Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.54 KB, 10 trang )

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân
CHƯƠNG 3: TƯ DUY TÍCH CỰC

Lời mở đầu
Đầu tiên tôi xin dẫn 1 câu truyện có tên “Cầu được ước thấy”

Có lần, một anh chàng nọ đi chu du, và vô tình, anh ta lạc vào thiên đường. Thời đó,
trong khái niệm thiên đường có những cây cầu được ước thấy. Bạn chỉ cần ngồi dưới gốc
cây đó, ước bất cứ thứ gì, và ngay lập tức điều mong ước của bạn thành hiện thực.
Vì đã quá mệt nên anh ta ngả lưng ngủ dưới gốc cây cầu được ước thấy này. Lúc tỉnh
dậy, thấy đói bụng, anh ta liền nói rằng, “Ta thấy đói bụng quá. Ước gì ta có thể tìm thấy
thức ăn ở đâu đó.” Và ngay lập tức, thức ăn hiện ra không từ đâu cả - chỉ trôi bồng bềnh
trong không gian - những cao lương mĩ vị.
Anh ta đói quá đến mức không thèm để ý thức ăn từ đâu mà ra - khi bạn đói thì không
còn bình tĩnh sáng suốt nữa. Ngay lập tức anh ta bắt đầu ăn, và thức ăn thì ngon vô
cùng… Rồi, khi cơn đói đã qua, anh ta nhìn quanh.
Giờ đây, anh ta đã cảm thấy thoả lòng. Một suy nghĩ khác hiện dậy trong lòng, “Giá như
có cái gì đó để uống…” Và ở thiên đường không có lệnh cấm gì cả; ngay lập tức, rượu
hảo hạng hiện ra.
Ung dung uống rượu trong làn gió mát của thiên đường ngay dưới bóng cây, anh ta bắt
đầu băn khoăn, “Cái gì thế này? Chuyện gì đang diễn ra thế nhỉ? Có phải mình đang mơ
không, hay là có ma quỉ gì đang chơi mình đây không biết?”
Rồi lũ quỉ xuất hiện. Và chúng vô cùng hung tợn, khủng khiếp, kinh tởm. Rồi anh ta bắt
đầu run lên, một suy nghĩ loé lên trong anh ta: “Bây giờ thì chắc chắn mình sẽ bị giết
đây…”
Và anh ta đã bị giết.
Mỗi người trong chúng ta đều đang ở dưới tán một cây "Cầu được ước thấy". Bạn nghĩ về
cái gì, bạn sẽ có được cái đó. Bạn thấy đấy nếu bạn nghĩ bạn có thể học giỏi toán bạn sẽ
học giỏi toán, nếu bạn nghĩ bạn sẽ chẳng bao h khá lên được môn đó hay mình chẳng bao
h có năng khiếu về toán cả bạn sẽ ngày càng dốt đi. Suy nghĩ có tác dụng vô cùng lớn ,
lớn đến nỗi mà rất nhiều người không thể nhận ra được sức mạnh tiềm ẩn của nó. Nó cả


thể thay đổi cả cả số phận của bạn, đưa bạn lên tới đỉnh cao của thành công, sống 1 cuộc
sống với vui vẻ hạnh phúc hoặc chính nó cũng có thể đẩy bạn xuống 1 con người tầm
thường, thiếu hi vọng ước mơ, 1 kẻ vô tích sự chẳng làm nổi việc gì, hay suốt ngày càu
nhàu than phiền, đổi lỗi rồi tức giận. Ngay từ bây h bạn có quyền chọn giữa 2 con đường
đó, bằng việc thay đổi suy nghĩ thay đổi không bao h là dễ đặc biệt là với suy nghĩ của
mình. Bạn dùng nó thường ngày, theo tính toán, mỗi người trung bình có khoảng 30.000 -
50.000 ý nghĩ mỗi ngày và để thay đổi từng đó quả là 1 việc
Vì thế hãy từ từ kiên
nhẫn dần dần thay đổi và hãy nghĩ rằng “ I can do it ’’

