Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Giáo trình tin học văn phòng­Hướng dẫn sử dụng:Microsoft Excel pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.01 KB, 37 trang )

Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 1
CHƯƠNG TRÌNH MICROSOFT EXCEL
Bài 1: Giới Thiệu 2
Bài 2: NHẬP DỮ LIỆU VÀ CHỈNH SỬA 4
I). Nhập dữ liệu: 4
II). Chọn dữ liệu và chỉnh sửa: 4
III). Chỉnh sửa bảng tính: 4
Bài 3: ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH 6
Bài 4: CÁC KIỂU DỮ LIỆU VÀ PHÉP TOÁN 9
Bài 5: CÁC LOẠI ĐỊA CHỈ TRONG EXCEL 12
Bài 6: HÀM (FUNCTION) VÀ CÁCH SỬ DỤNG 13
I). KHÁI NIỆM HÀM: 13
II). CÁC HÀM THÔNG DỤNG TRONG EXCEL: 13
a). Hàm Lấy Ngày: (Day) 13
b). Hàm Lấy Tháng: (Month): 13
c). Hàm Lấy Năm: (Year) 13
d). Hàm Lấy ngày tháng năm: (Date): 13
e). Hàm Lấy ngày giờ hiện tại: (Now) 14
a). Hàm lấy phần nguyên: (INT) 14
b) Hàm chia lấy dư: (MOD) 14
c). Hàm làm tròn số: (ROUND) 14
d). Hàm lấy cực đại: (MAX) 14
e). Hàm lấy cực tiểu: (MIN) 14
f). Hàm tính tổng: (SUM) 14
g). Hàm tính tổng có điều kiện: (SUMIF) 14
h). Hàm Tính trung bình: (AVERAGE) 15
i). Hàm đếm số: (COUNT) 15
j). Hàm đếm chuỗi: (COUNTA) (đếm các ô không rỗng) 15
k). Hàm đếm có điều kiện: (COUNTIF) 15
a). Hàm và: (AND) 15
b). Hàm hoặc: (OR) 15


c). Hàm Phủ định: (NOT) 16
d). Hàm điều kiện: (IF) 16
a). Hàm lấy ký tự bên trái: (LEFT) 16
b). Hàm lấy ký tự bên phải: (RIGHT) 16
c). Hàm lấy ký tự từ giữa: (MID) 16
d). Hàm đỗi chuỗi thành chuỗi ký tự hoa: (UPPER) 17
e). Hàm đỗi chuỗi thành chuỗi chữ thường: (LOWER) 17
f). Hàm đổi ký tự đầu của từ thành ký tự hoa còn lại là ký tự thường: 17
(PROPER) 17
g). Hàm đổi chuỗi số thành số: (VALUE) 17
Các hàm cơ sở dữ liệu dùng dưới đây có cùng cú pháp 18
a). Hàm tính tổng: (DSUM) 18
b). Hàm đếm số: (DCOUNT) 18
c). Hàm đếm ô không rỗng: (DCOUNTA) 18
d). Hàm cực đại: (DMAX) 18
e). Hàm cực tiếu: (DMIN) 18
f). Hàm tính trung bình: (DAVERAGE) 18
a). Hàm dò tìm theo cột: (VLOOKUP) 19
b). Hàm dò tìm theo dòng: (HLOOKUP) 19
c). Hàm MATCH: 19
d). Hàm INDEX: 20
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 2
Bài 7 21
CHÈN ĐỒ THỊ VÀO BẢNG TÍNH 21
Bài 8 23
IN ẤN 23
Bài 1: Giới Thiệu
Microsoft Excel là một phần mềm ứng dụng dùng để thiết lập bảng tính điện
tử như các bảng thống kê, quyết toán, hay còn là một phần mềm xử lý bảng tính, …

Mỗi bảng tính Excel bao gồm nhiều bảng tính (256 bảng tính).
Khởi động Microsoft Excel: Kích đôi biểu tượng Microsoft Excel trên màn
hình desktop Windows nếu có hoặc vào Menu Start → chọn Programs → chọn
Microsoft Excel.
Giới thiệu về màn hình Excel: (hình dưới)
• Ngoài các thanh tiêu đề, thanh menu, thanh công cụ, thanh trạng thái được bố
trí hoàn toàn giống như của Microsoft Word. Còn có một số thành phần khác
như:
• Thanh công thức (Formular Bar) hiển thị nội dung dữ liệu của ô hiện hành.
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Thanh công thức
D10
VD: đây là địa chỉ
của ô D10
Thực đơn
Menu bar
Thanh
tiêu đề
Thanh công cụ
Thanh trạng thái
Thanh Cuộn
Thanh địa chỉ
(Vùng làm việc)
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 3
• Thanh điạ chỉ của bảng tính (Sheet). Muốn mở bảng tính nào ra màn hình ta
phải kích chuột vào tên bảng tính đó.
• Vùng làm việc của Excel dùng để thiết lập bảng tính. Thực chất đây là một tập
hợp các ô hình chữ nhật (gọi là Cell) nằm xếp cạnh nhau, mỗi ô có một địa chỉ
riêng của nó đó chính là điểm giao nhau giữa địa chỉ cột và địa chỉ dòng.
• Khi lưu trữ cần đặt tên cho WorkBook, Excel sẽ tự động gán phần mở rộng

