Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Luận văn " Nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân Huyện Thoại Sơn " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.4 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH







NGUYỄN THỊ THÚY OANH



Nghiên cứu hành vi chọn giống lúa
của nông dân Huyện Thoại Sơn




Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC










Long Xuyên, tháng 6 năm 2007


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH








KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Nghiên cứu hành vi chọn giống lúa
của nông dân Huyện Thoại Sơn




Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP






Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THÚY OANH
Lớp : DH4KN2 Mã số SV: DKN 030199

Giảng viên hướng dẫn : ThS. TRẦN MINH HẢI



Long Xuyên, tháng 6 năm 2007

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG



Người hướng dẫn : …………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)







Người chấm, nhận xét 1 : …………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)







Người chấm, nhận xét 2 : …………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)







Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày … tháng … năm ……



LỜI CẢM ƠN
*****

Qua 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học, Tôi đã học và tích lũy
được nhiều kiến thức quí báu cho mình. Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là sự kết
hợp giữa kiến thức học được trên ghế nhà trường và những kiến thức thực tế, cùng với sự
hướng dẫn của thầy cô và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn cùng lớp.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến sự giảng dạy tận tình của quí thầy cô Trường Đại
Học An Giang. Những người đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được từ thực
tế đến các sinh viên trong đó có Tôi. Nhờ vậy,Tôi có nền tảng học vấn vững chắc để thực
hiện khóa luận tốt nghiệp và làm hành trang cho bản thân mình khi tốt nghiệp ra trường.

Đặc biệt xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Trần Minh Hải tại Khoa
KT-QTKD giúp Tôi hoàn thành bài luận văn này. Bên cạnh đó, Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cô chú UBNN Huyện Thoại Sơn, các nông hộ đã cung cấp số liệu sơ cấp.
Xin cảm ơn đến gia đình nơi đã ủng hộ, giúp đỡ Tôi trong cuộc sống và trong quá trình học
tập.
Xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến những người đã giúp đỡ, ủng hộ Tôi trong suốt
thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thúy Oanh









i


Tóm Tắt

Đề tài nêu lên được hiện trạng sản xuất lúa của nông dân huyện Thoại Sơn và mô tả
hành vi chọn giống của nông dân thông qua các yếu tố tác động đến hành vi đó, cuối cùng
là tìm ra được tiêu chí mà nông dân mong đợi đối với một giống lúa.
Hiện nay thì nông dân tại các xã mà đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng các giống lúa
như: IR 50404, OM 2517, Tám Son. Việc phân bố các giống này phù hợp với thổ nhưỡng

của từng địa phương và thói quen canh tác của các nông hộ.
Vấn đề về tầm quan trọng của khâu chọn giống được bà con sản xuất nông nghiêp tại
huyện đánh giá rất cao. Họ đều cho rằng khâu chọn giống rất quan trọng có 84% số hộ
nông dân có ý kiến trên. Nhưng giữa nhận thức và ứng dụng chúng vào thực tiễn là rất khác
nhau thậm chí trái ngược nhau. Điều này được thể hiện qua việc bà con không mua giống
tại những địa chỉ đáng tin cậy như: trung tâm giống, các hộ chuyên sản xuất và cung cấp
giống. Một khi chất lượng giống không đảm bảo sẽ làm cho năng suất khi thu hoạch giảm,
từ đó làm giảm đáng kể thu nhập của nông dân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn là:
Giá giống; Giá bán lúa thành phẩm; Đặc tính của giống về năng suất, khả năng kháng sâu
bệnh và sức chống chịu với điều kiện thời tiết bất thường; Kinh nghiệm bản thân; Học hỏi
và tìm nguồn thông tin từ các hộ lân cận; Địa điểm bán giống; Thổ nhưỡng của từng địa
phương.
Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp hiện nay gây nên nhiều dịch bệnh. Nhất là
bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa thì phần lớn bà con chọn các loại giống kháng được sâu
bệnh và giống cho năng suất cao. Đây là hai tiêu chí quan trọng nhất tác động đến quyết
định chọn giống lúa của bà con.










ii



MỤC LỤC

Trang
Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 2
1.5 Ý nghĩa thực tiễn 2
1.6 Hạn chế của đề tài 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.1 Giới thiệu 3
2.2 Hành vi tiêu dùng 3
2.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm 4
2.3.1 Yếu tố văn hóa 4
2.3.2 Yếu tố xã hội 5
2.3.3 Yếu tố cá nhân 6
2.3.4 Yếu tố tâm lý 7
2.4 Quá trình quyết định mua hàng 9
2.4.1 Ý thức nhu cầu 9
2.4.2 Tìm kiếm thông tin 10
2.4.3 Đánh giá các phương án mua hàng 10
2.4.4 Quyết định mua hàng 10
2.4.5 Hành vi sau khi mua 11
2.5 Giải thích từ ngữ 11
Chương 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Giới thiệu 12
3.2 Mô hình nghiên cứu 12

3.3 Thiết kế nghiên cứu 13
iii

3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ 13
3.3.2 Nghiên cứu chính thức 13
3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ 15
3.4.1 Nhận thức nhu cầu 15
3.4.2 Ra quyết định 16
3.5 Thang đo các biến phân tích 18
3.6 Kết quả nghiên cứu chính thức 19
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
4.1 Giới thiệu 21
4.2 Hành vi chọn lựa giống của nông dân 21
4.2.1 Ý thức nhu cầu 21
4.2.2 Tìm kiếm thông tin 24
4.2.3 Đánh giá 25
4.2.4 Ra quyết định 27
4.2.5 Hành vi sau khi chọn lựa 33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
5.1 Kết luận về hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn 36
5.2 Kiến nghị 37
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 37
5.2.2 Đối với trung tâm giống và các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống 37
5.2.3 Đối với các nông hộ 38












iv

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng chạy kiểm định 39
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn 40
Phụ lục 3: Tài kiệu tham khảo 44


