Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÁO CÁO " PHÁT TRIỂN DU LỊCH KẾT HỢP TEAMBUILDING TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.38 KB, 6 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1

PHÁT TRIỂN DU LỊCH KẾT HỢP TEAMBUILDING
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TOURISM DEVELOPMENT COMBINED WITH TEAMBUILDING
IN DANANG CITY
SVTH: Huỳnh Thị Phú Xuân, Trương Thị Thanh Tâm, Phùng Khắc Đức
Lớp 09CVNH, Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: ThS. Nguyễn Xuyên
Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư phạm

TÓM TẮT
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận Teambuilding, đề tài đi sâu vào tìm hiểu tiềm năng, thực
trạng phát triển loại hình du lịch kết hợp Teambuilding tại Đà Nẵng cũng như đưa ra những định
hướng và giải pháp phát triển loại hình du lịch này. Qua đó góp phần đa dạng hóa loại hình du lịch,
sản phẩm du lịch cho địa phương cũng như làm cơ sở để việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao cho các tổ chức, doanh nghiệp trong thời kì kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập.
ABSTRACT
Based on Teambuilding theoretical research, this subject go deep into learning about
potentials, real situation of Teambuilding forms of tourism development in Danang. From that point,
it proposes orientations and solutions of developing this form of tourism and contributes to diversify
local tourism forms and products as well as developt high-quality human resources for bussinesses
in the period of market economy - openness and integration.

1. Đặt vấn đề
Nhu cầu về xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi, có tinh thần làm việc đồng đội cao và
bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng biệt đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên,
đây là vấn đề không hề đơn giản với bất kì nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào. Những năm
gần đây, Teambuilding - một hình thức du lịch vừa giải trí, thư giãn vừa đề cao tinh thần
đồng đội đang thu hút sự quan tâm rất lớn của du khách, nhất là các tổ chức, doanh nghiệp


lớn.
Đà Nẵng là thành phố trẻ, năng động và có sự phát triển kinh tế vượt bậc. Với
nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, thành phố có tiềm
năng và lợi thế rất lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, Đà Nẵng vẫn chưa khai thác hết
tiềm năng và lợi thế của mình. Bên cạnh đó, việc khai thác các tour của các công ty lữ hành
vẫn còn hạn chế. Việc phát triển các sản phẩm du lịch còn rời rạc, thiếu tính sáng tạo và
không mang lại hiệu quả cao. Do đó, các chương trình du lịch dễ gây nhàm chán cho du
khách. Việc xây dựng sản phẩm du lịch mới làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần
vào sự phát triển du lịch của thành phố là một trong những vấn đề cần được sự quan tâm
đầu tư đúng mức.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Phát triển du lịch kết hợp
Teambuilding tại thành phố Đà Nẵng.


Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận chung
2.1.1. Nhu cầu và khả năng tổ chức các hoạt động du lịch
- Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu
này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu
cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp). Nhu cầu du lịch phát
sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xã hội và trình độ sản xuất xã hội.
- Sự phát triển của du lịch chịu ảnh hưởng của các yếu tố: tài nguyên du lịch (tự nhiên
và nhân văn) và các điều kiện để phát triển du lịch (các điều kiện về kinh tế, xã hội, chính sách
phát triển du lịch, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch) [5, tr.19].
2.1.2. Tổng quan về du lịch kết hợp Teambuilding
- Teambuilding là những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ, kết hợp các yếu
tố thực hành - đánh giá - đào tạo - tạo động lực, nhằm mục đích mang mọi người đến gần
nhau hơn, tạo nên sức mạnh cùng hướng đến mục tiêu chung của tập thể và doanh nghiệp.

- Đặc điểm, vai trò và chức năng của Teambuilding.
+ Đặc điểm: Tính tự rèn luyện, tính tập thể, tính ngoài công việc và tính chuyên
nghiệp.
+ Vai trò: là giải pháp nhân sự quan trọng, sự rèn luyện kĩ năng bằng hành động,
tăng cường mối quan hệ giữa con người với nhau, giúp cá nhân hiểu được ưu, nhược điểm
của bản thân và hòa nhập với phương thức làm việc hiện đại.
+ Chức năng của Teambuilding gồm có chức năng giáo dục, liên kết và giải trí.
- Điểm khác biệt lớn nhất giữa Teambuilding du lịch và hoạt động Teambuilding
thông thường chính ở sự thư giãn, giải trí cao.
- Các loại hình Teambuilding được phân loại theo nhóm đối tượng, theo không gian
tổ chức và mục đích của đội. Trong đó một số loại hình hoạt động Teambuilding tiêu biểu
là Teambuilding games, Meeting tour, Exhibition tour, Study tour và Sport tour [3, tr.19-
20].
2.1.3. Vài nét về tình hình phát triển du lịch kết hợp Teambuilding trên thế giới và ở Việt
Nam
Teambuiding phát triển mạnh ở các nước có nền kinh tế phát triển cao như Mỹ,
Anh, Pháp, Thụy Điển. Ở Việt Nam, loại hình du lịch này còn khá mới mẻ. Một số địa
phương đã và đang phát triển loại hình du lịch kết hợp Teambuilding là Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Nha Trang, Quảng Ninh
2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch kết hợp Teambuilding tại Đà Nẵng
2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch kết hợp Teambuilding tại Đà Nẵng
:
-