của WorkBook là .XLS và khi lưu trữ Excel sẽ lưu trữ toàn bộ các bảng tính
trên WorkBook.
• Trên vùng làm việc của Excel có một hình chữ nhật có thể di chuyển được
(dùng phím TAB hoặc các phím mũi tên hoặc Enter hoặc kích chuột đi nơi
khác, …), hình chữ nhật đang ở đâu thì ô đó được gọi là ô hiện hành.
• Mặc dù Excel không phải là một trình xử lý văn bản, nhưng mỗi ô của Excel
lại có thể làm việc như một trang bảng tính trong trình xử lý văn bản.
Ví dụ: Có thể sử dụng các phím Backspace và Delete để hiệu chỉnh nội dung
trong ô như một trình xử lý văn bản.
• Có thể sử dụng các phím Backspace và Delete để hiệu chỉnh nội dung trong ô.
Để chấp nhận giá trị, nhấn phím Enter hay Tab.
+ Nếu ô có độ rộng nhỏ hơn nội dung, thì nội dung sẽ được hiển thị tràn qua ô
kế tiếp bên phải nếu ô kế tiếp bên phải rỗng. Còn nếu ô kế tiếp có nội dung, thì
phần dư ra sẽ bị khuất đi.
• Excel như là một trình xử lý văn bản dành cho số. Chỉ cần gõ con số vào ô, thì
sau đó Excel có thể thao tác với con số đó theo bất cứ cách nào chúng ta yêu
cầu. Theo ngầm định, các số sẽ được canh phải, giúp cho các số lẻ và dấu ngăn
cách số lẻ được thẳng hàng.
+ Để nhập một số vào ô, trước hết chúng ta phải chọn ô.
Ví dụ: Click chuột lên ô A1 để chọn.
+ Nhập vào con số cho ô đó (chẳng hạn như 567) rồi nhấn Enter. Giá trị chúng
ta mới gõ vào sẽ được hiển thị trong ô, và ô tiếp theo sẽ được chọn.
+ Nhập vào con số 567000000000 vào một ô rồi nhấn Enter.
+ Mặc dù trên thanh công thức con số đó được hiển thị đầy đủ, nhưng trong ô
lại hiển thị dưới dạng số khoa học. Chúng ta có thể nhắp lên ô đó để xem cho
rõ.
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 4
Bài 2: NHẬP DỮ LIỆU VÀ CHỈNH SỬA
I). Nhập dữ liệu:

• Nhập dữ liệu vào một ô trong bảng tính: kích chuột vào ô đó và nhập dữ liệu.
• Kết thúc nhập liệu: bấm Enter hoặc dùng các phím mũi tên, phím Tab hoặc
kích chuột đi nơi khác.
• Nhập dữ liệu tăng dần đều: (Cho loại số hoặc ngày) nhập giá trị vào hai ô
đầu tiên (ô thứ nhất là giá trị bắt đầu, ô thứ hai là bước nhảy), chọn 2 ô đã
nhập giá trị, trỏ chuột vào góc dưới bên phải ô thứ hai khi xuất hiện dấu cộng
(+) rê chuột đến ô cuối cùng rồi thả chuột.
• Chỉnh sửa lại dữ liệu đã nhập: chọn ô cần chỉnh sửa rồi bấm phím F2 hoặc
kích đôi chuột vào ô hoặc kích chuột lên thanh công thức. Sau đó ta tiến
hành chỉnh sửa.
• Xoá dữ liệu: Chọn các ô có chứa dữ liệu cần xoá và ấn phím Delete.
II). Chọn dữ liệu và chỉnh sửa:
• Chọn các ô liên tiếp nhau: rê chuột từ ô góc trên cùng đến ô góc dưới cùng
hoặc ngược lại.
• Chọn các ô rời nhau: Chọn khối thứ nhất sau đó ấn và giữ phím Ctrl rồi tiếp
tục dùng chuột kích chọn các khối ô khác nhau cho đến khi nào hết.
• Chọn nguyên cột: kích chuột vào tiêu đề cột (vào các chữ A, B, …). Nếu
kích và rê chuột thì chọn được nhiều cột kế tiếp nhau.
• Chọn nguyên dòng: kích chuột vào tiêu đề dòng (vào các số 1, 2, …). Nếu
kích và rê chuột thì chọn được nhiều dòng kế tiếp nhau.
III). Chỉnh sửa bảng tính:
• Thay đổi độ rộng cột: trỏ chuột lên vị trí vạch biên trên thanh tiêu đề cột cho
đến khi hình dạng chuột trở thành mũi tên hai chiều (←|→), sau đó rê chuột
đến vị trí cần thay đổi rồi thả chuột ra.
• Thay đổi độ cao dòng: tương tự như cột, thay vì trỏ tiêu đề cột ta trỏ lên tiêu
đề dòng.
• Chèn thêm cột: chọn vị trí cần chèn, vào menu Insert → chọn Columns
hoặc kích phải chuột chọn Insert.
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 5

• Xoá cột: chọn cột cần xoá, vào menu Edit → chọn Delete.
• Chèn thêm dòng: chọn vị trí cần chèn, vào Menu Insert → chọn Row.
• Xoá dòng: chọn dòng cần xoá, vào menu Edit → chọn Delete.
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 6
Bài 3: ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH
Chọn khối ô cần định dạng → vào Menu Format → chọn Cells, hoặc kích
chuột phải → chọn Format Cells. hiển thị hộp thoại Format Cells bao gồm các
chọn lựa như sau:
1.
1. Number:
Gồm các chọn lựa hiển thị số, các kiểu hiển thị thông thường (General),
phần trăm (Percentage), khoa học (Scientific), tiền tệ (Currency), ngày tháng
năm (Date), …
2.
2. Alignment:
Gồm các lựa chọn về kiểu hiển thị chuỗi văn bản:
• Horizontal: Vị trí hiển thị trên ô theo chiền ngang.
• Vertical : Vị trí hiển thị trên ô theo chiều đứng.
• Wrap text: Tự động tách dữ liệu xuống thành nhiều hàng (vẫn trong cùng
một ô) trong trường hợp chiều dài chuỗi dữ liệu vượt quá độ rộng ô.
• Orientation: chọn lựa kiểu hiển thị trên ô: ngang, dọc, đứng, xéo góc,…
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 7
3. Font:
Gồm các chọn lựa: kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ, dạng chữ, kiểu gạch chân,….
+ Strikethrough: Ghạch ngang giữa chữ
+ Superscript : chỉ số trên (ví dụ: X
2
) (Ctrl + Shift + +).

