Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.47 KB, 67 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp cao su là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong
nền kinh tế quốc dân. Đối với nước ta, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo ra nền tảng cơ sở
vật chất hiện đại, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực.
Công ty cổ phần cao su Sao Vàng là công ty từ lâu đã khẳng định được vị trí
và uy tín của mình trong ngành công nghiệp cao su. Sản phẩm mang nhãn hiệu Sao
Vàng trong nhiều năm liền nằm trong Topten hàng việt nam chất lượng cao do người
tiêu dùng bình chọn. Năm 2006 là năm công ty bắt đầu chuyển sang hình thức cổ
phần hoá, đây là một bước chuyển về chất của công ty, đòi hỏi công ty có những thay
đổi khá lớn. Đây cũng là thách thức mà công ty gặp phải trong năm nay. Với điều
kiện môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn như hiện nay, công ty luôn nỗ lực
hết mình để đạt các mục tiêu đề ra, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động.
Trong thời gian thực tập tại công ty, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô
chú anh chị trong công ty , đặc biệt cô chú, anh chị ở phòng Xây dựng cơ bản, em đã
hiểu thêm nhiều điều, bổ sung kiến thức đã học trong sách vở. Điều này sẽ giúp em
vững vàng hơn trong công việc sau này.
Chuyên đề gồm 2 phần với kết cấu như sau:
Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của công ty
Chương II:Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Trần Mai Hoa và các cô chú, anh chị
trong Công ty cổ phần cao su Sao Vàng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp này.
Chuyên đề không tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp
ý để hoàn thiện hơn bản chuyên đề này.
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
Chương 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
I. Khái quát chung về Công ty cổ phần cao su Sao Vàng


1.1.Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần cao su sao vàng.
Tên giao dịch quốc tế: Sao vàng Rubber Joint-Stock Company
Tên viết tắt:SRC
Công ty cổ phần cao su sao vàng là một trong số ít doanh nghiệp nhà nước được
thành lập sớm ở miền Bắc nước ta trực thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam.Công
ty được xây dựng với mục đích sản xuất các sản phẩm cao su phục vụ cho các ngành
thuộc nền kinh tế quốc dân và đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Số hiệu đăng kí nhãn hiệu hàng hoá: 44599
Số đăng kí kinh doanh: 0103011568
Trụ sở chính: 213-Nguyễn Trãi-Quận Thanh Xuân-Hà Nội.
Điện thoại: 048583656
Fax: 048583644
Email:
Website: src.com.vn
Giám đốc công ty: Nguyễn Gia Tường.
Tài khoản:102010000069759 tại CNNH Công Thương- Đống Đa- Hà Nội.
Mã số thuế:0100100625
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Kinh doanh các sản phẩm cao su.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, hoá chất, phục vụ sản
xuất, ngành công nghiệp cao su.
- Chế tạo, lắp đặt và mua bán máy móc thiết bị phục vụ nghành cao su.
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
Vốn điều lệ của Công ty : 49.048.000.000 đồng ( Bốn mươi chín tỷ không trăm
bốn mươi tám triệu đồng VN).
Danh sách cổ đông sáng lập.
STT Tên cổ đông Địa chỉ Số cổ phần
1 Vốn nhà nước 104 E2 Thanh Xuân HN 2501448

Nguyễn Gia Tường 41B Tây Hồ HN
Lại Cao Hiến B13 Lô 4 Hoàng Mai HN
Đào Thị Hoa
2 2112 cổ đông khác 2403352
Sản phẩm chính của công ty :
Sản phẩm của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng là sản phẩm có chất lượng
cao, đa dạng cả về số lượng và chất lượng. Sản phẩm chính của Công ty là:
- Săm lốp ô tô (có khoảng trên 60 loại).
+ Lốp ô tô phục vụ vận tải đường dài Bắc Nam.
+ Lốp ô tô phục vụ công trình khai thác.
+ Lốp ô tô đặc trủng phục vụ cho các mỏ khai thác than.
- Săm lốp xe đạp xe máy (trong đó xe đạp có khoảng trên 50 loại, xe máy có
khoảng trên 40 loại).
+ Săm lốp phục vụ cho địa hình thành thị.
+ Săm lốp phục vụ cho địa hình nông thôn.
+ Săm lốp phục vụ cho vùng núi, vùng sâu vùng xa.
+ Săm lốp dành cho người có thu nhập cao.
+ Săm lốp dành cho các xe đặc trủng.
- Đặc biệt uy tín và sức mạnh của công ty đã đựơc nâng cao với thành công của
việc nghiên cứu sản xuất săm lốp máy bay dân dụng TU-134(930x305), IL-18 và
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
quốc phòng MIG-21, lốp ô tô cho xe có trọng tải lón, và các sản phẩm cao su kỹ thuật
khác.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Do tầm quan trọng của công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc dân nên ngay
sau khi miền Bắc được giải phóng ngày 7/10/1956 Xưởng đắp đá và săm lốp ô tô
được thành lập tại sô 2 Đặng Thái Thân, bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1956 đến
đầu năm 1960 thì sáp nhập vào nhà máy cao su sao vàng đó chính là tiền thân của nhà
máy Cao su Sao vàng Hà Nội sau này.