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Nhận thức nhu cầu 15
Bảng 3.2 Nhận thức nhu cầu đã hiệu chỉnh 16
Bảng 3.3 Ra quyết định 16
Bảng 3.4 Ra quyết định đã hiệu chỉnh 17
Bảng 3.5 Thang đo các biến phân tích 18
Bảng 4.1 Tên giống và tên xã 28
Bảng 4.2 Giá của các loại giống tại trung tâm giống Bình Đức 30

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Sự phân bố mẫu theo xã 19
Biểu đồ 3.2 Sự phân bố mẫu theo giới tính 19
Biểu đồ 3.3 Sự phân bố mẫu theo độ tuổi 19
Biểu đồ 3.4 Sự phân bố mẫu theo trình độ văn hóa 20
Biểu đồ 4.1 Vai trò của khâu chọn giống 21
Biểu đồ 4.2 Loại giống đang sử dụng 22
Biểu đồ 4.3 Thời điểm mua giống 23

Biểu đồ 4.4 Vai trò của cán bộ khuyến nông xã 23
Biểu đồ 4.5 Nguồn tìm kiếm thông tin 24
Biểu đồ 4.6 Giống dễ tìm mua không? 25
Biểu đồ 4.7 Nhận định về chất lượng giống qua nhiều lần canh tác 25
Biểu đồ 4.8 Dự tính giống cho vụ kế 26
Biểu đồ 4.9 Lý do thay đổi giống 27
Biểu đồ 4.10 Người ra quyết định chọn giống 27
Biểu đồ 4.11 Đặc tính của giống 28
Biểu đồ 4.12 Nơi mua giống 27
Biểu đồ 4.13 Phương pháp sạ 31
v

Biểu đồ 4.14 Quan tâm đến việc cân đong khi mua giống không 32
Biểu đồ 4.15 Lý do chọn giống nguyên chủng hoặc xác nhận 33
Biểu đồ 4.16 Lý do chọn giống thường 33
Biểu đồ 4.17 Mức độ trung thành của nông hộ đối với giống đang sử dụng 34
Biểu đồ 4.18 Mức chênh lệch chấp nhận khi giống đáp ứng tốt yêu cầu 34

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình hành vi của người mua 3
Hình 2.2 Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi 4
Hình 2.3 Thứ bậc của nhu cầu theo Maslow 7
Hình 2.4 Mô hình 5 giai đoạn quyết định mua hàng 9
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu 12
Hình 3.2 Quy trình tiến hành nghiên cứu 14
Hình 4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn lựa giống 36














Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 1

Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài

Sản phẩm lúa gạo của Việt Nam trong những năm gần đây không chỉ tăng nhanh về số
lượng mà chất lượng ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu khó tính của khách
hàng. Kết hợp với các chủ trương của Nhà nước, ngày 28/7/2004 UBND tỉnh An Giang đã
ban hành Kế hoạch số 23/KH-UB (nguồn: báo cáo tình hình sản xuất lúa của huyện Thoại
Sơn năm 2005) về phát động thi đua thực hiện chương trình sản xuất lúa chất lượng cao. Kế
hoạch này đã nâng cao sự nhận thức của nông dân về việc sử dụng các giống lúa phù hợp
với tình hình thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt.

Năng suất của việc canh tác lúa phụ thuộc vào 7 yếu tố chủ yếu:1) khí hậu và các điều
kiện khí tượng trong năm. 2) chất lượng của cánh đồng, đất và nước tưới. 3) phương pháp
canh tác. 4) việc ứng dụng phân bón và sử dụng những chất hóa học phòng ngừa, diệt cỏ

dại và sâu bệnh. 5) Giống lúa và chất lượng hạt giống. 6) mức độ hao hụt khi thu hoạch và
công tác xử lý sau thu hoạch. 7) các điều kiện sản xuất và các yếu tố tổ chức sản xuất. Với
điều kiện sản xuất bình thường trong cùng một địa phương thì giống lúa có vai trò rất quan
trọng quyết định năng suất và phẩm chất của hạt lúa khi thu hoạch.

Hiện nay có rất nhiều giống lúa trên thị trường thì việc lựa chọn một giống lúa phù hợp
với diện tích canh tác, mùa vụ và thời tiết khí hậu là rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng
lúa cũng như giá bán thì có rất nhiều phương pháp nhưng đầu tiên thì phải bắt đầu với khâu
chọn giống. Chọn được giống phù hợp cùng với kỹ thuật chăm sóc tốt sẽ cho năng suất cao,
đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Từ đó tăng thêm thu nhập và nâng cao dần mức
sống cho bà con. Do đó, nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân là rất cần thiết
cho việc thu thập thông tin về tình hình sản xuất lúa của huyện. Bên cạnh đó kết quả nghiên
cứu có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình quy hoạch các vùng nguyên liệu gạo cho
phù hợp với từng địa phương với hiệu quả kinh tế cao nhất.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của đề tài là đưa ra được các thông tin liên quan đến hành vi chọn
giống của nông dân và các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi chọn giống của nông dân
huyện Thoại Sơn.

Mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Nêu lên tình hình sử dụng giống hiện nay của nông dân Thoại Sơn.

- Mô tả hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn.

- Rút ra được các tiêu chí mà nông dân mong đợi đối với giống lúa.



Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Huyện Thoại Sơn, cụ thể đề tài chỉ tập trung tại các xã như:
Vĩnh Chánh, Định Thành, Định Mỹ, thị trấn Núi Sập, Thoại Giang, Vọng Đông. Kết quả
nghiên cứu của đề tài có giá trị dựa trên số liệu thu thập được của vụ Hè Thu 2005-2006 và
vụ Đông Xuân 2006-2007.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 cho đến hết tháng 5 năm 2007.
Đối tượng nghiên cứu: các hộ nông dân đang trực tiếp canh tác lúa trên địa bàn các xã
mà đề tài tập trung nghiên cứu.
Mặt khác, đề tài chỉ nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân, không nghiên
cứu các hành vi hay quy trình khác trong vấn đề canh tác lúa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông dân bằng bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi này đã qua thảo luận tay đôi và phỏng vấn thử để điều chỉnh đưa ra bảng câu
hỏi chính thức hoàn chỉnh.
Số liệu thứ cấp: sử dụng các báo cáo về tình hình sản xuất lúa của Huyện, bảng niên
giám thống kê của huyện Thoại Sơn và các thông tin có liên quan đến tình hình sản xuất
nông nghiệp của Huyện trên các trang web của sở nông nghiệp An Giang
1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn sẽ được quy đổi về cùng một đơn vị tính cho
thống nhất. Công việc tiếp theo là tiến hành mã hóa và xử lý sô liệu bằng phần mềm SPSS
15.0 và Excel. Sau đó tiến hành phân tích các nội dung nghiên cứu hành vi bằng thống kê
mô tả.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu về hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn sẽ giúp cho
các nhà nghiên cứu giống hoặc các ban chỉ đạo nông nghiệp của huyện hiểu rõ hơn về hành
vi chọn lựa giống của nông dân. Từ đó có cơ sở lai tạo ra các giống mới ngày càng phù hợp
với yêu cầu của nông dân.
1.6 Hạn chế của đề tài
Về phạm vi thì đề tài chỉ nghiên cứu các hộ nông dân của một số xã của huyện Thoại
Sơn nên số liệu thu thập được mang tính đại diện không cao.
Về phương pháp nghiên cứu thì đề tài này nghiên cứu với phương pháp chọn mẫu thuận
tiện nên có thể có những sai số. Cho nên các nghiên cứu tiếp theo nên có sự phân bố mẫu
phù hợp hơn để thông tin thu được là mang tính đại diện cao với độ tin cậy được chấp nhận.
Đề tài chưa tận dụng hết các thông tin thu được từ bảng câu hỏi vào việc phân tích hành
vi. Đây là một hạn chế lớn của đề tài.

Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu
Trong chương này sẽ trình bày các lý thuyết được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc
phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu. Nội dung của chương này bao gồm các phần
sau: Hành vi tiêu dùng; Các yếu tác động đến hành vi tiêu dùng; Quá trình ra quyết định và
sau cùng là phần giải thích từ ngữ.
2.2 Hành vi tiêu dùng
Hành vi tiêu dùng:
- Là cách ứng xử, thái độ khi quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác.
- Là phản ứng đáp lại của khách hàng đối với các kích thích của công ty.
- Hành vi phần lớn do cá tính quyết định.

Hiện có nhiều quan điểm về hành vi tiêu dùng, một cách tổng quát thì hành vi tiêu dùng
được chia thành 2 trường phái chính: trường phái kinh tế hay còn gọi là trường phái theo lý
trí và trường phái cảm xúc.
Trường phái kinh tế: trường phái này cho rằng người tiêu dùng ra quyết định dựa vào
quá trình nhận thức.
Trường phái cảm xúc: trường phái này cho rằng hành vi tiêu dùng cơ bản là theo cảm
xúc. Dựa trên các tiêu chuẩn chủ quan cá nhân như: thị hiếu, niềm kiêu hảnh, ham muốn về
mạo hiểm, thích thú thể hiện cá tính mình.
Nhưng các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng cho rằng, nhu cầu của người tiêu dùng đều
được thể hiện trên 2 mặt chức năng lẫn cảm xúc, nên hành vi tiêu dùng có 3 thành phần
chính: đầu vào, quá trình, đầu ra.











Các tác
nhân
marketing
Các tác
nhân khác
Sản phẩm
Giá
Địa điểm

Khuyến mãi
Kinh tế
Công nghệ
Chính trị
Văn hóa.


Đặc điểm
của người
mua
Quá trình quyết
định của người
mua
Văn hóa
Xã hội
Cá tính
Tâm lý
Nhận thức vấn đề
Tìm kiếm thông tin
Đánh giá
Quyết định
Hành vi mua sắm


Hình 2.1: Mô hình hành vi của người mua –
trích theo Kotler, Philip (1998), trang 198
Quyết định của
người mua
Lựa chọn sản phẩm
Lựa chọn nhãn hiệu

Lựa chọn địa lý
Định thời gian mua
Định số lượng mua.


Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 4

2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm.
Người tiêu dùng thông qua các quyết định của mình không phải ở trong chân không.
Mà các yếu tố trên có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua hàng và cũng không chịu sự kiểm
soát của các nhà hoạt động thị trường.



















2.3.1 Yếu tố văn hóa
Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn và sâu rộng nhất đến hành vi của người tiêu dùng. Bao
gồm: Vai trò của nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội của người tiêu dùng.
Văn hóa
Văn hóa hoặc văn minh hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học, có nghĩa là một tổng
thể phức hợp bao gồm các kiến thức tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ phong tục và
tất cả những khả năng và thói quen mà con người đạt được với tư cách là một thành viên
trong xã hội.
Văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người.
Hành vi của con người là một sự vật chủ yếu được tiếp thu từ bên ngoài. Văn hóa còn tạo ra
Hình 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi –
trích theo Kotler, Philip (1998), trang 198
Văn hóa
Nền văn hóa.
Nhánh văn hóa.

Tầng lớp xã hội

Xã hội
Nhóm tham khảo
Gia đình
Vai trò và địa vị

Cá nhân

Tuổi và giai đoạn
của chu kỳ sống.

