Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÓ THỂ BIẾN THAN ĐÁ THÀNH XĂNG KHÔNG ? đều biết xăng là loại pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.63 KB, 5 trang )

CÓ THỂ BIẾN THAN ĐÁ THÀNH XĂNG KHÔNG ?

Mọi người đều biết xăng là loại nhiên liệu quan trọng được chưng
luyện từ dầu mỏ. Ngoài xăng, từ dầu mỏ người ta còn sản xuất được
etylen, propylen, butadien, phenol, toluen, xylen, cồn, cùng nhiều loại
nguyên liệu quan trọng trong công nghệ sản xuất hóa chất.
Nhưng lượng dầu mỏ trên Trái Đất không nhiều, so với dầu mỏ thì trữ
lượng than đá phong phú hơn nhiều, có thể còn sử dụng được đến mấy
trăm năm. Ở nhiều nước than đá là nguồn năng lượng quan trọng trong
sản xuất công nghiệp và trong đời sống hằng ngày. Khi dùng than đá
làm nhiênliệu đốt trực tiếp có mấy nhược điểm sau đây: một là hiệu
suất sử dụng nguyên liệu thấp; hai là trong than đá có nhiều hợp chất
hóa học có ích, nếu tận dụng được chúng vào đúng mục đích thì sẽ có
lợi kinh tế lớn hơn là đem đốt làm nhiên liệu; ba là khi dùng than để đốt
sẽ gây ô nhiễm môi trường. Liệu có thể có cách gì tránh được các
nhược điểm kể trên?
Than đá và dầu mỏ đều thuộc loại nhiên liệu hóa thạch, hợp chất chủ
yếu trong cả hai loại nhiên liệu hóa thạch này đều do hai nguyêntố
cacbon và hydro tạo nên. Hai nguyên liệu hóa thạch này chính là “hai
anh em màu đen” là họ hàng thân thiết của nhau. Điểm khác nhau lớn
nhất của hai loại nhiên liệu là hàm lượng hydro trong chúng khác nhau.
Hàm lượng hydro trong dầu mỏ là 11% - 14%, còn ở than đá là 5-8%.
Chính nhờvậy mà có thể biến than đá thành xăng. Từ hơn 50 năm về
trước, các nhà hóa học đã nghiên cứu và tìm được biện pháp biến than
đá thành xăng trong phòng thí nghiệm. Người ta đã tìm cách tăng hàm
lượng hydro trong các hợp chất có trong than đá. Trước hết người ta
nghiền than đá thành bột mịn, sau đó thêm dung môi, rồi sục khí hydro.
Sau đó dưới điều kiện áp suất cao và nhiệt độ 380 - 460°c, hydro sẽ tác
dụng với than đá và tạo ra “xăng nhân tạo” và các hợp chất có khối
lượng phân tử thấp khác. Dùng biện pháp chưng phân biệt, ta có thể
nhận được phần xăng nhân tạo, dầu mazút cùng các nhiên liệu khác.


Nội dung của phương pháp điều chế xăng nhân tạo là trước hết biến
than đá thành khí than. Bổ sung khí hydro vào khí than và khống chế để
tỷ lệ mono, oxyt cacbon: hy- dro = 1:2. Dưới tác dụng xúc tác của sắt,
coban hay niken ở điều kiện nhiệt độ 200°c, hai chất sẽ tác dụng với
nhau tạothành hợp chất mới. Trong sản phẩm tạo thành có đến 83% là
xăng, còn lại là mazut và nhiều hợp chất khác. Do việc biến than đá
thành khí than là một công nghệ khá quen thuộc nên kỹ thuật điều chế
xăng như vừa mô tả thực hiện tương đốidễ dàng. Ngoài ra người ta có
thể tổng hợp rượu metylic tổng hợp được xăng. Phương pháp đã nêu
khá đơn giản và hữu hiệu. Nếu dùng chất xúc tác thích hợp người ta có
thể chuyển hóa 99% rượu metylic thành xăng. Hơn nữa với phương
pháp này việc tiêu hao năng lượng trong quá trình chuyển hóa rất nhỏ,
do đó giá thành điều chế xăng chỉ hơi cao hơn điều chế rượu metylic
một ít.
Với quá trình chế biến than đá thành xăng, người ta có thể loại bỏ được
phần lớn các tạp chất có hại cho cơ thể và môi trường. Hơn nữa so với
dầu mỏ thì việc chuyên chở than đá thực hiện được dễ dàng hơn, nên
nhiều quốc gia tìm cách mở rộng quy mô các nhà máy sản xuất xăng
dầu đi từ than đá. Đồng thời các nhà khoa học cũng đang tìm cách cải
tiến phương pháp biến than đá thành xăng dầu cho tốt hơn, để có thể
biến một phần than đá có trữ lượng khá phong phú thành xăng dầu,
phục vụ cho lợi ích của loài người.

