Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BÁO CÁO " ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VỀ CHE NẮNG CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH THUẬN " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.06 KB, 4 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN
TRÚC VỀ CHE NẮNG CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH THUẬN
SITUATION ASSESSMENT AND MADE SOLUTIONS FOR ARCHITECTURAL
DESIGN FOR COVER SUN HOSPITAL BINH THUAN PROVINCE

SVTH: Hà Huy Quyết
Lớp 09KT, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
GVHD: KTS. Lưu Thiên Hương
Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Bệnh viện là cơ sở để khám và chữa trị bệnh cho bệnh nhân, bên cạnh đó nó còn là nơi
mà các y bác sĩ công tác hằng ngày. Chính vì vậy, các điều kiện vi khí hậu trong bệnh viện phải
đảm bảo để người bệnh và y bác sĩ cảm thấy tiện nghi, thoải mái. Nhưng vấn đề bức xúc là hiện
tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình thuận lại hứng chịu rất nhiều bất lợi về bức xạ Mặt Trời, chủ yếu
là do lỗi thiết kế kiến trúc gây nên. Vì vậy, báo cáo này sẽ tập trung vào hai phần chính: đánh giá
thực trạng của Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Thuận, thông qua so sánh với cơ sở lý luận nghiên
cứu để đưa ra những giải pháp cải tạo phù hợp.
Từ khoá: vi khí hậu; thiết kế che nắng; bức xạ mặt trời
ABSTRACT
Hospital as a basis for examination and treatment for patients, besides it is where the
doctors work every day. Therefore, the micro-climate conditions in the hospital should ensure
that patients and doctors feel comfortable, relaxed. But the pressing issue is the current Hospital
Binhthuanto suffer many disadvantages of solar radiation, mainly due to errors caused architectural
design. Therefore, this report will focus on two main parts: Assessing the Status of General
Hospital of Binhthuan province, through comparison with a theoretical basis to provide research
solutions to improve accordingly.
Key words: microclimate; sunshades design; solar radiation



1. Đặt vấn đề
Bình Thuận là một trong những tỉnh thành được đánh giá có đặc điểm khí hậu khắc
nghiệt nhất cả nước, với đặc trưng là nắng nóng và gió. Trong điều kiện như vậy, việc thiết
kế những không gian kiến trúc phải giải quyết được khó khăn nêu trên, mang lại những
không gian kiến trúc tiện nghi là nhu cầu tất yếu, đặc biệt là những công trình công cộng
như bệnh viện…
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận được khánh thành vào ngày 01.07.2005, với
quy mô 500 giường. Bệnh viện nằm trên đường Trường Chinh, Tp. Phan Thiết, Tỉnh Bình
Thuận. Bệnh viên được xây theo hướng Tây – Tây Bắc, cộng với việc có nhiều thiếu sót
trong quá trình thiết kế, nên khi đưa vào sử dụng, bệnh viện tồn tại những vấn đề về che
nắng, chống nóng… gây khó khăn, mất tiện nghi cho người bệnh và các y bác sĩ trong
bệnh viện.
Đánh giá lại hiện trạng và đưa ra giải pháp cải tạo về quy hoạch tổng mặt bằng, giải
pháp cải tạo mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt một cách hợp lý, là một việc cần thiết, nhằm
mang lại điều kiện vi khí hậu tốt hơn, không gian tốt hơn cho bệnh nhân.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
2. Cơ sở lý luận nghiên cứu
2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu - Tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa: từ
tháng 5 đến tháng 10; mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình:
27,0
o
C; lượng mưa trung bình năm: 1.024 mm; độ ẩm tương đối: 79%; tổng số giờ nắng:
2.459 h/ năm. Tóm lại Bình Thuận – là một tỉnh nằm trong vùng khô hạn nhất nước ta, có
khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng quanh năm, lượng mưa trung bình năm thấp…
2.2. Cơ sở khoa học của thiết kế che nắng cho loại hình công trình bệnh viện
Báo cáo tham khảo các yêu cầu thiết kế trong các TCXDVN:
- TCXDVN 365: 2007 - Bệnh Viện Đa Khoa. Hướng dẫn thiết kế.(BH 15/05/2007).