Công ty cổ phần cao su Sao Vàng tiền thân là nhà máy cao su Sao Vàng được
khởi công xây dựng ngày 22/12/1958 nằm trong tổng thế khu công nghiệp Thượng
Đình( khu Cao-Xà-Lá), đây chính là bông hoa hữu nghị của tình đoàn kết keo sơn
Việt Trung bởi toàn bộ công trình xây dựng này nằm trong khoản viện trợ không hoàn
lại của Đàng và chính phủ Trung Quốc tặng nhân dân ta.
Ngày 6/4/1960 nhà máy tiến hành sản xuất thử, những sản phẩm săm lốp xe đạp
đầu tiên ra đời mang nhãn hiệu “ Sao Vàng”.Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng
khánh thành và chính thức nhận nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch nhà nước giao cho.
Trong những năm tháng của cuộc chiến tranh vĩ đại bảo vệ tổ quốc của dân tộc, sản
phẩm mang tên Sao Vàng cũng ra mặt trận và có mặt trên khắp các nẻo đường đất
nước và đóng góp không nhỏ vào chiến thắng của nhân dân ta.
Từ năm 1990 đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc đổi mới, nhờ có tinh thần
trách nhiệm cao nhạy bén trong nhận thức, nhà máy đã vượt qua những năm tháng
khó khăn đó đã khẳng định được vị trí của mình: Là một doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh có hiệu quả,có doanh thu và các khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm
trước, thu nhập của người lao động được nâng cao và đời sống luôn được cải thiện.
Doanh nghiệp luôn được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc, các tổ chức đoàn thể
luôn được công nhận là đơn vị vững mạnh.
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
Theo quyết định số 645/CNNg ngày 27/8/1992 của Bộ Công nghiệp nặng nhà
máy đổi tên thành CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. Ngày 1/1/1993 nhà máy chính
thức sử dụng con dấu mang tên Công ty cao su Sao Vàng.
Ngày 20/12/1995 thủ tướng chính phủ ra quyết định số 835/TTg và nghị định số
02/CP ngày 25/01/1996 phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty hoá
chất Việt Nam, và Công ty cao su Sao Vàng đặt dưới sự quản lý trực tiếp Tổng công
ty hoá chất Việt Nam.
Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, tháng 3/1994 Công ty sáp nhập Công
ty cao su Thái Bình làm đơn vị thành viên.
Tháng 8/1995 nhà máy pin điện lực Xuân Hoà trở thành bộ phận trực thuộc

Công ty cao su Sao Vàng.
Đầu năm 2001 công ty kết nạp thêm thành viên là nhà máy cao su Nghệ An
Căn cứ theo Quyết định số 8/2005/QĐ-TTg ngày 28/4/2205 của Thủ tướng
Chính phủ về việc điều chỉnh phương án sắp xếp đối với một số công ty thuộc Tổng
công ty hoá chất Việt Nam đến năm 2006. Theo quy định tại điều 3 Nghị định số
187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về việc chuyển Công ty nhà nước
thành Công ty cổ phần, tức là bán một phần vốn hiện có tại doanh nghiệp cho các tổ
chức cá nhân ngoài nhà nước. Vì vậy ngày 1/4/2006 Công ty cao su Sao Vàng chính
thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
Trải qua hơn 45 năm tồn tại và phát triển Công ty cổ phần cao su Sao Vàng đã
được Đảng và Nhà nước khen tặng nhiều huân huy chương cao quý và đặc biệt Công
ty đã chính thức được cấp chứng chỉ ISO 9002 của tập đoàn BVQI vương quốc Anh.
Đó chính là sự khẳng định mình trước cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc
liệt. Công ty luôn thực hiện đúng khẩu hiệu đề ra “Chất lượng quyết định sự tồn tại
và phát triển của Doanh nghiệp” vì vậy Công ty đã không ngừng hoàn thiện cải tiến
công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường
trong và ngoài nước và hoàn thành tốt hơn các chỉ tiêu đề ra.
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.3.1. Chức năng
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cao su như: săm lốp xe đạp, xe máy, ô
tô, máy bay, và các sản phẩm cao su kỹ thuật (phụ tùng máy, đồ cao su, cu roa,
băng tải…).
- Nhập khẩu các loại nguyên vật liệu hoá chất, kết hợp với các nguyên vật liệu
trong nước dùng để sản xuất các sản phẩm cao su.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mặt hàng săm lốp của các phương tiện giao thông
vận tải hiện nay.
- Đảm nhận chức năng do Nhà nước giao góp phần khôi phục và phát triển đất
nước.

1.3.2. Nhiệm vụ:
- Căn cứ và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ và sự
chỉ đạo của Tổng công ty hoá chất Việt Nam với Bộ công nghiệp nặng, Công ty tổ
chức thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục đích nội dung kinh doanh của chính
mình.
- Thực hiện chế độ hạch toán độc lập nhằm sử dụng hợp lý lao động, tài sản vật
tư, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả cao trong kinh doanh.
- Chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách và các biện pháp của Nhà nước.
- Nhập một số vật liệu nước ngoài như: Hoá chất, tanh mành để sản xuất các sản
phẩm cao su chất lượng cao.
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên, trẻ hoá đội ngũ đáp
ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện các chính sách chế độ tiền
lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, an toàn, bảo vệ lao động, và chế độ độc hại đối
với cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty
1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty
1.4.1. Các cấp lãnh đạo trong công ty
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
Bước vào cơ chế thị trường Công ty Cao su Sao vàng đã tiến hành sắp xếp lại bộ
máy quản lý để phù hợp hoàn cảnh của công ty, nâng cao năng lực bộ máy gián tiếp
tham mưu, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh gắn với thị trường. Bộ máy tổ chức
quản lý của công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Hội
đồng quản trị với nhiệm vụ quản lý vĩ mô, tiếp theo là giám đốc và các phó giám đốc,
các phòng ban chức năng và các xí nghiệp thành viên:
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích của Công ty
- Giám đốc công ty (Ông Nguyễn Gia Tường): Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người
điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội
đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc
thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao.

- Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và
điều hành Công ty. Kiểm tra tính hợp lý hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn
trọng trong quản lý, trong tổ chức công tác kế toán, trong báo cáo tài chính….
- Phó giám đốc kỹ thuật và xây dựng cơ bản: Cố vấn cho giám đốc trong việc đưa ra
các quyết định liên quan đến kỹ thuật, máy móc trang thiết bị, có tránh nhiệm chỉ huy
theo sự phân công của giám đốc về kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Phụ trách toàn bộ
khâu xây dựng kiến trúc như xem xét các phương án thi công, công trình xây dựng,
cơ sở hạ tầng, sửa chữa các công trình xây dựng và TSCĐ trong nội bộ Công ty
- Phó giám đốc sản xuất :Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc định hướng
xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trực tiếp chỉ huy, điều
hành các đơn vị cơ sở thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm tra nội dung và
phê duyệt các tài liệu có liên quan đến sản xuất khi được uỷ quyền.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Giúp giám đốc thực hiện các nhiệm vụ được giao
về mặt kinh doanh như tổ chức công tác tìm hiểu thị trường, xây dựng chiến lược
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
kinh doanh, tìm đối tác liên doanh liên kết, tìm nguồn vật tư, tiến hành tổ chức tham
gia các hội chợ, tổ chức quảng bá mẫu mã sản phẩm, xem xét mở các đại lý…….
- Ngoài ra còn có bí thư đảng uỷ có nhiệm vụ thực hiện vai trò lãnh đạo của đảng trong
công ty thông qua văn phòng đảng uỷ, chủ tịch công đoàn có trách nhiệm tham gia
cùng với ban lãnh đạo để lãnh đạo quản lý công ty.
- Chủ tịch công đoàn.
1.4.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, xí nghiệp
Để chuyên môn hoá công việc của các bộ phận, Công ty có các phòng ban với
chức năng cụ thể giúp ban lãnh đạo điều hành công ty:
- Phòng tổ chức nhân sự: Thực hiện các công việc liên quan đến quản lý nhân sự, tổ
chức lao động, làm công tác lao động tiền lương, giải quyết chế độ chính sách, thi đua
khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, đào tạo và công tác văn phòng.
- Phòng tài chính kế toán: Làm công tác kiểm tra tình hình tài chính kế toán của các
đơn vị kinh doanh, trực tiếp quản lý nguồn vốn sản xuất kinh doanh, báo cáo tình

hình tài chính lên cơ quan cấp trên và nộp các khoản ngân sách theo quy định. Lập kế
hoạch tài chính hàng năm, thực hiện công tác hạch toán kế toán, tài chính tiền tệ.
- Phòng kỹ thuật cơ năng:Chuyên về mặt cơ khí điện, năng lượng, động lực, quản lý và
ban hành các quy trình vận hành máy móc, nội dung an toàn. Hướng dẫn, ban hành và
kiểm tra các định mức kĩ thuật về cơ điện và năng lượng.
- Phòng kĩ thuật cao su: Chuyên về mặt kỹ thuật công nghệ sản xuất cao su, tổ chức
nghiên cứu, áp dụng công nghệ sản xuất mới để chế tạo sản phẩm mới.
- Trung tâm chất lượng: Kiểm tra chất lượng, hành hoá đầu vào, đánh giá chất
lượng, các mẻ luyện, kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập kho theo những tiêu chuẩn
đã quy định.
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
- Phòng xây dựng cơ bản: Tham mưu cho giám đốc về công tác xây dựng cơ bản và
thiết kế công trình, lập kế hoạch tổ chức các phương án thi công, kiểm tra và nghiệm
thu công trình xây dựng, sửa chữa lắp đặt thiết bị trong công ty.
- Phòng quân sự bảo vệ: Xây dựng nội qui về trật tự an ninh trong Công ty, bảo vệ vật
tư hàng hoá, tài sản Công ty, phòng chống cháy nổ…..
- Phòng tiếp thị khách hàng: Lập kế hoạch thu mua vật tư, kế hoạch sản xuất, đảm bảo
cung ứng vật tư cho sản xuất, có trách nhiệm bảo quản và quản lý vật tư. Ngoài ra
phòng còn có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và tiếp thị sản phẩm, quản lý hoạt động
của các chi nhánh trên toàn quốc.
- Phòng đối ngoại XNK: Chuyên về công tác xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế.
Giải quyết thủ tục trong kí kết các hợp đồng kinh tế đối ngoại, nghiên cứu thị trường
nước ngoài, quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài để tìm kiếm cơ hội đầu tư.
- Phòng kế hoạch vật tư: Chị tránh nhiệm về mảng nguyên vật liệu, vật tư sử dụng
trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Phòng kho vận: Chuyên về công tác quản lý lượng nguyên vật liệu nhập xuất.
- Phòng môi trường an toàn: Chuyên về các vấn đề liên quan đến an toàn môi trường
trong sản xuất kinh doanh.
• Công ty có các Xí nghiệp trực thuộc, các xí nghiệp này hoạt động trên nguyên tắc

hạch toán độc lập. Hiện nay công ty có các xí nghiệp sản xuất:
- Xí nghiệp cao su số 1: chủ yếu sản xuất săm xe đạp, săm lốp xe máy,săm yếm ô tô .
- Xí nghiệp cao su số 2: chủ yếu sản xuất lốp xe đạp các loại, gia công bán thành phẩm
cho đơn vị bạn và khách hàng do Công ty giao.
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
- Xí nghiệp cao su số 3: chuyên sản xuất săm lốp ô tô, máy bay và xe thồ, gia công cao
su bán thành phẩm.
- Xí nghiệp Năng lượng: sản xuất hơi nóng, khí nén, nước, và điều phối điện phục vụ
an toàn Công ty.
- Xí nghiệp Cao su kĩ thuật:
- Xí nghiệp luyện Xuân Hoà: sản xuất cao su bán thành phẩm các loại.
- Chi nhánh Thái Bình: sản xuất săm lốp xe đạp.
- Xưởng kiến thiết bao bì: chịu trách nhiệm sản xuất bao bì, nhãn mác, đóng gói sản
sản xuất.
1.5. Năng lực công ty
1.5.1. Năng lực tài chính:
Vốn kinh doanh có vai trò quyết định trong việc hình thành, hoạt động và phát
triển của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh Công ty cổ phần cao
su Sao Vàng huy động vốn bằng các hình thức:
Vốn từ ngân sách nhà nước.
Vốn tự có.
Vốn vay tín dụng.
Vốn đầu tư từ ODA.
Vốn huy động từ chính người lao động trong công ty.
Huy động vốn thông qua bán cổ phần.
Sau đây là số liệu phản ánh tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong
thời gian vừa qua.
Bảng1: Tình hình sử dụng vốn kinh doanh
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 10

