Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn " Quan hệ mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nớc giáp ranh " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.45 KB, 105 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP




Đề tài: Quan hệ mậu dịch biên giới
giữa Việt Nam và các nớc giáp ranh


Sinh viên thực hiện: Hoàng Thanh Vân – A13K38D
Giáo viên hớng dẫn: PGS. NGƯT. Vũ Hữu Tửu







Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 2

MỤC LỤC
T
rang
Lời mở đầu 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH BIÊN GIỚI GIỮA
VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC GIÁP RANH 4


1.1. Những vấn đề chung 4
1.1.1. Khái niệm mậu dịch biên giới 4
1.1.2. Tính tất yếu của việc phát triển mậu dịch qua biên giới 4
1.1.3. Đặc điểm của mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước 7
1.1.3.1. Cơ cấu, phẩm chất hàng hoá trao đổi tại khu vực biên giới đa
dạng, phức tạp và có tính linh hoạt cao 7
1.1.3.2. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới được tiến
hành thông qua nhiều phương thức khác nhau. 7
1.1.3.3. Chủ thể tham gia hoạt động mậu dịch biên giới đa dạng, thuộc
nhiều thành phần kinh tế trong cả nước. 9
1.1.3.4. Phương thức thanh toán trong mậu dịch biên giới khá linh hoạt 9
1.2. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển mậu dịch biên giới 11
1.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 11
1.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 13
1.2.3. Kinh nghiệm của một số nước ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ 14
1.2.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 15
Chương 2: THỰC TRẠNG MẬU DỊCH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC
NƯỚC GIÁP RANH 16
2.1. Chính sách phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước
giáp ranh 16
2.1.1. Chính sách phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và Trung
Quốc 16
2.1.2. Chính sách phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và Lào 17
2.1.3. Chính sách phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và
Campuchia. 18
2.2. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới giữa Việt Nam và
các nước giáp ranh 18
2.2.1. Giữa Việt Nam và Trung Quốc 18
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 3

2.2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu 19
2.2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu 21
2.2.1.3. Các cửa khẩu chính biên giới Viêt – Trung 25
2.2.2. Giữa Việt Nam và Campuchia 32
2.2.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu 32
2.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu 35
2.2.2.3. Các cửa khẩu chính 38
2.2.3. Giữa Việt Nam và Lào 41
2.2.3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu 41
2.2.3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu 43
2.2.3.3. Các cửa khẩu chính 48
2.2.4. So sánh hiệu quả, quy mô hoạt động mậu dịch biên giới của ba thị
trường Trung Quốc, Lào, Campuchia với Việt Nam. 50
2.3. Đánh giá hiệu quả của mậu dịch biên giới 52
2.3.1. Những tác động tích cực của mậu dịch biên giới 52
2.3.1.1. Buôn bán qua biên giới có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt
động kinh tế trong nước phát triển. 52
2.3.1.2. Mậu dịch biên giới làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội – văn
hoá vùng biên 53
2.3.1.3. Góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tạo
điều kiện giữ gìn an ninh biên giới. 58
2.3.2. Những mặt hạn chế cần khắc phục 59
2.3.2.1. Hạn chế về cơ chế chính sách 59
2.3.2.2. Hạn chế về vấn đề thanh toán 60
2.3.2.3. Hạn chế về vấn đề quản lý của Nhà nước đối với hoạt động
thương mại qua biên giới. 61
2.3.2.4. Những tiêu cực và tệ nạn xã hôi. 63
2.3.2.5. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái 64
2.3.2.6. Buôn lậu và gian lận thương mại. 66
2.3.2.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều yếu kém 67

2.3.2.8. Hạn chế về chủ thể kinh doanh. 68
Chương 3: TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MẬU
DỊCH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC GIÁP RANH 69
3.1. Triển vọng phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước
giáp ranh 69
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 4
3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của mậu dịch biên
giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh 69
3.1.1.1. Các nhân tố quốc tế, khu vực 69
3.1.1.2. Các nhân tố trong nước. 70
3.1.1.3. Các nhân tố từ các nước láng giềng 71
3.1.2. Triển vọng xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới giữa Việt Nam và
các nước giáp ranh 74
3.1.2.1. Triển vọng đối với thị trường Trung Quốc 74
3.1.2.2. Triển vọng đối với thị trường Lào 75
3.1.2.2. Triển vọng đối với thị trường Campuchia 76
3.2. Các quan điểm cơ bản chỉ đạo việc phát triển quan hệ mậu dịch biên
giới 78
3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động mậu dịch biên giới 79
3.3.1. Các giải pháp vĩ mô 79
3.3.1.1. Tăng cường hợp tác khu vực 79
3.3.1.2. Hoàn thiện và phát triển đồng bộ cơ chế chính sách đối với hoạt
động mậu dịch biên giới. 81
3.3.1.3. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại
qua biên giới. 82
3.3.1.4. Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận
thương mại 83
3.3.1.5. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu 84
3.3.1.6. Tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo

nguồn nhân lực và xúc tiến thương mại. 86
3.3.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác 87
3.3.2.1. Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh 87
3.3.2.2. Xây dựng chiến lược chiến lược xuất khẩu và chiến lược mặt
hàng 88
3.3.2.3. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương
mại 89
3.3.2.4. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp 90
3.3.2.5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp 91
Kết luận 92
Danh mục tài liệu tham khảo

Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 5

Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 6
LỜI MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là
một yêu cầu tất yếu khách quan đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nó đòi
hỏi các quốc gia muốn phát triển, lớn mạnh hơn phải không ngừng tăng cường
hợp tác và giao lưu kinh tế với nước ngoài. Những năm gần đây, Đảng ta đã chủ
trương “làm bạn với tất cả các nước”. Đặc biệt với những nước láng giềng có
chung đường biên giới với Việt Nam (Trung Quốc, Lào, Campuchia), Đảng
khẳng định quyết tâm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, thực hiện
tự do hoá thương mại… coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với
các nước láng giềng.
Thực hiện chủ trương trên, những năm qua, quan hệ kinh tế thương mại

giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia không ngừng phát triển, trong
đó có sự đóng góp vô cùng quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá
qua biên giới. Hình thức giao lưu kinh tế này không chỉ có tác động thúc đẩy
hoạt động sản xuất trong nước phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội của các khu
vực biên giới mà còn góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam và các
nước này.
Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh
của mỗi nước, nhiều bất cập nảy sinh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động
xuất nhập khẩu và gây khó khăn cho công tác quản lý. Do đó, việc đánh giá một
cách nghiêm túc, đầy đủ về thực trạng của hoạt động mậu dịch biên giới giữa
Việt Nam và các nước láng giềng, rút ra những thành công và hạn chế. Trên cơ
sở đó đề xuất những chính sách, giải pháp nhằm phát triển hoạt động thương
mại hàng hoá qua biên giới trong thời gian tới là một vấn đề cấp thiết. Từ nhận
thức này, em chọn đề tài “Quan hệ mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các
nước” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 7
- Phân tích và hệ thống hoá những cơ sở lý luận về mậu dịch biên giới.
- Đánh giá thực trạng của hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới giữa Việt
Nam và Trung Quốc, Lào, Campuchia, từ đó rút ra những tác động (tích
cực và tiêu cực) của hoạt động giao lưu kinh tế này đối với sự phát triển
kinh tế của cả nước, của khu vực và các tỉnh biên giới.
- Nêu lên triển vọng phát triển của hoạt động thương mại hàng hoá giữa
Việt Nam và các nước láng giềng.
- Đề xuất các giải pháp (cả tầm vĩ mô lẫn vi mô) để phát triển hơn nữa quan
hệ mậu dịch biên giới trước những đòi hỏi mới của tình hình trong nước
và quốc tế.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận này là sự phát triển của quan hệ mậu

dịch biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Lào, Campuchia.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận chỉ tập trung vào lĩnh vực thương mại
hàng hoá (xuất, nhập khẩu hàng hoá). Các lĩnh vực khác như thương mại dịch
vụ, sở hữu trí tuệ đầu tư chỉ được đề cập tới dưới góc độ có liên quan và hỗ trợ
cho hoạt động mậu dịch biên giới.
Ngoài ra, khoá luận chỉ đề cập đến quan hệ thương mại hàng hoá giữa Việt
Nam với các nước có chung đường biên giới trên bộ là Trung Quốc, Lào,
Campuchia chứ không nói đến quan hệ mậu dịch với các nước có đường biên
giới trên biển như Thái Lan, Indonesia, Malaisia.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoá luận là phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, phương pháp cụ thể là phương pháp chuyên gia, tiếp cận
hệ thống, điều tra điển hình, phân tích, lượng hoá, so sánh cũng như biện luận
một cách logic các vấn đề nghiên cứu đề xuất.
V. BỐ CỤC CỦA KHOÁ LUẬN
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 8
Nội dung cơ bản của khoá luận gồm ba chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt
Nam và các nước giáp ranh.
- Chương 2: Thực trạng mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước
giáp ranh.
- Chương 3: Triển vọng và một số giải pháp nhằm phát triển mậu dịch
biên giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh.
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 9
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH BIÊN GIỚI

GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC GIÁP RANH

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.1. Khái niệm mậu dịch biên giới
Mậu dịch biên giới hay còn gọi là thương mại hàng hoá qua biên giới trên
bộ là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá được diễn ra tại khu vực biên giới
đường bộ của các nước láng giềng ( được xác định về mặt địa lý ) mà đối tượng
trao đổi là các sản phẩm, hàng hóa ( hữu hình ).
“ Đây là phương thức mậu dịch do tập quán truyền thống của lịch sử hình
thành, không xếp vào mậu dịch đối ngoại quốc gia. Nói chung các nước đều
dành cho phương thức mậu dịch này sự đãi ngộ về thuế quan.Theo sự phát triển
của mậu dịch quốc gia, thương mại hàng hóa với nghĩa hẹp như ở trên được phát
triển thành phương thức mậu dịch theo nghĩa rộng, tức là giao dịch xuất nhập
khẩu hàng hóa được tiến hành tại vùng biên giới hai nước. Nó được liệt vào
phạm vi mậu dịch đối ngoại của quốc gia, thuộc một trong những phương thức
mậu dịch xuất nhập khẩu”.( Đại từ điển kinh tế thị trường – trang139 ).
Như vậy, thương mại hàng hóa qua biên giới trên bộ giữa hai nước không
chỉ đơn thuần là hoạt động buôn bán hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới mà nó
còn có phạm vi rộng hơn, bao trùm các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được
diễn ra trên toàn bộ khu vực biên giới đường bộ giữa hai nước. Hơn nữa, việc
trao đổi các sản phẩm vô hình ( dịch vụ hoặc các loại hàng hóa có liên quan đến
sở hữu trí tuệ) không thuộc phạm vi của hoạt động này.
1.1.3.Tính tất yếu của việc phát triển mậu dịch qua biên giới
Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng minh một cách rõ ràng rằng: Không có bất
kỳ một quốc gia nào có thể phát triển, lớn mạnh mà không tiến hành hoạt động
xuất nhập khẩu với nước ngoài. Nhất là hiện nay, trong xu thế toàn cầu hoá, kinh
tế đối ngoại có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 10
đất nước. Trong đó, mậu dịch biên giới là một hình thức kinh tế đối ngoại mang