Nghề nghiệp.
Hoàn cảnh kinh tế
Lối sống.
Nhân cách và tự ý
thức
Tâm lý


Động cơ
Nhận thức
Hiểu biết
Niền tin và thái
độ

NGƯỜI
MUA

Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 5

những giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong, truyền thống và thể chế cơ bản của xã hội,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhánh văn hóa
Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù
hơn và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành viên của nhánh văn hóa đó. Nhánh
văn hóa bao gồm: các dân tộc, tôn giáo, các nhóm chủng tộc, và các vùng địa lý. Nhiều
nhánh văn hóa tạo nên những khúc thị trường quan trọng, và những người làm marketing

thường thiết kế các sản phẩm và chương trình marketing theo nhu cầu của các nhánh văn
hóa.
Tầng lớp xã hội
Các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội,
được xếp theo thứ bậc và gồm những thành viên có chung những giá trị, mối quan tâm và
hành vi. Những nhà khoa học xã hội đã xác định có 7 tầng lớp xã hội:
- Tầng lớp thượng lưu lớp trên: Là những người sống bằng tài sản thừa kế và có
những gia đình nổi tiếng. Họ đóng góp những khoảng tiền lớn cho công việc từ thiện, tổ
chức những buổi dạ hội, có nhiều nhà ở…
- Tầng lớp thượng lưu lớp dưới: Là những người có thu nhập cao hay giàu có nhờ tài
năng xuất chúng trong nghề nghiệp chuyên môn hay trong kinh doanh.
- Tầng lớp trung lưu lớp trên: Là những người không có địa vị của gia đình hay giàu
có gì đặc biệt. Họ chủ yếu quan tâm đến con đường danh vọng. Họ đã có cương vị như
những người chuyên nghiệp, những người kinh doanh độc lập và các cán bộ của công ty.
- Tầng lớp trung lưu lớp dưới: Là các viên chức, các nhà kinh doanh nhỏ, “công nhân
quý tộc” (thợ đường ống nước, đội ngũ kỹ thuật trung cấp của nhà máy).
- Tầng lớp công nhân: Là những người công nhân có mức lương trung bình và những
người sống theo “lối sống của tầng lớp công nhân” bất kể thu nhập, trình độ văn hóa hay
công việc.
- Tầng lớp hạ lưu lớp trên: Là những người đi làm, không sung túc, làm những công
việc lao động phổ thông và hưởng lương rất thấp.
- Tầng lớp hạ lưu lớp dưới: Là những người hưởng trợ cấp, nghèo túng, thường
không có việc làm.
2.3.2 Yếu tố xã hội
Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như: Nhóm
tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị.
Nhóm tham khảo
Đây là một nhóm người có những tiêu chuẩn, giá trị và hành vi của họ có ảnh hưởng lên
hành vi của người khác. Có nhiều nhóm tham khảo:
- Nhóm thành viên: là nhóm tham khảo mà một người cảm thấy phụ thuộc.

Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 6

- Nhóm khát vọng: là một người cũng chịu ảnh hưởng của những nhóm mà họ không
phải là thành viên.
- Nhóm tách biệt: là nhóm tham khảo mà một người không muốn phụ thuộc.
Gia đình
Là tổ chức mua hàng quan trọng nhất trong xã hội. Vợ, chồng, con cái có vai trò và ảnh
hưởng tương đối đến việc mua sắm nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Vấn đề này
cũng thay đổi rất nhiều đối với các nước và tầng lớp xã hội khác nhau.
Vai trò và địa vị
Cá nhân là một thành viên của rất nhiều các nhóm trong xã hội, vị trí của người đó
trong mỗi nhóm có thể xác định căn cứ vào vai trò và địa vị của họ. Mỗi vai trò đều gắn với
một địa vị.
Ví dụ: thẩm phán tòa án tối cao có địa vị cao hơn 1 người quản lý tiêu thụ, và 1 người
quản lý tiêu thụ có địa vị cao hơn một người quản lý văn phòng.
Ngoài ra, cá nhân lựa chọn những sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị của mình trong
xã hội.
Ví dụ: chủ tịch công ty thường đi xe Mercedes, mặc những bộ đồ đắt tiền
Tuy nhiên địa vị xã hội cũng thay đổi theo các tầng lớp xã hội và theo cả vùng địa lý.
2.3.3 Yếu tố cá nhân
Những quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân,
nổi bật nhất là tuổi tác và giai đoạn chu kỳ sống của người mua, nghề nghiệp, hoàn cảnh
kinh tế, lối sống, nhân cách và tự ý niệm của họ.
Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Việc tiêu dùng được hình thành theo giai đoạn
của chu kỳ sống gia đình, cùng với tình hình tài chính và những sự quan tâm đến sản phẩm
điển hình của từng nhóm.

Nghề nghiệp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cách thức tiêu dùng.
Ví dụ: chủ tịch công ty mua đồ sang trọng, đắt tiền, đi du lịch bằng đường hàng
không… người công nhân mua quần áo lao động, giày đi làm, ăn cơm trưa đóng hộp…
Hoàn cảnh kinh tế : Hoàn cảnh kinh tế bao gồm thu nhập có thể chi tiêu được, tiền
tiết kiệm và tài sản, nợ, khả năng vay mượn nợ, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm.
Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động lớn đến hoàn cảnh kinh tế của người đó.
Lối sống : những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng
nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống miêu tả sinh động
toàn diện một con người trong quan hệ với môi trường. Nên những người làm marketing sẽ
tìm kiếm những mối quan hệ giữa sản phẩm của mình và các nhóm theo lối sống.
Nhân cách và ý niệm bản thân: mỗi người đều có một nhân cách khác biệt có ảnh
hưởng đến hành vi của người đó. Nhân cách có nghĩa là những đặc điểm tâm lý khác biệt
Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 7

của một người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi trường.
Nhân cách còn là một biến hữu ích trong phân tích hành vi của người tiêu dùng, vì rằng có
thể phân loại các kiểu nhân cách và có mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách
nhất định với cách lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu.
2.3.4 Yếu tố tâm lý
Việc lựa chọn mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý là:
Động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ.
Động cơ
Động cơ là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành động. Việc thỏa
mãn nhu cầu sẽ giảm bớt cảm giác căng thẳng.
Nhu cầu của con người được sắp xếp trật tự theo thứ bậc, từ cấp thiết nhất đến ít cấp
thiết nhất. Thứ bậc nhu cầu do Maslow đưa ra được trình bày từ thấp đến cao dưới hình 2.3.

