Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Học Thư pháp để làm Người docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.5 KB, 4 trang )

Học Thư pháp để làm Người

Ở lớp học Thư pháp, người thầy đầu vẫn còn xanh nhưng nhiều học trò
thì tóc đã nhuốm tiêu hay bạc trắng. Mọi người đến, dạy, học và cư xử
với nhau bằng hồn chữ và cái tâm chân thành.
Tiền thân của lớp thư pháp Cung Văn hóa Việt Xô (Hà Nội) là nhóm
“Dĩ trà hội quán” của các thành viên thuộc câu lạc bộ thư pháp trẻ Hà
Nội đặt tại quán cà phê nhạc Trịnh - Vô Thường - tại phố Hoàng Hoa
Thám. Nhóm này có khoảng trên 20 người đều ở lứa tuổi 7X, 8X.



Bác Nguyệt Trà Bút đang hướng dẫn cho học viên


Lớp học của cái đẹp

Mỗi tuần “Dĩ trà hội quán” lại có một đôi lần tụ họp tại Vô thường-
quán của thư pháp gia Nguyệt Trà (Kiều Quốc Khánh). Những buổi đi
dạy, nói chuyện ở các trường đại học hay kèm một vài người học thư
pháp, không làm thỏa mãn mong muốn được truyền bá môn nghệ thuật
cao quý này đến đông đảo quần chúng.

Vì thế, tháng 5-2006 lớp học thư pháp tại Cung Văn hóa Việt Xô mở
khóa học đầu tiên do nhóm “Dĩ trà hội quán” kết hợp với Cung Văn
hóa Việt Xô tổ chức.

Lớp thư pháp được chia làm hai phân môn: thư pháp Việt và thư pháp
Hán, học chung một phòng. Mỗi khóa học cơ bản kéo dài 15 buổi vào
các sáng chủ nhật hằng tuần tại cung. Mỗi học viên đăng ký tham gia
học khóa cơ bản phải đóng 500.000 đồng tiền giấy và mực. Những học


viên đã học qua lớp cơ bản có thể học lên lớp chuyên sâu, lớp này được
miễn 100% học phí. Chính những thành viên lớp chuyên sâu này sẽ
phối hợp cùng các thầy hướng dẫn những người mới vào học. Ngày 1-
4-2004 lớp học thư pháp tại Cung Văn hóa Việt Xô chính thức được
thành lập. Đến nay lớp thư pháp này đã hoàn thành 4 khóa học cơ bản
cho trên 100 học viên.

“Học thư pháp không chỉ cần yêu thích mà còn cần một niềm đam mê
và kiên nhẫn. Chính vì vậy, mỗi khóa học cũng có nhiều học viên bỏ dở
giữa chừng vì không đủ kiên nhẫn. Thư pháp là một môn nghệ thuật
cao quý, nó là cái đẹp, mà muốn có được cái đẹp thì cần sự kiên trì và
một niềm say mê vô tận”. Thư pháp gia Nam Long- giảng viên lớp học
chia sẻ.


Sức mạnh của hồn chữ

Đến từ huyện Chương Mỹ- Hà Tây, đã bước sang tuổi 62 nhưng mỗi
sáng chủ nhật bác Lương Văn Lâm vẫn đi 40 km lên Cung Văn hóa học
thư pháp. Hiện nay bác đang học lớp chuyên sâu thư pháp Hán và giúp
đỡ các thành viên mới vào học. Bác Lâm chia sẻ: “Trước kia tôi làm ở
Sở Tài chính Hà Tây, cũng yêu thư pháp chữ Hán từ nhỏ vì có bố là
nhà nho. Khi đã về hưu tôi mới có điều kiện đi học, tôi đã tốt nghiệp
khoa Hán Nôm hệ tại chức của Trường ĐHKHXH &NV Hà Nội. Mỗi
ngày ở nhà tôi luyện chữ khoảng 2 giờ và có kèm cho hai cụ nữa ở
cùng làng. Đến đây các thầy chỉ bằng tuổi con tôi nhưng kiến thức rất
uyên bác và nhiệt tình. Vừa học vừa giúp các bạn trẻ mới học tập viết.
Tôi thấy cuộc đời ý nghĩa hơn”.

Lớp học kéo dài 3 giờ đồng hồ nhưng tuyệt đối không thấy có sự mệt

mỏi. Cái không khí của thư pháp, cổ điển và không ồn ào bao trùm lớp
học. Mỗi người đến đây học dù già hay trẻ đều mang trong mình một
cái tâm muốn tĩnh. Họ cư xử, hành động và nói với nhau bằng thứ ngôn
ngữ của thư pháp

Các học viên trong lớp có đủ các lứa tuổi: người nghỉ hưu, viên chức,
sinh viên, học sinh, người kinh doanh Ai cũng say mê, chăm chú viết
lại cả trăm lần từng nét chữ với sự nhập tâm cao độ. Khó có môn học
nào người ta lại cần đến sự tập trung, say mê và cả lòng kiên nhẫn như
thư pháp.

Ngồi loay hoay với chữ Tâm cả buổi học mà vẫn chưa hài lòng, Đỗ
Đinh Phương, 22 tuổi ở Ngọc Hà- Ba Đình tâm sự: “Thi trượt đại học ở
nhà kinh doanh, tôi từng là đứa con bất trị, bố mẹ buồn và lo tôi chơi
bời rồi sa vào nghiện ngập. Vậy nhưng từ ngày tìm hiểu và tham gia
vào lớp thư pháp tôi đã khác. Ngoài việc kinh doanh, tôi chỉ chăm chú
học và tìm hiểu thư pháp. Tôi tìm được con người đích thực của mình
và cả mục đích sống khi đến với nghệ thuật thư pháp”. Nhìn chàng trai
Hà thành với quần áo hip hop, đầu vuốt keo ngược ngồi miệt mài với
từng nét chữ mới hiểu con chữ, hồn chữ có sức mạnh đến dường nào.

×