+ Subscript : chỉ số dưới (ví dụ: X
2
) (Ctrl + =).
4. Border:
Gồm các chọn lựa về đóng khung như: nét khung, màu khung (trái, phải, trên,
dưới, bao quanh,…).
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 8
5. Patterns:
Gồm các chọn lựa về nền như: màu nền, kiểu nền,….
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 9
Bài 4: CÁC KIỂU DỮ LIỆU VÀ PHÉP TOÁN
Dữ liệu là tất cả những gì ta có thể nhập vào trong ô để cho Excel xử lý và
tính toán. Trong Excel có các kiểu dữ liệu sau:
1. Kiểu chuỗi: (Text)
Được qui định bắt đầu bởi các ký tự từ (a…z, A…Z).
Mặc nhiên dữ liệu loại chuỗi được canh bên trái. Nếu độ dài chuỗi vượt quá
độ rộng ô thì nó sẽ tự động hiển thị qua ô kế bên nếu ô kế bên đó chưa chứa dữ
liệu, còn nếu ô kế bên đã có dữ liệu thì phần vượt quá độ rộng ô sẽ bị che khuất,
lúc này ta chỉ việc nới độ rộng ô cho phù hợp.
Trong công thức tính toán dữ liệu loại chuỗi phải được đặt trong cặp nháy kép “”.
Các phép toán quan hệ và nối chuỗi:
• Toán tử so sánh : = (dấu bằng), < (nhỏ hơn), >(lớn hơn), <=(nhỏ
hơn hoặc bằng), >=(lớn hơn hoặc bằng), <>(khác nhau).
• Toán tử nối chuỗi: &.
Ví dụ: = “Trung tâm” & “ Tin Học” kết qủa là: “Trung Tâm Tin Học”.
= (“Ba” <= “Bốn”) kết quả là TRUE.
2. Kiểu số: (Number)
Qui ước dữ liệu phải được bắt đầu bằng các con số từ 0…9 hoặc bằng một

trong các ký tự: + (cộng), - (trừ), . (chấm thập phân).
Mặc nhiên dữ liệu loại số được canh bên phải ô. Nếu số chữ lớn hơn độ rộng
của ô thì nó sẽ tự động chuyển sang hiển thị kiểu khoa học hoặc hiển thị trên ô
các ký tự ######, lúc này ta chỉ việc nới độ rộng ô cho phù hợp.
Khi ta nhập dữ liệu loại số không hợp lệ, Excel tự động chuyển thành dữ liệu
loại chuỗi.
- Để tăng tốc độ gõ số, đừng để ý đến các dấu phẩy ngăn cách hàng ngàn (đối
với kiểu Pháp, Việt Nam là dấu chấm).
Ví dụ: như thay vì gõ vào 3,000 chúng ta chỉ gõ 3000. Sau đó, chọn ô
cần định dạng → chọn nút Comma Stype “,” trên thanh công cụ.
- Để nhập một giá trị phần trăm, có hai cách: gõ số, rồi sử dụng dấu ngăn cách
số lẻ (ví dụ 0.5), chọn ô cần định dạng → chọn nút Percent Style “%” trên
thanh công cụ. Cũng có thể gõ nguyên số kèm theo dấu phần trăm (ví dụ
50% ).
Lưu ý: Không nên nhập vào 50 rồi sử dụng nút Percent Style, vì khi đó sẽ nhận
được kết quả là 5000%.
Các phép toán sau:
• Toán tử số học: +, -, *, /, ^ (luỹ thừa).
• Toán tử logic: Not, And, Or.
• Toán tử so sánh: =, <, >, <=, >=, <>.
3. Dữ liệu kiểu ngày tháng năm: (Date/Time)
Được qui định nhập theo dạng thức mm/dd/yy (trong đó: mm:tháng,
dd:ngày, yy:năm).
Hoặc nếu ta chỉ nhập mm/dd thì Excel tự động lấy năm là năm hiện hành của
hệ thống. Hoặc có thể nhập theo dạng thức 5-Aug (ngày 5 tháng 8). Mặc dù hiển
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 10
thị theo dạng nào, chúng ta có thể định dạng lại theo kiểu hiển thị chúng ta
(dd/mm/yy: ngày/tháng/năm). Bằng cách vào Format Cells → Number/date
rồi chọn kiểu ta thích, nếu không có thì ta chọn Customize và nhập vào kiểu ta

thích.
VD: Ta nhập dd/mm/yy vào hộp Type.
Excel lưu trữ ngày tháng như là một số tuần tự và Excel qui định ngày đầu
tiên của thế kỷ 20 (ngày 1/1/1900) là ngày đầu tiên (ứng với số 1).
Ví dụ: khi nhập ngày 15/04/99 thì lại hiển thị trên ô 36265, là do ngày 15/04/99
là ngày thứ 36265 của thế kỷ 20. Lúc này ta có thể vào Format Cells để định
dạng lại kiểu hiển thị ngày hoặc có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + Shift + #, (nếu
muốn trở về số thông thường thì ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + ~).
Một số phím nhập ngày tháng như sau:
Ctrl + ; : Nhập ngày tháng năm hệ thống vào ô hiện hành.
Ctrl + Shift + ; : Nhập giờ phút của hệ thống vào ô hiện hành.
Các phép toán sau:
• Các phép toán số học: +, -
• Các phép toán quan hệ: =, <, >, <=, >=, <>.
4. Dữ liệu loại công thức: (Formular)
Được qui định bắt đầu bởi dấu = hoặc dấu +.
Khi hiển thị trên ô, sẽ hiển thị kết quả tính toán của công thức, không hiển thị
công thức. Còn công thức thì hiển thị trên thanh công thức.
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 11
Trong công thức tính toán có thể chứa tất cả các kiểu dữ liệu của Excel, các
toán tử tính toán, các số, các dấu ngoặc đơn, các địa chỉ ô, các tên khối, tên hàm,
tên bảng, … riêng dữ liệu loại chuỗi khi đứng trong công thức tính toán phải đặt
trong cặp dấu “”.
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 12
Bài 5: CÁC LOẠI ĐỊA CHỈ TRONG EXCEL
Khi đứng trong công thức tính toán của Excel, đại chỉ ô được chia ra làm các
loại sau:
1. Địa chỉ tương đối:

Có dạng: CỘTDÒNG (Ví dụ: A4, B8, D10)
Là loại đại chỉ mà khi sao chép hay di chuyển công thức đến nơi khác nó sẽ
tự động thay đổi địa chỉ tương đối so với vị trí sao chép.
2. Đại chỉ tuyệt đối:
Có dạng: $CỘT$DÒNG (Ví dụ: $A$4, $B$9, $D$15,…)
Là loại địa chỉ mà khi sao chép hay di chuyển công thức đi nơi khác nó vẫn
không bao giờ thay đổi địa chỉ.
3. Địa chỉ hỗn hợp:
Có hai loại sau:
• Địa chỉ tuyệt đối cột, tương đối dòng: có dạng: $CỘTDÒNG
(Ví dụ: $A5, $B8, $D15).
• Địa chỉ tương đối cột, tuyệt đối dòng: có dạng: CỘT$DÒNG
(Ví dụ: A$5, B$8, D$15).
Cách nhập vào địa chỉ tuyệt đối, hỗn hợp trong công thức tính toán:
Nhập trực tiếp vào dấu $ trước các địa chỉ ô nhưng như vậy mất rất
nhiều thời gian, ta có thể thực hiện như sau: vẫn nhập vào loại địa chỉ
tương đối, sau đó ấn phím F4 sẽ chuyển giữa các loại địa chỉ.
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 13
Bài 6: HÀM (FUNCTION) VÀ CÁCH SỬ DỤNG
I). KHÁI NIỆM HÀM:
Hàm là những công thức định sẵn của Excel nhằm thực hiện một chức năng
tính toán riêng biệt nào đó, hoặc để thực hiện các thao tác trên bảng tính, hoặc
giúp đỡ việc ra một quyết định dựa trên những thông tin cung cấp. Ta có thể sử
dụng các hàm có sẵn của Excel hoặc có thể viết ra những hàm mới cho riêng
mình.
Cú pháp chung của hàm như sau:
= TÊNHÀM(Đối số 1, Đối số 2, …, Đối số n)
Trong đó:
• Dấu “=”: Bắt buộc phải có trước hàm, nếu kông có dấu “=” thì Excel

không tính toán gì cả mà sẽ hiển thị công thức đó lên ô như một chuỗi
văn bản.
• TÊNHÀM: Do Excel qui định và mỗi hàm có một tên riêng của nó. Có
thể dùng ký tự hoa hoặc thường cho tên hàm (trong tên hàm không
được có khoảng trống).
• Số lượng các đối số sẽ tuỳ thuộc theo từng hàm và tuỳ từng trường hợp
mà có nhiều hay ít, các đối số sẽ ngăn cách bởi dấu phẩy “,” và chúng
phải được nằm trong dấu cặp dấu ().
Trong hàm có thể chứa tất cả các loại dữ liệu của Excel, các địa chỉ ô, tên
khối, tên vùng,…, riêng dữ liệu loại chuỗi khi đặt trong hàm phải được đặt
trong cặp dấu nháy kép “ “. Có thể sử dụng một hàm làm đối số cho một
hàm và chỉ được giới hạn trong 7 mức lồng nhau.
II). CÁC HÀM THÔNG DỤNG TRONG EXCEL:
1. Hàm Ngày/Tháng/Năm:
a). Hàm Lấy Ngày: (Day)
• Cú pháp: =Day(chuỗi tháng ngày năm)
• Công dụng: Hàm trả về giá trị ngày của chuỗi tháng ngày năm.
Ex: =day(“12/24/2003”) → 24
b). Hàm Lấy Tháng: (Month):
• Cú pháp: =Month(chuỗi tháng ngày năm)
• Công dụng: Hàm trả về giá trị tháng của chuỗi tháng ngày năm
Ex: =month(“12/24/2003”) → 12
c). Hàm Lấy Năm: (Year)
• Cú pháp: =Year(chuỗi tháng ngày năm)
• Công dụng: Hàm trả về giá trị tháng của chuỗi tháng ngày năm
Ex: =year(“12/24/2003”)→ 2003
d). Hàm Lấy ngày tháng năm: (Date):
• Cú pháp: =Date(năm, tháng, ngày)
• Công dụng: Hàm trả về kiểu ngày tháng năm
Ex: =date(2003,12,24) → 24/12/2003 hoặc 12/24/2003

Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 14
e). Hàm Lấy ngày giờ hiện tại: (Now)
• Cú pháp: =Now()
• Công dụng: Hàm trả về ngày giờ hiện tại (ngày giờ hệ thống)
2. Các hàm về số:
a). Hàm lấy phần nguyên: (INT)

Cú pháp: =INT(n)

Công dụng: Hàm INT cho kết quả là phần nguyên của số n.
Ví dụ: =INT(3.1416) sẽ cho kết quả là: 3.
=INT(123.456) sẽ cho kết quả là: 123.
b) Hàm chia lấy dư: (MOD)

Cú pháp: =MOD(m,n)

Công dụng: Hàm MOD cho kết quả là số dư của m chia cho n. Nếu
n=0, MOD returns the #DIV/0! error value.
Ví dụ: =MOD(9,2) sẽ cho kết quả là: 1.
c). Hàm làm tròn số: (ROUND)

Cú pháp: =ROUND(n,m)

Công dụng: Hàm ROUND làm tròn số n đến m số.

Nếu m>0 hàm làm tròn với m số lẻ.
Ví dụ: =ROUND(3.1416,2) sẽ cho kết quả là: 3.14

Nếu m<0 hàm sẽ làm tròn qua phần nguyên.

Ví dụ: =ROUND(1234567, -2) sẽ cho kết quả là: 1234600.
d). Hàm lấy cực đại: (MAX)

Cú pháp: =MAX(n
1
,n
2
,…,n
m
).

Công dụng: Hàm MAX cho kết quả là số nguyên lớn nhất trong m
số.
Ví dụ: =MAX(A5:B8,C9:G11,G13)
=MAX(12,4,3,27,14) sẽ cho kết quả là: 27.
e). Hàm lấy cực tiểu: (MIN)

Cú pháp: =MIN(n
1
,n
2
,…,n
m
)

Công dụng: Hàm MIN cho kết quả là số nhỏ nhất trong m số.
Ví dụ: =MIN(A5:B8,C9:G11,G13)
=MIN(12,4,3,27,14) sẽ cho kết quả là: 3.
f). Hàm tính tổng: (SUM)


Cú pháp: =SUM(n
1
,n
2
,…,n
m
)

Công dụng: Hàm SUM cho kết quả là tổng các số n
1
,n
2
,…,n
m.
Ví dụ: =SUM(A5:B8,C9:G11,G13)
=SUM(12,4,3,27,14) sẽ cho kết quả là: 60.
g). Hàm tính tổng có điều kiện: (SUMIF)

Cú pháp: =Sumif(vùng điều kiện, điều kiện, vùng tính
tổng)

Công dụng: Hàm tính tổng vùng tính tổng mà thỏa điều kiện.
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 15
Ví dụ: =Sumif(B1:B5,”Nam”,C1:C5) : Tính Tổng tiền từ C1 đến
C5 của Vùng từ B1 đến B5 có những ô tương ứng là Nam
h). Hàm Tính trung bình: (AVERAGE)

Cú pháp: =AVERAGE(n
1

,n
2
,…,n
m
)