- TCVN 4605: 1988 - Kỹ thuật nhiệt - Kết cấu ngăn che. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4088: 1985 - Số kiệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng.
2.3. Đánh giá thực trạng thiết kế che nắng của Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Thuận
2.3.1 Thực trạng
Bệnh viện được hoàn thành xong vào năm 2007 và được đưa vào sử dụng. Hướng
mặt đứng chính của bệnh viện là hướng Tây – Tây Bắc, nhưng lại không có giải pháp che
nắng hợp lý nên trong ngay thời gian đầu sử dụng, người bệnh và các y bác sĩ đã thấy rất
bất tiện với tình trạng nắng (Bức xạ mặt trời) chiếu trực tiếp vào phòng.
Mặt cắt điển hình kết cấu che nắng khu nội trú
(α = 72
o
) và biểu đồ đánh giá hiệu quả che nắng.

Góc α hiện trạng của kết cấu che nắng là α = 72
o
,
trong khi góc α yêu cầu để thiết kế là α = 30
o
, như vậy
khả năng che nắng của kết cấu không đạt yêu cầu. Đây chính là một trong số rất nhiều bất
cập trong thiết kế. Dẫn đến bức xạ mặt trời có thể chiếu trực tiếp vào phòng. Sau này, để
giải quyết vấn đề bất cập tồn tại, một giải pháp che nắng được sử dụng là lam nhôm. Tuy
nhiên, khi phân tích mặt cắt cho thấy lam nhôm được sử dụng không đạt yêu cầu, vì quá
kín, giúp che ánh nắng trực tiếp nhưng đồng thời cũng ngăn không cho ánh sáng tự nhiên
vào…






Tổng mặt bằng hiện trạng bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Thuận
Việc thiết kế cảnh quan, cây xanh không được chú trọng trong hiện trạng của bệnh
viện. Chính việc này đã góp phần làm tăng lượng bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp vào công
trình.
Qua góc chụp cho thấy việc thiết kế cảnh quan xung quanh bệnh viện không đạt
yêu cầu, các loại cây được sử dụng hầu hết cà các loại cây nhỏ, thấp, trồng rời rạc…Nên
không thể tận dụng nó để giảm lượng bức xạ mặt trời chiếu vào công trình.
2.3.3 Các giải pháp che nắng theo từng hướng cho công trình
Kiểm tra giải pháp che nắng các hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc công trình:
Hầu hết các hướng, việc xử lý che nắng đều không đạt, đặc biệt là hướng Tây Nam, sử
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
dụng quá nhiều kính, trong khi hướng này hấp thụ bức xạ mặt trời nhiều nhất.




Như vậy, với hiện trạng công trình như đánh giá ở trên, việc nghiên cứu và đề xuất
các giải pháp thiết kế cải tạo kiến trúc che nắng cho công trình là cần thiết, cần làm ngay
để giúp cải thiện điều kiện làm việc cho bệnh viện, nhắm nâng cao khả năng phục vụ của
công trình.
3. Đề xuất giải pháp cải tạo
3.1 Giải pháp về quy hoạch Mặt bằng tổng thể
Mặt đứng hướng Tây, Tây Bắc là mặt đứng chính và nhận
nhiều bức xạ trực tiếp từ mặt trời. Hơn nữa, không gian cảnh
quan và cây xanh ở khu vực này lại không được chăm chút. Sau
đây là một phương án cải tạo cảnh quan khu vực trung tâm của
bệnh viện.
Về quy hoạch và sự dụng cây xanh: Loại cây được sử dụng phải là loại cây chịu
được khí hậu của tỉnh Bình Thuận, dễ trồng, giá thành phù hợp trồng với số lượng nhiều…

như xà cừ, hoa phượng vàng (Lim xẹt).
3.2 Giải pháp về mặt đứng
Sử dụng lam đứng, dán phim cách nhiệt lên kính cho mặt đứng hướng Tây, Tây
Nam.
Thư viện Surry Hills, một trong các công trình mẫu mực về thiết kế
che nắng bằng việc sử dụng các tấm lam đứng có khớp xoay.

