Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sử dụng ý tưởng kinh doanh để hái ra tiền bằng cách nào? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.75 KB, 5 trang )

Sử dụng ý tưởng kinh
doanh để hái ra tiền
bằng cách nào?

Tính toán giá thành sản xuất, khảo sát sự hài lòng của người tiêu dùng và
xác định giá thành sản phẩm là chìa khóa để bạn xác định giá trị của sản
phẩm mình tạo ra và thu tiền từ nó.
Trên thương trường, giải quyết êm thấm các vấn đề nảy sinh trong kinh
doanh mới chỉ là thành công bước đầu. Để tiến xa hơn, bạn cần một ý tưởng
kinh doanh có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Muốn làm được điều này, trước tiên bạn cần hiểu rõ giá trị sản phẩm mà bạn
đang tạo ra. Bạn cần tìm hiểu yếu tố tài chính thật kỹ càng để xem liệu
khách hàng có sẵn lòng mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ mà bạn đang
giới thiệu đến tay họ.
Ba nhân tố làm nên giá trị sản phẩm đó là:
Giá thành sản xuất: Số tiền để phát triển và sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ
Sự hài lòng của người tiêu dùng: Số tiền lượng hóa mức độ khách hàng đánh
giá sản phẩm
Giá thành sản phẩm: Số tiền khách hàng sẵn lòng trả để sử dụng sản
phẩm/dịch vụ
Giá thành sản xuất càng thấp cộng với sự hài lòng của người tiêu dùng càng
cao đồng nghĩa với sản phẩm/dịch vụ càng có giá trị.
Trước tiên, hãy thử tìm hiểu về giá thành sản xuất
Thông thường đây là đại lượng có thể ước tính với độ chính xác cao nhất.
Dù cho bạn bán cà phê, sản xuất đồ điện tử, nướng bánh hay phát triển các
trò chơi trên các trang mạng xã hội thì việc ước lượng chi phí để làm ra
thành phẩm vẫn là một bước vô cùng quan trọng. Giả dụ bạn kinh doanh cà
phê. Khi đó, giá thành sản xuất bao gồm chi phí trực tiếp bạn phải bỏ ra cho
tiền cà phê, sữa, cốc giấy…còn chi phí gián tiếp chính là tiền đầu tư bàn ghế
và các thiết bị khác cho quán, chưa kể tiền chi cho các hoạt động quảng cáo
thương hiệu. Theo hướng suy luận này, bạn cũng có thể ước lượng chi phí


thực để làm ra một cốc cà phê Starbucks vào khoảng 1,75 đô la.
Tiếp theo, hãy cùng xem xét đại lượng thứ hai là mức độ hài lòng của khách
hàng hay nói cách khác là giá trị của sản phẩm đối với người tiêu dùng
Với những người chưa thử Starbucks, mức độ hài lòng sẽ không cao bằng
những người “nghiện” thương hiệu cà phê này bởi họ sẵn sàng trả một số
tiền cao hơn thế để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Để lượng hóa mức độ thỏa dụng của khách hàng, bạn có thể hỏi trực tiếp
xem họ suy nghĩ như thế nào về cà phê của quán so với những đồ uống
tương tự khác. Muốn có thông tin chính xác hơn, bạn nên thực hiện phỏng
vấn, tập trung vào những nhóm khách hàng trọng tâm hoặc thử giảm giá sản
phẩm trước khi kinh doanh rộng rãi.
Người ta đã tính ra được mức độ thỏa dụng của người tiêu dùng đối với sản
phẩm Starbucks là vào khoảng 5 đô la, trong khi chi phí sản xuất chỉ có 1,75
đô la. Liệu những con số này có thể giúp bạn ước tính giá thành tối ưu cho
sản phẩm?
Quyết định mức giá tối ưu luôn là một công việc khó khăn. Thông thường,
bạn phải thử qua một số mức giá trước khi ấn định con số cuối cùng. Nói
chung trong phần lớn các trường hợp, giá càng cao thì càng ít thu hút người
tiêu dùng. Một điều bạn nên ghi nhớ là giá bán thường biến động trong
khoảng giữa chi phí sản xuất và mức độ thỏa dụng của người tiêu dùng.
Lý thuyết là vậy, song trong lịch sử kinh doanh vẫn còn lưu truyền nhiều câu
chuyện về những doanh nhân không bao giờ coi trọng việc tính toán trước
những đại lượng nói trên. Kết quả là những doanh nghiệp này không sớm thì
muộn cũng đi đến phá sản.
Nói thêm về trường hợp Starbuck, với sự thịnh hành của thương hiệu này
trên đất Mỹ, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mức giá cho mỗi cốc cà phê
Starbucks là 3,83 đô la. Ở đây, cũng cần nói thêm về hai con số, đó là giá trị
tạo ra và giá trị thu về. Nếu giá thành làm ra sản phẩm Starbucks độ thỏa
dụng của khách hàng lần lượt là 1,75 đô la và là 5 đô la thì giá trị tạo ra bằng
3,25 đô la. Còn nếu Starbucks bán sản phẩm với giá 3,85 đô la thì họ thu về

2,10 đô la. Điều này giải thích sự cân bằng hợp lý về giá trị sản phẩm đối
với thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới và cũng lý giải vì sao Starbucks
luôn giữ được danh tiếng và lợi nhuận trong kinh doanh. Có thể thấy rằng,
Starbucks đã tạo ra giá trị sản phẩm mà khách hàng mong muốn, đồng thời
giữ lại một phần đáng kể doanh thu từ giá trị mà nó tạo ra.
Việc ước tính giá trị sản phẩm mang lại cho doanh nghiệp của bạn nhiều lợi
ích. Trước tiên, bạn dễ dàng nhận thấy liệu công việc kinh doanh có hứa hẹn
hái ra tiền hay không.
Sau nữa, bạn sẽ biết phải tập trung cải thiện ý tưởng kinh doanh như thế nào
để nhận diện những vấn đề tiềm tàng, ví dụ như nếu mức độ hài lòng của
khách hàng và giá thành sản xuất đều quá cao thì bài toán đặt ra là giảm giá
thành sản phẩm. Ngược lại, nếu hai chỉ số này đều thấp thì bạn cần tập trung
vào những đối tượng khách hàng nào để có mức độ hài lòng và nhu cầu đối
với sản phẩm cao hơn.
Cuối cùng, nếu nếu giá thành sản xuất thấp trong khi độ thỏa dụng lại cao thì
bạn nên xem xét việc tăng giá bán để thu về lợi nhuận cao hơn.

×