang cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát để giải quyết theo quy
định của pháp luật tố tụng hình sự.

Người giải quyết tố cáo phải gửi văn bản kết luận vụ việc tố cáo và
quy định xử lý tố cáo (theo mẫu quy định) cho cơ quan Thanh tra, cơ quan
Nhà nước cấp cấp trên trực tiếp, thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải
quyết nếu họ có yêu cầu trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà
nước.
* Những việc cần làm khi kết giải quyết tố cáo:
Tổ chức rút kinh nghiệm giải quyết vụ, việc; Hoàn chỉnh hồ sơ lưu trữ
(theo quy định của pháp luật).
Căn cứ quyết định xử lý, thủ trưởng giải quyết tố cáo giao các cơ quan
chức năng tổ chức thực hiện.

18
Phần thứ hai
Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Lạng Sơn

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội
của tỉnh Lạng Sơn, là đầu mối giao thông, giao lưu buôn bán giữa nước ta với
nước bạn Trung Quốc. Những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh, sự nỗ lực
cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Lạng
Sơn nền kinh tế đã có những bước phát triển toàn diện: cơ sở hạ tầng của
thành phố ngày càng được đầu tư xây dựng và nâng cấp cải tạo, nhiều công
trình và dự án xây dựng cơ bản đã được triển khai, tốc độ phát triển kinh tế và
đô thị hoá trên địa bàn tăng nhanh.
Cùng với sự phát triển kinh tế và phát triển đô thị, những năm qua công
tác quản lý đô thị trên địa bàn Thành phố cũng còn bộc lộ một số bất cập như:
Công tác xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được triển khai
nhưng tiến độ còn chậm; Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
chưa sâu rộng. ý thức chấp hành pháp luật của bộ bộ phận nhân dân chưa
cao… từ đó dẫn đến lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tương đối
nhiều. Bên cạnh đó, cán bộ công chức các Phòng, Ban liên quan đến công tác

giải quyết đơn thư còn thiếu năng lực hạn chế nên đã ảnh hưởng đến tiến độ
giải quyết đơn thư của công dân trên địa bàn Thành phố.
I. Tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn .
* Đối với lĩnh vực hành chính:
Qua tổng hợp tình hình đơn thư trên địa bàn Thành phố hàng năm cho
thấy lượng đơn thư phát sinh tương đối nhiều, số đơn thuộc thẩm quyền giải
quyết, đơn không thuộc thẩm quyền hoặc trùng lặp tăng theo từng năm. Đặc
biệt, năm 2002 khi thị xã Lạng Sơn được công nhận là đô thị loại III và có
Quyết định của Chính phủ thành lập Thành phố trực thuộc Tỉnh, nhiều dự án
đồng loạt được triển khai, công tác bồi thường thiệt hại GPMB được thực
hiện đồng bộ trong khi nhân dân đến lượng đơn phát sinh là tương đối lớn

19
(896 lượt đơn). Từ năm 1999 đến 2004 thành phố Lạng Sơn nhận được 3.903
lượt đơn, trong đó có 905 đơn khiếu nại, 117 đơn tố cáo và 2.881 đơn kiến
nghị, đề nghị.
Việc công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo nhiều cơ quan còn khá phổ
biến (một vụ việc công dân phô tô đơn gửi đến hàng chục cơ quan). Các năm
trước, trên địa bàn Thành phố cũng có một số vụ khiếu nại tập thể, vụ việc
phức tạp nhưng đã được xử lý giải quyết dứt điểm. Những vấn đề phức tạp,
nổi cộm hiện nay dẫn đến phát sinh nhiều đơn thư chủ yếu liên quan đến tranh
chấp đất đai, bồi dưỡng GPMB, ô nhiễm vệ sinh môi trường…(trên 80% đơn
thư phát sinh liên quan đến đất đai).
*Đối với lĩnh vực tư pháp:
Số lượng đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp phát sinh không
nhiều, không có khiếu kiện đông người hoặc vụ việc mang tính bức xúc. Các
khiếu nại , tố cáo tập trung chủ yếu ở các cơ quan như: Công an, Đội thi hành
án dân sự Thành phố do liên quan đến công việc giải quyết cụ thể .
Kết quả từ năm 1999 đến năm 2004 các cơ quan tư pháp đã tiếp nhận
67 đơn khiếu nại và 12 đơn tố cáo .Nội dung khiếu nại , tố cáo chủ yếu là