tính chất đặc thù, nó được hình thành sớm nhất từ nhu cầu tự nhiên về trao đổi
hàng hoá của dân cư các khu vực dọc biên giới tới các chợ biên giới, mậu dịch
biên giới dần dần phát triển thêm các hình thức trao đổi khác trên cơ sở phát
triển của kinh tế hàng hoá. So với mậu dịch quốc tế, mậu dịch biên giới có
những đặc trưng riêng về phạm vi, quy mô và phương thức hoạt động trao đổi
hàng hoá. Tuy nhiên cũng như mậu dịch quốc tế nói chung, mậu dịch biên giới
biểu hiện phân công lao động giữa hai nước.
Những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng những chính
sách khuyến khích mậu dịch biên giới. Sự hình thành các khu vực mậu dịch tự
do như NAFTA, EU với chính sách mở cửa biên giới, hình thành các khu vực
mậu dịch tự do dọc theo biên giới với các chính sách ưu đãi đã tạo điều kiện
hình thành các đặc khu kinh tế phát triển phồn thịnh ở các địa phương trên khu
vực biên giới. Xu hướng hình thành các khu kinh tế mở cũng phát triển nhanh
chóng ở các nước đang phát triển, phạm vi khu vực biên giới ngày càng mở rộng
, hình thức mậu dịch được đa dạng hoá, quy mô cũng ngày càng tăng nhanh.
Việt Nam và các nước láng giềng cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.
Với mối quan hệ có truyền thống lâu đời, vị trí địa lý của khu vực biên giới
thuận lợi và những nét tương đồng trong phong tục tập quán, các hoạt động giao
lưu kinh tế, thương mại, văn hoá được hình thành từ lâu giữa Việt Nam và các
nước này như một tất yếu không thể thiếu trong lịch sử phát triển của các bên.
Đặc biệt là hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Diễn đàn
hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam, Lào, Campuchia đều là
thành viên của ASEAN, và mới đây, Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện
ASEAN – Trung Quốc sẽ dẫn đến việc thành lập khu vực thương mại tự do giữa
các thành viên ASEAN và Trung Quốc (ACFTA) vào năm 2010 và chậm hơn
đối với các thành viên ra nhập sau (Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma). Như
vậy, việc tự do lưu chuyển hàng hoá giữa Việt Nam và các nước láng giềng qua
biên giới là một tất yếu không thể thiếu nhằm thực hiện tự do hoá thương mại và
đầu tư trong khoảng thời gian tới.
Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 11
Bên cạnh đó, thực tiễn cũng đã cho thấy, trong suốt gần 20 năm qua kể từ
khi Việt Nam mở cửa giao lưu biên giới với các nước, chúng ta đã thu được
những thành công lớn cả về kinh tế lẫn xã hội, mậu dịch biên giới đã thể hiện
được những vai trò quan trọng như :
- Hợp tác trao đổi hàng hoá với các quốc gia trên thế giới là một yêu cầu
tất yếu khách quan trên con đường phát triển nền kinh tế đất nước thì hợp tác
kinh tế và trao đổi hàng hoá với các quốc gia có chung đường biên giới là bước
đầu tiên, bước tập duyệt trong lộ trình hội nhập với các quốc gia khác trong khu
vực và toàn thế giới.
- Thông qua phát triển thương mại tại các cửa khẩu biên giới, chúng ta
phát huy được các lợi thế so sánh, sử dụng triệt để nguồn lực quốc gia, không
những tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước, kinh tế địa phương mà còn nâng
cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, từ đó kết hợp hài hoà giữa tăng
trưởng kinh tế và tăng trưởng xã hội, góp phần tạo ra những biến chuyển tốt đẹp
để giải quyết những vấn đề còn bức xúc của xã hội.
- Thông qua việc mua bán tại các cửa khẩu biên giới, có thể gián tiếp
hoặc trực tiếp mở rộng buôn bán với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia
có chung đường biên giới hoặc có quan hệ thương mại tốt với nước bạn, từ đó
có thể mở rộng buôn bán với các quốc gia trong khu vực và thế giới.
- Thực hiện mậu dịch biên giới khiến doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh cao hơn, nhạy bén hơn, buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới để
thích nghi với điều kiện thị trường ngày càng yêu cầu cao hơn và đòi hỏi khắt
khe hơn.
- Thông qua hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới, chúng ta có
điều kiện để tăng cường hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và các
quốc gia có chung đường biên giới, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của
Nhà nước, góp phần bảo vệ an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 12