Công dụng: Hàm AVERAGE trả về một số là trung bình cộng của
các số n
1
,n
2
,…,n
m
.
Ví dụ: =AVERAGE(A5:B8,C9:G11,G13).
=AVERAGE(12,4,3,27,14) sẽ cho kết quả là: 12.
i). Hàm đếm số: (COUNT)
• Cú pháp: =COUNT(Vùng dữ liệu)
• Công dụng: Hàm COUNT cho kết quả là tổng số các ô có giá trị
trong Vùng dữ liệu.
Ví dụ: =COUNT(“B”,2,4,1,6) sẽ cho kết quả là: 4.
j). Hàm đếm chuỗi: (COUNTA) (đếm các ô không rỗng)
• Cú pháp: =COUNTA(Vùng dữ liệu)
• Công dụng: Hàm COUNTA cho kết quả là tổng số các ô không
rỗngtrong Vùng dữ liệu.
Riêng hàm Count chỉ đếm số, để đếm được chuỗi thì phải sử dụng
hàm Counta
k). Hàm đếm có điều kiện: (COUNTIF)
• Cú pháp: =COUNTIF(vùng dữ liệu, điều kiện)
• Công dụng: Hàm đếm vùng dữ liệu mà thỏa điều kiện.

Ví dụ: =Countif(A1:D5,18) : Đếm vùng dữ liệu từ A1 đến
D5 mà thỏa điều kiện =18.
=Countif(A1:D5,”>=18”) : Đếm vùng dữ liệu từ A1
đến D5 mà thỏa điều kiện >=18.
Chú ý: (Hàm đếm là đếm những ô không rỗng).
3. Nhóm hàm Logic:
Hàm Logic là loại hàm chỉ trả về kết quả là một trong hai giá trị TRUE hoặc
FALSE.
a). Hàm và: (AND)
• Cú pháp: =AND(Điều kiện 1, Điều kiện 2,…, Điều kiện n)
• Công dụng: Hàm AND chỉ cho giá trị TRUE khi và chỉ khi tất cả
các điều kiện từ 1 đến n cùng thoả tức là đều TRUE. Ngược lại
một trong các điều kiện không thoả hoặc tất cả các điều kiện đều
không thoả, hàm AND cho ra giá trị FALSE.
Ví dụ: =AND(5>3, 9<10) cho ra kết quả TRUE.
=AND(5>3, 9>10) cho ra kết quả FALSE.
b). Hàm hoặc: (OR)
• Cú pháp: =OR(Điều kiện 1, Điều kiện 2,…, Điều kiện n)
• Công dụng: Hàm OR chỉ cho giá trị FALSE khi và chỉ khi tất cả
các điều kiện từ 1 đến n cùng không thoả. Ngược lại một trong các
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 16
điều kiện thoả hoặc tất cả các điều kiện đều thoả, hàm OR cho ra
giá trị TRUE.
Ví dụ: =OR(5>3, 9<10) cho ra kết quả TRUE.
=OR(5<3, 9>10) cho ra kết quả FALSE.
c). Hàm Phủ định: (NOT)
• Cú pháp: =NOT(Biểu thức Logic)
• Công dụng: Hàm NOT cho kết quả TRUE khi biểu thức Logic cho
kết quả là FALSE, và cho kết quả FALSE khi biểu thức Logic cho

kết quả là TRUE.
Ví dụ: =NOT(5>2) kết quả là: FALSE.
=NOT(9>10) kết quả là: TRUE.
d). Hàm điều kiện: (IF)
• Cú pháp: =IF(điều kiện logic, biểu thức 1, biểu thức 2).
• Công dụng: Hàm IF sẽ thực hiện biểu thức 1 nếu điều kiện logic là
đúng. Ngược lại nếu điều kiện logic là sai thì hàm IF sẽ thực hiện
biểu thức 2.
Ví dụ: =IF(5>2, “sai”, ”dung”) cho kết quả là “sai”.
• Lưu ý: Hàm IF chỉ được phép và chỉ có 3 đối số.
Ví dụ: Dựa vào điểm xếp hạng biết rằng:
Nếu điểm thi >= 8.5 thì xếp hạng giỏi.
Nếu 5 <= điểm thi < 8.5 thì xếp hạng đạt.
Nếu điểm thi < 5 thì xếp hạng hỏng.
(Giả sử cột điểm thi ở ô E2)
= IF(E2 >= 8.5, “gioi”, IF(E2 >= 5, “dat”, “hong”))
Ta thấy trong công thức trên có hai hàm IF lồng vào nhau, hàm IF bên
trong chính là biểu thức sai của hàm IF bên ngoài.
4. Nhóm hàm về chuỗi:
a). Hàm lấy ký tự bên trái: (LEFT)
• Cú pháp: =Left(chuỗi, n)
• Công dụng: Hàm Left trích ra n ký tự kể từ vị trí bên trái của
“Chuỗi”, Chuỗi có thể là một địa chỉ ô chứa dữ liệu loại chuỗi.
Ví dụ: = Left(“Da Lat”, 5) sẽ cho kết quả là: “Da La”.
b). Hàm lấy ký tự bên phải: (RIGHT)
• Cú pháp: =Right(chuỗi, n)
• Công dụng: Hàm Right trích ra n ký tự kể từ vị trí bên phải của
“Chuỗi”. Chuỗi có thể là địa chỉ ô chứa dữ liệu loại chuỗi.
Ví dụ: =Right(“Da Lat”, 3) se cho kết qủa là: “Lat”.
c). Hàm lấy ký tự từ giữa: (MID)

