Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Skkn giải pháp giúp học sinh trường thpt quan hóa tăng hứng thú học bài phú sông bạch đằng của trương hán siêu cảm nhận tác phẩm từ góc nhìn không gian nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.7 KB, 15 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam trung đại bao gồm những văn bản văn chương thẩm mỹ
và những văn bản văn học chức năng ra đời trong khoảng thời gian từ thế kỷ X đến
hết thế kỷ XIX. Những văn bản thuộc nền văn học này được chọn dạy học trong
trường phổ thông hiện nay ra đời muộn nhất cũng cách đây hơn trăm năm, khơng ít
văn bản ra đời cách đây cả ngàn năm như: Quốc tộ, Nam quốc sơn hà, Thiên đô
chiếu…. Những văn bản được chọn dạy học trong nhà trường là những văn bản
thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo với giá trị nghệ thuật cao,
cả nội dung cả hình thức đều mang dấu ấn đương thời. Do có giá trị đích thực nên
nhiều văn bản trong số đó vượt qua được thử thách của thời gian, tồn tại trong
nhiều chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn của nền giáo dục Việt Nam dân chủ
cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Văn học trung đại là một thành tựu cực kì quan trọng trong văn học Việt
Nam. Khám phá thế giới nghệ thuật này không hề đơn giản. Để trở thành một
tượng đài nghệ thuật, nó phải là kết tinh từ đỉnh cao của những thủ pháp nghệ thuật.
Để làm nên thành công và chất đặc trưng của văn học trung đại, yếu tố không gian
nghệ thuật là điều không thể thiếu. Không gian không đơn thuần mang ý nghĩa
khách quan mà nó là khơng gian được quan niệm, được gán cho một ý nghĩa nhất
định. Tìm hiểu về khơng gian nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam, ta sẽ
càng hiểu hơn về cha ơng của mình.
Những giá trị to lớn của văn học cổ chưa được khai thác một cách sâu sắc để
giúp cho học sinh hiểu thấu và tâm đắc với tiếng nói cha ơng. Lý do khiến các
em chưa có hứng thú học tập với các tác phẩm văn học trung đại nói chung và
“Bạch Đằng giang phú” nói riêng là bởi sáng tác văn chương thời trung đại thâm
thúy, sâu sắc và tinh tế, tao nhã, trong sáng được sản sinh trong một bối cảnh văn
hóa, lịch sử cụ thể đã lùi rất xa so với thời đại ngày nay. “Khoảng cách thẩm mỹ”
giữa các tác phẩm văn chương thời trung đại với học sinh phổ thông hiện nay
trước hết là khoảng cách về thời gian và không gian nghệ thuật trong bối cảnh văn
hóa lịch sử đương thời. Để xóa nhịa “khoảng cách” đã nói, đề tài này chúng tôi tập
trung nghiên cứu để định hướng cho học sinh khám phá không gian được tác giả đề


cập đến trong tác phẩm từ đó hiểu được tư tưởng, tâm niệm của thi nhân.
 
Qua đề tài “Giải pháp giúp học sinh trường THPT Quan Hóa tăng hứng thú
học bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu: cảm nhận tác phẩm từ góc
nhìn khơng gian nghệ thuật” tơi sẽ đưa ra một cách giảng dạy mới nhằm đem đến
hứng thú, sự hiểu biết của học sinh về văn bản “Phú sơng Bạch Đằng” nói riêng và
các tác phẩm văn học trung đại nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, tôi mong muốn văn bản “Phú sông Bạch Đằng” dù ra đời
cách xa hàng bảy, tám thế kỉ vẫn được học sinh hào hứng cảm nhận và thấu hiểu về
tinh thần yêu nước, tư tưởng nhân văn, tinh thần nhân đạo, niềm tự hào, sự suy tư
1

skkn


của cha ơng xưa kia, từ đó có ý thức tiếp nối những truyền thống cao đẹp của dân
tộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh lớp 10 trường THPT Quan Hóa – một trường miền núi, vùng sâu
vùng xa của tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập thông tin thông qua đọc sách
báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở
cho lý luận của đề tài.
- Phương pháp quan sát: nhằm thu thập những số liệu, thông tin về quá trình
diễn biến của học sinh trong học tập và rèn luyện.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: thông qua phiếu
trả lời câu hỏi, phiếu học tập để nắm bắt sự vướng mắc của học sinh trong quá trình

học tập tác phẩm.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: sau khi đã thu thập được thông tin từ
học sinh sẽ tiến hành xử lí số liệu, thống kê để sắp xếp thứ tự các khó khăn, vướng
mắc của học sinh…
- Phương pháp vận dụng lí thuyết của thi pháp học hiện đại kết hợp với một
số phương phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Không gian nghệ thuật là một yếu tố thi pháp được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Đến nay, khái niệm khơng gian nghệ thuật có thể được khái lược trong
một số cơng trình nổi bật. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), không gian nghệ thuật là “Hình thức
bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần
thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong
trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ tồn bộ
quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao,
thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn
với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan. Ngồi khơng gian vật thể, có
khơng gian tâm tưởng”. Tác phẩm cũng nhận định: “Không gian nghê thuật chẳng
những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngơn ngữ tượng trưng,
mà cịn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một
giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng
như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật”[6].
Trong cuốn “Dẫn luận thi pháp học” giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Nếu
như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều: cao, rộng, xa và
chiều thời gian, thì khơng có hình tượng nghệ thuật nào khơng có khơng gian,
khơng có nhân vật nào khơng có một một nền cảnh nào đó”. “Không gian nghệ
thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một
2