1.Suy nghĩ và cuộc sống
Bạn nói những gì, làm điều gì, cảm thấy như thế nào - tất cả đều có nguồn gốc từ trong
tâm trí bạn, và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ. Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những
hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ
có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi
chúng hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm
được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn.
Trang 21
Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân
• Suy nghĩ là nhiên liệu cho tâm trí
Thực phẩm cung cấp nhiên liệu cho cơ thể chúng ta. Nếu bạn muốn chạy ma-ra-tông, bạn
cần tiêu thụ nhiều chất đạm và những thức ăn giàu năng lượng để có đủ năng lượng chạy
một quãng đường xa. Mặt khác, nếu cơ thể bạn hấp thụ các loại thức ăn không tốt cho sức
khỏe, bạn có thể mắc bệnh đau bao tử,cảm thấy lờ đờ và mệt mỏi. Cũng tương tự như
vậy, suy nghĩ cung cấp nhiên liệu cho tâm trí. Nếu bạn có những suy nghĩ tiêu cực, vô ích
và lãng phí, chúng sẽ lấy mất năng lượng của tâm trí. Nếu bạn có những suy nghĩ tích
cực, chúng sẽ "nạp" năng lượng cho tâm trí, khiến bạn có đủ năng lượng và sức mạnh để
đối đầu với những thách thức và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
• Suy nghĩ và số phận
Gieo suy nghĩ gặt hành động

Gieo hành động gặt thói quen
Gieo thói quen gặt tính cách
Gieo tính cách gặt số phận
Tôi có 1 câu truyện thế này “Đại Bàng và Gà”
Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn
quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại
bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả
trứng lớn ấy.

Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ
được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà
không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó
vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa
trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao
giữa bầu trời.

"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim
đó".

Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó
được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao".

Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ.
Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là
điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống
như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.
Con đại bàng- gà nghĩ rằng, được cả bầy gà của nó tạo cho niềm tin rằng nó không bao h
bay được như những con đại bàng kia và thế là nó ngừng ước mơ ngừng cố gắng và số
phận của nó là chết như bao con gà bình thường khác. 1 lần nữa tôi xin khẳng định rằng “
Bạn nghĩ như thế nào bạn sẽ được thế đó ’’

• Suy nghĩ và các mối quan hệ của chúng ta
Trang 22
Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân
Chúng ta đã thấy rõ trong phần trên là suy nghĩ có ảnh hưởng rất lớn bản thân
mnhf . Ngoài ra, nó còn là yếu tố quyết định bầu không khí chúng ta đang sống và
mối quan hệ của chúng ta với những người xung quanh.
• 5 loại suy nghĩ chính

Suy nghĩ tích cực: Dạng suy nghĩ này mang lại ích lợi cho chính bản thân ta và cho
những người khác. Đó là suy nghĩ với thái độ lạc quan, chấp nhận và khoan dung... Ví dụ
khi nhìn một nửa ly nước, bạn sẽ thấy "nửa ly có nước" thay vì "nửa ly không có nước",
nghĩa là bạn nên tập trung vào cái bạn có và hài lòng với nó hơn là cảm thấy thất vọng về
những gì bạn không có. Hình ảnh nửa ly nước chính là hình ảnh tượng trưng cho nhiều
điều trong cuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn như, khi ta nhìn vào người khác, thay vì
tập trung vào điểm yếu của họ, như nhiều người trong chúng ta thường làm, thì những
suy nghĩ tích cực sẽ hướng chúng ta nhìn vào những điểm mạnh và những phẩm chất tốt
đẹp của họ. Có một câu nói rất hay là “Ăn gì bổ nấy”, nghĩa là chúng ta sẽ trở thành điều
mà chúng ta giữ lấy trong nhận thức. Giữ lấy những phẩm chất tốt đẹp của người khác
trong nhận thức của mình, cũng như cho tâm trí ta “ăn” những suy nghĩ tích cực, sẽ giúp
những điều tốt đẹp ấy phát triển trong ta. Tương tự như vậy, khi cứ mang những điểm
yếu, nhược điểm của người khác vào nhận thức của mình, chúng sẽ làm mạnh thêm cho
những nhược điểm yếu kém có trong chúng ta. Vì thế, suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn hạnh
phúc hơn rất nhiều trong cuộc sống.
Suy nghĩ tiêu cực: Là dạng suy nghĩ có hại cho chính mình và cho những người khác.
Đó là những suy nghĩ mang thái độ giận dữ, hẹp hòi, dằn vặt bản thân hoặc chỉ trích
người khác, phân biệt đối xử...
Suy nghĩ vô ích: Suy nghĩ về quá khứ hay những điều vượt ngoài tầm kiểm soát của bản
thân như: "Tại sao lại thế?", "Giá như"... bao gồm cả sự nghi ngờ, hối tiếc, ảo tưởng, lo
lắng về những việc nhỏ nhặt...
Suy nghĩ cần thiết: Suy nghĩ để lập kế hoạch cho ngày làm việc của mình: "Tôi cần gặp