Cơ sở hạ tầng phát triển khá đồng bộ với hệ thống giao thông vận tải lớn, quy mô
và hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông, hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch
được đầu tư tốt. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng phát triển mạnh, với các cơ sở lưu trú,
ăn uống, vận chuyển du lịch và cơ sở vui chơi, giải trí chất lượng, hiện đại.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3

Đà Nẵng cũng là địa điểm tổ chức các giải thi đấu thể dục - thể thao, các lễ hội văn
hóa truyền thống và những lễ hội hiện đại không chỉ mang tầm vóc quốc gia mà còn vươn
xa ra tầm cỡ quốc tế.
2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch kết hợp Teambuilding
a. Hiện trạng phát triển du lịch kết hợp Teambuilding và nhu cầu du lịch kết
hợp Teambuilding qua kết quả khảo sát
Biểu đồ 1. Hiện trạng sử dụng loại hình du lịch kết hợp Teambuilding của nhóm đối tượng cán bộ, nhân viên
các tổ chức, doanh nghiệp.




Kết quả khảo sát cho thấy đa số những người làm việc trong các doanh nghiệp cũng
16%
8%
76%
0%
Chưa bao giờ
13
Thường xuyên

Có nhưng rất ít

Biểu đồ 2. Hiện trạng sử dụng loại hình du lịch kết hợp Teambuilding của nhóm đối tượng sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng.
25%
3%
72%
0%
Chưa bao giờ


Thường xuyên

25%

Không sử dụng
Có nhưng rất ít

Không sử dụng

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
như sinh viên chưa biết nhiều về loại hình du lịch này và việc các doanh nghiệp, tổ chức xã
hội sử dụng loại hình du lịch mới này chưa nhiều, thậm chí là quá ít. Kết quả khảo sát còn
cho thấy công tác quảng bá, tiếp thị tại của các công ty du lịch chưa rộng rãi, hiệu quả của
công tác quảng bá chưa cao. Cần có sự đầu tư nghiên cứu bài bản, tìm hiểu kĩ lưỡng để áp
dụng vào thực tiễn.
b. Việc khai thác và sử dụng dịch vụ Teambuilding trong hoạt động du lịch tại
Đà Nẵng
Theo điều tra thực tế của chúng tôi thì hiện nay, trên địa bàn thành phố có 111 đơn
vị kinh doanh lữ hành thì ước tính có khoảng 30% công ty lữ hành đã và bắt đầu ứng dụng
Teambuilding vào hoạt động du lịch. Trong đó có các công ty đã ứng dụng hiệu quả và
tương đối phát triển loại hình này như : Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam (Vitour), công
ty Du lịch Vietravel, công ty TNHH Event & Travel Hoàng Gia, công ty cổ phần du lịch
Greentour [4].
c. Lượng khách, doanh thu
- Lượng khách
Hoạt động kinh doanh ngành du lịch thành phố tăng trưởng đều qua các năm.
Trong năm 2010 ngành du lịch thành phố Đà Nẵng đón tiếp và phục vụ 1.770.000 lượt
khách du lịch, trong đó có 370.000 lượt khách quốc tế và 1.400.000 lượt khách nội địa.

Đặc biệt, năm 2011 tổng lượt khách du lịch đến với Đà Nẵng ước đạt 2.350.000 lượt, tăng
33% so với năm 2010.
Các công ty ở Đà Nẵng chỉ mới bắt đầu ứng dụng Teambuilding trong du lịch trong
thời gian gần đây vì vậy rất khó để thống kê một cách chính xác. Theo kết quả điều tra
thực tế tại các công ty như: Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam (Vitour), công ty Du lịch
Vietravel, công ty TNHH DVDL Công Đoàn, công ty cổ phần Du lịch Greentour, Công ty
Du lịch Nhất Phong, Saigontourist… trung bình mỗi năm các công ty này tổ chức loại hình
du lịch kết hợp Teambuilding cho khoảng 4-5 đoàn khách số lượng từ 100 đến 200 người.
Đối tượng đa phần là các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài, doanh nghiệp
tư nhân.
- Doanh thu du lịch
Bảng 1. Doanh thu du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2006-2011
Chỉ
tiêu