skkn


quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó khơng thể quy nó về sự phản ánh giản
đơn khơng gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất. Trong tác phẩm ta thường
bắt gặp sự miêu tả con đường, căn nhà, dịng sơng… Nhưng bản thân các sự vật ấy
chưa phải là không gian nghệ thuật. Chúng chỉ được xem là không gian nghệ thuật
trong chừng mực chúng biểu hiện mơ hình thế giới của tác giả”. Nhà nghiên cứu
cịn viết rằng: “Khơng gian nghệ thuật là mơ hình thế giới của tác giả cụ thể, được
biểu hiện bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian. Ngôn ngữ này tự nó ít tính
cá thể và phần lớn là thuộc về thời đại, xã hội và các nhóm nghệ sĩ khác nhau,
nhưng cái điều mà nghệ sĩ nói bằng ngơn ngữ ấy thì lại khác – đó là mơ hình thế
giới riêng của anh ta”[2].
2.2. Thực trạng của vấn đề
Trong bài viết “Dạy văn học trung đại – những khó khăn và giải pháp khắc
phục” (“Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn THPT”), Thạc sĩ Trịnh
Trọng Nam – chuyên viên Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa đã khẳng đinh: có
nhiều khó khăn trong dạy và học văn học trung đại. Đề cập đến vấn đề này Thạc sĩ
Trịnh Trọng Nam đã nêu ra 05 khó khăn mang tính khát qt trong q trình
nghiên cứu, giảng dạy của giáo viên và việc ngại học của học sinh hiện nay là: về
chương trình, về thể loại, về hiện tượng văn sử triết bất phân, thi pháp văn học
trung đại và cuối cùng là vốn chữ Hán và chữ Nơm[1].
Trường THPT Quan Hóa là trường vùng cao của tỉnh. Trong những năm qua,
số học sinh khá, giỏi từ THCS đăng kí vào học tại trường rất ít. Các em học khá
giỏi hầu hết đều đi học tại trường Dân tộc nội trú tỉnh, kế đến là trường Dân tộc nội
trú Ngọc Lặc, trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc Thái Nguyên và một số trường
trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Số học sinh ở lại trường chỉ là các em học lực
thuộc diện trung bình khá, trung bình và hầu hết là yếu kém khi học THCS. Bản
thân văn học trung đại đã khó tiếp cận, lực học của học sinh lại yếu nên tạo ra khó
khăn cho chúng tơi khi hướng dẫn các em khám phá bộ phận văn học này nói

chung và “Phú sơng Bạch Đằng” nói riêng.
Để hiểu rõ hơn điều này, sau khi giảng dạy tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng”,
năm học 2018 – 2019, tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra và kết quả:
STT Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Ghi
Số lượng % SL %
SL
%
SL
%
SL
% chú
(SL)
1
10a1
0
0 07 17.1 32
78
02
4.9
0
0
2
10a6
0

0
0
0
14 35.9 17 43.6 08 20.5
3
10a7
0
0 01 2.6 17 44.8 15 39.4 05 13.2
Từ kết quả trên (0 học sinh có điểm giỏi, 8/118 điểm khá, 63/118 học sinh
điểm trung bình, 34/118 học sinh điểm yếu và 13/118 học sinh điểm kém) có thể
thấy, chỉ có lớp 10a1 – lớp chọn của khối là khá hiểu bài song vẫn chưa đạt u cầu
vì có 02 học sinh điểm yếu. Ngược lại, 02 lớp 10a6, 10a7 đa phần học sinh chưa

3

skkn


hiểu bài, nhất là học sinh lớp với lực học kém nhất khối – 10a6, các em rất mơ hồ
về bài giảng.
Tôi cũng khảo sát bằng phiếu học tập và thu được kết quả như sau:
STT Lớp
Rất hiểu
Hiểu
Hơi hiểu Không hiểu Ghi chú
Số lượng %
SL
%
SL
%

SL
%
(SL)
1
10a1
0
0
05 12.2 34 82.9 02
4.9
2
10a6
0
0
01
2.6 15 38.5 23
58.9
3
10a7
0
0
01
2.6 19
50
18
47.4
Thực trạng trên bức thiết đòi hỏi phải tìm ra một giải pháp dạy, một thiết kế
bài giảng thích hợp cho những học sinh vùng cao.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Qua điều tra, tìm hiểu, tơi rút ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình
trạng khó hiểu, khó nắm bắt tác phẩm như sau:

- Trừ sơng Bạch Đằng, tác phẩm có nhiều địa danh học sinh gần như mới
nghe lần đầu, khơng hiểu đó là những nơi nào, mục đích tác giả kể những địa danh
đó để làm gì.
- Bài phú có nhiều từ cổ, từ khó, nhiều điển tích điển cố khó hiểu.
- Chưa hiểu tại sao “Khách” và “Bô lão” nhắc đến và có tình cảm đặc biệt
với sơng Bạch Đằng, các vị vua nhà Trần nhiều đến vậy.
- Vì sao đứng trước sơng Bạch Đằng các nhân vật trên ngồi sự tự hào, niềm
vui lại bồi hồi, buồn, suy tư.
Để làm rõ đề tài và có một thiết kế bài dạy hiệu quả tôi xác định cần phải
giải quyết được những vướng mắc sau cho các em:
Thứ nhất, làm rõ một số khái niệm, vấn đề để học sinh có hiểu biết cơ bản
về một vài yếu tố lí luận liên quan trong bài dạy
* Khái niệm không gian
Trong “Từ điển tiếng Việt” chế bản tại Trung tâm Từ điển học lí giải không
gian là “Khoảng không bao trùm mọi vật xung quanh con người”[5].
* Không gian nghệ thuật
+ Khái niệm: không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng
nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó; là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ,
khơng có hình tượng nghệ thuật nào khơng có khơng gian, khơng có một nhân vật
nào khơng có một nền cảnh nào đó.
Khơng gian nghệ thuật là một hình tượng nghệ thuật sinh động chứ khơng
khơng cứng. Nó khơng đơn giản chỉ là cảm nhận bằng tư duy tỉnh táo mà nó cịn
được cảm nhận bằng óc chủ quan, bằng cảm xúc, bằng tâm trạng của nhà văn.
Không gian nghệ thuật trong thơ có cách biểu hiện riêng, khơng chỉ đơn thuần là
khơng gian vật chất bên ngồi, nó mang tính ước lệ, mang ý nghĩa cảm xúc sâu sắc.
+ Đặc điểm của không gian nghệ thuật:

4

skkn



- Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian
khách thể, không gian vật chất bên ngồi. Bản thân khơng gian vật chất tồn tại
khách quan, nghĩa là sự tồn tại của nó khơng phụ thuộc vào ý thức của con người.
Không gian vật chất chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi được tác giả cảm nhận
về nó và qua đó thể hiện cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về thế giới, là một quan
niệm nhân sinh, một thái độ sống trước cuộc đời.
- Khơng gian nghệ thuật trong tác phẩm có một ranh giới phân biệt với
khơng gian vật chất bên ngồi nhưng ranh giới ấy khơng dễ thấy mà nó mờ nhạt,
mong manh, mơ hồ, độc giả cần dựa vào hoàn cảnh ra đời, đề tài, chủ đề, thể loại…
để cảm nhận không gian nhà văn xây dựng trong tác phẩm. Từ đó mới thấy được
khơng gian ấy có thể mở rộng bao la hay thu hẹp chật chội tùy theo cái nhìn nghệ
thuật của tác giả; Nó khơng đơn giản chỉ là cảm nhận bằng tư duy tỉnh táo mà nó
cịn được cảm nhận bằng óc chủ quan, bằng cảm xúc, bằng tâm trạng của nhà văn
(Ví dụ: Đèo Ngang là một địa danh địa lí nhưng trong thi phẩm của Bà Huyện
Thanh Quan nó lại là nơi phân giới của triều đại cũ, triều đại mới, là nơi tận cùng
của xứ này và bắt đầu của xứ khác, việc bước qua đó có một ý nghĩa đạo đức, chính
trị quan trọng đối với con người); Đó cũng cịn là sự tách biệt về ranh giới giữa
không gian bên trong và khơng gian bên ngồi, giữa ranh giới bất biến và khả biến
(Chẳng hạn, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
cho thấy sự phân chia giữa cuộc sống bên ngồi theo đúng nghĩa của nó và khơng
gian tù túng, giam cầm “khóa xn” nàng Kiều).
- Khơng gian nghệ thuật mang tính ước lệ, mang ý nghĩa cảm xúc. Trong văn
học, không gian “bãi bể nương dâu” luôn gợi tới sự trôi chảy, đổi thay, biến đổi lớn
lao của thời gian, của kiếp người; không gian: đỉnh Ôlympơ, Thiên đình, vườn
ruộng, bến nước, con đường, ngã ba… đều mang một ước lệ, tượng trưng cụ thể;
cái nhìn, điểm nhìn, điểm quan sát, khoảng cách xa – gần… cũng thể hiện quan
niệm, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
* Phú: là một thể văn cổ, có nhịp điệu, nhằm miêu tả, trình bày sự vật để biểu

hiện tư tưởng tình cảm của tác giả.
Phú có 4 loại chính, trong đó, phú cổ thể (cịn gọi là cổ phú) khi viết có hai
đối tượng là “chủ - khách”, hai nhân vật này đối đáp, đối thoại với nhau về một vấn
đề nào đó. Trong bài phú thường xuất hiện tiếng “chừ” – một từ đặc trưng của thể
loại cổ phú và phép đối câu.
Thứ hai hướng dẫn các em cách thức khám phá thế giới nghệ thuật của
tác phẩm
Cần cho học sinh hiểu rằng tất cả những không gian: bể, sông, hồ, vùng
đất… mà nhà thơ gợi lên trong tác phẩm không phải chỉ được hiểu là không gian
vật chất, khơng gian địa lí đơn thuần mà nó cịn biểu hiện thế giới nội tâm của tác
giả, mang nhiều thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm cho độc giả và còn thể hiện
chiều sâu cảm thụ của một giai đoạn, một thời đại – thời đại Đông A. Trong bài
phú, Trương Hán Siêu giới thiệu về nhiều địa danh, thắng cảnh của Trung Quốc.
Điều này thể hiện đặc trưng của văn học trung đại khi mà thơ xưa chịu ảnh hưởng
5

skkn


nặng nề của văn học Trung Quốc - do việc đô hộ cả ngàn năm tạo nên, các thi liệu,
học liệu và chữ viết thời xưa của ông cha đều xuất phát từ phương Bắc. Việc nhắc
tới “Nguyên, Tương”, “Vũ Huyệt”, “Cửu Giang”, “Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt”,
“Vân Mộng” cịn cho thấy nhân vật trữ tình trong tác phẩm có kiến thức một lượng
kiến thức sách vở đồ sộ. Hơn nữa, thi nhân còn nhắc tới nhân vật Tử Trường (tự
của Tư Mã Thiên, một sử gia nổi tiếng đã đi khắp đất nước Trung Hoa rộng lớn để
thăm thú cảnh vật và ghi chép lịch sử đất nước) nên có thể thấy Trương Hán Siêu là
một người ham mê khám phá cảnh sắc non sơng, tráng trí du ngoạn và có ý thức
tìm hiểu, lưu giữ, giới thiệu về cảnh đẹp cũng như những dấu ấn lịch sử của những
vùng đất nổi danh trong đất nước như Tư Mã Thiên khi xưa.
Song các địa danh, cảnh đẹp của Trung Quốc được nhắc tới không phải