DỤNG CỤ PHÂN TÍCH RƯỢU CÓ THỂ PHÁT HIỆN LÁI XE
ĐÃ UỐNG RƯỢU
Ngày nay do trình độ phát triển của xã hội, đã xuấthiện nhiều đường
cao tốc. Trên các đưòng cao tốc, các phương tiện giao thông có thể đi
lại với tốc độ rất cao. Trên các đường cao tốc này nếu lái xe đãuống
rượu thì rất dễ tai nạn. Vì vậy cơ quan quản lý giao thông nghiêm cấm
các lái xe điều khiển xe sau khi đã uống rượu.

Để kiểm tra các lái xe có uống rượu hay không khi đã lái xe, các cảnh
sát giao thông cần có các biện pháp kiểm tre đơn giản nhưng phải chính
xác, nhanh chóng. Muốn làrr được việc đó các nhân viên kiểm tra giao
thông phải nhc đến hoá học.
Cho dù việc phân tích được tiến hành theo phương pháp nào thì cũng
phải đạt yêu cầu là nhanh chóng, chính xác phát hiện được các lái xe có
uống rượu hay không.Thành phần chính của các loại thức nước uống có
cồn là rượu etylic. Đặc tính chủ yếu của rượu etylic là dễ bị oxi hoá và
khi rượu gặp các chất oxy hoá thì chất oxy hoá dễ khử để trở thành
dạng khử tương ứng của chất oxy hoá đó. Có rất nhiều chất oxy hoá có
thể tác dụng với rượu nhưng người ta chọn một chất oxy hoá là oxit
crom hoá trị +6 có công thức là Cr0
3
. Đây là một chất oxy hoá rất
mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit
crom hoá trị 6+ khi gặp rượu etylic sê bị khử thành oxit crom hoá trị ba
(+3). Crom (III) oxit là hợp chất có màu xanh đen.
Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích có chứa bột
crom (VI) oxit. Khi lái xe hà hơi thở vào dụng cụ phân tích, nếu trong
hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với crom (VI) oxit và
biến thành crom (III) oxit, khi đó bột sẽ chuyển thành màu xanh đen.
Đây là thiết bị kiểm tra rượu hết sức nhạy và không người lái xe nào đã
uống rượu mà có thể lọt lưới. Đây là biện pháp nhằm cấm các lái xe đã
uống rượu mà lại lái xe, ngăn chặn xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Với các thiết bị kiểm tra kiểu cũ, sự đổi màu của crom oxit được bộ
cảm biến điện tử nhận dạng và chuyển thành tín hiệu âm thanh (ví dụ
tiếng ong kêu) để báo cho nhân viên kiểm tra. Ngày nay vói sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, sự đổi màu được ghi nhận và thông qua kỹ
thuật số sẽ hiện thành chữ số hoặc bằng lời văn trên mạng tinh thể lỏng
nhờ đó kiểm tra viên sẽ đánh giá chính xác mức độ uống rượu của lái

xe.



×