Theo thứ tự tầm quan trọng của các nhu cầu đó được sắp xếp như sau: Nhu cầu sinh lý,
những nhu cầu an toàn, những nhu cầu xã hội, những nhu cầu được tôn trọng và những nhu
cầu tự khẳng định mình. Con người cố gắng thỏa mãn trước hết là những nhu cầu cấp thiết
quan trọng nhất. Khi người ta thỏa mãn được một nhu cầu nào đó quan trọng nhất thì nó sẽ
không còn là động cơ hiện thời nữa. Khi đó, người ta sẽ cố gắng thỏa mãn nhu cầu kế tiếp
và nhu cầu kế tiếp này trở thành nhu cầu quan trọng nhất hiện thời.















Hình 2.3: Thứ bậc của nhu cầu theo Maslow

Nhu cầu
tự khẳng định
mình
(Tự phát triển và
thể hiện mọi tiề
m
năng)


N
hu
c

u đư

c tôn tr

ng

(Tự tôn trọng, được công nhận,
có địa vị xã hội)
N
hu
c

u xã h

i

(Cảm giác thân mật, tình yêu)
N
hu
c

u an toàn

(An toàn, được bảo vệ)
Nhu cầu sinh lý (đói, khát)



Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 8

Nhận thức
Nhận thức được định nghĩa là một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và
giải thích thông tin đầu vào để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh.
Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào những tác nhân vật lý, mà còn phụ thuộc vào cả mối
quan hệ của các tác nhân đó với môi trường xung quanh và những điều kiện bên trong cá
thể đó.
Người ta có thể nhận thức khác nhau về cùng một khách thể do có ba quá trình nhận
thức: Sự quan tâm có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc.
- Sự quan tâm có chọn lọc: là kết quả của quá trình nhận thức, đã được mô tả bởi
nhiều lý thuyết khác nhau. Hàng ngày người ta có thể tiếp xúc với vô số các tác nhân kích
thích. Dĩ nhiên người ta không thể chú tâm đến tất cả những tác nhân kích thích đó. Phần
lớn những tác nhân kích thích đó bị sàng lọc đi. Một thách thức thực sự là làm thế nào để
giải thích được là người ta sẽ chú ý nhiều đến những tác nhân kích thích nào. Sau đây là
một số kết quả thu được:
(1) Người ta có khuynh hướng chú ý đến những tác nhân kích thích có liên quan đến
một nhu cầu hiện có.
(2) Người ta có khuynh hướng chú ý nhiều đến những tác nhân kích thích mà họ đang
mong đợi.
(3) Người ta có khuynh hướng chú ý nhiều đến những tác nhân kích thích có những
điểm khác biệt hẳn với những tác nhân thông thường.
- Sự bóp méo có chọn lọc: Mô tả khuynh hướng con người muốn gán cho thông tin
những ý nghĩa của cá nhân mình.

- Sự ghi nhớ có chọn lọc: Người ta sẽ quên đi nhiều cái mà họ đọc được. Họ có
khuynh hướng giữ lại những thông tin ủng hộ thái độ và niềm tin của mình.
Những yếu tố nhận thức này, Sự quan tâm có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lọc và sự
ghi nhớ có chọn lọc, có nghĩa là những người làm marketing phải cố gắng hết sức mình để
đưa được các thông điệp của mình đến địa chỉ cần thiết.
Tri thức
Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội tri thức, tri thức mô tả những thay
đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm. Hầu hết hành vi của con người đều
được lĩnh hội.
Các nhà lý luận về tri thức cho rằng tri thức của con người được tạo ra thông qua sự tác
động qua lại của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những phản ứng
đáp lại và sự củng cố.
Lý thuyết về tri thức dạy cho những người làm marketing rằng họ có thể tạo ra được
nhu cầu đối với một sản phẩm bằng cách gắn liền nó với những thôi thúc mạnh mẽ, sử dụng
những động cơ, tấm gương và đảm bảo sự củng cố tích cực.
Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 9

Niềm tin và thái độ
Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ. Những yếu tố
này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người.
Niềm tin là một ý nghĩ khẳng định của con người về một sự việc nào đó. Những niềm
tin này có thể trên cơ sở những hiểu biết, dư luận hay sự tin tưởng. Chúng có thể có hay
không chịu ảnh hưởng của tình cảm.
Những niềm tin đó tạo nên những hình ảnh của sản phẩm cũng như nhãn hiệu và người
ta hành động theo những hình ảnh đó. Nếu có niềm tin nào đó không đúng đắn và cản trở
việc mua hàng thì nhà sản xuất cần tiến hành một chiến dịch để uốn nắn lại những niềm tin