người ấy vào giờ này", "Tôi phải đi đến nơi đó"...
Suy nghĩ hướng thượng: Là những suy nghĩ dựa trên nền tảng các giá trị, các phẩm chất
của cá nhân hay của nhân loại như sự bình an, lòng nhân ái, sự hợp tác v.v. Đó là những
suy nghĩ có liên quan đến việc nhận thức ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống, hay những sự
việc diễn ra xung quanh ta. Suy nghĩ hướng thượng không chỉ liên quan đến những vấn
đề hiện thực trước mắt mà còn liên quan đến kết quả của các hành động. Suy nghĩ hướng
thượng giúp chúng ta có một tầm nhìn xa, không mang tính vị kỷ mà hướng đến lợi ích
của tất cả mọi người. Chúng ta có thể tập trung một cách có ý thức các suy nghĩ này và
làm cho chúng trỗi dậy trong tâm trí mình. Các suy nghĩ hướng thượng được tích lũy dần
dần qua việc tìm hiểu về đời sống tinh thần, suy nghĩ về ý nghĩa của sự vật và quan sát
các hành vi của chúng ta. Suy nghĩ hướng thượng mang lại cho chúng ta một cảm giác tốt
đẹp và một cuộc sống tràn đầy năng lượng.
Trang 23
Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân
Chúng ta bất kì ai chắc chắc cũng đã từng trải qua và có lẽ bây h và mãi sau này 5 loại
suy nghĩ trên. Bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn chúng. Bạn có thể suốt ngày than vãn
rằng họ ghét tôi, tôi phải trả thù họ, chán đời quá, trời ơi sao bất công thế, giá như ngày
xưa tôi bất trước thề này thì… Tất cả tùy ở bạn bạn có thể chọn những suy nghĩ tiêu cực
đó rồi sống vui vẻ hay ko phụ thuộc vào bạn. Bây h chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về Tư
duy tích cực
2.Tư duy tích cực
1 phương pháp hữu hiệu để hiểu sâu về vấn đề là 5W1H
What : Tư duy tích cực là gì
Tư duy tích cực là gì?
“Tư duy” thường có nghĩa là suy nghĩ, và nói đến suy nghĩ là ta thường có ấn tượng rằng
đó là một hoạt động của não bộ một lúc nào đó. Thực ra, từ “tư duy” ở đây rộng rãi hơn,
và có nghĩa là một thái độ sống, một cái nhìn về cuộc đời và sự sống, tương tự như tư duy
trong cụm từ “thay đổi tư duy.” Tư duy tích cực chính là “sống tích cực” hay “thái độ tích
cực.”
“Tích cực” có nghĩa là … không tiêu cực , là