ĐVT

2006

2007

2008

2009

2010

2011
Doanh
thu

DL
Tỉ
đồng
435
625,789
874,461
900
1,239.000
1,692.000
“Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng”
Teambuilding là loại hình trò chơi nằm trong gói tham quan của các công ty lữ
hành, vì vậy không có chi phí cụ thể và rất khó xác định doanh thu từ hoạt động du lịch kết
hợp Teambuilding một cách chính xác. Từ khảo sát thực tế cho thấy, các chương trình du
lịch Teambuilding chưa phổ biến, doanh thu của hoạt động du lịch kết hợp Teambuilding
tại thành phố không đáng kể [4].
2.2.3. Đánh giá chung
Thành phố có tiềm năng và lợi thế rất lớn để phát triển du lịch kết hợp
Teambuilding. Tuy nhiên, hoạt động khai thác loại hình du lịch này vẫn chưa nhiều và
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
chưa mang lại hiệu quả cao. Hiện nay một số đơn vị kinh doanh du lịch kết hợp
Teambuilding đang đẩy mạnh công tác quảng bá cũng như xây dựng các chương trình đặc
sắc nhằm thu hút khách du lịch tham gia loại hình này vì vậy thành phố cần có những
chính sách phù hợp để phát triển loại hình du lịch này.
2.3. Định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch kết hợp Teambuilding tại
Đà Nẵng
2.3.1. Những căn cứ để đưa ra các định hướng, đề xuất
2.3.2. Định hướng phát triển du lịch kết hợp Teambuilding
a. Định hướng thị trường khách du lịch
Cần nghiên cứu đặc điểm thị trường khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.

Cần triển khai những chương trình và giá cả phù hợp cho từng loại đối tượng. Đặc biệt, các
doanh nghiệp lớn có nhu cầu về du lịch kết hợp đào tạo nhân lực chất lượng.
b. Định hướng phát triển thành sản phẩm du lịch chất lượng
Chú trọng từ khâu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, từ nghiên cứu đến quản lý,
kinh doanh, phục vụ. Cần liên kết với các trung tâm đào tạo Teambuilding nổi tiếng để học
hỏi kinh nghiệm.
2.3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch kết hợp Teambuilding
a. Về phát triển nguồn nhân lực
- Nhóm giải pháp dành cho các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch
- Nhóm giải pháp dành cho các doanh nghiệp
- Nhóm giải pháp dành cho các cơ sở đào tạo
b. Về công tác quảng bá
Sử dụng đa dạng phương tiện quảng cáo, tăng cường phối hợp với các hãng hàng
không, đảm bảo tính trung thực của sản phẩm, dịch vụ du lịch Teambuilding.
c. Bảo vệ cảnh quan du lịch
Các hoạt động của các tổ chức, cá nhân liên quan cần tuân thủ các yêu cầu về bảo
vệ cảnh quan; ưu tiên đầu tư cho các dự án du lịch đã có các giải pháp cụ thể ; đầu tư cho
công tác nghiên cứu khoa học công nghệ mới về bảo vệ môi trường trong phát triển du
lịch.
3. Kết luận
Với việc nghiên cứu đề tài này, nhóm nghiên cứu mong rằng sẽ góp phần vào việc
xây dựng loại hình du lịch kết hợp Teambuilding thành sản phẩm du lịch thiết thực để đa
dạng hóa sản phẩm du lịch tại Đà Nẵng, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của thành
phố cũng như giải quyết một phần nào đó vấn đề chung của các doanh nghiệp trong việc
đào tạo, phát triển nguồn nhân sự. Từ đó nâng cao vị thế, hình ảnh thương hiệu du lịch Đà
Nẵng trong mắt bạn bè, du khách trong và ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bảng tổng hợp kết quả khảo sát nhu cầu sử dụng loại hình du lịch kết hợp
Teambuilding (M.01 và M.02).

[2] Đào Công Bình (chủ biên), (2009), Thực hành kỹ năng quản trị nguồn lực, Nxb thành
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
6
phố Hồ Chí Minh.
[3] Nguyễn Thị Nam (2010), Tìm hiểu hoạt động Teambuilding của sinh viên ngành Văn
hóa du lịch trường Đại học dân lập Hải Phòng (Luận văn tốt nghiệp).
[4] Tài liệu điền dã, thực tế, phỏng vấn.
[5] Trần Đức Thanh, (2008), Nhập môn khoa học du lịch (in lần thứ 5), Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội.

×