đó.
Thái độ diễn tả những đánh giá tốt hay xấu dựa trên nhận thức bền vững, những cảm
giác cảm tính và những xu hướng hành động của một người đối với một khách thể hay một
ý tưởng nào đó.
Thái độ làm người ta xử sự khá nhất quán đối với những sự vật tương tự. Người ta
không phải giải thích và phản ứng với mỗi sự vật theo một cách mới. Thái độ cho phép tiết
kiệm sức lực và trí óc. Vì thế mà rất khó thay đổi được thái độ. Thái độ của một người được
hình thành theo một khuôn mẫu nhất quán, nên muốn thay đổi một thái độ nào đó có thể
phải thay đổi luôn cả những thái độ khác nữa.
Tóm lại, Cách lựa chọn hàng hóa của một người là kết quả của sự tác động qua lại phức tạp
giữa các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Trong số những yếu tố đó, có nhiều yếu
tố không chịu ảnh hưởng của người làm marketing. Tuy nhiên, chúng vẫn có ích lợi cho
việc phát hiện những người mua quan tâm nhiều nhất đến sản phẩm đó. Những yếu tố khác
chịu ảnh hưởng của người làm marketing và gợi ý cho họ phải phát triển sản phẩm, định
giá, tổ chức lưu thông và khuyến mãi như thế nào để tạo được sự hưởng ứng mạnh mẽ của
người tiêu dùng.
2.4 Quá trình quyết định mua hàng
Quá trình mua hàng của người tiêu dùng không chỉ đơn thuần là hành động mua một
sản phẩm nào đó. Quá trình này bắt đầu khá lâu trước khi xuất hiện hành động mua và còn
tiếp diễn sau đó. Có thể thấy 5 giai đoạn trong quá trình mua hàng.






Ý thức
nhu cầu
Tìm kiếm
thông tin

Đánh giá các
phương án
Quy
ết định
mua sắm
Hành vi sau
khi mua
Hình 2.4: Mô hình 5 giai đoạn quyết định mua hàng
Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 10

Nhưng trên thực tế mua hàng không nhất thiết tuân thủ tuần tự theo 5 giai đoạn như
trên.
2.4.1 Ý thức nhu cầu
Quá trình mua hàng bắt đầu khi người ta nhận biết về một vấn đề hay nhu cầu nào đó.
Nhu cầu này có thể do một động lực bên trong thúc đẩy - đói, khát, cô đơn - hay do một tác
động bên ngoài thúc đẩy - thấy quảng cáo hay hàng trưng bày hấp dẫn, đọc tài liệu hướng
dẫn du lịch và muốn lên kế hoạch cho kỳ nghỉ.

2.4.2 Tìm kiếm thông tin
Tìm kiếm thông tin là để làm rõ chọn lựa mà người tiêu dùng được cung cấp. Có 2 bước
chủ yếu người tiêu dùng ra quyết định mua hàng.
Tìm kiếm bên trong: liên quan đến việc tìm kiếm trong trí nhớ, để khơi dậy những
kinh nghiệm hoặc những hiểu biết trước đây liên quan đến công việc tìm kiếm thông tin để
giải quyết vấn đề (kinh nghiệm, lời khuyên từ bạn bè, gia đình, quảng cáo…)
Tìm kiếm bên ngoài: được sử dụng khi những kinh nghiệm hoặc những hiểu biết trong
quá khứ không đủ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. Các nguồn thông tin như:

- Nguồn thông tin từ nhóm: như gia đình, bạn bè, hàng xóm.
- Nguồn thông tin từ công chúng: như một bài báo hoặc phóng sự ngắn nói về sản
phẩm trên ti vi.
- Hoạt động tiếp thị: từ người bán hoặc lực lượng bán hàng.
Ngoài ra, công việc tìm kiếm còn kết hợp cả bên trong và bên ngoài thường được sử dụng
cho các sản phẩm tiêu dùng.
2.4.3 Đánh giá các phương án mua hàng
Người tiêu dùng sử dụng thông tin thu thập được để đánh giá các phương án mua hàng.
Khó mà biết được việc đánh giá này diễn ra như thế nào, nhưng chúng ta biết rằng người ta
sẽ mua sản phẩm mà họ cho rằng sẽ thỏa mãn cao nhất với giá hợp lý nhất. Đôi khi sự đánh
giá dựa trên những tính toán thận trọng và tư duy logic, nhưng đôi khi lại bộc phát theo
cảm tính.
Muốn biết người tiêu dùng đánh giá các sản phẩm như thế nào, để họ có biện pháp gây
ảnh hưởng tới quyết định của khách hàng. Bán hàng trực tiếp có thể giúp thể hiện chất
lượng và tính năng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Đây là điều rất quan trọng khi
người tiêu dùng cân nhắc và so sánh các sản phẩm.


Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 11

2.4.4 Quyết định mua hàng.
Ở giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành sở thích đối với những nhãn hiệu
trong tập lựa chọn. Người tiêu dùng cũng có thể hình thành ý định mua nhãn hiệu ưa thích
nhất. Tuy nhiên còn hai yếu tố nữa có thể xen vào giữa ý định mua và quyết định mua
hàng.
Yếu tố thứ nhất là thái độ của người khác. Mức độ mà thái độ của những người khác