nhằm ca ngợi đất nước Trung Hoa mà đó chỉ là cách giới thiệu, vào đề của các nhà
thơ xưa – thường dùng sử cũ, người xưa trong tác phẩm. Mục đích chính của
Trương Hán Siêu là muốn độc giả biết đến những cảnh vật của đất nước ta: “cửa
Đại Than”, “bến Đông Triều” và nhất là thắng cảnh – di tích lịch sử liệt oanh của
cha ơng “sơng Bạch Đằng”. Vì thế con sông hiên lên vô cùng đẹp đẽ, tráng lệ. Nhà
thơ sử dụng các từ ngữ “bát ngát”, “muôn dặm”, “thướt tha”, các hình ảnh ước lệ
“sóng kình”, “đi trĩ” và phép đối “Nước trời một sắc/ Phong cảnh ba thu” để thể
hiện vẻ đẹp kì vĩ của Bạch Đằng giang. Con sơng mênh mơng, bát ngát, nước trời
hịa sắc xanh thắm, nó khiến người thưởng ngoạn đắm say.
Cũng cần nhắc lại, Trương Hán Siêu học Tư Mã Thiên về “thú tiêu dao” và
học ơng cả tình u với lịch sử của dân tộc. Tư Mã Thiên tự hào về lịch sử Trung
Hoa, Trương Hán Siêu cũng tự hào về lịch sử hào hùng của nước ta. Dịng sơng
Bạch Đằng chính là chiến địa của những cuộc giao chiến “long trời lở đất” của ta
trước kẻ thù phương Bắc hung hãn. Đến bên sơng, ngắm nhìn sự tàn phá của thời
gian: lau sậy um tùm che kín “Bờ lau san sát”, cảnh hoang vu, hiu hắt “bến lách đìu
hiu” và nhất là tàn tích chiến trường “sơng chìm”, “giáo gãy”, “gị đầy xương khơ”,
“tiếc thay dấu vết cịn lưu” nhà thơ chất chứa bao nỗi niềm quan hồi, bao sự xót xa
cho cảnh xưa oai hùng giờ phai dấu bởi tháng năm: “cảnh thảm”, cũng là sự thương
cảm, tiếc thương cho những con người đã nằm lại nơi đây “đứng lặng giờ lâu”,
“thương nỗi anh hùng đâu vắng tá”. Giá trị yêu nước và nhân đạo cao cả ẩn giấu
sau những dòng thơ ngắn ấy.
Cảm hứng của bài phú là con sơng Bạch Đằng. Cần giúp cho học sinh hiểu
được vì sao Bạch Đằng giang trở thành cảm hứng nghệ thuật của tác giả và nhiều
văn nhân, nghệ sĩ sau này. Bởi đây khơng phải là một dịng sơng, một địa danh đơn
thuần gắn liền với nhân dân địa phương mà nó là nơi thể hiện lịng u nước, tinh
thần, bản lĩnh, ý chí của dân tộc. Chính tại dịng sơng này Ngô Quyền đã đánh đuổi
quân Nam Hán, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ
cho dân tộc Việt. Hơn 300 năm sau, vua tôi nhà Trần chống lại lần xâm lược lần
thứ ba của giặc Nguyên Mông cũng trên sông Bạch Đằng. Đây được xem là trận
thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại

Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, dẫn đến chấm
6

skkn


dứt thắng lợi cho Đại Việt trong cuộc chiến tranh Ngun Mơng – Đại Việt lần thứ
ba.
Vì thế, sơng Bạch Đằng trong tác phẩm ngoài được cảm nhận về cảnh sắc
bên ngồi cịn là những xúc cảm nội tâm, những dòng tâm trạng của nhà thơ về lịch
sử, về dân tộc và về cuộc đời. Việc Trương Hán Siêu dành nhiều dòng thơ kể về
cuộc giao tranh quyết liệt và chiến thắng vinh quang trước kẻ thù cho thấy niềm tự
hào về chiến công oanh liệt và tinh thần quả cảm, sự can trường của ơng cha xưa.
Hơn nữa cịn là sự ca ngợi truyền thống yêu nước, sự bất khuất trước kẻ thù dù là
hùng mạnh đến đâu của dân tộc Việt. Tất cả những điều này thể hiện rõ nhất thời
nhà Trần với việc ba lần chiến thắng kẻ thù khiến thế giới khiếp sợ - Ngun
Mơng. Vì thế hào khí nhà Trần – hào khí Đơng A mãi vang vọng sông núi, mãi mãi
chảy trong huyết quản người Việt. Từ chiến thắng Bạch Đằng nhà thơ cũng đúc rút
ra những bài học kinh nghiệm, những chân lí sáng ngời qua hai lời ca kết thúc văn
bản: một thực tế, một triết lí khơng thể thay đổi được là sử sách và lòng người chỉ
lưu giữ những sự việc, những con người chính nghĩa, cịn bọn tham lam, xâm lược
hòng cướp nước người mãi là bia miệng cười chê của thế gian. Trong các yếu tố tạo
nên chiến công mà người xưa thường nhắc: “thiên thời, địa lợi, nhân hịa” thì yếu tố
“nhân hịa” – yếu tố con người là tiên quyết. Đây thực sự là tầm nhìn vượt thời đại
của Trương Hán Siêu. Trong khi nhiều người, nhiều học giả ln đề cao thời cơ,
địa hình, cho rằng chiến thắng phụ thuộc nhiều vào sự giúp đỡ của trời đất thì nhà
thơ khẳng định rõ ràng “Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”. Chiến thắng Bạch
Đằng lịch sử phần nhiều do có sự tài tình lãnh đạo của các đấng thánh đế, minh
quân, các vị tướng tài ba.
Trong quá trình khám phá tác phẩm, giáo viên phải đồng thời chỉ ra những

khơng gian địa lí, vật chất và những không gian tâm tưởng, cách nghĩ, cảm cảm của
tác giả qua các không gian vật chất ấy.
Mô hình thiết kế “Phú sơng Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu theo cách
khám phá không gian nghệ thuật:
Tiết: 56, 57
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
Trương Hán Siêu
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú. Nội dung
yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến cơng lịch sử và chiến cơng thời Trần trên
dịng sơng Bạch Đằng. Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trị, vị trí,
đức độ của con người, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cứu nước.
- Thấy được đặc trưng cơ bản của thể phú và những nét đặc sắc của bài “Phú sông
Bạch Đằng”.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
7

skkn


- Kĩ năng trình bày vấn đề trước tập thể.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh
lịch sử, những danh nhân lịch sử.
- Bồi dưỡng tình yêu văn học nói riêng, các bộ mơn khoa học xã hội nói
chung qua việc tìm hiểu một tác phẩm văn học trung đại xuất sắc.
II. Phương tiện dạy học