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
Thành tiền
(tr.đ)
Tỉ
lệ(%)
Thành tiền
(tr.đ)
Tỉ
lệ(%)
Thành tiền
(tr.đ)
Tỉ
lệ(%)
Thành
tiền(tr.đ)
Tỉ
lệ(%)
Tổng tài sản 404926 100 413751 100 526874 100 580084 100
Tài sản LĐ và
ĐTNH
157528 39 149785 36 169582 32 183647 32
Tài sản CĐ và
ĐTDH
247397 61 263965 64 357292 68 396436 68
Tồng nguồn
vốn
404926 100 413751 100 526874 100 580084 100
Nợ phải trả 320202 79 345534 84 411999 78 457239 79
Nguồn vốn

CSH
84723 21 68216 16 114875 22 122844 21
Nguồn: Phòng Tài Chính
Dựa bảng ta thấy rằng Công ty có cơ cấu tài sản khá hợp lý, tài sản cố định
chiếm khoảng 61 đến 68%, tài sản lưu động chiếm 32 đến 39%.
Đối với doanh nghiệp VCSH phải chiếm 40-50% thì mời an toàn. Song nhìn
chung công ty có hệ số nợ lớn từ 78 đến 84%. Hệ số nợ cao như vậy sẽ ảnh hưởng
đến lợi nhuận của công ty do phải trả lãi suất quá nhiều. Hơn nữa nó cũng ảnh hưởng
đến tính chủ động vì phải phụ thuộc vào chủ nợ. Nguyên nhân là do trong những năm
qua Công ty tiến hành huy động vốn cho đầu tư đổi mới, mà vốn tự có chỉ có giới
hạn.
1.5.2. Nhân lực
Công ty cổ phần cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với
quy mô lớn nên công ty có một lực lượng lao động khá dồi dào. Những năm gần đây
đặc biệt là sau khi cổ phần để thực hiện đúng quy chế và nâng cao hoạt động sản xuất
kinh doanh, Công ty đã từng bước tinh giảm biên chế đồng thời nâng cao chất lượng
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
lao động bằng cách đào tạo nâng cao và đào tạo lại chuyên môn cho cán bộ công nhân
viên toàn Công ty, nâng cao chất lượng tuyển dụng…
Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty.
Chỉ tiêu
2002 2003 2004 2005 2006
Số
lượng
(người)
Tỉ
lệ
(%)
Số

lượng
(người)
Tỉ
lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỉ
lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỉ
lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
Tổng số
CBCNV
2837 100 2574 100 2585 100 1497 100 1315 100
Theo trình
độ
Đại học và
trên ĐH
316 11 315 12 297 11.5 180 12 195 14.8

Trung cấp và

83 3 82 3 78 3 40 2.7 25 1.9
Công nhân
kỹ thuật
2357 83.2 2105 82.2 2130 82.4 1262 84.3 1093 83.1
Lao động
phổ thông
81 2.8 72 2.8 80 3.1 15 1 2 0.2
Theo HĐ
lao động
HĐ không
thời hạn
1882 66.4 1647 64 1370 53 891 59.5 740 56.3
HĐ có thời
hạn
947 33.4 919 35.7 1203 46.5 600 40.1 569 43.3
Số không
phải kí HĐ
8 0.2 8 0.3 12 0.5 6 0.4 6 0.4
Theo giới
tính
Nam 1851 65 1787 69 1777 68.7 1081 72 973 74
Nữ 986 35 787 31 808 31.3 416 28 342 26
Nguồn: Phòng tổ chức
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
Về tiền lương, Công ty có các hình thức trả lương sau:
+ Với công nhân sản xuất Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.
+ Với cán bộ quản lý thì trả lương theo thời gian.

+ Với công nhân viên làm việc ở các khâu tiêu thụ, dịch vụ, thủ kho, thì áp dụng
trả lương theo công việc hoàn thành, phần trăm theo doanh số, khối lượng sản phẩm,
nguyên vật liệu xuất kho.
Các hình thức trả lương đã phản ánh đúng thành quả và giá trị sức lao động của
cán bộ công nhân viên từ đó tâm lý phấn khởi, nhiệt tình, hiệu quả tăng rõ rệt. Hiện
nay mức lương bình quân đầu người của Công ty khá cao khoảng 1.500.000 đồng/
người/ tháng. Ngoài lương người lao động còn được hưởng một số phụ cấp khác theo
quy định của nhà nước. Công ty cũng thường xuyên thực hiện chế độ khen thưởng
kịp thời cho những cá nhân có thành tích tốt, khuyến khích tinh thần làm việc của
người lao động.
1.5.3. Năng lực về máy móc thiết bị
Trong những năm gần đây Công ty đã mạnh dạn đầu tư có trọng điểm, có chọn
lọc bằng cách thay thế các các máy móc thiết bị cũ bằng các máy móc tự động và bán
tự động của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật và cả máy móc nghiên cứu sản xuất trong
nước, như máy cắt vải, máy thành hình, máy nén khí, máy định hình lưu hoá, …đổi
mới công nghệ sản xuất cối Butyl, công nghệ lưu hoá màng. Hiện nay có thể nói công
ty có một dàn máy móc hiện đại nhất trong ngành ở Việt Nam.
II. Vai trò của đầu tư phát triển và tính tất yếu khách quan phải đẩy
mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần cao su Sao Vàng
2.1. Vai trò của đầu tư phát triển đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Chẳng hạn, để tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự ra đời của bất kì cơ sở
nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí
khac gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kĩ thuật vừa
được tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư. Đối với các cơ sở sản xuất
kinh doanh dịch vụ đang tồn tại sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất kĩ
thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường

cần địng kì tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kĩ thuật đã hư
hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự
phat triển khoa học kĩ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua
sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa
là phải đầu tư.
Như vậy có thể thấy hoạt động đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng, thiết
yếu đối với mọi doanh nghiệp khi muốn sản xuất, kinh doanh trên thị trường.
2.2.Tính tất yếu, khách quan phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại
Công ty cổ phần cao su Sao Vàng
Là một đợn vị sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng cũng
như các doanh nghiêp. sản xuất kinh doanh khác nhận thức được vai trò quan trọng
của đầu tư đối với quá trình phát triển của công ty. Vì vậy công ty luôn chú trọng các
hoạt động đầu tư phát triển ngay từ khi mới thành lập. Đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay, việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển trong Công ty cổ phần cao su Sao
Vàng là một nhu cầu tất yếu, khách quan. Để có thể thấy rõ hơn ta xem xét ở một số
yếu tố sau:
Thứ nhất, cùng với sự phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cao su ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi phải tăng
quy mô sản xuất sản phẩm cao su nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của người
tiêu dùng hiện nay. Để thực hiện được điều này, tất yếu công ty cần phải đầu tư theo
chiều rộng nhằm mở rộng sản xuất chẳng hạn như mở thêm các xưởng sản xuất mới
tại các địa bàn mới, khu vực mới.
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
Thứ hai, hiện nay trong nước có thêm nhiều công ty cao su được đầu tư với
các thiết bị mới và hiện đại, điều này có nghĩa chất lượng các sản phẩm cao su của
các công ty này cũng đã được cải thiện nhiều, không thua kém gì sản phẩm của Công
ty cổ phần cao su Sao Vàng. Do đó, sản phẩm của công ty đã và đang phải cạnh
tranh gay gắt với các sản phẩm của các công ty cao su khác như: cao su Đà Nẵng,
cao su Mina… và cả các sản phẩm nhập ngoại. Với tình hình này đòi hỏi công ty

phải có những biện pháp hữu hiệu để nâng cấp thiết bị tạo ra được những sản phẩm
cao su có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp có thể có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Như vậy yều cầu đầu tư theo chiều sâu là tất yếu để tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm. Bên cạnh đó, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần cao su Sao
Vàng sẽ bị cản trở khi mà các công ty cao su khác luôn có các chiến lược quảng bá
sản phẩm của mình. Vì vậy để sản phẩm của mình luôn là sự lựa chọn số một của
người tiêu dùng thì Công ty cổ phần cao su Sao Vàng cũng phải luôn quan tâm đến
đầu tư quảng bá sản phẩm, đầu tư nâng cao hình ảnh và uy tín của mình với người
tiêu dùng.
Thứ ba, để thực hiện được những mục tiêu sản xuất mà công ty đã đề ra cho
những năm tới đòi hỏi công ty phải đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất, mở rộng
quy mô sản xuất, thay thế, bổ sung dây chuyền công nghệ cũ bằng các dây chuyền
công nghệ mới, hiện đại. Bên cạnh đó công ty cần nâng cấp, cải thiện hệ thống dây
chuyền công nghệ sao cho đồng bộ, tránh làm mất cân đối, làm ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm của công ty.
Thứ tư, từ trước năm 1999, sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang một số
nước như Cuba, Anbani, Mông Cổ…Nhưng từ khi Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu tan rã thì việc xuất khẩu cũng không còn tiếp tục. Một trong những
nguyên nhân cơ bản là sản phẩm không còn đáp ứng được các yêu cầu chất lượng,
mẫu mã, giá bán sản phẩm còn cao. Phương hướng của công ty là đầu tư chiều sâu
cho thiết bị máy móc, chuyên môn hoá sản xuất , nhập công nghệ tiên tiến để nâng
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
cao sức cạnh tranh của sản phẩm, để trong một tương lai gần sản phẩm của Công ty
cổ phần cao su Sao Vàng sẽ có chỗ đứng trên thị trường khu vực và thế giới.
Thứ năm, để đầu tư hiệu quả, công ty phải đầu tư nâng cao kiến thức chuyên
môn cho cán bộ, công nhân viên để họ có thể phù hợp với công nghệ, máy móc thiết
bị mới, hiện đại.
Chính vì thế, đối với Công ty cổ phần cao su Sao Vàng , việc đẩy mạnh hoạt
động đầu tư phát triển là một xu thế phát triển tất yếu, khách quan của doanh nghiệp