Tóm lại, phát triển mậu dịch biên giới không chỉ phù hợp với xu thế phân
công lao động quốc tế mà còn là đòi hỏi bên trong của sự phát triển kinh tế ở
khu vực biên giới mỗi nước.
1.1.3. Đặc điểm của mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước
Hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới trên bộ là một bộ phận của
hoạt động thương mại quốc tế, cho nên nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của
hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù nên mậu dịch
biên giới còn có những đặc điểm riêng, bao gồm những đặc điểm cơ bản như:
1.1.3.1. Cơ cấu, phẩm chất hàng hoá trao đổi tại khu vực biên giới đa dạng, phức
tạp và có tính linh hoạt cao.
Cơ cấu hàng hoá trao đổi qua biên giới Việt Nam thời gian qua rất phong
phú, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, từ hàng nông lâm thuỷ sản đến, hải
sản tươi sống đến các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, từ hàng
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đến các sản phẩm cao cấp như máy móc
thiết bị điện tử. Điều này xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng của tầng lớp
dân cư dọc biên giới và các tỉnh sâu trong nội địa của từng nước.
Các loại hàng hoá này không phải chỉ được huy động từ dân cư sống dọc
biên giới mà được huy động và đầu tư sản xuất từ khắp các tỉnh, các vùng, miền
của mỗi nước. Vì vậy chất lượng của các loại hàng hoá cũng rất khác nhau, có
loại đạt tiêu chuẩn quốc gia và địa phương, nhưng cũng có loại chưa được đánh
giá về phẩm cấp, nhất là hàng hoá xuất nhập khẩu theo đường tiểu ngạch và trao
đổi ở chợ biên giới. Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên
giới có thể mua bán những mặt hàng có thời gian bảo quản ngắn, dễ hư hỏng
hoặc suy giảm chất lượng như hàng rau quả và thực phẩm tươi sống.
1.1.3.2. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới được tiến hành thông
qua nhiều phương thức khác nhau.
Thương mại biên giới giữa Việt Nam và các nước thời gian qua chủ yếu
thông qua mấy hình thức sau đây:
- Mậu dịch chính ngạch
Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 13
- Mậu dịch tiểu ngạch
- Buôn bán của cư dân biên giới
- Các loại dịch vụ xuất nhập khẩu khác như chuyển khẩu, tạm nhập tái
xuất
Mậu dịch chính ngạch là hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới theo giấy
phép của Bộ Thương mại. Những hàng hoá này phải lưu thông qua các cửa khẩu
quốc tế và quốc gia, đồng thời phải chấp hành đầy đủ các thủ tục xuất nhập khẩu
theo thông lệ và tập quán quốc tế.
Mậu dịch tiểu ngạch là những hàng hoá xuất nhập khẩu theo giấy phép của
Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới cấp. Những hàng hoá thuộc loại này được
phép đi qua các cửa khẩu quốc tế, quốc gia và các cửa khẩu địa phương biên
giới hay còn gọi là đường qua lại giữa các cặp chợ biên giới, nhưng trị giá hàng
hoá theo quy định hiện hành là không vượt quá 500.000 đồng Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế sự phân biệt hàng hoá chính ngạch và tiểu ngạch chỉ
mang tính chất tương đối. Nhiều khi hàng chính ngạch lại được chuyển qua các
cửa khẩu dành cho buôn bán tiểu ngạch, điều đó tuỳ thuộc vào biểu thuế, mức
thuế của các loại hàng hoá trong những thời điểm khác nhau. Ngoài ra, quan
niệm của Việt Nam và các nước láng giềng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua
biên giới cũng rất khác nhau nên có những lô hàng qua biên giới mà Việt Nam
cho là chính ngạch thì phía nước bạn lại cho là tiểu ngạch.
Trao đổi hàng hoá của cư dân qua biên giới do nhân dân tại các khu vực
biên giới thực hiện. Họ chủ yếu mua hàng tiêu dùng, trao đổi những sản phẩm
của địa phương. Hình thức này nhanh chóng đáp ứng và điều tiết cung cầu của
các bên biên giới, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, kích thích
sản xuất và dịch vụ ở vùng biên phát triển. Tuy nhiên lượng trao đổi hàng hoá
của cư dân biên giới không lớn vì đa số người dân ở đây còn nghèo, ít vốn và
không quen buôn bán lớn. Hình thức này còn mang tính chất tự phát, khó kiểm
soát và quản lý, dẫn đến buôn lậu và trốn thuế.
Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 14
Ngoài các hình thức nêu trên, ở khu vực biên giới Việt – Trung còn có các
hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu như: Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá
cảnh,kho ngoại quan… trong đó phương thức tạm nhập tái xuất phát triển khá
nhanh.

1.1.3.3. Chủ thể tham gia hoạt động mậu dịch biên giới đa dạng, thuộc nhiều thành
phần kinh tế trong cả nước.
Chủ thể tham gia vào hoạt động buôn bán qua biên giới tương đối đa dạng,
bao gồm nhiều thành phần khác nhau như: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh
nghiệp tư nhân, công ty cổ phần…thuộc nhiều ngành, nhiều địa phương trong cả
nước. Ngoài ra, tham gia trao đổi hàng hoá qua biên giới còn có các hộ buôn bán
nhỏ, tư thương trong và ngoài nước, các cư dân dọc biên giới hai nước mua bán
phục vụ tiêu dùng thực tế duới hình thức dân gian.
Đặc điểm nổi bật trong các đối tượng tham gia là kim ngạch xuất nhập khẩu
của các doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm từ 25 – 40 % tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu qua biên giới, còn lại là của các doanh nghiệp tư nhân và tư thương.
Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia nhưng
thiếu sự tổ chức và phối hợp nên dễ bị rủi ro, làm giảm hiệu quả của mậu dịch
biên giới đồng thời gây khó khăn cho công tác quản lý.
1.1.3.4. Phương thức thanh toán trong mậu dịch biên giới khá linh hoạt.
Trong mua bán quốc tế, để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, các doanh
nghiệp thường tiến hành thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng với các
phương thúc thanh toán như: Phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu,
phương thức tín dụng chứng từ. Tuỳ vào quy mô và tính chất của thương vụ mà
người ta chọn phương thức thanh toán cho phù hợp để đảm bảo an toàn cho quá
trình thanh toán với chi phí thấp và thường chọn ngoại tệ mạnh để làm đồng tiền
thanh toán nhằm hạn chế rủi ro khi tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian.
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 15

Hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới ngoài những đặc điểm chung như
trên, còn có đặc điểm riêng như: thanh toán không qua hệ thống ngân hàng mà
theo phương thức trực tiếp giữa người bán và người mua, hàng đổi hàng…,sử
dụng đồng tiền của nước người bán hoặc người mua. Đặc điểm nổi bật về vấn
đề thanh toán ở đây là giá trị hàng hoá thanh toán qua ngân hàng chiếm một tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch buôn bán của khu vực biên giới. Thống kê
đối với biên giới Việt – Trung thì thanh toán qua ngân hàng chỉ chiếm 4.8%
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các đơn vị kinh
tế và tư nhân buôn bán qua biên giới đều thực hiện thanh toán thông qua các chợ
đổi tiền, các dịch vụ kinh doanh tiền của của tư nhân tại các thị xã, thị trấn biên
giới. Điều này đảm bảo tính linh hoạt cho hoạt động mua bán, nghiệp vụ tiến
hành đơn giản nhưng dễ gây rủi ro trong quá trình mua bán và gây khó khăn cho
công tác quản lý.
Ngoài những đặc điểm quan trọng đã được nêu trên thì hoạt động buôn bán
qua biên giới còn có thêm một số đặc điểm khác như:
- Thương mại biên giới mang tính địa phương khu vực.
- Hoạt động mậu dịch biên giới diễn ra với không gian rộng nên khó
quản lý và kiểm soát.
- Hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới ngoài ý nghĩa kinh tế còn
mang ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Nhìn chung, những đặc điểm chủ yếu nêu trên cho thấy, hoạt động buôn
bán qua biên giới là một trong những hình thức thương mại quốc tế tương đối
đặc biệt. Tính chất đặc thù này được quy định bởi những nhân tố sau:
- Trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương biên giới của
Việt Nam và các nước còn thấp so với các vùng khác
- Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế đặc biệt này rất đa
dạng và đông đảo. Điều kiện để tham gia buôn bán chỉ là vốn, có nguồn hàng và
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 16
nơi tiêu thụ hàng, nhiều khi không cần phải có trình độ ngoại thương đúng tiêu