khiếu nại việc chậm giải quyết, giải quyết không khách quan, kết luận vụ việc
không chính xác, áp dụng biện pháp cưỡng chế, kê biên…Đa phần các khiếu
nại , tố cáo chưa hiểu rõ về luật, do vậy sau khi có trả lời, công dân không còn
khiếu nại nữa.
*Nguyên nhân phát sinh khiếu nại , tố cáo :
Nguyên nhân phát sinh đơn khiếu nại:
Do cơ chế chính sách , pháp luật về đất đai, bồi thường giải phóng mặt
bằng, quyết định về khiếu nại , tố cáo có những điểm chưa thật hợp lý.Mặc
khác, do nhận thức của công dân về pháp luật chưa đầy đủ, chế tài xử lý đối
với những hành vi khiếu nại, tố cáo sai sự thật chưa được quy định cụ thể
trong các văn bản pháp luật .Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp
luật chưa được thường xuyên. Công tác quản lý nhà nước về đất đai, đô thị

20
chưa chặt chẽ. Các dự án đầu tư trên địa bàn còn giàn trải, cơ chế chính sách
về hỗ trợ và tái định cư của một số dự án còn chưa kịp thời và đồng bộ nên
dân thắc mắc từ đó phát sinh đơn khiếu nại . Cấp uỷ, chính quyền ở một số
xã, phường chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc giải quyết
khiếu kiện của công dân .Quá trình giải quyết khiếu kiện còn chậm, một số
nơi chưa làm tốt công tác hoà giải, hướng dẫn giải thích công dân thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật .
Nguyên nhân phát sinh tố cáo :
Do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và ý thức chấp hành pháp
luật của một bộ phận nhân dân chưa cao.Một số cán bộ chưa thực hiện đúng
trách nhiệm được giao.
II. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo:
*Công tác tiếp dân:
Đối với các cơ quan hành chính:
UBND thành phố Lạng sơn, Thủ trưởng các phòng ban, Chủ tịch
UBND các phường,xã đã thực hiện tốt công tác tiếp công dân theo quy định

của Luật khiếu nại , tố cáo và Quy chế tiếp công dân ban hành theo Nghị định
89/CP. Tại các kỳ tiếp công dân của lãnh đạo UBND Thành phố đều có sự
tham gia cảu Thường trực HĐND Thành phố, đại diện UBMTTQ và Hội
nông dân Thành phố. Những nội dung công dân đến phản ánh, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo đều được ghi chép đầy đủ vào sổ tiếp công dân. Những
trường không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND đều hướng dẫn công
dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố
cáo. Sau mỗi kỳ tiếp công dân đều ra thông báo kết quả tiếp công dân và ý
kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố về việc giải quyết nội dung thuộc
thẩm quyền.
Do làm tốt công tác này, nên các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo
của công dân đã được xem xét giải quyết kịp thời, nhiều trường hợp qua nghe

21
phân tích, giải thích có tình có lý, công dân đã hiểu rõ hơn về chính sách pháp
luật và chấm dứt khiếu kiện.

22
Biểu tổng hợp số liệu tiếp công dân của cơ quan hành chính:
1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số
Số lượt công dân được tiếp 281 292 445 622 657 617 2.914
Trong đó:
UBND Thành phố tiếp: 127 154 283 258 341 1.163
Các phòng ban, phường xã tiếp 165 291 339 399 276 1.470

Đối với các cơ quan tư pháp.
Các cơ quan tư pháp đã thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân theo
các quy định của pháp luật. Mặc dù một số cơ quan do trụ sở chật hẹp chưa
bố trí được nơi tiếp công dân riêng biệt, nhưng đã bố trí cán bộ có đủ năng lực
để thực hiện nhiệm vụ này. Mọi kiến nghị, phản ánh của công dân cũng đã

được ghi chép đầy đủ, những vụ việc không thuộc thẩm quyền đã hướng dẫn
theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Biểu tổng hợp số liệu tiếp công dân của cơ quan hành chính:
Năm CA Thành phố VKSND Thành phố TAND Thành phố

Tổng
1999 06 35 0 41
2000 07 26 0 33
2001 06 24 0 30
2002 07 28 0 35
2003 15 17 0 32
2004 09 28 01 38

* Kết quả giải quyết đơn:
Kết quả giải quyết đơn của cơ quan tư pháp:

Năm
Lượng đón tiếp nhận trong năm Đơn thuộc thẩm quyền
Đơn
khiếu
nại
Đơn
tố cáo

Đơnđề
nghị
Tổng
Đơn
khiếu
nại

Đơn tố
cáo
Đơnđề
nghị
Tổng
1998 488 297
1999 55 4 327 386 12 0 180 192
2000 66 9 491 566 26 5 253 284
2001 186 34 501 721 64 8 295 367
2002 252 40 604 896 94 18 314 426
2003 217 26 518 761 91 8 294 393