• Cú pháp: =Mid(chuỗi, m, n)
• Công dụng: Hàm Mid trích ra n ký tự kể từ vị trí m của “Chuỗi”,
nếu m lớn hơn độ dài chuỗi thì hàm Mid cho kết quả là một chuỗi
rỗng. Chuỗi có thể là một địa chỉ ô chứa dữ liệu loại chuỗi.
Ví dụ: = Mid(“Da Lat Buon”, 4, 3) sẽ cho kết quả là: “Lat”.
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 17
d). Hàm đỗi chuỗi thành chuỗi ký tự hoa: (UPPER)
• Cú pháp: =Upper(chuỗi)
• Công dụng: Hàm Upper cho kế quả là chuyển chuỗi thành hoàn
toàn chữ hoa.
Ví dụ: =Upper(“Trung Tam Tin Hoc”) kết quả là: “TRUNG
TAM TIN HOC.”
e). Hàm đỗi chuỗi thành chuỗi chữ thường: (LOWER)
• Cú pháp: =Lower(chuỗi)
• Công dụng: Hàm Lower cho kết quả là chuyển chuỗi thành toàn
chữ thường.
Ví dụ: =Lower(“TrunG TaM TiN HoC” ) kết quả là: “trung
tam tin hoc”.
f). Hàm đổi ký tự đầu của từ thành ký tự hoa còn lại là ký tự thường:
(PROPER)
• Cú pháp: =PROPER(chuỗi)
• Công dụng: Hàm Proper cho kết quả là chuyển ký tự đầu tiên của
mỗi từ trong chuỗi thành hoa, còn lại là chữ thường.
Ví dụ: =Proper(“TRung taM TIN hOC” ) kết quả là: “Trung
Tam Tin Hoc”.
g). Hàm đổi chuỗi số thành số: (VALUE)
• Cú pháp: =Value(chuỗi số)
• Công dụng: Hàm Value chuyển chuỗi số thành số.
Ví dụ: =Value(“1234.567”) kết quả là: 1234.567

5. Nhóm hàm cơ sở dữ liệu và thống kê:
Để thao tác trên một số mẫu tin nào đó thoả mãn nhiều điều kiện cho trước,
trong Excel cung cấp các hàm về cơ sở dữ liệu.
Chú ý: Muốn thực thi hàm nay ta phải thiết lập vùng điều kiện.
Nguyên tắc thiết lập điều kiện
• Điều kiện Và: (AND)
Thiết lập các điều kiện trên cùng một hàng.
Ví dụ: Những người sinh sau năm 1970 và trước năm 1976:
Năm Sinh Năm Sinh
>1970 <1976
Những người sinh sau năm 1976 và Tên có ký tự đầu là “H”:
Năm Sinh Tên
>1976 H*
• Điều kiện Hoặc: (OR)
Thiết lập các điều kiện trên các hàng khác nhau:
Ví du: Những người sinh trước năm 1970 hoặc sau năm 1976:
Năm Sinh
<1970
>1976
Những người sinh sau năm 1976 hoặc tên có ký tự đầu là “H”:
Năm Sinh Tên
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 18
>1976
H*
Một số hàm cơ sở dữ liệu thường dùng
Các hàm cơ sở dữ liệu dùng dưới đây có cùng cú pháp.
a). Hàm tính tổng: (DSUM)
• Cú pháp: =DSUM(Bảng CS dữ liệu, cột tham chiếu, vùng điều kiện).
• Công dụng: Hàm DSUM tính tổng các số trên cột tham chiếu của

Bảng CS dữ liệu thoả điều kiện trong vùng điều kiện.
Ví dụ: Tính tổng tạm ứng của những người có phái =0 và gcảnh =1.
b). Hàm đếm số: (DCOUNT)
• Cú pháp: =DCOUNT(Bảng CS dữ liệu, cột tham chiếu, vùng điều kiện).
• Công dụng: Hàm DCOUNT đếm tổng các số trên cột tham chiếu của
Bảng CS dữ liệu thoả điều kiện trong vùng điều kiện.
c). Hàm đếm ô không rỗng: (DCOUNTA)
• Cú pháp: =DCOUNTA(Bảng CS dữ liệu, cột tham chiếu, vùng điều kiện).
• Công dụng: Hàm DCOUNTA đếm tổng các ô không rỗng trên cột tham
chiếu của Bảng CS dữ liệu thoả điều
d). Hàm cực đại: (DMAX)
• Cú pháp: =DMAX(Bảng CS dữ liệu, cột tham chiếu, vùng điều kiện)
• Công dụng: Hàm DMAX Trả về giá trị lớn nhất trên cột tham chiếu
của Bảng CS dữ liệu thoả điều kiện trong vùng điều kiện.
e). Hàm cực tiếu: (DMIN)
• Cú pháp: =DMIN(Bảng CS dữ liệu, cột tham chiếu, vùng điều kiện)
• Công dụng: Hàm DMIN Trả về giá trị nhỏ nhất trên cột tham chiếu
của Bảng CS dữ liệu thoả điều kiện trong vùng điều kiện.
f). Hàm tính trung bình: (DAVERAGE)
• Cú pháp: = DAVERAGE(Bảng CS dữ liệu, cột tham chiếu, vùng điều kiện)
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 19
• Công dụng: Hàm DAVERAGE Trả về giá trị trung bình trên cột tham
chiếu của Bảng CS dữ liệu thoả điều kiện trong vùng điều kiện.
6. Nhóm hàm tìm kiếm:
a). Hàm dò tìm theo cột: (VLOOKUP)
• Cú pháp: =VLOOKUP(trị dò, Bảng dò, cột tham chiếu, cách dò)
• Công dụng: Hàm VLOOKUP dò tìm Trị dò trong cột đầu tiên (cột chỉ
mục) của Bảng dò, sau khi tìm thấy sẽ trả về giá trị tương ứng trên cột
tham chiếu.

Trong đó:
Trị dò: là một giá trị trong bảng chính.
Bảng dò: là một khối ô chứa dữ liệu ta cần khai thác (bảng phụ), trong
đó cột đầu tiên được gọi là cột chỉ mục (có địa chỉ tuyệt đối).
cột tham chiếu: là số thứ tự của cột trong Bảng dò mà ta cần lấy giá
trị.
cách dò: có thể là 0 hoặc 1.
Lưu ý: Các giá trị trong cột tham chiếu phải được sắp xếp theo thứ tự. Nếu
ta không sắp xếp các giá trị trên cột tham chiếu thì cách dò phải là 0.
Cột tham chiếu phải nhỏ hơn hoặc bằng số cột của bảng dò. Nếu trị dò
là loại số không chính xác thì cách dò phải là 1, lúc này nó sẽ lấy giá trị
tương ứng trên cột tham chiếu ứng với giá trị nhỏ hơn hoặc bằng gần nhất
với trị dò.Do vậy trị dò cần phải lớn hơn hoặc bằng giá trị nhỏ nhất trong
cột chỉ mục.
b). Hàm dò tìm theo dòng: (HLOOKUP)
• Cú pháp: =HLOOKUP(Trị dò, Bảng dò, dòng tham chiếu, cách dò).
• Công dụng: Hàm HLOOKUP dò tìm Trị dò trên dòng đầu tiên (dòng
chỉ mục) của Bảng dò, sau khi tìm ra nó trả về giá trị tương ứng trên
Dòng tham chiếu.
Trong đó:
Trị dò: là một giá trị trong bảng chính.
Bảng dò: là một khối ô chứa dữ liệu ta cần khai thác (Bảng phụ), trong đó
dòng đầu tiên được gọi là dòng chỉ mục (có địa chỉ tuyệt đối).
Dòng tham chiếu: là số thứ tự của dòng trong Bảng dò mà ta muốn lấy giá
trị.
Cách dò: có thể là 0 hoặc 1 hoặc không có.
Lưu ý: Các giá trị trong dòng tham chiếu phải được sắp xếp theo thứ tự.
Nếu ta không sắp xếp các giá trị trên dòng tham chiếu thì cách dò phải là 0.
Dòng tham chiếu phải nhỏ hơn hoặc bằng số dòng trong bảng dò. Nếu
trị dò là loại số không chính xác thì cách dò phải là 1, lúc này sẽ lấy giá trị