chuẩn như các thị trường tiêu thụ khác.
- Hàng hoá đem ra trao đổi, mua bán rất phong phú về số lượng, chủng
loại và chất lượng. Thậm chí, nếu nhìn vào đó có thể thấy nó mang tính chất
“chợ” nhiều hơn là tính “ngoại thương”.
- Phương thức tiến hành thương mại bao gồm cả giao hàng, thanh toán,
vận chuyển…cũng rất linh hoạt và mang tính chất đặc thù, chưa tuân theo chuẩn
mực của thương mại quốc tế nên đã dẫn đến hiện tượng lừa gạt nhau, bắt giữ
hàng hoá của nhau.

1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH BIÊN GIỚI
Trong sự phát triển các hình thức buôn bán qua biên giới, thực tiễn đã ghi
nhận nhiều tác động tích cực của nó tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia,
nhưng cũng đồng thời nhắc đến các tệ nạn xã hội, cướp bóc, xung đột biên giới,
các dịch bệnh…Đó chính là bài học quý giá cho thế hệ sau phải biết khai thác
mặt tích cực, có cơ chế chính sách phù hợp nhằm phát huy hiệu quả của mậu
dịch biên giới đồng thời hạn chế những mầm mống tiêu cực có thể xuất hiện,
gây tác hại về mặt kinh tế xã hội đối với đất nước.
1.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan được xem là một trong những quốc gia khai thác được nhiều lợi
thế trong trao đổi kinh tế – thương mại cửa khẩu biên giới. Có thể thấy rằng,
thông qua việc khai thác lợi thế thương mại cửa khẩu biên giới, hàng hoá của
Thái Lan đã xâm nhập rất mạnh sang các nước láng giềng.
Thương mại hàng hoá qua biên giới của Thái Lan được hiểu là hoạt động
mua bán, giao dịch hàng hoá tại các cửa khẩu biên giới của nước này cùng các
nước láng giềng với sự tham gia của các doanh nghiệp hoặc cư dân địa phương
dọc biên giới. Mậu dịch biên giới của Thái Lan tồn tại dưới hai hình thức chủ
yếu: Mậu dịch chính ngạch và mậu dịch tiểu ngạch trong đó rất ưu tiên phát
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 17
triển xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Hàng mậu dịch phi chính thức của Thái Lan

nhiều hơn từ 1/3 đến 1 lần so với thương mại chính thức Thái – Lào, gấp 2 lần
thương mại chính thức Thái – Mianma, Thái – Malaixia.
Thương mại hàng hoá qua biên giới được chính phủ Thái Lan rất coi trọng.
HIện nay, Thái Lan đã có nhiều cơ quan có chức năng quản lý và hoàn thiện
chính sách mậu dịch biên giới như: Uỷ ban phát triển mậu dịch biên giới, Phân
ban về giải quyết các vấn đề biên mậu, Trung tâm thông tin thương mại biên
giới…
Trong quá trình phát triển giao lưu kinh tế biên mậu của Thái Lan khá đa
dạng và phong phú, nhà nước tạo nhiều điều kiện thông thoáng cho hàng ra,
nhiều thủ tục hải quan được đơn giản hoá, các cửa hàng miễn thuế tại khu vực
cửa khẩu có quy mô lớn, với nhiều ưu đãi khác đã thu hút rất đông khách du
lịch, họ được mua hàng hoá với giá rẻ và thuận tiện trong các thủ tục, hàng hoá
không nhằm mục đính thương mại thì không phải khai báo…Quá trình sử dụng
các hình thức thương mại cửa khẩu biên giới đem lại nhiều lợi ích trong việc
thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia có đường biên giới
chung. Do đó, các nước Thái Lan, Lào, Mianma, Trung Quốc đang hoàn tất dự
thảo kế hoạch tự do hoá việc trao đổi sản phẩm và đi lại của cư dân sống trong
vùng có sông Mêkông chảy qua của 4 nước này.
Ngoài ra, còn nhiều thoả thuận ở cấp quốc gia trong việc phát triển quan hệ
thương mại biên giới, theo hướng khai thác tốt hơn những đặc điểm kinh tế – xã
hội của khu kinh tế cửa khẩu, tìm kiếm các mô hình kinh tế linh hoạt với các cơ
chế chính sách cởi mở để thông qua đó trọng tâm là đẩy mạnh trao đổi hàng hoá
biên giới, kéo theo việc phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch, các hình thức
hội chợ, hội thảo giữa các quốc gia…Trên cơ sở đó, hình thành một số vùng
kinh tế gắn với các cửa khẩu, có điều kiện phát triển nhanh hơn để lôi kéo các
khu vực khác cùng phát triển.
1.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 18
Là một đất nước có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với 15 nước, với chiều

