Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

2155330022 - Bùi Khánh Linh - Nghiên Cứu Khxhv Nv.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.48 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-------------------------------------

PHƯƠNG PHÁP NCKHXH & NV
NHÓM 6
ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA MXH
ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA
SINH VIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY

Họ và tên: Bùi Khánh Linh
Mã sinh viên: 2155330022
Lớp tín chỉ: TC4.K41-TG01004

Hà Nội, tháng 4 năm 2022

1


MỤC LỤC
1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................... 3
2.Tình hình nghiên cứu .................................................................... 3
a. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:............................................. 4
b.Tình hình nghiên cứu trong nước:................................................ 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................. 6
3.1.Mục đích nghiên cứu ................................................................. 6
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................... 6
5. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 7
6. Điểm mới của đề tài, đóng góp .................................................... 7
6.1. Điểm mới .................................................................................. 7
6.2. Đóng góp .................................................................................. 8


7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ........................................................ 8
7.1 Ý nghĩa lý luận ........................................................................... 8
7.2 Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................ 9
8. Kết cấu đề tài ................................................................................ 9

2


1.Tính cấp thiết của đề tài
Mạng xã hội là một vấn đề rộng lớn và vơ cùng cấp thiết, nó sẽ càng rộng lớn và
cấp thiết hơn nữa khi đặt vào thực trạng sinh viên trong xã hội hiện nay. Việc tìm
hiểu nghiên cứu đề tài “ảnh hưỡng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần giới
trẻ Hà Nội hiện nay”góp phần giúp cho người thực hiện đề tài trên củng cố kiến
thức tìm hiểu sâu sắc hơn về mạng xã hội cũng như hệ quả mà nó đem lại. Bên
cạnh đó cũng là cơ sở để các sinh viên nhà nghiên cứu khác lấy làm tư liệu góp
phần phát triển đề tài trên.
Chỉ trong vài năm gần đây, các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Tiktok… đã
trở thành một xã hội thu nhỏ, không chỉ phản ánh mọi khía cạnh của đời sống thực
mà có thể gây ra hoặc mang đến tác động không nhỏ đến cuộc sống thực đặc biệt
là giới trẻ gen Z. Đây là thế hệ sinh ra trong thời kỳ “bùng nổ” Internet, thông tin
và cũng đúng lứa tuổi con người có khả năng thích ứng, học hỏi cao, do đó tư duy
phản biện của thế hệ này rất mạnh mẽ so với bất kỳ thế hệ nào khác trước đây hay
bất kỳ giai đoạn tuổi nào khác

2.Tình hình nghiên cứu
Theo nghiên cứu của We Are Social Media tháng 1/2017, với dân số khoảng 93
triệu người, Việt Nam có hơn 46 triệu người thường xuyên sử dụng mạng xã hội,
đứng thứ 22 toàn cầu về số lượng người sử dụng mạng xã hội. Trong đó, Facebook
mới xuất hiện tại Việt Nam năm 2009, nhanh chóng trở thành mạng xã hội phổ
biến nhất hiện nay.

Chia sẻ kết quả nghiên cứu của VPIS, Tiến sĩ tâm lý Trần Thành Nam cho biết:
“Báo cáo Tác động tâm lý của MXH với tâm lý người dùng 2017 là nghiên cứu
đầu tiên tại Việt Nam sử dụng phương pháp thực nghiệm 72 giờ không
Facebook để đo lường sự thay đổi trạng thái tâm lý của người tham gia và mức
độ gắn bó với Facebook sau 3 ngày. Kết quả đáng chú ý là gần 43,1% người tham
3


gia thực nghiệm đã vi phạm cam kết ngay sau 6 tiếng đầu tiên tham gia. Những
trạng thái cảm xúc thường thấy ở mức cao hơn trung bình trong quá trình diễn ra
thực nghiệm là khách thể tham gia cảm thấy mất kết nối với bạn bè, lạc hậu do
không nắm được các thông tin đang diễn ra và luôn bứt rứt, thiếu thốn một thứ gì
đó.”
a. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
* Sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Trên thế giới, đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu về đề tài
liên quan đến mạng xã hội và thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên đã thu được
nhiều thành quả như:
- Năm 2013, nghiên cứu “Impact of Social networking websites” (Tác động
của các trang web mạng xã hội . Trong nghiên cứu này đề cập tới tác động
chủ yếu của MXH lên đối tượng SV. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng MXH hiện
nay đã có tác động lớn đến thế giới mạng, hiện tại giới trẻ mà chủ yếu là SV
tham gia và sử dụng phần lớn thời gian trên MXH để kết nối bạn bè. Họ coi
cuộc sống trên mạng là một phần khơng thể thiếu, đó là nơi họ thể hiện bản
thân và cũng là nơi họ kết bạn, chia sẻ các mối quan tâm với bạn bè. Vì vậy
khơng nghi ngờ về việc các MXH có tác động lớn đến bản thân người sử dụng.
- Năm 2013 Joshua Fruhlinger viết “Trong thế giới hiện đại: “Mạng xã hội
khiến chúng ta cảm thấy cô đơn”. Gwenn Schurgin O’Keeffe, Kathleen
Clarke-Pearson 2011 viết: “Ảnh hưởng của truyền thông đối với trẻ em, thanh
thiếu niên và gia đình”. Những bài viết này đều đi sâu phân tích sự phát triển