23
2004 129 4 440 573 73 4 280 357
Năm

Đơn khiếu nại Đơn tố cáo Đề nghị
Giải
quyết
được
Tỷ lệ
(%)
Tăng
giảm
(%)
KN
đúng

đúng
có sai

KN
sai
Giải
quyết
được
Tỷ lệ
(%)
Tăng
giảm
(%)
TC
đúng

đúng
có sai
TC
sai
Giải
quyết
được
TC
sai
1999

10/12 83,0
2000

22/26 84,6

+1,6


1

1

20

3/5

60,0


2

1

192/253

76,0

2001

59/64 92,2 +7,6 1 1 57 7/8 87,5

+27,5 6 1 266/29
5
76,6
2002

67/94 71,3 -20,9 12 14 41 17/18 94,4


+6,9 11 1 5 254/31
4
81,0
2003

73/91 80,0 +8,7 17 3 53 8/8 100 +5,6 4 4 250/29
4
85,0
2004

64/73 88,0 +8,0 6 2 56 3/4 75,0

-25 3 254/28
0
91,0


Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp:

Năm Lượng đơn p/sinh Công an Đội THADS Toà án Viện kiểm sát
KN TC Cộng KN TC Cộn
g
KN TC Cộn
g
KN TC Cộn
g
KN TC Cộn
g
1999 7 3 10 6 3 9 1 1

2000 7 2 9 7 2 9 0
2001 9 3 12 6 3 9 3 3
2002 14 1 15 7 1 8 7 7
2003 22 2 24 16 1 17 3 3 1 1 3 3
2004 19 1 20 9 1 10 8 8 1 1 1 1

Tất cả các đơn khiếu nại tố cáo sau khi các cơ quan tư pháp nhận được
đã được kịp thời giải quyết ngay trong thời hạn luật định (đạt 100%).
Không có đơn để tồn đọng sang năm sau.
III.Nhận xét chung:
Về ưu điểm:
Mặc dù lượng đơn thư phát sinh trên địa bàn thành phố Lạng sơn hàng
năm tương đối lớn nhưng kết quả giải quyết đơn có nhiều tiến bộ. Công tác
hoà giải , đối thoại trực tiếp với công nhân trong quá trình giải quyết khiếu nại
luôn được chú trọng phát huy và đạt hiệu quả cao. Một số vụ, việc qua đối
thoại trực tiếp, giải thích hướng dẫn về chính sách pháp luật công dân đã tự
nguyện rút đơn. Về cơ bản mọi khiếu nại, tố cáo của công dân đều được xem
xét, giải quyết theo đúng trình tự quy định của pháp luật, kết quả giải quyết

24
đơn có tình, có lý, đúng pháp luật. Không có “điểm nóng”do khiếu kiện xảy
ra trên địa bàn Thành phố đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự kỷ
cương xã hội trên địa bàn.
Những hạn chế, tồn tại:
Việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết đề
nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân chưa được thường xuyên và kịp thời.
Cán bộ thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết đơn còn thiếu kinh
nghiệm trong tiếp nhận, xử lý và giải quyết .Một số vụ khiếu nại, tố cáo chưa
đảm bảo thời gian giải quyết theo luật định.
Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại:

Công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa được thường
xuyên, chưa đến được tất cả mọi người, hiệu quả chưa cao nên hiểu biết pháp
luật và thực hiện pháp luật trong một bộ phận nhân dân còn hạn chế.
Một số cơ quan chưa chủ động, tích cực trong đôn đốc và giải quyết
đơn.
Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tiễn giải quyết đơn đề nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân
trên địa bàn Thành phố Lạng sơn trong những năm qua,có thể rút ra được một
số bài học kinh nghiệm sau:
Phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sống và làm việc
theo hiến pháp và pháp luật, đồng thời phải thực hiện tốt công tác quản lý nhà
nước về đất đai, đô thị, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo phải lắng nghe ý kiến của công
dân, tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân trong quá trình giải quyết
khiếu kiện. Trong đối thoại phải quan tâm đến quyền lợi chính đáng của công
dân , giải thích chế độ chính sách, hướng dẫn quyền và nghĩa vụ khi thực hiện
khiếu nại.
Coi trọng công tác phối kết hợp trong giải quyết đơn, phát huy vai trò
của tổ hoà giải cơ sở, Ban thanh tra nhân dân .MTTQ cùng với các đoàn thể

25
quần chúng cần tham gia tích cực vào công tác hoà giải. Để hoà giải có hiệu
quả cao, người chủ trì hoà giải phải là người có uy tín, am hiểu pháp luật , đi
đôi với việc xác minh vụ việc cụ thể để có căn cứ hoà giải.

×