Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÁO CÁO " THÀNH PHẦN XEN CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT “LẦM THAN” CỦA LAN KHAI " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.45 KB, 6 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1

THÀNH PHẦN XEN CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT “LẦM THAN”
CỦA LAN KHAI
THE INTERFERING - COMPONENTS IN PLOT IN “LAM THAN” OF LAN KHAI
SVTH: Lê Thị Thanh Tịnh
Lớp 08SNV, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Trường
Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
“Lầm than” của Lan Khai là một sản phẩm của tư duy tự sự hiện đại. Nhà văn đã thể hiện
ý thức sâu sắc về vai trò của thành phần xen trong việc kiến tạo diễn ngôn truyện kể. Thông qua
sự xếp đặt khéo léo, đầy dụng ý của tác giả, thành phần xen trong diễn ngôn Người kể chuyện
xuất hiện một cách phong phú và giàu giá trị nghệ thuật. Điều này một lần nữa là minh chứng cho
nỗ lực tìm tòi và cách tân nghệ thuật tiểu thuyết của Lan Khai.
ABSTRACT
“Lam than” by Lan Khai is a product of thought rooting from modernization. Writer
expressed awareness that the interfering-components play important role of making discourse.
Through clever arrangement with author’s intention, the interfering-components in narrator’s
discourse is plentiful and artistic. By the way, Lan Khai proves efforts to reform his novel’s style.

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong nghệ thuật tự sự, cốt truyện là hình thức sơ đẳng, có tính chất cốt lõi. Nhưng yếu
tố làm cho truyện kể trở thành một sinh thể nghệ thuật sống động và đầy đặn lại chính là
thành phần ngoài cốt truyện. Thậm chí thành phần này còn trở thành mảnh đất màu mỡ để
nhà văn tự do thể hiện phong cách văn chương. Do đó chúng tôi nghiên cứu thành phần
xen như một con đường chạm ngõ tài năng và phong cách của các nhà văn.
Trước 1945, Lan Khai là một cây bút khá nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam. Cùng với


những tài danh của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân,
Thạch Lam, Nam Cao Lan Khai đã sớm tìm cho mình một hướng đi riêng trong nghệ
thuật viết tiểu thuyết. Bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng như “Truyện đường rừng”,
“Lầm than”,“Đỉnh non thần”,“Gái thời loạn” chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết “Lầm
than” mang những giá trị sâu sắc về mặt nội dung và tư tưởng. Tác phẩm này còn là minh
chứng cho nỗ lực tìm tòi, cách tân về mặt nghệ thuật tiểu thuyết của Lan Khai.
Vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thành phần xen cốt truyện
trong tiểu thuyết Lầm than của Lan Khai” với hy vọng sẽ nhận diện được những thành
công và hạn chế của tác phẩm; đồng thời chỉ ra được những đóng góp của Lan Khai trong
tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Về thành phần xen cốt truyện
Trong các công trình nghiên cứu về cấu trúc, kết cấu tác phẩm văn học, các nhà lí luận
thế giới như Bakhtin, R.Bathes hay G.Genette đã ý thức được sự tồn tại của thành phần
xen trong truyện kể và có những quan niệm riêng về vai trò, tính chất của thành phần này
trong tiểu thuyết. Những năm gần đây, các nhà lí luận và học giả ở Việt Nam như Trần
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
Đình Sử, Đặng Anh Đào, Lê Lưu Oanh cũng đã bắt đầu “để tâm” đến thành phần ngoài
cốt truyện này.
1.2.2. Về tiểu thuyết “Lầm than”
Trong số các tác phẩm của Lan Khai, “Lầm than” là một “đại biểu” xuất sắc của dòng
văn học tâm lý xã hội. Ngay từ khi ra đời, tiểu thuyết này đã gây được tiếng vang lớn trong
đời sống văn học và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà phê bình hàng đầu Việt
Nam lúc bấy giờ như Hải Triều, Vũ Ngọc Phan. Sau này, PGS.TS Trần Mạnh Tiến trong
bài viết Nhìn lại “Lầm Than” của Lan Khai [1] đã khẳng định tác phẩm là một tác phẩm
văn học hiện thực xuất sắc, mang nhiều đặc điểm mới mẻ của dòng văn học hiện đại.
Trong tuyển tập Lan Khai - Nhà văn hiện thực xuất sắc [3] có rất nhiều bài viết về “Lầm than”,
dù chưa đi sâu, nhưng các bài viết này cũng đã phân tích vai trò của “Lầm than” trong việc nâng
cao vị thế của Lan Khai trên văn đàn dân tộc.