mạnh mẽ của mạng xã hội trên khắp thế giới, đồng thời đánh giá sự thay đổi
về văn hóa trong cộng đồng người sử dụng mạng xã hội.
- Không chỉ những bài viết, tham luận,… mà có cả tranh luận tiêu biểu là trên
trang web Debate.org với tiêu đề: Is social networking bad for today's
generation? (Có phải MXH là xấu đối với thế hệ ngày nay?) Đã có rất nhiều
ý kiến vào tranh luận, trong đó có 58% đồng ý rằng MXH đang có những tác

4


động tiêu cực đến thế hệ trẻ, 42% không đồng ý và kể ra những ưu điểm mà
MXH mang lại.
b.Tình hình nghiên cứu trong nước:
* Như trên thế giới, trong nước cũng khơng ít những bài viết, tham luận viết về
đề tài liên quan đến mxh và giới trẻ:
- “Mạng xã hội với thanh niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” do GS.
Trần Hữu Luyến chủ nhiệm và quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc
gia tài trợ (trong khoảng thời gian thực hiện từ 2012- 2015). Trong đó, có
nghiên cứu về “Thực trạng sử dụng MXH(MXH) trong sinh viên”, khảo sát
4205 sinh viên Việt Nam đang học tại một số trường đại học ở Hà Nội, Hải
Phịng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra mức
độ sử dụng MXH trong sinh viên cho thấy: Trong tổng số 4247 sinh viên được
khảo sát, có đến 4205 sinh viên (chiếm 99%) có sử dụng MXH.
- Tác giả Lê Thu Quỳnh năm 2014 đề tài “Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam”
(Khảo sát qua 3 mạng xã hội tiêu biểu hiện nay ở Việt Nam: Vietspace,
Cyworld Việt Nam và Yahoo! 360) nói về việc sử dụng ngôn ngữ trên mạng
xã hội, ảnh hưởng của mạng xã hội đến việc kết bạn, học tập và giải trí của
sinh viên
- Quyển 4 “Những điểm nhìn từ thực tiễn” của Viện Báo Chí, trong đó Thạc
sĩ Nguyễn Văn Hải . tác giả có nêu lên sự phát triển mạnh của số lượng người

dùng Facebook tại Việt Nam. Và những tính năng hấp dẫn thu hút người dùng
nhưng đồng thời, những nỗi lo đến từ mạng xã hội, từ những trào lưu xấu, đến
những bình luận tiêu cực đã tạo nên sự bất ổn định trong trật tự xã hội.
- Cuốn “ Phương tiện truyền thông xã hội và giới trẻ Việt Nam” của TS. Lê
Hải (năm 2018) cũng phân tích rõ thực trạng sử dụng các phương tiện truyền
thông xã hội của giới trẻ Việt Nam và mức độ làm chủ trong ứng xử của giới
trẻ thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội với những ưu

5


điểm, hạn chế, sự tác động trái chiều ...,từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế
mặt tiêu cực và nhân rộng yếu tố tích cực.
- Cuốn sách “Thiện, ác và smartphone” của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang (năm
2017), cuốn sách chỉ ra rằng chúng ta đang chứng kiến sự phục sinh đáng kinh
ngạc của hiện tượng làm nhục công cộng, khi trong thời đại của Internet, chưa
bao giờ con người lại bị lăng nhục nhanh, nhiều và dễ dàng đến thế. Những
câu chuyện thời sự nóng bỏng trong Thiện, Ác và Smartphone đã phác họa
sắc nét bức chân dung của văn hóa làm nhục thời MXH, với tồn bộ sự xấu xí
và sức phá hủy của nó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là phân tích các tác động tích cực lẫn tiêu cực của mạng xã
hội lên giới trẻ đặc biệt là sinh viên, để biết được các mặt hiệu quả của nó nhằm
nâng cao chất lượng của các mặt trên, và nêu ra được những phần hạn chế và khắc
phục chúng. Để từ đó đưa ra những ý kiến, đề xuất các giải phá nhằm cải thiện
những mặt hạn chế của mạng xã hội và phát huy những mặt hiệu quả của chúng.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu về các mạng xã hội hiện nay

 Tìm hiểu tâm lý và nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên
 Khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên
 Phân tích sự tác động qua lại của mạng xã hội với sinh viên và ảnh hưởng
của nó
 Đề xuất một số giải pháp định hướng cho sinh viên sử dụng mạng xã hội
một cách hiệu quả và lành mạnh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của
sinh viên

