Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những thói quen có ích cho việc học tập hiệu quả potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.65 KB, 3 trang )

Những thói quen có ích cho việc học tập
hiệu quả
Tự có trách nhiệm với bản thân:
Trách nhiệm có nghĩa là nhận thức được rằng để, thành công bạn phải có
khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh
của bạn.
Phải biết đặt bản thân, những giá trị và nguyên tắc của bản thân vào vị
trí trung tâm:
Đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng.
Việc hôm nay chớ để ngày mai:
Tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay
những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.
Khám phá ra thời điểm và nơi làm việc hiệu quả nhất đối với bạn:
Sáng, chiều, tối; lúc nào là lúc bạn có thể tập trung nhất và làm việc hiệu quả
nhất? Hãy dành khoảng thời gian này để làm việc khó nhất.
Hãy luôn coi mình là người chiến thắng:
Dù đó là vì lợi ích của bạn, hay của bè bạn, của thầy cô hay những người
hướng dẫn, bạn là người chiến thắng khi bạn làm việc hết mình và cống hiến
hết mình cho lớp học của bạn. Nếu bạn hài lòng với những gì bạn làm, đỉểm
số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc của bạn, nói
cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều bạn thu được.
Trước tiên, hãy hiểu mọi người, sau đó hãy cố gắng để mọi người hiểu
mình:
Khi bạn có trục trặc với giáo viên, chẳng hạn như thắc mắc về điểm số, hay
bạn muốn nộp bài trễ hơn thời hạn thầy cô đã đặt ra, hãy đặt mình vào địa vị
của thầy cô. Bây giờ, bạn hãy tự hỏi mình xem khi đó thì cách trình bày như
thế nào sẽ dễ được thầy cô chấp nhận.
Hãy tìm ra những giải pháp tốt hơn cho một vấn đề:
Nếu như bạn không hiểu sách giáo khoa viết gì, bạn không nên chỉ đọc lại.
Hãy thử một cách nào khác xem! Hãy thử hỏi ý kiến thầy cô, gia sư của bạn,
hay bạn bè…


Ngoài ra bạn có thể trang trí cho giá sách của bạn thêm phần thẩm mỹ một
chút càng hay. Bạn có thể chừa ra một ô giữa giá sách để đặt vào đó một lọ
hoa tươi hay lọ hoa vải nhỏ. Nếu là hoa tươi, bạn nên cắm vào chiếc bình
nông và để cắm hoa. Vài bông hoa đồng tiền hoặc hoa marguerite, hoa cẩm
chướng hay hoa hồng.v.v Cách cắm, cần có mỹ thuật (nếu như bạn chưa
thạo lắm trong việc này, mời bạn tìm đọc quyển "Hoa, kỹ thuật trồng cắm và
ý nghĩa các loài hoa" do Lê Lê biên soạn).

Ðã xong phần giá sách, bây giờ chúng ta trở về vị trí chính của "cái bàn
học". Trên bàn, để tránh lung tung, nhất là sách vở không được vất bừa bãi.
Học xong quyển nào bạn nên cho vào giá sách quyển đó ngay. Ðể theo vị trí
của nó. Bàn chỉ được để một ống cắm bút. Bạn có thể chọn mua ống cắm bút
bằng sành có bán ở các cửa hàng đồ gốm Việt Nam. Ống sành có độ nặng
không dễ ngã và có thể cắm được nhiều viết kể cả thước kẻ, compa. Hay bạn
có thể cắm vào đâu cũng được, miễn là gọn gàng đẹp mắt thì thôi. Ngoài ra
trên bàn học, bạn có thể thêm lọ mực mà một hộp gỗ đựng phấn. Bên trong,
có cả miếng giẻ lau bảng.

×