dài 2,2 vạn kilômét đường biên giới, Trung Quốc rất chú trọng việc phát triển
kinh tế biên mậu, coi mở cửa miền biên giới sau khi mở của miền duyên hải là
một bước quan trọng của việc mở rộng cửa đối với nước ngoài. Trên cơ sở đó,
các cửa khẩu biên giới trên bộ của Trung Quốc được khuyến khích phát triển
quan hệ kinh tế thương mại , lấy đa dạng hoá thương mại làm khởi điểm để tích
luỹ phát triển hạ tầng đô thị biên giới. Xây dựng và mở rộng phạm vi hoạt động
của một số xí nghiệp công nghiệp địa phương một cách năng động linh hoạt
hướng mạnh về lắp ráp , sơ chế, bảo quản …tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá
phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hoá chính ngạch và tiểu ngạch qua biên giới,
qua đó nhằm thực hiện “tam khứ nhất bổ”, tức là xuất khẩu ba thứ: hàng hoá, lao
động và thiết bị kỹ thuật để lấy về một thứ bổ là mặt hàng thiếu và khan hiếm.
Với chính sách này, Trung Quốc đã thực hiện tương đối thành công việc phát
triển thành công kinh tế biên mậu.Sau đây là một số kinh nghiệm điển hình:
* Kinh nghiệm về chính sách biên mậu
- Mọi hoạt động mậu dịch biên giới được quản lý thống nhất từ trung ương
đến địa phương
- Khu vực biên giới có giới hạn không gian rõ ràng
- Khuyến khích xuất nhập khẩu tiểu ngạch bằng các chính sách ưu đãi
- Ưu tiên phát triển khu thương mại, du lịch, dịch vụ tại các vùng cửa khẩu
biên giới.
- Địa phương được hưởng một số khoản thu qua các hoạt động mậu dịch
biên giới để đầu tư phát triển.
- Mở rộng quyền tự chỉ cho các địa phương biên giới tự quyết định các
hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển kinh tế khu vực, chính sách
về quản lý biên mậu.
* Kinh nghiệm về quản lý xuất nhập khẩu
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 19
- Trừ một số mặt hàng như thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, đồ trang sức…, hàng
hoá nhập khẩu tiểu ngạch được giảm 50% thuế so với chính ngạch. Đặc biệt tại

các điểm cặp chợ biên giới, mỗi người được mang vào mỗi ngày vật phẩm hàng
hoá có giá trị nhất định được miễn thuế nhập khẩu, vượt trên giá trị đó phải làm
thủ tục xuất nhập khẩu. Tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật của hàng hoá tiểu ngạch
cũng được nới lỏng so với quy định của trung ương.
- Việc kiểm hoá hàng hóa xuất khẩu được thực hiện tại bãi kiểm hoá liên
hợp, cách biên giới một khoảng nằm trên tuyến đường chính đến cửa khẩu. Tại
đây tập trung toàn bộ các cơ quan quản lý. Mọi thủ tục hàng hoá đều được tiến
hành một cách nhanh chóng và do Cục biên mậu phụ trách công tác quản lý.
* Kinh nghiệm về phân cấp cho chính quyền địa phương.
- Cục biên mậu đại diện cho chính quyền địa phương quản lý hoạt động
biên mậu, có trách nhiệm tổ chức điều hành các cơ quan liên quan như: tài
chính, thuế vụ, công thương của địa phương, hải quan , kiểm dịch
- Bộ kinh mậu phê chuẩn một số một số công ty có quyền kinh doanh mậu
dịch tiểu ngạch. Các công ty này vừa là đầu mối xuất nhập khẩu vừa được thực
hiện xuất nhập khẩu trực tiếp, vừa làm dịch vụ uỷ thác cho tư nhân theo lệ phí
thống nhất, vì vậy hạn chế được rủi ro do bị ép cấp, ép giá và có khả năng liên
kết dễ dàng để tạo sức mạnh cạnh tranh trong buôn bán quốc tế và nhanh chóng
thực hiện ý đồ chỉ đạo của Cục biên mậu và chính quyền địa phương.
- Phân cấp cho địa phương được quyết định dự án đầu tư dưới 1 triệu NDT,
quyết định dự án hợp tác dưới 500.000 NDT.
- Trung ương để lại cho địa phương 100% số thuế về xuất nhập khẩu tiểu
ngạch để xây dựng cơ sở vật chất , ngoài ra Nhà nước còn đầu tư riêng cho địa
phương một khoản nhất định và cho phép thu phí quản lý hàng hoá qua biên
giới.
1.2.3. Kinh nghiệm của một số nước ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 20
Ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ, hình thức mậu dịch biên giới đã được một
số nước sử dụng thành công. Tại Bắc Mỹ, lợi dụng những điểm khác biệt về chế
độ thuế giữa Mỹ và Canada, Mỹ đã chủ động mở nhiều điểm bán hàng giữa biên

giới hai nước, khai thác những điểm hạn chế về thuế quan để thu lợi cho mình.
Hơn nữa, Mỹ và Canada đã phối hợp xây dựng hàng loạt các xí nghiệp gia công,
chế tác theo hình thức liên doanh trên tuyến biên giới. Một số nước khác cũng
sử dụng hình thức này như quan hệ Mêhicô và Mỹ, với nhiều thị trường tự do
được xây dựng, trong đó có những ưu đãi về cơ chế chính sách, thuế và mậu
dịch, tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại qua cửa khẩu biên
giới.
Đối với các nước Tây Âu, có đặc điểm về lãnh thổ là các nước tiếp giáp
nhau có khoảng cách qua lại gần. Trên cơ sở những chính sách chung của khối
EEC, nhiều quốc gia đã xây dựng những chính sách nhằm phối hợp chặt chẽ hơn
về kinh tế và thương mại. Năm 1992, theo thống kê của Cộng đồng chung châu
Âu, kim ngạch buôn bán biên giới tăng 550 tỉ Mác Đức so với năm 1980. Nước
Pháp, một nền kinh tế phát triển mạnh ở châu Âu cũng chủ trương khai thác
những thế mạnh trên các tuyến biên giới trong trao đổi kinh tế – thương mại.
Pháp đã xây dựng nhiều khu kinh tế mở ở biên giới phía Đông, biến khu vực
này thành trung tâm kinh tế phát triển.
1.2.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Kinh nghiệm thành công của một số quốc gia, vùng, lãnh thổ về phát triển
các khu kinh tế cửa khẩu cho thấy:
- Sự thành công trước hết bắt nguồn từ sự nhạy cảm, đón trước xu hướng
phát triển kinh tế, xu hướng hội nhập với khu vực và quốc tế, từ đó đưa ra được
mô hình kinh tế cụ thể, năng động, không dập khuôn, máy móc.
- Quy mô của các mô hình kinh tế cụ thể tuỳ thuộc vào khả năng, các điều
kiện đảm bảo và các môi trường khác. Hơn nữa, trong quá trình hình thành và
phát triển các loại hình kinh tế này, cần phải đặt lợi ích về lâu dài, tổng thể lên
trên lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ để tránh tình trạng manh mún, chắp vá, lợi
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 21
cho địa phương trước mắt nhưng hại cho nền kinh tế trước mắt và lâu dài.Các cơ
chế, chính sách thí điểm ở đây phải đảm bảo tính linh hoạt nhưng nhất quán