- Giáo viên (GV): Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, video về Trương Hán Siêu,
video “Đại chiến Bạch Đằng giang”, đoạn video trận Xích Bích trong phim “Tam
quốc diễn nghĩa”, hình ảnh sông Bạch Đằng.
- Học sinh (HS): đọc tác phẩm ở nhà, soạn bài theo hướng dẫn trong sách giáo
khoa, tìm hiểu về sông Bạch Đằng và những chiến thắng từng diễn ra trên dịng
sơng này, sưu tầm những sáng tác văn chương về dịng sơng thơ mộng và oanh liệt
này. Tìm hiểu dịng sơng từ kiến thức các mơn học liên quan: Lịch sử, Địa lí, Giáo
dục quốc phịng, Giáo dục công dân.
III. Phương pháp dạy học
Giáo viên kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, nêu vấn đề, thảo luận
nhóm…
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Một nhạc sĩ từng viết: “Trong tim ai cũng có một dịng sơng riêng mình”,
quả thật mỗi con người và mỗi vùng đất gần như gắn liền với một con sơng khác
nhau. Đó là lí do vì sao, hầu hết các con sơng nước ta trở thành nguồn cảm hứng vô
tận của nhiều môn nghệ thuật: âm nhạc, hội họa, điện ảnh và nhất là được tái hiện
sinh động trong những tác phẩm văn chương. Trong đó có “Phú sơng Bạch Đằng”
của Trương Hán Siêu - đỉnh cao nghệ thuật của văn học Việt Nam thời trung đại.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát I. Tìm hiểu chung
về tác giả, tác phẩm, thể phú, 1. Tác giả
con sông Bạch Đằng.
- Trương Hán Siêu (?-1354), tự là Thăng Phủ,
- GV: Em hãy nêu những hiểu quê ở Ninh Bình ngày nay.
biết của mình về tác giả Trương - Là người có tài về chính trị, văn chương, từng
Hán Siêu?

là môn khách của Trần Quốc Tuấn.
- HS: Dựa vào phần tiểu dẫn và - Làm quan rất được kính trọng dưới 4 đời vua
các tài liệu đã tìm đọc trả lời Trần, các vị vua nhà Trần thường gọi ông là
ngắn gọn.
“thầy”, khi qua đời được thờ ở Văn Miếu Hà
- GV: Bổ sung thêm (nếu cần), Nội.
chiếu video về Trương Hán 2. Sông Bạch Đằng
Siêu.
- Là đoạn sông Kinh Thầy đổ ra biển Đông, nằm
- GV: Em hãy nêu vị trí địa lí, ở giữa Quảng Ninh và Hải Phòng.
8

skkn


các chiến công oanh liệt, các tác
phẩm văn chương liên quan đến
sơng Bạch Đằng?
- HS: Nêu vị trí, các chiến công,
các sáng tác thơ văn về sông
Bạch Đằng.
- GV: bổ sung (nếu cần), chiếu
video về đại chiến Bạch Đằng
giang trước lớp.
- GV: Bài phú ra đời trong hoàn
cảnh như thế nào?
- HS: Dựa vào bài soạn trả lời.

- GV: Em hãy nêu những đặc
điểm của thể phú?

- HS: Trả lời dựa vào bài chuẩn
bị.
- GV: Bổ sung và nêu về loại cổ
phú của tác phẩm.

- GV: Thuyết giảng về không
gian nghệ thuật trong tác phẩm
văn học.
- HS: Lắng nghe và ghi chép.

- Sơng này rộng, sóng to, địa thế hiểm trở. Nơi
đây quân ta đã hai lần chiến thắng quân xâm
lược phương Bắc: 938 Ngô Quyền đánh tan
quân Nam Hán, 1288 nhà Trần tiêu diệt lần xâm
lược thứ ba của qn Mơng – Ngun.
- Con sơng từng soi bóng trong sáng tác của
nhiều thi nhân: “Bạch Đằng giang” (Nguyễn
Sưởng), “Bạch Đằng giang” (Trần Minh Tông),
“Bạch Đằng hải khẩu” (Nguyễn Trãi).
3. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời
Chưa rõ bài phú được viết năm nào, có lẽ
khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống
giặc Mông – Nguyên thắng lợi. Chỉ biết “Phú
sông Bạch Đằng” gợi cảm hứng sau một cuộc
dạo chơi của nhà thơ trên sông Bạch Đằng.
b. Thể loại
- Phú là thể văn có nhịp điệu, nhằm miêu tả,
trình bày sự vật để biểu hiện tư tưởng tình cảm
của tác giả.

- Phú có 4 loại chính: cổ phú, bài phú, luật phú
và văn phú.
- “Phú sông Bạch Đằng” thuộc loại cổ phú, sử
dụng lối “chủ - khách đối đáp”, câu thơ có xen
tiếng “chừ”, sử dụng câu đối theo kiểu vế sau
phô diễn tiếp mạch ý của vế trước.
4. Vài nét khái quát về không gian nghệ thuật
+ Khái niệm: không gian nghệ thuật là hình thức
tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không gian
nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội
tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng
trưng mà còn cho thấy những quan niệm về thế
giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai
đoạn văn học.
+ Đặc điểm:
- Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng
khơng đồng nhất với khơng gian vật chất bên
ngồi.
- Khơng gian nghệ thuật của tác phẩm chỉ có thể
được cảm nhận đầy đủ thơng qua thể loại, hồn
cảnh ra đời, đề tài, chủ đề… của nó.
- Khơng gian nghệ thuật có tính ước lệ, mang ý
9

skkn


Hoạt động 2: Hướng dẫn học nghĩa cảm xúc.
sinh đọc – hiểu văn bản.
II. Đọc – hiểu văn bản