6


- Đối tượng khảo sát: 100 sinh viên đang theo học tại các trường đại học, học viện
trên địa bàn Hà Nội như Học viện báo chí và tuyên truyền, Đại học bách khoa,
Đại học kinh tế quốc dân….
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên tại Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Các trường đại học, học viện tại Hà Nội
 Thời gian: Từ tháng 1 năm 2022 đến hiện tại

5. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Giảm khả năng giao tiếp thực, dễ bị ảnh hưởng bởi những dư luận
trên mạng, giảm khả năng xử lý tình huống, khó chia sẻ các vấn đề của mình trong
thực tế; ảnh hưởng đến tâm lý khẳng định mình, khả năng hồn thiện bản thân
trong thực tế; nhiều thói quen tốt bị mất đi và thay vào đó bởi nhiều thói quen
khơng tốt; gây lãng phí thời gian.
Giả thuyết 2: Mạng xã hội giúp tăng khả năng kết nối giữa gia đình và bạn bè dù
sống cùng hay sống xa gia đình, cải thiện hiệu quả việc tổ chức và tham gia hoạt

động ngoại khoá, mang đến nhiều cơ hội về việc làm và các mối quan hệ xã hội

6. Điểm mới của đề tài, đóng góp
6.1. Điểm mới
Trong thời buổi hiện nay, mạng xã hội khơng cịn là khái niệm xa lạ với mỗi chúng
ta nhất là các bạn sinh viên, mạng xã hội giờ đã trở thành tất yếu của cuộc sống.
Nó như là một làn sóng mới đầy sức sáng tạo và bất ngờ thú vị., nó góp phần thay
đổi khơng chỉ trong phong cách sống hàng ngày của bộ phận công chúng truyền
thông này. Với những tính năng đa dạng, nguồn tài liệu phong phú, mạng xã hội
đã cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thơng tin một cách có hiệu
quả, vượt qua trở ngại về không gian và thời gian, vượt qua khoảng cách giữa các
thế hệ. Nó giúp nâng cao vai trị của mỗi cơng dân trong việc tạo lập quan hệ và
tự tổ chức xoay quanh những mối quan hệ chung trong cộng đồng thúc đẩy sự liên
7


kết với các tổ chức xã hội. Do chức năng đa dạng và sự gia tăng ngày càng nhanh
số lượng thành viên, mạng xã hội đã có tác động làm thay đổi nhiều thói quen cũ
và xuất hiện nhiều biểu hiện mới về tư duy, lối sống, văn hố…
6.2. Đóng góp
Mạng xã hội hay được cịn gọi với một số cái tên khác như “dịch vụ mạng xã hội”,
“trang mạng xã hội” được con người sử dụng để kết nối xây dựng các mối quan
hệ trên ứng dụng trực tuyến. Có thể các mối quan hệ này là những người biết nhau
từ trước, cũng có thể những người chưa hề quen biết nhau ở ngoài đời mà chỉ
được kết nối trị chuyện thơng qua internet.
Mạng xã hội hiện có rất nhiều kiểu dạng thức và nhiều tính năng ứng dụng khác
nhau, được trang bị trên nhiều công cụ thiết bị cũng như vận hành kết nối trên các
nền tảng như laptop, máy tính bàn, máy tính bảng, điện thoại… Chúng giúp cho
người dùng chia sẻ những câu chuyện cá nhân, hay các câu chuyện cuộc sống,
những ý tưởng, video… Có nhiều mơ hình trang mạng khác nhau, tuy nhiên điểm

chung của những mơ hình của chúng thường sẽ tập trung vào các vấn đề chính
sau đây:
 Mạng xã hội được xây dựng ứng dụng dựa trên nền tảng của mạng
Internet.
 Người dùng được cung cấp nội dung và có thể chia sẻ rộng rãi trên
mạng.
 Người dùng tự tạo trang profile cá nhân để giới thiệu quảng bá mọi
thông tin cá nhân.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của sinh
viên hướng tới việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên
cứu áp dụng các phương pháp như: Nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu, phân tích
nội dung, lập bảng hỏi, điều tra xã hội học. Dựa vào những phương pháp nghiên
8


cứu trên để thu thập thông tin nhằm thống kê dữ liệu, từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao nhận thức cho các bạn sinh viên khi sử dụng mạng xã hội.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu hướng đến việc mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên,
chỉ ra ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của sinh viên. Nghiên
cứu mong muốn đưa ra định hướng, giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội hiệu quả
hơn. Nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho những đề tài có liên quan khác;
nghiên cứu cũng trình bày một số khuyến nghị có giá trị tham khảo cho việc định
hướng việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên

8. Kết cấu đề tài
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA MẠNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TINH THÂN CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH
THẦN CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI
CHƯƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI QUYẾT TRONG NHỮNG
VẤN ĐỀ TRÊN
PHẦN 3: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

9



×