Đa số những bài viết và công trình nghiên cứu trên đều đã chỉ rõ tính hiện đại trong tư
duy tiểu thuyết của tác giả. Tuy nhiên, chưa có bài viết nào áp dụng lý thuyết lí luận hiện
đại để khảo sát và phân tích sâu văn bản tác phẩm.
1.3. –
- Đối tượng: “thành phần xen” trong diễn ngôn người kể chuyện.
- Phạm vi: tiểu thuyết Lầm than của Lan Khai [2].
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của đề
tài này, chúng tôi thực hiện đề tài theo những phương pháp sau: phương pháp khảo sát,
thống kê, phân loại, phân tích, so sánh.
1.5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài được cấu trúc gồm ba chương chính, cụ thể là:
Chương 1. Những dạng thức của thành phần xen cốt truyện trong tiểu thuyết “Lầm than”
Chương 2. Thành phần xen và nỗ lực mờ hóa cốt truyện của Lan Khai
Chương 3. Thành phần xen và ý thức của nhà văn trong việc tạo tính nhịp điệu cho truyện
kể
2. Nội dung
2.1. Những dạng thức của thành phần xen cốt truyện trong tiểu thuyết “Lầm than”
2.1.1.Thành phần xen trong tiểu thuyết
a. Về vấn đề thuật ngữ
Trong các công trình lí luận về kết cấu tác phẩm, các học giả đều đã có nhắc đến thành
phần ngoài cốt truyện với nhiều tên gọi khác nhau. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử
dụng thuật ngữ thành phần xen do PGS.TS Lê Lưu Oanh đề xuất.
b. Các dạng thức của thành phần xen
Ngoài những thành phần nòng cốt của truyện kể mang tính năng động, trong tác phẩm
văn học còn có các thành phần có tính chất tĩnh tại, đan xen, làm sống động thêm cho cốt
truyện như: lời giới thiệu lai lịch và miêu tả nhân vật; lời miêu tả ngoại cảnh, lời đoạn đối
thoại có tính chất kịch, lời trữ tình ngoại đề; những câu chuyện nhỏ bổ sung cho một chi
tiết, một nhân vật nào đó.v.v. Đây chính là những dạng thức thường gặp của thành phần
xen trong tác phẩm văn học.

2.1.2. Những biểu hiện của dạng thức thành phần xen trong tác phẩm Lầm than của Lan
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
khai xét ở góc độ diễn ngôn người kể chuyện ( NKC)
Thành phần xen trong diễn ngôn NKC được thể hiện dưới nhiều dạng thức, cụ thể là:
Bảng 1. Các dạng thức của thành phần xen trong tác phẩm “Lầm than”
Đối tượng khảo sát
Miêu tả
ngoại cảnh
Giới thiệu lai
lịch và miêu tả
nhân vật
Trữ tình
ngoại đề
(TTNĐ)
Lời gián
tiếp tự do
Tổng lượng
thành phần xen
Độ dài
văn bản
Dung lượng (dòng)
51
289
245
711
1296
4672
Tỉ lệ (%)
1.1