- GV: Yêu cầu học sinh đọc diễn 1. Đọc và chú thích
cảm văn bản và phân chú thích
dưới chân trang.
- HS: Đọc theo yêu cầu.
2. Bố cục: 3 phần
- GV: Theo em nên chia bài phú - Phần 1: “Khách có kẻ …luống còn lưu”: cảm
làm mấy phần? nội dung của xúc lịch sử của khách trước cảnh sắc sông Bạch
từng phần?
Đằng.
- HS: Trả lời theo cách hiểu.
- Phần 2: “Bên sông các bô lão… chừ lệ chan”:
- GV: Định hướng chia làm 3 các bô lão kể về chiến công lịch sử và suy ngẫm,
phần.
bình luận của họ về những chiến cơng trên sơng
Bạch Đằng.
- Phần cuối: cịn lại: lời ca khẳng định vai trò và
đức độ của con người.
3. Tìm hiểu tác phẩm
a. Phần 1
- GV: Từ nào trong đoạn thơ thể + “Khách” – từ thể hiện đặc trưng của phú cổ
hiện đặc điểm của thể phú cổ thể. “Khách” ở đây là tác giả, ở đoạn 2 tác giả
thể?
xưng là “ta”. Văn bản chủ yếu đều xuất phát từ
- HS: Từ “Khách” ngay đầu văn sự quan sát của nhân vật này.
bản.
+ Hai câu đầu: nhà thơ sử dụng các từ: “buồm”,
“gió”, “bể”, “trăng”-> khơng gian khống đạt,
mênh mông.
Kết hợp với các động từ: “giương”, “giong”,
“lướt”, “chơi”-> hành động của người thích dạo

- GV: Trong hai câu thơ đầu, chỉ chơi ngắm cảnh.
ra các từ chỉ không gian và cho => Hiện lên hình ảnh một con người thích ngao
biết những động từ kết hợp với du, thưởng ngoạn cảnh vật.
các từ ấy? Qua đó cho thấy điều + 10 câu thơ tiếp:
gì về “Khách”?
- Liệt kê các địa danh:
- GV: Nhà thơ sử dụng biện
 “Nguyên”, “Tương”, “Vũ Huyệt”, “Cửu
pháp gì khi nêu các địa danh?
Giang”, “Ngũ Hồ”, “Tam Ngơ”, “Bách
Đó là những địa danh nào? Ở
Việt”, “Vân Mộng”
đâu? Từ đó cho thấy “Khách” là -> Những địa danh lấy trong từ điển Trung
người như thế nào?
Quốc. Có lẽ nhà thơ biết đến chủ yếu qua sách
- HS: Suy nghĩ trả lời.
vở.
 “Cửa Đại Than”, “bến Đông Triều”,
“sông Bạch Đằng”
-> Những địa danh của đất Việt, tác giả trực tiếp
thăm thú, đến thưởng thức cảnh trí.
10

skkn


- GV giảng thêm: Để viết một
cách chính xác lịch sử Trung
Hoa thời cổ đại Tư Mã Thiên đã
đi hầu khắp đất nước Trung Hoa

rộng lớn. Về sau ông viết “Sử
ký” - cơng trình sử học lớn nhất
của Trung Quốc và là một trong
những quyển sử có tiếng nhất
của thế giới. Bộ sử vĩ đại này
miêu tả tổng quát về lịch sử
Trung Quốc bao trùm 2.000 năm
từ Hồng Đế đến đời Hán Vũ
Đế. Cơng trình này là nền tảng
cho các phát triển sau này trong
sử học Trung Hoa.
- GV: Nhà thơ sử dụng những
thủ pháp nghệ thuật nào để miêu
tả cảnh sông Bạch Đằng trong 8
câu thơ cuối? Qua đây em có ấn
tượng gì về cảnh vật và tâm tư
của nhân vật trữ tình?
- HS: Tìm từ ngữ, hình ảnh, câu
thơ trong văn bản để trả lời.
- GV: Nhân vật chính của đoạn
thơ thứ 2 là ai? Theo em vì sao
có sự xuất hiện của nhân vật
này? Ân tượng ban đầu về họ
qua các từ “hỏi ý sở cầu”, “vái”?
- HS: Dựa vào hiểu biết để trả
lời.

- Từ ngữ:
 Chỉ thời gian: “sớm”, “chiều”-> khám phá
các địa danh là cơng việc thường xun,

u thích, lặp lại liên tục của nhà thơ.
 “Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết”,
“tráng chí bốn phương”, “thú tiêu dao” ->
“khách” thích đi khắp đó đây, vui thú
cùng đất trời và ngày tháng.
- Điển cố “Tử Trường”: tự của sử gia Tư Mã
Thiên, người đã đi thăm viếng, thu thập tài liệu
và bằng chứng về các di tích lịch sử Trung Hoa.
=> “Khách” – sự phân thân của tác giả là một
người có tâm hồn khống đạt, thích ngao du, có
hồi bão lớn lao để khám phá, thưởng thức vẻ
đẹp thiên nhiên. Hơn nữa, “khách” cũng có sở
nguyện nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri
thức trong những chuyến phiêu du.
+ 8 câu cuối
- “Bát ngát … ba thu”: sử dụng điển tích, phép
đối-> sơng Bạch Đằng thật hùng vĩ, hồnh tráng,
tráng lệ.
- “Bờ lau … còn lưu”: phép đối và các tính từ
“san sát”, “đìu hiu”, “gãy”, “khơ”, “buồn”,
“đứng lặng”, “thương”, “tiếc”-> dịng sơng thật
ảm đạm, hiu hắt, hoang vu.
=> Trước cảnh tượng ấy, tác giả vừa vui, tự hào
với cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng, từng ghi
bao chiến tích vẻ vang song cũng nuối tiếc vì
chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi,
dòng thời gian làm mờ bao dâu vết.
b. Phần 2
+ Nhân vật: “các bô lão”-> theo đúng đặc trưng
phú cổ thể, họ là “chủ” để đối với “khách”.