thông thoáng, đặc biệt là các chính sách về thương mại, đầu tư, đất đai, thuế
quan, lợi nhuận…Chủ trương của nhà nước là khuyến khích phát triển nhưng
không phải với bất cứ giá nào. Cơ chế, chính sách thí điểm vừa phải đảm bảo
khai thác lợi thế về địa lý, lao động, kỹ thuật, thu hút đầu tư để tạo nhiều hàng
hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, giải quyết những khó khăn về
kinh tế, vừa phải tạo ra khung pháp lý để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh lành
mạnh theo hướng văn minh, hiện đại của kinh tế tri thức sau này.
- Cần có sự phân định hợp lý giữa trung ương và địa phương trong quản lý
các mô hình kinh tế này, đồng thời phải biết khai thác thế mạnh và hạn chế
những thiếu sót, nhược điểm của nó khi áp dụng.





CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MẬU DỊCH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC
NƯỚC GIÁP RANH
2.1. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC
GIÁP RANH
2.1.1. Chính sách phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và Trung
Quốc
Ngay khi mới bắt đầu giai đoạn bình thường hoá quan hệ hai nước, ngày
7/11/1991, Chính phủ hai nước đã ký Hiệp định tạm thời về giải quyết các công
việc trên biên giới, sau Hiệp định hàng loạt các cửa khẩu và chợ biên giới đã
được mở ra để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới.
Tiếp đó, từ năm 1991 đến nay, Chính phủ và các ngành hai nước đã ký kết
một loạt các Hiệp định và thoả thuận như:
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 22