6.2
5.2
15.2
27.7
100
Trong tổng số 4672 dòng văn bản tiểu thuyết, có đến 1296 dòng thành phần xen thuộc
diễn ngôn NKC, chiếm tỉ lệ 27.7%. Tuy mỗi dạng thức xuất hiện với tần số và dung lượng
khác nhau nhưng nhìn chung đều đạt tỉ lệ cao và có sự thay đổi lớn ở từng chương. Ý thức
được vai trò dẫn dắt và quán xuyến truyện kể của NKC, Lan Khai đã kiến tạo diễn ngôn
NKC thành một khoảng không rộng lớn dung chứa rất nhiều các dạng thức của thành phần
xen. Đây là một dấu hiệu cho thấy ngòi bút của Lan Khai có sự thay đổi so với lối viết
truyền thống. Bởi lúc này, cốt truyện kiểu liên kết chuỗi sự kiện hành động không còn giữ
vai trò độc tôn nữa mà đã nhường chỗ cho sự lên ngôi của NKC.
2.2. Thành phần xen và nỗ lực mờ hóa cốt truyện của Lan Khai
2.2.1. .Sự sai trật tự niên biểu phá vỡ các trường đoạn sự kiện
Tiểu thuyết “Lầm than” được Lan Khai kết cấu thành 18 chương. Chúng tôi chia vĩ –
cấu trúc (macro-structure) của tác phẩm thành 25 lớp, ký hiệu bằng các kí tự Latinh từ A -
> Y, tương đương với trình tự xuất hiện từ 0 -> 24.
Sau khi phác thảo sơ bộ các biến cố và lớp thời gian theo cấu trúc vĩ mô của tiểu
thuyết “Lầm than”, dựa trên lý thuyết thời gian của G.Genette, chúng tôi thiết lập sơ đồ về
sự sai trật niên biểu của thiểu thuyết “Lầm than” như sau:
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X
Y



0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Tổng thời gian cốt truyện khoảng hơn 3 năm. Trong đó, các phần B0, D0, I0 là
những quá khứ xa nhất, không thuộc sự kiện chính của cốt truyện. Mạch sự kiện của cốt
truyện có dấu hiệu bị vỡ, do phần quá khứ xa nhất không đứng trước vị trí số 1 mà nằm

chêm xen giữa các sự kiện A2, C1 và E2 ; giữa sự kiện H5 và J6. Nhìn trên tổng thể, đây
chính là sự sai trật lớn nhất của tác phẩm.
Ngoài sự rạn nứt trong chỉnh thể cấu trúc vĩ mô của tiểu thuyết, kết quả khảo sát sự
sai trật niên biểu còn cho thấy sự gián đoạn và đảo trật tự các sự kiện trong nội bộ từng
chương (vi- cấu trúc: micro-structure ). Xét cụm sự kiện [A2,C1,E2], chúng tôi nhận thấy
mạch thời gian cốt truyện (thời gian được trần thuật) trong mạch này diễn ra liên tục và
kéo dài trong 3 ngày đêm. Tuy nhiên thời gian trần thuật lại có sự đảo lộn giữa các vị trí
A2,C1 và E2: Đ
A2 – B0 - C1 – D0 - E2
N
Theo đó, nhà văn đã đặt hai sự kiện A và E vào cùng vị trí thứ 2 trong trình tự cốt
truyện. Hành động Thuật ra lò vào buổi sớm tháng chạp ở chương 1 đã được lặp lại ở
chương thứ 2. Nói cách khác, theo lý thuyết về thời gian của G.Genette thì E2 là ngoái lại
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
của A2, còn A2 là sự đón trước (Đ) của C1.
Khảo sát sự xuất hiện của thành phần xen trong tiểu thuyết “Lầm than” chúng tôi nhận
thấy:xét về mặt niên biểu thì thành phần xen là nhân tố làm nên sự sai trật niên biểu; nhưng
nếu xét về logic mạch truyện thì thành phần ngoài cốt truyện này lại thể hiện chức năng
xúc tác và gắn kết của nó. Điều này giúp nhà văn thể hiện sự tự do trong trần thuật.
2.2.2. Sự thể hiện quyền năng của người kể chuyện
Tiểu thuyết “Lầm than” được Lan Khai triển khai dưới mạch kể của NKC ngôi thứ ba
với điểm nhìn toàn tri. Đây là một lối kể cổ điển, tồn tại từ rất lâu trong văn học. Trong
sáng tác văn xuôi tự sự, người kể chuyện toàn tri thường để lộ quan điểm chủ quan trong
mạch kể. Trong “Lầm than”, NKC toàn tri trở thành người đại diện cho một giai tầng; lời
kể của anh ta nhân danh giai tầng để phán xét những vấn đề anh ta kể. Điều này thường
sinh ra lối trần thuật đơn âm, đơn nghĩa, triệt tiêu những điểm nhìn ngược chiều với nó.
Tuy nhiên, Lan Khai đã thể hiện rõ ý thức về vai trò và năng lực của NKC trong truyện kể
khi biết chuyển hóa lời trực tiếp và lời độc thoại nội tâm của nhân vật vào lời gián tiếp tự
do. Tiểu xảo này đã giúp người đọc tiếp nhận diễn ngôn NKC nhưng vẫn cảm được cái