- Đây có thể là nhân vật có thật – người dân
sống ven sơng Bạch Đằng, hiểu biết về lịch sử
dịng sơng. Cũng có thể là nhân vật hư cấu, là sự
phân thân của tác giả nhằm thể hiện tâm tư.
- Các từ “hỏi ý sở cầu”, “vái”-> thi lễ với khách
lạ-> những người nhiệt tình, hiếu khách, tơn
kính khách.
+ Đoạn thơ tập trung nói về chiến thắng vinh
quang trước qn thù của dịng sơng.
11

skkn


- GV: Đoạn này chỉ tập trung nói
về con sơng Bạch Đằng ở khía
cạnh nào? Tìm những câu thơ
khẳng định điều đó? Qua đó
nhận xét về tài năng của tác giả?
- HS: Chỉ ra câu thơ nói về chiến
tích oai hùng của dịng sơng.
Xác nhận tài năng viết thơ xúc
tích của tác giả.

- GV: Trận đánh trên sông Bạch
Đằng được các bơ lão kể như thế
nào? Từ đó cho thấy thái độ của
họ ra sao?
- HS: Tìm các hình ảnh, từ ngữ
kể về chiến thắng trên dịng

sơng.

- GV: Theo tác giả, nguyên nhân
dẫn đến thắng lợi Bạch Đằng là
do đâu? Em nhận xét gì về cách
lí giải đó?
- HS: Trả lời theo ý hiểu.
- GV giảng rõ về câu nói của
Trần Quốc Tuấn: “Năm nay,
giặc đến dễ đánh” (“thế giặc
nhàn”).
- GV: Từ việc nhắc lại dịng
sơng Bạch Đằng, hai lời ca ở

- Các từ “Đây là chiến địa”, “bãi đất trước”,
“Trùng Hưng nhị thánh bắt Ơ Mã”, “Ngơ chúa
phá Hoằng Thao”-> khẳng định chiến tích oai
hùng của Bạch Đằng giang.
- Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn, xúc tích đã khái
quát được hai cuộc kháng chiến vẻ vang, mở ra
thời kì độc lập, tự chủ, thắng lợi oanh liệt trước
kẻ thù hùng mạnh
=> sự tự hào về truyền thống yêu nước, quả cảm
của cha ông.
+ Lời kể về chiến công Bạch Đằng:
- Hình ảnh: “Thuyền bè mn đội”, “tinh kì
phấp phới”, “hùng hổ sáu quân”, “giáo gươm
sáng chói”-> binh lực hùng hậu của hai bên
trong trận chiến.
- Hình tượng kì vĩ đặt trong thế đối lập: “nhật

nguyệt/ mờ”-“trời đất/ đổi”-> trận chiến diễn ra
ác liệt, là cuộc thủy chiến kinh thiên động địa.
- Sử dụng các điển tích: “gieo roi”, “Trận Xích
Bích”, “trận Hợp Phì”; Sự kết hợp giữa đối và
phóng đại: “Đến nay nước sơng tuy chảy hồi/
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi -> sự ngạo mạn,
ác độc và thất bại thê thảm của kẻ thù đồng thời
cho thấy chí khí, tài năng, tầm vóc của dân ta.
+ Suy nghĩ về chiến thắng Bạch Đằng:
- Đối câu: “Quả là …. / … điện an”-> khẳng
định ta chiến thắng nhờ có địa thế hiểm trở và
tài năng lãnh đạo của các vua.
- Điển cố: “vương sư họ Lã”, “quốc sĩ họ Hàn”> chiến thắng vì có những người tài mưu lược
bên vua.
- Hình ảnh: “đại vương coi thế giặc nhàn”-> ca
ngợi tài năng của Trần Quốc Tuấn – người cầm
quân của dân tộc.
=> Coi trọng vai trò của con người trong chiến
thắng Bạch Đằng.
c. Phần 3
+ Lời ca của các bô lão:
- “Sông Đằng dài ghê”, “ về bể Đông”-> sông
dồn về biển-> sự tất yếu.
- “Phường bất nghĩa tiêu vong”, “chỉ có anh
hùng lưu danh”-> người có nhân đức thì lưu
12

skkn



phần cuối nhằm mục đích gì?
danh mn thuở, kẻ bất nhân đều bị hủy diệt->
- HS: Tìm từ ngữ, hình ảnh để chân lí vĩnh hằng như sự tất yếu sơng ln đổ ra
phân tích.
biển.
+ Lời ca của “khách”:
- “Sơng đây”: chiến tích Bạch Đằng làm sáng
ngời nhiều chân lí.
- “Hai vị thánh quân”: ca ngợi sự thao lược của
2 vị vua nhà Trần.
- Đối: “Bởi đâu… đức cao”: trong tương quan
so sánh, yếu tố “địa linh”, “nhân kiệt” thì con
người là yếu tố quan trọng, quyết định-> tư
- GV giảng rõ quan điểm “thiên tưởng nhân văn cao đẹp, tiến bộ và triết lí sâu
thời, địa lợi, nhân hịa” của sắc.
người xưa để thấy được tầm tư III. Tổng kết
tưởng vượt thời đại của tác giả.
1. Nội dung
- Thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc
Hoạt động 3: Tổng kết bài học
– tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và
- GV: Qua tìm hiểu bài thơ hãy truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của
rút ra nội dung chủ đạo mà tác dân tộc Việt Nam.
giả đề cập?
- Thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc
- HS: Trình bày những nội dung thương tiếc những người tử trận và đề cao vai
thuộc về văn bản.
trị, vị trí của con người.
2. Nghệ thuật
- Lấy việc đặc tả không gian, nhất là không gian

dịng sơng làm trung tâm.
- GV: Nêu những đặc sắc về - Câu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ.
nghệ thuật trong tác phẩm?
- Câu văn linh hoạt, hình tượng sinh động gợi
- HS: Nhìn lại bài học để rút ra nhiều ý nghĩa.
các giá trị nghệ thuật.
- Ngôn từ trang trọng, hào sảng lại lắng đọng,
gợi cảm.
* Củng cố - dặn dò
- So sánh lời ca của “khách” với bài thơ “Bạch Đằng giang” của Nguyễn Sưởng.
Hãy liên hệ với các cuộc kháng chiến vĩ đại sau này của dân tộc?
- Trình bày trước lớp trong 3 phút về điều em ấn tượng nhất qua tác phẩm.
- Sau khi học bài, em nhận ra tình cảm và trách nhiệm gì của bản thân với những
địa danh lịch sử của dân tộc?
- Liệt kê những địa danh lịch sử của q hương em?
- Vận dụng góc nhìn khơng gian nghệ thuật tìm hiểu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi
của người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm” – Đồn Thị Điểm) và “Chí khí anh
hùng” (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du).
- Học thuộc bài phú, chuẩn bị bài mới.
2.4. Kết quả đạt được
13

