Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vượt lên sự ích kỷ bản thân pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.55 KB, 3 trang )

Vượt lên sự ích kỷ bản thân
Khi gặp những khó khăn trong cuộc sống, chúng ta dễ có khuynh hướng chỉ biết lo
cho mình, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình. Tôi đã từng ở trong trạng thái này khi
bắt đầu xa nhà bước chân lên giảng đường đại học. Việc học hành căng thẳng, lại
phải tính toán cân đối chi tiêu, sinh hoạt giữa thành phố đắt đỏ khiến đầu óc tôi lúc
nào cũng cảm thấy mệt mỏi. Tôi vừa phải tích cực làm thêm, vừa phải siêng học
Tiếng Anh, vi tính, các kỹ năng mềm…để bổ trợ cho công việc sau này nên tính
tình rất hay bực bội, cau có; nếu ai đó lỡ làm tôi phật ý là tôi có thể gắt gỏng ngay
tức khắc mặc dù biết như thế không tốt chút nào. Và cũng có khi tôi thấy mình
thực sự kiệt sức Có thể bạn sẽ nghĩ như vậy là bình thường, không có gì đáng
phàn nàn hay chê trách vì tôi đang sống cho chính mình, nhưng sự thật thì cách
sống đấy chỉ để vun vén cho lợi ích của bản thân, cho những nhu cầu đòi hỏi của
cuộc sống.
Cho đến khi tôi đọc được một câu chuyện: “Nhà tâm lý học Bernard Rimland đã
đúc kết kinh nghiệm từ một trắc nghiệm nhỏ đối với 216 sinh viên. Ông yêu cầu
từng em hãy nghĩ về 10 người mà mình biết rõ nhất, sau đó đánh giá xem từng
người đó có hạnh phúc hay không? Rồi sau đó xem xét đến từng khía cạnh họ là
người ích kỷ hay không ích kỷ? Kết quả thật đáng ngạc nhiên, có đến 95% người
ích kỷ không cảm thấy hạnh phúc, và 70% người hạnh phúc là những người không
có tính ích kỷ. Kết quả đó phần nào cho thấy rằng nếu chỉ biết sống một cách ích
kỷ, chúng ta khó mà cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc sống! Rim land đã nhận
xét: những người ích kỷ là những người chỉ biết làm những việc khiến bản thân họ
được hạnh phúc. Thế nhưng khi làm như vậy thì bản thân họ lại cảm thấy ít hạnh
phúc hơn so với những người luôn biết giúp đỡ người khác một cách nhiệt thành”.
Nếu cứ sống chỉ vì riêng bản thân mình như thế, tâm hồn chúng ta sẽ ngày càng
trở nên ảm đạm, tăm tối, cạn hẹp, lúc nào cũng chỉ thấy mỗi mình gặp chuyện khó
khăn! Đó chính là lý do vì sao việc có được một tầm nhìn vượt ra khỏi chính bản
thân mình lại có một ý nghĩa rất quan trọng.
Khi bạn biết nghĩ đến những đau khổ của người khác, những khó khăn mà họ phải
đối mặt có khi còn nhiều hơn bạn, bạn sẽ cảm thấy rằng mình còn hạnh phúc lắm
và mình vẫn còn có thể giúp đỡ được người khác. Nếu sống ích kỷ thì dù giàu


sang đến đâu chăng nữa, bạn vẫn bị người khác xa lánh. Trái lại, dù nghèo khó
nhưng có một tấm lòng bao dung, vị tha, một trái tim nhân ái thì bạn luôn được
những người xung quanh trân trọng, cảm phục và yêu thương.
Tóm lại, khi biết nghĩ đến người khác, biết làm cho người khác cảm thấy vui thì
chắc chắn chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc cuộc sống ở một ý nghĩa lớn lao
hơn.
Những thông tin chẳng bao giờ thừa, dù cho bạn thấy nó không giúp được gì cho
việc học của bạn, hay chẳng khiến tương lai bạn khá hơn… Nhưng đừng vội nhìn
nhận. Hãy cứ liên tục thu nạp thông tin, qua điện thoại, báo mạng, sách, tạp chí,
hay đơn giản là thông qua các cuộc trò chuyện với bạn bè. Tán gẫu, nói chuyện
phiếm, bình luận vô thưởng vô phạt…, nhưng từ chính những điều đó sẽ khiến bạn
tìm ra được cách giải quyết một vấn đề gì đó, hoặc một ý tưởng tuyệt vời có ích
cho bạn.
Ý tưởng không là một điều gì đó quá xa xỉ hay cao siêu, nó đến từ những điều đơn
giản nhất, trong một hoàn cảnh tình cờ nhất. Vấn đề ở đây là bạn phải biết cách tập
luyện sao cho những ý tưởng mới luôn phát sinh trong chính bản thân mình. Chúc
bạn thành công.
Cũng có bạn đã đi làm, nhưng lúc nào cũng than phiền: “Làm thế nào để mình có
thật nhiều ý tưởng để làm việc tốt?”, “Nếu có ý tưởng mới, mình sẽ kinh doanh
hiệu quả hơn, chứ không như bây giờ”, “Mình đang đi theo lối mòn, trở nên cũ
rích và nhàm chán, nhưng mình không biết làm sao để cải thiện. Mình suy nghĩ
mãi nhưng không có bất kì ý tưởng nào”… Đó là những lời phàn nàn thường
xuyên xuất hiện của một bộ phận giới trẻ tri thức ngày nay

×