“thần” và “hồn” của nhân vật.
Lời gián tiếp tự do xuất hiện dày đặc trong tác phẩm cho thấy quyền lực của NKC trong
truyện kể đã được nhà văn đẩy lên mức tối cao. Thông qua phát ngôn gián tiếp tự do, NKC
kiểm soát tất cả mọi thứ diễn ra bên trong suy nghĩ và tâm hồn nhân vật. Tự sự theo lối
này, Lan Khai chứng tỏ mình đã nắm bắt khá tốt vai trò của NKC trong truyện kể, đồng
thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút của mình.
2.3. Thành phần xen và ý thức của nhà văn trong việc tạo tính nhịp điệu cho truyện kể
2.3.1. Thành phần xen - phương tiện xây dựng thời lưu (durée)
Thời lưu là dòng thời gian vận động xuyên suốt truyện kể. Độ chênh giữa thời gian sự
kiện được kể lại và thời gian đáng lẽ sự kiện đó phải có dẫn đến ý nghĩa về thời lưu khác
nhau. Muốn tạo được “độ chênh” này, nhà văn buộc phải vận dụng linh hoạt những yếu tố
ngoài cốt truyện để gia giảm tốc độ xảy ra sự kiện nói riêng và tốc độ của truyện kể nói
chung.
Nhìn tổng thể, tiểu thuyết “Lầm than” được Lan Khai cấu trúc thành 18 chương, với
tổng dung lượng là 179 trang. Như vậy, lưu lượng trung bình cho mỗi chương tiểu thuyết
là ~ 10 trang. So với các tiểu thuyết đương thời thì dung lượng này khá nhỏ. Tuy nhiên với
25 lớp sự kiện chính của cốt truyện / 179 trang tức khoảng hơn 7trang / một lớp sự kiện thì
chứng tỏ nhà văn đã có sự gia công khá kỹ lưỡng cho việc kiến tạo các thành phần ngoài
cốt truyện.
2.3.2. Thành phần xen – “công cụ” đắc dụng trong việc thiết lập thời sai
Thời sai là sự không bền vững về tốc độ truyện kể. Yếu tố này được xác định dựa trên
mối quan hệ giữa thời lưu của sự kiện và độ dài của văn bản. Để xác định nhịp kể của tiểu
thuyết “Lầm than”, cần xác định những trường đoạn sự kiện lớn của truyện kể. Sau đó xác
định thời gian cốt truyện của sự kiện, tương ứng với số trang dung chứa sự kiện. Tỉ lệ
chênh lệch giữa hai đối tượng được khảo sát sẽ là căn cứ để xác định tốc độ và nhịp điệu
của tiểu thuyết.
Xét ở góc độ cấu trúc vĩ mô, từ chương 1 đến chương 9 tác phẩm (92 trang đầu) tốc độ
kể khá chậm rãi (30.7 trang/1ngày) nhanh dần từ chương 10 và đạt tốc độ cao nhất ở nửa
đầu chương 12 (0.5 trang/1 năm). Đáng chú ý: chương 1 đến chương 9 của tác phẩm chỉ
diễn ra trong vòng 3 ngày đêm, nội dung xoay quanh những sinh hoạt đời thường của nhân