tương ứng trên dòng tham chiếu ứng với trị nhỏ hơn hoặc bằng với trị dò.
Do vậy trị dò cần phải lớn hơn hoặc bằng giá trị nhỏ nhất trong dòng chỉ
mục.
c). Hàm MATCH:
• Cú pháp: =MATCH(Trị dò, Bảng dò, cách dò)
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 20
• Công dụng: Hàm MATCH Trả về vị trí của giá trị cần tìm kiếm trong
một dãy mà thích hợp với giá trị được mô tả.
Trong đó:
Trị dò: là giá trị chúng cần tìm trong bảng.
Bảng dò: là một dãy kế tiếp nhau chứa các giá trị tìm kiếm.
Cách dò: là các số như 1, 0 và –1 mô tả sự thích hợp của bảng dò với
những giá trị trong bảng dò.
+ Nếu là 1: Match tìm kiếm giá trị lớn nhất mà nhỏ hơn hoặc bằng trị
dò. Bảng dò phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
+ Nếu là 0: Match tìm kiếm giá trị đầu tiên mà nó bằng chính xác trị dò
trong bảng dò.
+ Nếu là –1: Match tìm kiếm giá trị nhỏ nhất mà lớn hơn hoặc bằng trị
dò. Bảng dò phải được sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
d). Hàm INDEX:
• Cú pháp: =Index (bảng dò, chỉ số hàng, chỉ số cột)
• Công dụng: Hàm Index trả về giá trị trong một bảng hoặc trong một
mảng, được lựa chọn bởi chỉ số cột và chỉ số dòng.
Trong đó:
+ Bảng dò: là một vùng của các ô hoặc một mảng các hằng số.
+ Chỉ số hàng: là hàng được lựa chọn trong một mảng mà là hàng để
trả về giá trị. Nếu chỉ số hàng là bỏ qua, chỉ số cột là đòi hỏi phải có.
+ Chỉ số cột: là cột được lựa chọn trong một mảng mà là cột để trả về
giá trị. Nếu chỉ số cột là bỏ qua, chỉ số hàng là đòi hỏi phải có.

Nếu cả hai chỉ số hàng và chỉ số cột là các đối số được sử dụng, Index trả
về giá trị trong ô tại vị trí giao nhau của chỉ số hàng và chỉ số cột.
Nếu mảng chỉ chứa đựng một hàng hoặc một cột, các đối số tương ứng của
chỉ số hàng hoặc chỉ số cột là tuỳ ý.

Ghi nhớ:
Khi thiết lập công thức trên một ô hoặc sử dụng một hàm không đúng cú
pháp. Excel sẽ hiển thị thông báo lỗi sau:
# DIV/0! Xảy ra khi công thức có phép tính chia cho số không.
# N/A Xảy ra khi giá trị không dùng được.
# NAME? Trong công thức có một tên mà Excel không hiểu.
# NULL! Xảy ra khi xác định một giao giữa hai vùng, nhưng thực
tế hai vùng đó không giao nhau.
# NUM! Các dữ liệu có sự sai sót.
# REF! Công thức tham chiếu đến mọi địa chỉ không hợp lệ.
# VALUE! Công thức đã có các toán hạng và toán tử sai kiểu.
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 21
Bài 7
CHÈN ĐỒ THỊ VÀO BẢNG TÍNH
Trong Excel cho phép chúng ta dùng đồ thị để minh hoạ những số liệu (kết quả)
trên bảng tính.
1. Chèn đồ thị vào bảng tính:
a) Mở tập tin chứa bảng tính cần chèn đồ thị.
b) Chọn phạm vi bảng tính cần vẽ đồ thị (có thể có tiêu đề dòng, cột và dữ liệu).
c) Kích Menu Insert → Chart hiện hộp thoại cho chọn nhóm đồ thị. Chọn
Standard types. Khi đó phía dưới Chart Type ta chọn một loại đồ thị biểu
diễn rồi kích Next để tiếp tục bước sau:
d) Hiện hộp thoại chọn các tham số sau: Sau khi chọn xong ta kích Next để tiếp
tục bước sau:

Trong đó:
• Data Range: Lựa phạm vi bảng tính cần vẽ đồ thị(nếu ở bước
trên ta lựa thì nó sẽ tự động hiển thị trong vùng này).
• Series in:
 Row: số liệu theo dòng.
 Column: số liệu theo cột.
e) Hiện hộp thoại lúc này ta chỉ cần chọn Title (tiêu đề) rồi chọn các tham số sau:
• Chart title: Nhập tiêu đề chính cho đồ thị.
• Category (X) axis: Nhập tiêu đề cho trục X.
• Category (Y) axis: Nhập tiêu đề cho trục Y.
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 22
Sau đó ta chọn Next để tiếp tục bước sau:
f) Sẽ xuất hiện hộp thoại cho phép ta chọn các tham số sau:
• As new sheet: Đưa đồ thị vào một bảng tính mới.
• As object in: Đưa đồ thị vào bảng tính hiện hành.
g) Cuối cùng ta kích Finish để kết thúc.
2. Chỉnh sửa đồ thị:
 Đồ thị gồm nhiều thành phần. Để chỉnh sửa phần nào ta cứ việc kích
đôi vào phần nào đó. Còn ta muốn xoá đồ thị hoặc thành phần nào đó của
đồ thị thì ta kích vào đồ thị hoặc kích vào thành phần đó rồi ấn phím
Delete.
 Trong các bước thiết lập đồ thị luôn luôn có các nút sau:
• Cancel: Huỷ bỏ việc thiết lập đồ thị.
• Back: Trở về bước trước đó.
• Next: Tiếp tục bước sau.
• Finish: Kết thúc quá trình thiết lập đồ thị.
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 23
Bài 8