trong tương lai, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà thị trường tiêu thụ đang mở rộng.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại công ty
Việc quyết định đầu tư hay tăng, giảm hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty
cổ phần cao su Sao Vàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chính sách kinh tế, đầu
tư của Nhà nước, thị trường, mục tiêu đầu tư của công ty, khả năng tài chính, huy
động vốn của công ty, kể cả địa điểm đầu tư hay việc lựa chọn thiết bị đầu tư cũng
ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của công ty… Để có thể hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng
của các yếu tố này đến hoạt động đầu tư phát triển của Công ty cổ phần cao su Sao
Vàng, ta sẽ đi vào phân tích các yếu tố cơ bản nhất sau đây.
Thứ nhất là chính sách kinh tế, đầu tư của Nhà nước. Như ta đã biết Công
ty cổ phần cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng công ty
hoá chất Việt Nam, vì vậy các dự án đầu tư lớn của công ty đều xuất phát từ kế hoạch
phát triển của Nhà nước. Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ bản kế
hoạch phát triển kinh tế ngành từ việc đánh giá, dự báo nhu cầu, mức sống của nhân
dân và kế hoạch phát triển của các Bộ ngành trong cả nước. Sau khi được Chính phủ,
Quốc hội phê duyệt, bản kế hoạch sẽ được các Bộ ngành làm cơ sở để lập nên chiến
lược phát triển của ngành mình. Do đó các dự án đầu tư lớn của Công ty cổ phần cao
su Sao Vàng sẽ do Bộ Công nghiệp dựa trên việc đánh giá năng lực tình hình công
ty mà giao xuống. Khi nhận được quyết định của Bộ Công nghiệp và Tổng công ty
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
hoá chất Việt Nam, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng sẽ tự lập kế hoạch đầu tư và tự
thực hiện kế hoạch dựa trên sự chấp thuận của Bộ và Tổng công ty hoá chất.
Thứ hai là nhu cầu thị trường về các sản phẩm cao su. Việc dự báo nhu cầu
tiêu thụ lớn về một số loại sản phẩm cao su nào đó sẽ khích thích công ty đầu tư theo
hướng phát triển sản phẩm đó. Thực tế trong những năm tới thị trường trọng điểm
của công ty vẫn là thị trường miền Bắc với hướng ưu tiên vào một số mặt hành như
săm lốp ô tô, săm lốp xe máy. Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới do vậy nhu cầu
về sản phẩm săm lốp ôtô, xe máy trong thời gian tới sẽ tăng trên cơ sở đó công ty đề
ra các kế hoạch, dự án đầu tư tới.

Thứ ba về mục tiêu đầu tư của công ty . Việc công ty muốn đầu tư mở rộng
thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thị phần của công ty
theo hướng thực hiện chiếm lĩnh thị trường miền Bắc, thâm nhập sâu hơn vào thị
trường miền Trung và miền Nam, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các vùng nông thôn
vùng xa... Điều này đòi hỏi công ty phải tăng cường đầu tư theo chiều rộng như mở
thêm các chi nhánh, nhà máy sản xuất mới nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
người dân và giảm bớt chi phí vận chuyển. Hay việc công ty muốn đầu tư nâng cao
khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước thì công
ty sẽ tăng cường việc đầu tư theo chiều sâu vào máy móc thiết bị thông qua việc thay
thế các máy móc thiết bị cũ bằng máy móc thiết bị tiên tiến, những dây chuyền sản
xuất hiện đại tự động, bán tự động nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm, giảm chi phí đầu vào để cung cấp sản phẩm với giá thích hợp.
Thứ tư về khả năng tài chính và huy động vốn của công ty . Trong trường
hợp vốn hạn chế và việc huy động vốn gặp khó khăn thì việc thực hiện hoạt động
đầu tư sẽ bị cản trở. Đặc điểm của các hoạt động đầu tư là yêu cầu vốn lớn, vì vậy
trước khi tiến hành đầu tư cần phải cân nhắc liệu hoạt động đầu tư này có phù hợp
với thời điểm hiện tại không và nguồn vốn đầu tư cho nó có huy động được không,
có đáp ứng kịp không? Nguồn vốn chủ yếu mà Công ty cổ phần cao su Sao Vàng sử
dụng cho hoạt động đầu tư là nguồn vốn vay mà việc huy động các nguồn này
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
thường khó khăn. Điều này ảnh hưởng không ít đến hoạt động đầu tư phát triển của
công ty .
Thứ năm, việc quyết định địa điểm đầu tư cũng ảnh hưởng đến sự tăng giảm
hoạt động đầu tư của công ty. Đặc biệt đối với đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nếu
công ty lựa chọn địa điểm đầu tư mà tại đó tận dụng được nhà xưởng, nhân công thì
có thể giảm chi phí đầu tư, tuy nhiên nếu địa điểm đó mà có điều kiện vận chuyển
khó khăn thi sẽ làm tăng chi phí đầu tư và việc điều chuyển một vài bộ phận cũng
gặp khó khăn, còn nếu như địa điểm thuận lợi nhưng lại phải đầu tư mới thì chi phí
cho hoạt động đầu tư này có thể tăng. Như vậy việc lựa chọn hoặc thay đổi địa điểm

đầu tư sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư của công ty .
Thứ sáu là việc lựa chọn thiết bị đầu tư. Như ta đã biết thời gian thực hiện
đầu tư thường dài.Vì vậy các thiết bị đầu tư tại mỗi thời điểm lựa chọn khác nhau có
thể khác nhau. Có thể thiết bị lựa chọn sau sẽ rẻ hơn, tốt hơn, hoặc dựa trên nhu cầu
thì số đầu thiết bị cần mua có thể ít hơn. Như vậy có thể tiết kiệm vốn đầu tư cho dự
án của công ty .
Tóm lại hoạt động đầu tư phát triển của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng
chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Vậy để hoạt động đầu tư hiệu quả, công ty cần
phải xem xét, đánh giá, phân tích tất cả các yếu tố trên trước khi ra quyết định đầu
tư .
III. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Công ty cổ phần cao su
Sao Vàng từ năm 2002-2006.
3.1. Vốn và nguồn vốn đầu tư
3.1.1. Vốn đầu tư
Công ty cổ phần cao su Sao Vàng luôn khẳng định là một đơn vị uy tín , xứng
đáng là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp cao su Việt Nam bởi hàng năm công
ty luôn có những kế hoạch đầu tư lớn nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng,
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
uy tín sản phẩm để đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Điều
đó được thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 3: Tổng vốn đầu tư của công ty qua các năm 2002-2006
Đơn vị: (triệu đồng)
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng vốn đầu tư 89851 88100 47990 30873 13887
-trong đó
+Tổng VĐT xây
dựng cơ bản
83800 82400 43518 25504 6747
+Tổng VĐT vào