vật với 10 sự kiện chính. Trong khi đó, thời gian thực của mỗi sự kiện chỉ kéo dài trong vài
tiếng đồng hồ). Điều này chứng tỏ, ngoài hệ thống cốt truyện, nhà văn phải sử dụng đến
một dung lượng khá lớn các thành phần xen để “lấp liếm” độ dài văn bản tác phẩm.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
Xét ở góc độ cấu trúc vi mô, ngay cả khi tương đương nhau về thời gian văn bản (10
trang) nhưng giữa các sự kiện 3- 6 – 7 – 14 – 15 – 16 vẫn có độ chênh khá rõ về thời gian
sự kiện. Ví dụ cả hai sự kiện 7 và 14 đều chiếm trọn dung lượng của một chương (chương
7 và 13). Nhưng nếu sự kiện 14 chỉ diễn ra trong vòng vài chục phút thì 7 kéo dài đến hết
buổi. Sở dĩ sự kiện 7 chỉ vài chục phút mà được trần thuật cả 10 trang giấy là vì nhà văn đã
chêm xen một dung lượng khá lớn thành phần lời gián tiếp tự do và lời TTNĐ.
Văn bản truyện kể không thể không tồn tại sự chệnh lệch giữa thời gian được trần thuật
và thời gian trần thuật. Vì vậy, có thể nói, với những chức năng linh hoạt của mình, thành
phần xen luôn là một công cụ đắc dụng trong việc thiết lập thời sai.

2.3.3. Thành phần xen – yếu tố tạo quãng ngưng
, n
, trong mạch trần thuật không phải
.
. P
.
3. Kết luận
Chúng tôi cho rằng: thành phần xen là một yếu tố rất có giá trị, tuy rằng không có khả
năng làm thay đổi hay chuyển hướng cốt truyện song nó lại có tác dụng thúc đẩy diễn tiến
cốt truyện cũng như dẫn dắt tích cực sự phát triển của cốt truyện.
Khảo sát “Lầm than”, chúng tôi nhận thấy sự có mặt của thành phần xen đã làm rạn vỡ
các trường đoạn sự kiện . Đồng thời, chính thành phần xen đã góp phần đẩy quyền lực của
NKC lên cao. Bằng những cách này, Lan Khai đã có ý thức đẩy cốt truyện xuống hàng thứ
yếu, bước đầu kìm hãm vai trò của cốt truyện theo quan niệm truyền thống.
Ngoài ra, trong “Lầm than”, Lan Khai đã sử dụng thành phần xen như một công cụ đắc

lực giúp thời lưu sự kiện “giãn nở” từ đó làm chậm diễn tiến cốt truyện và giảm nhanh tốc
độ truyện kể, tạo nhịp điệu trần thuật cho truyển kể.
Đề tài đã chỉ rõ tính hiện đại rõ nét trong tiểu thuyết “Lầm than”. Có thể xem, đây là kết
quả của một quá trình nỗ lực tìm tòi và cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết của Lan Khai,
qua đó, cho thấy những đóng góp đầy ý nghĩa của Lan Khai trong tiến trình vận động của
văn học Việt Nam hiện đại.



Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] 1. Trần Mạnh Tiến (Chủ biên), 2006, Lan Khai – Nhà văn hiện thực xuất sắc, NXB
Hội Nhà văn.
[2] 2. Trần Mạnh Tiến (2004). Lan Khai – Lầm Than (Chuyên khảo và tác phẩm), NXB
Văn hoá Thông tin, Hà Nội
[3] 3.Trần Mạnh Tiến (2004), Nhìn lại “Lầm Than” của Lan Khai, mục Nghiên cứu Văn
học, Tạp chí nghiên cứu Lý luận và Lịch sử văn học, số 1

CÁC THÔNG TIN KHÁC
Họ và tên: Lê Thị Thanh Tịnh
Địa chỉ liên hệ: 44 – Trần Huy Liệu, Quận Cẩm lệ, Tp. Đà Nẵng
Số điện thoại liên hệ: 01686.73.73.94
Email:
Chữ kí của tác giả:


×