- Sử dụng kính phản quang hoặc các loại phim dán
cách nhiệt lên các bề mặt kính để hạn chế hấp thụ
bức xạ mặt trời của kính
- Sử dụng lam nhôm chắn nắng trên mặt đứng công
trình, với một số hình dáng như tấm chắn nắng hai mặt
hình cánh máy bay, chớp chắn nắng chữ C, chớp lật…
- Sử dụng mành dạng lá chớp nội thất, mành sáo ngoại
thất là một giải pháp ngăn nắng chiếu trực tiếp vào
nhà, giúp cho không gian bên trong trở nên mát mẻ
hơn nhiều, và vẫn rất thông thoáng.
- Ngoài ra, còn có thể sử dụng phương pháp trồng cây xanh ở mặt đứng
bất lợi nhất của công trình.

3.3 Giải pháp về mặt cắt
Yêu cầu che nắng của công trình bệnh viện là đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng
bệnh viện, không được có nắng chiếu trực tiếp lên giường bệnh nhân, hay bàn làm việc của
y bác sĩ, khu vực kho thuốc và các thiết bị y tế…Tức là giờ che nắng phải từ 7h – 17h
trong ngày và đón nắng vào sáng sớm, mùa đông… giúp diệt khuẩn, tăng cường sức khoẻ
cho bệnh nhân.
Sau khi tính toán, ta có được góc α = 30°. Thì tuỳ vào ý đồ thiết kế kiến trúc mà ta
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
chọn hình thức kiến trúc của kết cấu che nắng cho phù hợp, sau đó dựa vào chỉ số α = 30°.

để tính toán ra kích thước hợp lý cho kết cấu đó, vì cấu tạo không cho phép các kết cấu quá
kích cỡ.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần đề xuất giải pháp, việc thiết kế cải tạo các hành
lang bên, ô văng… là không hợp lý và thuyết phục, vì công trình đã đưa vào sử dụng từ
năm 2005. Nên việc đưa ra các giải pháp thiết kế kết cấu che nắng phụ hợp với điều kiện
khí hậu địa phương là không cần thiết. Phần này nhằm giới thiệu quy trình tính toán để ứng
dụng cho thiết kế mới.
3.4 Giải pháp kết hợp
Giải pháp này kết hợp các giải pháp truyền thống quen thuộc
như cột, dầm, conson, mái đua vươn ra khỏi tường nhà… đan xen với
xu hướng hiện nay, là kết hợp với cây xanh, có tác dụng che nắng,
chống nóng cho công trình, nhắm tiết kiệm năng lượng cho công trình.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Với thực trạng của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận như hiện nay, một mặt
xuống cấp do qua thời gian sử d ụng, m ặt kh ác, ngay từ trong thiết kế ban đầu, đã vấp
phải khá nhiều lỗi, mặc dù đã cố gắng khắc phục nhưng vẫn chưa triệt để, nhất là các vấn
đề về vi khí hậu cho công trình. Mà nguyên nhân chính là do thiết kế che chắn bức xạ mặt
trời (che nắng) chưa hiệu quả, dẫn đến hoạt động của y bác sĩ, cũng như sinh hoạt của bệnh
nhân gặp nhiều khó khăn, không tiện nghi.
4.2. Kiến nghị
Đề tài đã đưa ra được những đánh giá về hiện trạng dữa trên các cơ sở khoa học
cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cải tạo nhắm
khắc phục các bất cập trong thiết kế và nâng cao chất lượng phục vụ cho bệnh viện.
Các kết quả đề xuất trên có thể ứng dụng trực tiếp vào công tác cải tạo tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Thuận nói riêng, và công tác nghiên cứu, thiết kế mới, thiết kế cải
tạo cho các công trình công cộng có hướng bất lợi nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ths. KTS. Lương Xuân Hiếu (2011), “Bài giảng môn Vật Lý Kiến Trúc”, Trường

Cao Đẳng Công Nghệ Đà Nẵng.
[2] Neufert (2004), “Dữ Liệu Kiến Trúc Sư”, NXB Thống Kê, tr 33 – 37.

×