nguồn nhân lực
2071 2130 1522 1679 2930
+Tổng VĐTvào phát
triển thương hiệu,
mở rộng thị trường
3980 3570 2950 3690 4210
( Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)
Từ bảng trên ta có thể rút ra tốc độ tăng liên hoàn vốn đầu tư của công ty như
sau:
Bảng 4: Tốc độ tăng liên hoàn vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2002-2006:
Chỉ tiêu Vốn đầu tư tăng thêm
Số tuyệt đối (Đơn vị: tr.đ) Số tương đối (Đơn vị: % )
2003 ( so với 2002) -1751 -2
2004 ( so với 2003) -40110 -45
2005 ( so với 2004) -17117 -36
2006 ( so với 2005) -16986 -55
Nguồn : Phòng Xây dựng cơ bản
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
Từ bảng phân tích trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy vốn đầu tư của Công ty cổ
phần cao su Sao Vàng có xu hướng giảm nhiều trong giai đoạn 2002-2006. Nếu như
vốn đầu tư trong năm 2003 chỉ giảm có 2 % so với năm 2002 thì đến năm 2004 giảm
mạnh so với năm 2003, con số giảm đi gần một nửa so với năm 2003 (45%). Và vốn
đầu tư tiếp tục giảm nhiều nữa ở các năm tiếp theo, năm 2005 giảm 36% so với năm
2004 và năm 2006 giảm 55% so với năm 2005.
Tại sao trong giai đoạn 2002-2006, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng lại có xu
hướng giảm mạnh đầu tư đến vậy? Điều đó có thể được lý giải bởi các nguyên nhân
sau:
Thứ nhất là dễ thấy tổng vốn đầu tư của công ty chủ yếu dành cho lĩnh vực
đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó sự tăng giảm đầu tư trong lĩnh vực này sẽ tác động

chủ yếu đến sự tăng giảm của tổng vốn đầu tư toàn công ty trong từng năm. Có thể
nói năm 2002 và năm 2003 là hai năm mà Công ty cổ phần cao su Sao Vàng có những
chiến lược và dự án đầu tư lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường của sản phẩm cao su
ngày càng tăng cao như dự án xây dựng xưởng luyện cao su bán thành phẩm ở Vĩnh
Phúc, dự án đầu tư mở rộng sản xuất xăm lốp xe đạp lên 7 triệu bộ /năm tại Thái Bình
và dự án đầu tư xưởng sản xuất xăm lốp ôtô 30000 bộ /năm…Năm 2004, việc thực
hiện dự án xây dựng xưởng luyện cao su đã hoàn thành do đó nhu cầu vốn đầu tư cho
năm này giảm đi. Tiếp đó năm 2005, dự án mở rộng sản xuất xăm lốp xe đạp cũng
vừa được hoàn tất quá trình thực hiện dự án làm cho nhu cầu vốn đầu tư chỉ còn chủ
yếu dùng cho mỗi dự án đầu tư xưởng sản xuất xăm lốp ôtô. Năm 2006, sau khi hoàn
thành việc thực hiện dự án xưởng sản xuất xăm lốp ôtô thì vốn đầu tư chủ yếu sử
dụng cho một số sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, máy móc thiết bị cũ. Ngoài ra trong
năm 2006, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng không có thêm dự án đầu tư nào lớn nữa
là do lượng vốn đầu tư bị hạn chế và khả năng tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự cao đủ
để kích thích đầu tư mở rộng sản xuất thêm nữa. Lý do này sẽ được phân tích lý giải
kĩ hơn ở phần sau. Như vậy, chính sự giảm mạnh trong đầu tư xây dựng cơ bản đã
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
làm cho tổng vốn đầu tư của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng trong những năm vừa
qua giảm đi.
Thứ hai, lượng vốn đầu tư dành cho lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, phát
triển thương hiệu và mở rộng thị trường tuy có tăng nhưng lượng tăng là không đáng
kể. Thêm vào đó so với tổng vốn mà Công ty cổ phần cao su Sao Vàng dành cho hoạt
động đầu tư thì lượng vốn dành cho các lĩnh vực trên là quá nhỏ bé so với lượng vốn
dành cho đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó mặc dù đầu tư cho các lĩnh vực phát triển
nguồn nhân lực, thương hiệu và mở rộng thị trường có tăng nhưng so với sự giảm
mạnh trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì tổng vốn đầu tư toàn công ty trong từng
năm vẫn bị giảm đi.
3.1.2.Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn dùng cho đầu tư được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt đối

với đầu tư xây dựng cơ bản. Bởi số vốn cần cho lĩnh vực đầu tư này thường rất lớn ,
doanh nghiệp không thể chỉ sử dụng vốn tự có của mình được, bắt buộc doanh nghiệp
phải đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư. Việc đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư như thế nào
sẽ tuỳ từng dự án và kế hoạch đầu tư.
Khác với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản phải đa dạng nguồn vốn đầu tư thì
đầu tư cho nguồn nhân lực và đầu tư phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường lại
hầu như chỉ sử dụng từ một nguồn khấu hao cơ bản do số lượng cần huy động không
nhiều.
Sau đây là bảng tổng kết nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của 6
năm vừa qua như sau:
Bảng 5: Nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm
Đơn vị: ( triệu đồng)
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
Tổng vốn đầu tư
XDCB
57261 83800 82400 43518 25504 6747
-Trong đó
+Vay quỹ HTPT 35745 75066 65468 29889 6410
+Vay thương mại 18016 3234 16132 7317 13800 365
+Khấu hao CB 1500 135
+Tự bổ sung 710
+Thuê TC 6247
+Nguồn khác 3500 4000 800 6312 4584
Nguồn: Phòng xây dựng cơ bản
Như vậy có thể thấy nguồn vốn đầu tư chủ yếu của công ty trong các năm từ
2001 đến năm 2004 là vay các quỹ hỗ trợ phát triển. Bởi các dự án đầu tư lớn trong
giai đoạn này đều sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ hỗ trợ phát triển như :
Quỹ đầu tư phát triển Thái Bình đối với dự án mở rộng sản xuất xăm lốp xe đạp lên 7