làm suy yếu phương án ưu tiên của người nào đó phuộc thuộc vào hai điều: (1) Mức độ
mãnh liệt của thái độ phản đối của người khác. (2) Động cơ của người tiêu dùng làm theo
mong muốn của người khác. Thái đội phản đối của người khác càng mạnh và người khác
càng gần gủi với người tiêu dùng thì có nhiều khả năng điều chỉnh ý định mua hàng.
Ý định mua hàng cũng chịu của những yếu tố tình huống bất ngờ. Khi người tiêu dùng
sắp sửa hành động thì những yếu tố tình huống bất ngờ có thể xuất hiện làm thay đổi ý
định.
2.4.5 Hành vi sau khi mua
Bán được hàng chưa phải là xong. Việc hài lòng hay không hài lòng sau khi mua sẽ ảnh
hưởng đến lần hứa hẹn kế tiếp của khách hàng. Và một khi khách hàng thỏa mãn với sản
phẩm thì:
(1) Lòng trung thành lâu dài hơn.
(2) Mua nhiều hơn.
(3) Nói những điều tốt về sản phẩm.
(4) Ít chú ý đến giá.
Khi khách hàng không hài lòng về sản phẩm thì họ có những phản ứng sau:
(1) Phản ứng trực tiếp đến nơi họ mua sản phẩm.
(2) Không mua sản phẩm nữa.
(3) Thông báo cho bạn bè, người thân thuộc…
Cho nên các công ty cần phải cung cấp thông tin sau khi bán hàng cho khách hàng của
mình. Có thể sử dụng hình thức quảng cáo và bán hàng trực tiếp để khẳng định với người
tiêu dùng rằng họ lựa chọ đúng.
2.5 Giải thích từ ngữ
Ở nghiên cứu này thì hành vi chọn giống được hiểu tương tự như hành vi tiêu dùng
nhưng tiêu dùng với sản phẩm đặc biệt đó chính là giống lúa.
Giống nguyên chủng: là giống được nghiên cứu và sản xuất tại các cơ sở có kỹ thuật,
công nghệ cao (viện, trường, trung tâm).
Giống xác nhận: là giống nguyên chủng mang ra sản xuất lần đầu tiên và lần thứ hai.
Giống thường: là giống nguyên chủng sau khi mang ra sản xuất từ lần thứ ba trở đi.
Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.




GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 12

Chương 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng. Cơ sở lý thuyết được trình
bày với các yếu tố tác động đến việc mua hàng và quá trình ra quyết định của người tiêu
dùng. Bên cạnh đó thì cũng có một số các giả thuyết có liên quan. Chương 4 sẽ tập trung
trình bày 4 phần: Mô hình nghiên cứu; Thiết kế nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu sơ bộ (chỉ
trình bày các phần có hiệu chỉnh); Kết quả nghiên cứu chính thức, mẫu nghiên cứu.
3.2 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết về hành vi chọn lựa và hiện trạng sử dụng giống của nông dân
huyện Thoại Sơn hiện nay, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu hành vi chọn lựa giống của
nông dân như sau:





















Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

Marketing khác

Các loại giống
Giá cả
Địa điểm

Đặc điểm người chọn lựa
- Nghề nghiệp
- Thu nhập
- Tuổi
- Số thành viên trong gia đình
QUÁ TRÌNH RA
QUYẾT ĐỊNH
Mua/hành
vi sau mua
Nhận thức
nhu cầu
- Loại gạo
đang sử
dụng
- Đặc tính của
gạo

- Mua khi nào
Tìm kiếm
thông tin
- Thông tin trước
khi chọn lựa
- Thông tin sau
khi chọn lựa

Đánh giá
- Tiêu chí về chất
lượng
- Giá cả.
- Chất lượng
giống qua
những lần canh
tác.

Ra quyết định
- Ai quyết định
mua
- Đặc tính giống
- Nơi mua.
- Số lượng mỗi lần
mua.

Nhận thức
nhu cầu
- Loại giống
đang sử dụng
- Mua khi nào


Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 13

Các nghiên cứu về hành vi cho thấy, nhu cầu được thể hiện cả hai mặt chức năng lẫn
cảm xúc. Trên cơ sở này mô hình hành vi chọn lựa được hình thành với 3 phần chính:
(1) Những yếu tố kích thích của Marketing bao gồm: các loại giống, giá cả, địa
điểm.
(2) Những đặc điểm và quá trình chọn lựa của người ra quyết định. Quá trình chọn
lựa của người ra quyết định bắt đầu với việc nhận thức nhu cầu. Sau khi có nhu cầu thì
người ra quyết định bắt đầu tìm kiếm thông tin về các loại giống họ cần. Tiếp đến là người
ra quyết định sử dụng các thông tin thu thập được để đánh giá, cân nhắc các phương án sẽ
dẫn đến việc ra quyết định chọn loại giống đáp ứng tối đa những yêu cầu của người ra
quyết định.
(3) Quyết định mua và hành vi sau khi mua.
3.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được tiến hành theo 2 bước chính:
Tiến độ các bước nghiên cứu:
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian
1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi 03/2007
n = 8 …10
2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 04/2007
n = 100…110
Xử lý, phân tích dữ liệu
3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành bằng nghiên cứu định tính, dùng kỹ thuật thảo luận
tay đôi dựa vào bảng câu hỏi đã phác thảo. Nội dung bảng câu hỏi phác thảo liên quan đến

các vấn đề về hành vi chọn lựa giống của người ra quyết định.
Trong nghiên cứu chủ yếu sử dụng thang đo danh nghĩa và thang đo khoảng. Các thang
đo trên được sử dụng để hiệu chỉnh các câu hỏi và các câu trả lời cho phù hợp. Kỹ thuật
thảo luận tay đôi được dự kiến thảo luận với 10 người, các ý kiến trả lời sẽ được ghi nhận
và tổng hợp lại làm cơ sở cho việc điều chỉnh các yếu tố trong bảng câu hỏi phác thảo cho
phù hợp, từ đó đưa ra bảng câu hỏi chính thức.
3.3.2 Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức là giai đoạn nghiên cứu định lượng. Số liệu thứ cấp được thu
thập được thông qua các bảng báo cáo và niên giám thống kê của huyện Thoại Sơn. Số liệu
sơ cấp được tiến hành với việc dùng bảng câu hỏi chính thức (bảng câu hỏi đã được hiệu
chỉnh ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ) phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu của đề
tài. Số liệu thu thập được làm sạch, tiến hành mã hóa và xử lý bằng phầm mềm SPSS 15.0.
Sau đó tiến hành phân tích các nội dung của nghiên cứu hành vi bằng cách sử dụng
(1)phương pháp phân tích thống kê mô tả.
Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 14