- Hiệp định Thương mại
- Hiệp định hợp tác kinh tế
- Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa ngân hàng hai nước
- Hiệp định Hiệp định về quá cảnh hàng hoá
- Các Hiệp định về Bưu điện, Hàng hải, Hàng không, Đường sắt
- Hiệp định về về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam –
Trung Quốc
- Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và công nhận
lẫn nhau
- Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới v.v…
Ngoài các Hiệp định nêu trên, Chính phủ và và các Bộ, ngành liên quan
còn ban hành nhiều Nghị định, Quyết định, chỉ thị nhằm hướng dẫn, triển khai
và bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách đối với hoạt động mậu dịch biên giới
giữa hai nước.
Ngoài ra, Chính phủ còn cho phép Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao
Bằng được áp dụng chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu. Bộ Thương mại đã
ban hành quy chế tạm thời về việc tổ chức quản lý chợ biên giới Việt – Trung,
quy chế về cửa hàng kinh doanh miễn thuế.
2.1.2. Chính sách phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và Lào
Việt Nam và Lào đã ký nhiều thoả thuận về hợp tác kinh tế thương mại giữa
hai nước: Hiệp định thương mại cho giai đoạn 1991 – 1995. Hiệp định về hợp
tác kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, Hiệp định về hàng hoá của Lào quá
cảnh vào lãnh thổ Việt Nam, Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định về
trao đổi hàng hoá của cư dân khu vực biên giới, Hiệp định thương mại, thoả
thuận Cửa Lò và nhiều thoả thuận song phương khác… tạo cơ sở pháp lý cho
hợp tác và giao lưu kinh tế, thương mại giữa hai nước phát triển mạnh. Bên cạnh
đó, các Bộ, Ngành chức năng cũng ban hành các văn bản pháp quy, hình thành
khuôn khổ pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất
nhập khẩu qua biên giới nói riêng.
Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 23
Chính phủ Việt Nam đã có các quyết định cho áp dụng các chính sách ưu
đãi phát triển đối với các khu kinh tế biên giới và khu thương mại cửa khẩu dọc
tuyến biên giới Việt Nam – Lào: khu vực cửa khẩu Cầu Treo, khu thương mại
Lao Bảo (1998); khu vực cửa khẩu Bờ Y – Ngọc Hồi (1999); cửa khẩu Tây
Trang và cửa khẩu Pa Háng (2001), cửa khẩu Cha Lo (2002).
Các thoả thuận đa phương trong khuôn khổ dự án phát triển hành lang
Đông Tây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kết cấu hạ tầng và
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại giữa hai nước.
Về phía Lào, Chính phủ Lào đã xây dựng những chương trình phát triển
mậu dịch biên giới như xây dựng Khu mậu dịch biên giới Nậm Phao – Cầu
Treo, Khu thương mại tự do Lạc Sao, Khu thương mại tự do Đensavẳn (đối diện
với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo), cải thiện kết cấu hạ tầng khu vực biên giới và
khuyến khích đầu tư vào vùng Lạc Sao và vào các công ty Lào có quan hệ kinh
doanh với Việt Nam cũng như thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận tiện
cho người, phương tiện và hàng hoá qua lại biên giới giữa hai nước.
Chính phủ Lào cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
Việt Nam hoạt động kinh doanh tại Lào về mọi thủ tục hành chính. Các doanh
nghiệp Việt Nam được ưu đãi vốn vay, hưởng mức thuế chỉ bằng 50% mức thuế
chung khi đầu tư vào Lào. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất tại Lào
được hưởng hạn ngạch xuất khẩu của Lào sang các nước nước khác.
2.1.3. Chính sách phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và
Campuchia.
Quan hệ kinh tế Việt Nam – Campuchia ngày càng được cải thiện, đặc biệt
quan hệ mậu dịch qua biên giới. Theo tinh thần đó, cơ chế chính sách đã dần
được xác lập và đang ngày một hoàn thiện.
Cụ thể, Việt Nam và Campuchia đã ký kết được một số Hiệp định quan
trọng đối với sự phát triển giao lưu kinh tế nói chung và biên mậu nói riêng như
Hiệp định Thương mại, Hiệp định quá cảnh hàng hoá.
Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 24
Chính phủ Việt Nam còn ban hành Nghị định về Quy chế biên giới trong đó
quy định các vấn đề liên quan đến việc cư trú và đi lại, ra vào của các cư dân
khu vực biên giới cũng như các đối tượng liên quan đến hoạt động trao đổi hàng
hoá qua biên giới.
Tiếp đó, Bộ thương mại đã ban hành quy chế tổ chức và quản lý chợ biên
giới nhưng chưa có các chính sách đầu tư phát triển chợ biên giới. Quy chế chợ
biên giới còn chung chung, chưa cụ thể và còn nhiều bất cập.
Để tạo điều kiện cho hoạt động mậu dịch biên giới tại các cửa khẩu, Thủ
tướng Chính phủ đã ra quyết định về việc áp dụng một số chính sách thí điểm tại
cửa khẩu Mộc Bài và Hà Tiên, quyết định này đã mang lại một số thành công tại
2 cửa khẩu trên và cần được nhân rộng ra các cửa khẩu khác.
2.2. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT
NAM VÀ CÁC NƯỚC GIÁP RANH.
2.2.1.Giữa Việt Nam và Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới trên bộ dài 1350 km
trải dài từ Đông sang Tây chạy qua 6 tỉnh của Việt Nam (Quảng Ninh, Lạng
Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu). Dân số của cả 6 tỉnh là 4, 07
triệu người, chiếm 2% dân số trên toàn quốc, tổng diện tích là 55.684 km
2
chiếm
16,8% diện tích toàn lãnh thổ. Mặc dù có địa hình phức tạp, với 80% là vùng núi
cao, rừng rậm… nhưng đây là khu vực có nhiều tài nguyên, khoáng sản, có khả
năng phát triển lâm, nông nghiệp, năng lượng và các ngành kinh tế khác.
Hai tỉnh của Trung Quốc giáp với Việt Nam là Quảng Tây và Vân Nam.
Dân số 2 tỉnh là 89,05 triệu người, chiếm 7% dân số toàn quốc, tổng diện tích là
620 nghìn km
2
, chiếm 6,5% diện tích toàn quốc.Trong đó, Quảng Tây là tỉnh
miền núi phía Nam của Trung Quốc tiếp giáp với 3 tỉnh của Việt Nam là Lạng

Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, đây là tỉnh có tới 7 huyện có biên giới đất liền với
Việt Nam. Vân Nam là tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc, giáp với tỉnh Hà Giang,
Lào Cai, Lai Châu của Việt Nam.Vân Nam được Chính phủ Trung Quốc coi là
cửa ngõ quan trọng để bước vào thị trường Đông Nam Á.
Khoá luận tốt nghiệp
Hoàng Thanh Vân – A13-K38D 25
Với các điều kiện tự nhiên như đã nêu trên, các tỉnh thuộc khu vực biên giới
hai nước Việt – Trung có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển việc trao đổi
hàng hoá qua biên giới và các hợp tác về kinh tế xã hội khác. Chính vì vậy, mặc
dù quan hệ Việt – Trung mãi đến tháng 11-1991 mới trở lại quỹ đạo bình
thường, nhưng hoạt động kinh tế thương mại đã bắt đầu hồi phục và phát triển từ
những năm 1988 và năm 1989. Và thực tế, biên mậu giữa hai nước đã tồn tại
ngay cả khi hai nước còn xung đột. Người ta bất chấp sự nguy hiểm đến tính
mệnh, tiến hành mua bán trên “đường mòn”. Vì sao người ta lại bất chấp nguy
hiểm như vậy? Đó là do hiệu quả kinh tế rất cao dẫn đến hiện tượng này. Cùng
với sự đi sâu cải cách mở cửa, hai nước Việt – Trung cũng đã điều chỉnh lại
phương hướng ngoại giao và chính sách kinh tế trong nước. Đặc biệt sau khi
đồng chí Nguyễn Văn Linh giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam cho
mở cửa hoàn toàn thị trường thương mại ở vùng biên giới giữa hai nước thì vùng
biên bắt đầu chuyển mình bởi hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa
khẩu ngày một trở nên sôi động.
2.2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu
* Về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Từ năm 1991 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới giữa Việt
Nam và Trung Quốc ngày càng phát triển. Điều này thể hiện rõ qua kim ngạch
xuất nhập khẩu không ngừng tăng giữa hai nước. Trước hết hãy xét kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc
( Thời kỳ 1991 – 2001)
Đơn vị tính: Triệu USD

Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu
Năm

Trị giá
Tốc độ
tăng(%)
Trị giá
Tốc độ
tăng(%)
Trị giá
Tốc độ
tăng(%)
Cán cân
thương mại
1991

37,7

-

19,3

-

18,4

-

0,9


1992

127,4

237,9

95,6

395,3

31,8

72,8

63,8

1993

221,3

73,7

135,8

42,0

85,5

168,8


50,3

×