IN ẤN
(áp dụng cho Word và Excel)
Để in bảng tính ra giấy được như ý muốn của mình, thì trước hết ta phải thực
hiện các định dạng, và sau đó ta tiến hành cập nhật hoặc chỉnh sửa bảng tính sao
cho phù hợp rồi dùng chức năng Print Preview để xem trước khi in thực sự ra
giấy.
1. Định dạng trang in: (Giống như định dạng trang in trong Word)
2. In ra giấy:
Để in, trước hết ta mở bảng tính cần in, sao đó ta có thể chọn một trong các
cách sau đây:
 Vào Menu File →Print hoặc Ấn tổ hợp phím Ctrl + P.
 Kích vào công cụ Print trên thanh công cụ Standard sẽ in thẳng
ra giấy chứ không cho ta lựa chọn gì.
Nếu ta chọn một trong hai cách đầu tiên thì sẽ xuất hiện hộp thoại
Print cho phép ta lựa chọn các tuỳ chọn như hình sau đây:
• Các tuỳ chọn Name, Number of Copies, Print to File:
Giống như trong Word.
• Print What: Chọn vùng in trên bảng tính bao gồm:
o Selection: In vùng ta đang chọn trên bảng tính, vùng ta
tô đen.
o Active Sheet(s): Chỉ in Bảng tính (Sheet) hiện hành.
o Entire Workbook: In toàn bộ bảng tính trong
Workbook.
• Pages Range: Chọn trang in trên bảng tính bao gồm:
o All: In toàn bộ các trang.
o Pages(s): From … To … in từ trang (From) đến trang
(To).
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 24
• Preview: Xem trước khi in.

• Number of copy: số bản in cho một trang là bao nhiêu.
Bài tập Excel
Bài 1: Có 5 mặt hàng A, B, C, D, E, với giá bán lần lượt là 60000, 20000, 23000,
34000, 70000 đồng. Các giá mua tương ứng là 54000, 16500, 21000, 31000, 64900
đồng. Số lượng bán tương ứng là 4, 6, 7, 5, 2. Hãy xây dựng bảng tính:
a). Tính doanh thu cho từng mặt hàng
b). Tính tổng doanh thu cho 5 mặt hàng trên.
c). Kẽ khung cho bảng tính trên.
Bài 2: Nhập dữ liệu vào bảng tính sau:
BẢNG KÊ CHI PHÍ VẬT TƯ
STT LOẠI VT ĐVT ĐƠN
GIÁ
SỐ
LƯỢNG
TRỊ
GIÁ
CƯỚC
5%
THÀNH
TIỀN
1 Xi măng Bao 60000 100 (a) (b) (c)
2 Gỗ 8x6 M
2
900000 20
3 Gỗ 8x16 M
2
110000
0
12
4 Sơn gỗ Hộp 40000 100

5 Sơn sắt hộp 50000 50
6 Bột màu Kg 20000 20
7 Ván ép Tấm 40000 100
8 Đinh Kg 15000 50
9 Gạch bông Viên 8000 5000
10 Gạch ống Viên 300 50000
11 Gạch thẻ Viên 200 20000
TỔNG
CỘNG
(d) (e) (f)
Hoàn thành bảng tính trên, với các yêu cầu sau:
Cột (a): Trị giá = đơn giá * số lượng.
Cột (b): Cước 5% = 5% * Trị giá.
Cột (c): Thành tiền = Trị giá + Cước.
Các ô (d), (e), (f): Tính tổng cộng.
Bài 3: Nhập dữ liệu vào bảng tính sau:
BẢNG TÍNH LƯƠNG THÁNG … NĂM 200…
STT HỌ TÊN CHỨC
VỤ
LƯƠNG
CB
NGÀY
LÀM
VIỆC
LƯƠNG TẠM
ỨNG
CÒN
LĨNH
1 Trần A GĐ 505000 24 (a) 150000 (b)
2 Phạm B PGĐ 463000 25 120000

3 Nguyễn C TP 425000 23 100000
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:
Giáo trình tin học văn phòng-Hướng dẫn sử dụng Trang 25
4 Cao D PP 390000 26 100000
5 Bùi E NV 330000 24 70000
6 Đặng F NV 352000 25 50000
7 Lê G NV 310000 23 40000
8 Trần K NV 290000 24 50000
TỔNG CỘNG (c) (d) (e)
CAO NHẤT
TRUNG BÌNH
THẤP NHẤT
Hoàn thành bảng tính trên, với các yêu cầu sau:
Cột (a): Lương = Lương CB/30 * ngày làm việc.
Cột (b): Còn lĩnh = Lương - Tạm ứng.
Các ô: (c), (d), (e), (f): Tính tổng cộng, Cao nhất, Trung bình, Thấp nhất.
Bài 4:
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc.
BẢNG TIỀN LƯƠNG
STT HỌ VÀ TÊN LCB NGÀY
CÔNG
THƯỞNG KÝ
NHẬN
1 TRƯƠNG THỊ CHI 500000 25
2 NGUYỄN AN 450000 24
3 ĐẶNG PHƯỚC
CƯỜNG
250000 20
4 NGUYỄN ĐỨC DUY 220000 18

5 LÊ THANH DŨNG 350000 22
6 PHẠM HẢI NAM 460000 20
7 HUỲNH PHI LONG 200000 19
8 TRẦN QUANG HUY 300000 23
9 TRẦN HỒNG LOAN 150000 14
10 BÙI HỒNG HẠNH 400000 25
TỔNG CỘNG
BÌNH QUÂN
Cột tiền thưởng được tính nhu sau:
- nếu ngày công > 20 thì thưởng là 10% LCB.
- nếu ngày công từ 15 đến dưới 20 thì thưởng là 8% LCB.
- nếu ngày công < 15 thì thưởng là 5% LCB.
Bài 5:
BẢNG TÍNH LƯƠNG THÁNG …… NĂM 200…
Trung Tâm CNTT Phú Yên Tel : (057) 842 595 - 842 252 ; Fax : 842 650 Email:

×