Qui trình nghiên cứu:






























Cơ sở lý thuyết:
- Nghiên cứu hành vi chọn lựa.
- Đặc trưng của các loại giống.
Hiệu chỉnh
Phân tích bằng thống kê
mô tả
Dàn bài thảo luận /
Bảng câu hỏi
Phỏng vấn

(n = 8…10)
Bảng câu hỏi
chính thức
Thu thập dữ liệu
(n = 100…110)
Xử lý
Báo cáo
Hình 3.2: Qui trình tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 15

3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ
Sau khi đưa ra dàn bài thảo luận và bảng câu hỏi phác thảo thì tiến hành thảo luận tay
đôi và phỏng vấn thử với 10 người. Theo kết quả thu được và để thuận tiện cho việc phỏng
vấn chính thức và công việc mã hóa được dễ dàng thì bảng câu hỏi cần phải hiệu chỉnh một
số vấn đề trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức.
Dưới đây là các vấn đề trong bảng câu hỏi phác thảo đã được hiệu chỉnh để từ đó đưa ra
bảng câu hỏi hoàn chỉnh.
3.4.1 Nhận thức nhu cầu
Trong phần nhận thức nhu cầu thì bảng câu hỏi phác thảo được thiết lập gồm có 4 biến
và thang đo được sử dụng là thang đo danh nghĩa. Các câu hỏi được trình bày ở bảng 3.1
dưới đây:
Bảng 3.1: Nhận thức nhu cầu
(1) Hiện nay chú / bác sử dụng thứ giống gì?
Câu trả lời:
Nguyên chủng Xác nhận Thường
(2) Chú / bác đang canh tác giống lúa gì?

Câu trả lời:
Jasmine 85 OM 2517 OM 2514 IR64 khác
(3) Chú / bác mua giống vào thời điểm nào?
(4) Theo chú / bác thì khâu chọn giống có vai trò như thế nào trong việc canh tác lúa.
Câu trả lời:
Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng
Kết quả thảo luận tay đôi cho thấy cần phải hiệu chỉnh một số biến trong phần nhận
thức nhu cầu. Cụ thể là khi hỏi thì sẽ có sự nhầm lẫn ý nghĩa giữa biến thứ (1) và biến thứ
(2), gây khó khăn cho đáp viên, cũng như người hỏi phải mất thêm khoản thời gian để giải
thích cho đáp viên rõ. Vì thế hiệu chỉnh biến thứ (1) từ “thứ giống gì?” thành “loại giống
gì?” và biến thứ (2) từ “giống lúa gì?” thành “giống lúa tên gì?”, câu hỏi ở đây là câu hỏi có
nhiều chọn lựa, áp dụng cho trường hợp có hộ chia diện tích canh tác làm nhiều phần để sử
dụng nhiều tên giống khác nhau.Bên cạnh đó, câu hỏi còn thu thập được thông tin về tên
giống dùng cho vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân vừa qua.
Ở biến thứ (2) thì qua thảo luận tay đôi với cỡ mẫu n = 10 thì phải hiệu chỉnh lại các tên
giống trong các câu trả lời cho phù hợp với các giống mà đa số các đáp viên hiện đang canh
tác. Biến thứ (3) lúc đầu dùng dạng câu hỏi mở, sau khi thảo luận và phỏng vấn thử thì dựa
vào ý kiến các câu trả lời, từ đó đưa ra các câu trả lời cụ thể cho câu hỏi của biến thứ (3)
Điều này không chỉ thuận tiện cho việc phỏng vấn mà công việc mã hóa những số liệu thu
thập được dễ dàng hơn.
Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn.



GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 16

Sau khi tham khảo ý kiến của GVHD thì phần nhận thức nhu cầu nên đề cập đến vai trò
của các cán bộ khuyến nông tại các xã. Do đó, phần nhận thức nhu cầu được hiệu chỉnh sẽ
thêm một biến và qua phỏng vấn thử thì các ý kiến chủ yếu được phân được trả lời như sau:
(1)Giới thiệu các giống mới (2)Hướng dẫn các kỹ thuật canh tác (3)Không ảnh hưởng gì

(4)Khác. Và phần hiệu chỉnh sẽ được trình bày rõ hơn dưới bảng 3.2.
Bảng 3.2: Nhận thức nhu cầu đã hiệu chỉnh
(1) Hiện nay chú / bác đang sử dụng loại giống gì ?
Câu trả lời: Nguyên chủng Xác nhận Thường
(2) Giống lúa mà chú / bác đang canh tác có tên gì ?(MR)
Jasmine 85

OM 2517

IR 50404

Tám Son

OMCS 2000

Khác
Hè Thu

Đông Xuân




(3) Chú / bác mua giống vào thời điểm nào ?
Câu trả lời:
Cuối vụ Một tháng trước khi sạ Nữa tháng trước khi sạ
(4) Theo chú / bác thì khâu chọn giống có vai trò như thế nào trong việc canh tác lúa.
Câu trả lời:
Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng
(5) Theo chú / bác các cán bộ nông nghiệp xã đóng vai trò gì trong quá trình chọn

giống và canh tác của gia đình.
Câu trả lời:
Giới thiệu các giống mới
Hướng dẫn kỹ thuật canh tác
Không ảnh hưởng gì
Khác
3.4.2 Ra quyết định
Các biến của phần ra quyết định được cụ thể ở bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3: Ra quyết định
(1) Ai là người quyết định đặc tính giống?……
(2 )Nơi mua giống?
Câu trả lời:
Trại giống Các hộ chuyên sản xuất giống Tự sản xuất Hợp tác xã Khác:….

×