triệu bộ / năm; hoặc nguồn vốn ODA đối với dự án xây dựng xưởng luyện cao su bán
thành phẩm ở Vĩnh Phúc; hay Quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nội cho dự án xây dựng
xưởng sản xuất xăm lốp ôtô lên 300000 chiếc /năm…Còn năm 2006 cùng với việc cổ
phần hoá thì nguồn vốn chủ yếu lại là thuê tài chính. Việc sử dụng nguồn này sẽ giảm
áp lực phải huy động vốn lớn trong một thời gian ngắn.
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
Nguồn vốn quan trọng khác mà Công ty cổ phần cao su Sao Vàng cũng thường
sử dụng cho công cuộc đầu tư của mình là các vốn vay thương mại. Việc sử dụng
nguồn vốn này không dễ dàng và kèm theo là phải trả lãi cao hàng năm.
Sau đây là bản kế hoạch sử dụng nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản năm
2007 của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng như sau:
Bảng 6: Kế hoạch sử dụng nguồn vốn cho đầu tư năm 2007 của Công ty cổ phần
cao su Sao Vàng
Đơn vị: (triệu đồng)
TT
Tên dự án và nội dung
công việc
Nguồn vốn thực hiện
Vay TM Vay ĐTPT KHCB Tự BS Thuê TC
Tổng số 1350 120 1800
I
Công trình chuyển tiếp
II
Dự án mới 1350 120 1800
1
Đầu tư xây dựng kho lốp
ôtô tạI khu ao 7 sào
1350
2

Thiết bị lẻ và phương tiện
vận tải
120 1800
a
Đầu tư bổ sung thiết bị
sản xuất săm lốp xe máy
70 950
b
Đầu tư bổ sung thiết bị
sản xuất săm lốp xe đạp
20 150
c
Đầu tư bổ sung thiết bị
sản xuất cao su kỹ thuật
30 400
d
Đầu tư bổ sung thiết bị
thí nghiệm cho TTCL
300
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
3.1.3. Tình hình quyết toán vốn đầu tư
Để đánh giá tình hình quyết toán vốn đầu tư của Công ty cổ phần cao su Sao
Vàng ta cùng xem xét bản báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư năm 2006 của
công ty :
Bảng 7: Tình hình quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành năm 2006
Đơn vị:( triệu đồng)
A- Dự án hoàn thành đã phê duyệt quyết toán
TT Nhóm dự án Số
dự

án
Giá trị đề
nghị QT
Giá trị QT
được
duyệt
So sánh
Chênh lệch Tỷ lệ %
Tổng số 2 19994,779 20336,440 (341,661) 101,71
A Nhóm A 0
B Nhóm B 0
C Nhóm C 2 20624,777 20966,438 (341,661) 101,66
1 Đầu tư sản xuất săm lốp
xe đạp 7 tr bộ/năm
19994,779 20336,440 (341,661) 101,71
2 Đầu tư xây dựng phòng
xí nghiệp trung tâm
629,998 629,998 0 100,00
B- Dự án hoàn thành đã nộp báo cáo nhưng chưa phê duyệt quyết toán : Không
C- Dự án hoàn thành chưa nộp báo cáo quyết toán
TT Nhóm dự án và tên dự án Số
dự
án
Tổng mức
đầu tư được
duyệt
Tổng giá trị
thực hiện
Ghi chú
Tổng số 3 216890,898 212052,204

A Nhóm A 0
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Mai hoa
B Nhóm B 1 198587,148 193500,000
1 Đầu tư xưởng sx săm lốp
ôtô 300000 bộ/năm
198587,148 193500,000 Đang tiến hành thuê
kiểm toán quyết toán
C Nhóm C 2 18303,750 18552,204
a Các dự án TCT phê duyệt 0
b Dự án phân cấp do Giám
đốc công ty phê duyệt
2 18303,750 18552,204
1 Dự án xây dựng nhà kho
tại Chi nhánh Đà Nẵng
5243,750 5492,204 Đang lập quyết toán
vốn đầu tư
2 Đầu tư bổ sung TB công
đoạn hỗn luyện tại XHoà
13060,000 13060,000 Đang lập quyết toán
vốn đầu tư
Nguồn : Phòng xây dựng cơ bản
Với mỗi dự án lớn sẽ do những người đứng đầu công ty phê duyệt, quản lý,
còn bộ phận trực tiếp quản lý các dự án trên là các nhân viên Phòng Xây Dựng Cơ
Bản với trưởng phòng là ông Nguyễn Quốc Anh, phó phòng là bà Lê Thị Bích Ngọc.
Hầu hết các dự án lớn, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng tổ chức đấu thầu thuê tư vấn
các lĩnh vực lập thiết kế kĩ thuật, lập tổng dự toán, thẩm định dự án..,còn công ty mà
đại diện quản lý dự án là Phòng xây dựng cơ bản sẽ trực tiếp quản lý, giám sát để dự
án đi theo đúng kế hoạch được duyệt, đảm bảo chất lượng công trình, phù hợp tiến độ
công việc mà không phát sinh chi phí vô lý. Trưởng phòng, ông Nguyễn Quốc Anh, là

người chịu trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư để trình lên Tổng công ty
phê duyệt theo tiến độ hàng quý hoặc hàng năm tuỳ mức độ dày đặc của công việc.
Qua bảng trên,có thể nhận thấy chỉ có sự chênh lệch nhỏ giữa giá trị đề nghị
quyết toán với giá trị quyết toán được duyệt và tổng mức đầu tư với tổng giá trị thực
hiện.Như vậy ngay từ công tác lập dự án, lập tổng dự toán đã rất được coi trọng, thêm
vào đó công tác quản lý giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư đã được làm tốt,
đảm bảo cho việc thực hiện phù hợp với kế hoạch đề ra.
Sinh viên: Nguyễn Thuý Quỳnh - Lớp: Kinh tế đầu tư 45B 25

×