skkn


Trên đây là mơ hình bài giảng “Phú sơng Bạch Đằng” mà tôi đã tổ chức thực
nghiệm tại trường THPT Quan Hóa. Để đánh giá kết quả thực nghiệm, tơi đã khảo
sát bằng một câu hỏi ngắn với thời gian làm bài 15 phút, bài này được học sinh làm
ngay sau tiết thực nghiệm. Câu hỏi: Ấn tượng sâu sắc nhất của em sau khi học xong
bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu. Để làm được câu hỏi này học

sinh phải nắm chắc được những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,
trên cơ sở đó mới có thể lựa chọn điểm nhấn sâu sắc nhất. Đặc biệt là bộc bạch
những rung động sâu sắc về tác phẩm, các em phải mở được cánh cửa hình thức
nghệ thuật để đặt chân vào thế giới cảm xúc nội dung sâu thẳm và hấp dẫn trong
bài phú. Câu hỏi tuy đơn giản song bài làm của học sinh cũng sẽ thể hiện được
những tác động thẩm mỹ và giáo dục mà tác phẩm mang lại cho mình. Đó là những
“khối cảm thẩm mỹ” đã được chuyển vào trong thành những xúc động mang màu
sắc văn chương thực sự. Bài văn ngắn này của học sinh cũng thể hiện kỹ năng phân
tích, khám phá tác phẩm từ cảm nhận về không gian chủ đạo mà nhà thơ đã đề ra
trong tác phẩm. Với bài làm khá giỏi và xuất sắc là những bài ở mức độ nhuần
nhuyễn và hay, khả năng diễn đạt tốt, khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Những bài
trung bình, trung bình khá là những bài học sinh chủ yếu diễn giải chung chung,
chưa bộc lộ rõ rung động nghệ thuật trước sáng tạo phú đặc sắc của Trương Hán
Siêu, kỹ năng phân tích diễn đạt chưa tốt, cịn mắc lỗi chính tả, lỗi về câu. Các bài
chưa đạt là những bài không đáp ứng được yêu cầu của đề bài.
Trên cơ sở này, tôi tổng hợp bảng kết quả thực nghiệm như sau:
STT Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Ghi
Số lượng % SL %
SL
%
SL
%
SL
% chú

(SL)
1
10a3
0
0 05 13.2 30 78.9 03
7.9
0
0
2
10a5
0
0 02 5.3 31 81.6 05 13.1
0
0
Đây là 2 lớp có học lực yếu của khối 10 song từ kết quả trên có thể thấy đa
phần các em nắm được một cách cơ bản những giá trị nội dung và nghệ thuật từ bài
phú. Một số bài khá còn thể hiện được rung cảm chân thành từ quá trình chiếm lĩnh
tác phẩm. Hơn nữa cịn thể hiện được tình u đất nước, ý thức trách nhiệm với non
sông và sự tin tưởng vào tư tưởng nhân văn mà người xưa để lại.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Thiết kế trên sẽ giúp cho giáo viên tìm ra con đường đưa học sinh đến với
chiều sâu của tác phẩm. Bài soạn “Bạch Đằng giang phú” theo một cách nhìn nhận
mới đã giúp giáo viên ý thức tự giác hơn về vấn đề thể hiện tâm tư, tư tưởng của
tác giả qua khơng gian nghệ thuật được trình bày trong tác phẩm, về việc lựa chọn
kiến thức, kỹ năng và phương pháp khi hướng dẫn học sinh làm việc với tác phẩm.
Về thời gian thực hiện thiết kế: các lớp đảm bảo thời gian thực hiện tiết dạy
theo đúng phân phối chương trình. Tuy nhiên do đặc điểm của từng đối tượng học
sinh khác nhau cho nên ở phần liên hệ mở rộng khi giảng, bình giáo viên nên linh
14


skkn


hoạt: có thể rút gọn hoặc mở rộng thêm. Ngồi ra, với lớp đủ thời gian thì hoạt
động tổng kết thực hiện ngay trên lớp, với lớp eo hẹp về thời gian phần, tổng kết
giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh về nhà tự làm và kiểm tra vào giờ dạy lần
sau.
3.2. kiến nghị
3.2.1. Đối với giáo viên dạy Ngữ Văn
Với những học sinh vùng cao lực học yếu, năng lực khám phá tác phẩm văn
học không tốt, giáo viên nên chịu khó tìm tịi các hướng tiếp cận khác nhau để các
em có thêm hứng thú học tập.
Vì học sinh khả năng nhận thức chưa tốt, khi giảng dạy, giáo viên không nên
tham kiến thức mà lựa chọn những kiến thức cơ bản, giúp các em nắm được tinh
thần cốt yếu của tác phẩm. Có như vậy các em mới khơng chán nản vì lượng kiến
thức q lớn, khó nắm bắt.
3.2.2. Đối với học sinh
Ln áp dụng, vận dụng những cách tiếp cận bài học của giáo viên vào các
bài học tiếp theo để tăng thêm hiểu biết về việc khám phá nhiều chiều một tác
phẩm văn học cũng như tạo hứng thú học tập cho bản thân.
Đề tài này hoàn toàn xuất phát từ kinh nghiệm, từ những điều thực tế xảy ra
và đã áp dụng hiệu quả tại trường chúng tôi. Tuy nhiên do thời gian và khn khổ
của đề tài nên có thể cịn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự nhiệt tình đóng góp ý
kiến của các đồng chí, đồng nghiệp. Tơi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Quan Hóa, ngày 20 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của

người khác.

Phạm Thị Nghị

15

skkn



×