(1) khi nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề ta luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt;
(2) nếu thấy cái xấu ta có khả năng biến cái xấu thành cái tốt; và
(3) luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.
Ví dụ: (1) Bạn A. của mình thật năng động và có lòng tốt với mọi người, (2) chỉ hơi keo
kiệt một tí, nhưng như vậy thì, nếu bạn làm thủ quỹ cho nhóm mình, chắc chắn là quỹ
chẳng bao giờ thiếu hụt, và (3) cứ làm từ thiện hoài thì chắc chắn là bạn sẽ từ từ biết cách
“phung phí” tiền cho người nghèo khổ
HOW: Đặc điểm của tư duy tích cực là
(1) tập trung cái nhìn và tư tưởng vào cái tốt, nếu thấy cái xấu cũng phải tìm cho ra cái tốt
trong cái xấu để tập trung tư tưởng vào đó, và
(2) dùng cái tốt như là động lực thúc đẩy mình sống và làm việc, đi đến mục đích cuối
cùng là làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Cuộc đời đây là cuộc đời của chính mình, và là
cuộc đời của thế giới mình sống. Tức là, cái tốt vừa là động lực thúc đẩy mình sống, vừa
là mục tiêu tối hậu của cuộc sống.
"Who?” - Ai cần học tư duy tích cực? Nó ứng dụng cho những ai? Câu trả lời quá dễ phải
không? Cho tôi. Cho bạn. Ai cần học tư duy tích cực nếu không phải là tất cả chúng ta?
Trang 24
Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân
"When" và "Where" - Tôi nên áp dụng tư duy tích cực trong bối cảnh nào và vào lúc nào
trong ngày? Ồ, một lần nữa câu trả lời lại thật đơn giản: Ở đây, ngay nơi bạn đang đứng
và đang sống và ngay bây giờ, vào mọi khoảnh khắc của bạn. Chẳng có lý do gì để trì
hoãn một công việc đầy hứa hẹn; và với một việc tốt và có ích như thế thì thời gian là
"bây giờ", địa điểm là "ở đây" và bạn chính là người để làm việc đó.
3. Tai sao chúng ta lại cần phải học tư duy tích cực
Trên thế giới, người ta thường nói:
You are what you think. You feel what you want.
Tạm dịch: Bạn là cái bạn nghĩ. Bạn cảm thấy cái bạn muốn

Câu trên mang ý nghĩa rằng: những suy nghĩ bên trong (inner thoughts) của bạn sẽ điều
khiển bạn trở nên cái bạn mong muốn.


- Nếu bạn nghĩ rằng bạn là một người bất tài, vô dụng thì quả thật bạn sẽ ngày càng trở
nên bất tài và vô dụng.
- Nếu bạn cảm thấy rằng cơn bệnh cúm bạn đang mắc phải là hết sức nặng nề và mệt mỏi,
bạn sẽ ngày càng mệt mỏi và suy sụp với cơn cảm cúm này.
- Nếu bạn thấy rằng ông Hiệu trưởng của trường bạn thật khó ưa và đáng ghét thì mỗi lần
gặp mặt vị Hiệu trưởng đó, chỉ càng làm bạn thấy muốn bệnh hơn.

Cuộc sống hàng ngày của mỗi người luôn bị điều khiển bởi các suy nghĩ nội tại dù chúng
ta có ý thức hay không có ý thức về điều đó. Do đó, từ những suy nghĩ nội tại, những
quan điểm cá nhân khác nhau, sẽ dẫn đến các kết quả khác nhau:

- Có người luôn vui vẻ và năng động, nhưng cũng có
người luôn mệt mỏi và buồn chán.
- Có người cảm thấy việc học hỏi là thú vị, nhưng cũng
có người thấy việc học hành là một hình phạt ngạt thở.
- Có người cảm thấy thất bại thật đáng giá vì đem lại
nhiều bài học, nhưng cũng có người cảm thấy thất bại
là kết thúc mọi thứ.

Do đó, hãy tự hỏi chính bản thân bạn rằng: bạn muốn
sống cuộc đời như thế nào? Buồn chán và ảm đạm? Vui vẻ và lành mạnh? Ngập trong
stress? Luôn cáu kỉnh và bực bội? Bạn hãy quyết định cho cuộc đời mình.

Theo nhiều nghiên cứu, suy nghĩ tích cực đem lại cho bạn rất nhiều ích lợi
9 Theo nghiên cứu y khoa, khoảng 75% - 90% các chứng bệnh thuộc về thể chất có
nguồn gốc từ tinh thần, bắt đầu từ suy nghĩ của chúng ta. Nói một cách đơn giản,
chất lượng của suy nghĩ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Điều gì xảy đến cho
cơ thể chúng ta khi chúng ta giận dữ hay căng thẳng? Các bắp thịt căng lên gây ức
chế quá trình lưu thông máu, tạo nên những điểm áp lực - chính những điểm này

gây đau đớn cho cơ thể. Đau cổ, đau vai, đau đầu thường là kết quả của những
suy nghĩ căng thẳng hay giận dữ. Trái lại, khi ta tạo nên những suy nghĩ tích cực
Trang 25

×