Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

BÙI THỊ DUYÊN NGHIÊN cứu điều CHẾ và xây DỰNG một SỐCHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG của CAO ĐẶCKỶ cúc địa HOÀNG LUẬN văn THẠC sĩ dược học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ DUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VÀ XÂY DỰNG
MỘT SỐCHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA
CAO ĐẶCKỶ CÚC ĐỊA HOÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ DUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VÀ XÂY DỰNG
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA
CAO ĐẶC KỶ CÚC ĐỊA HOÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LIỆU – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ 8720206
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Bùi Hồng Cường

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Đầu tiên tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng sau đại học, cùng toàn thể các
thầy cô đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt tháng năm học tại trường.

Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tớiPGS.TS Bùi Hồng Cường,
người thầy tận tụy, luôn luôn chỉ bảo hướng dẫn, định hướng, cũng như tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi được học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện đề tài,
hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên tại Bộ môn Dược cổ
truyền, đã luôn giúp đỡ tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới sinh viênĐặng Thị Khánh Huyền, sinh viên Nim
Phanakhonekhóa 69 và các sinh viên khóa 69, 70 – Trường Đại học Dược Hà Nội
làm đề tài tại bộ môn Dược học cổ truyền – trường đại học Dược Hà Nội đã cùng tham
gia nghiên cứu với tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin cám ơn DS. Đỗ Trung Hiếu và Công ty cổ phần thương mại dược phẩm
Quốc tế WINSACOM; DS. Trần Văn Cương và Công ty cổ phần dược phẩm VCP đã
cung cấp dược liệu, chất chuẩn và hỗ trợ kinh phí giúp chúng tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và toàn thể đồng nghiệp tại trường Cao
đẳng Dược Hải Dương đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Do kiến thức bản thân còn giới hạn, nên luận văn không tránh khỏi những hạn
chế và thiều xót. Tôi mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của quý thầy cô, bạn bè. Tôi

xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2019


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 2
1.1. VÀI NÉT Về PHƯƠNG THUốC Kỷ CÚC ĐịA HOÀNG ................................................. 2
1.2. CÁC Vị THUốC TRONG PHƯƠNG THUốC Kỷ CÚC ĐịA HOÀNG ................................. 4
1.2.1. Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata) ................................ 4
1.2.2. Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis) ................................................ 6
1.2.3. Sơn thù (Fructus Corni officinalis)............................................................. 7
1.2.4. Đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae) ..................................................... 9
1.2.5. Bạch phục linh (Poria) ............................................................................. 11
1.2.6. Trạch tả (Rhizoma Alisma plantago) ........................................................ 12
1.2.7. Câu kỷ tử (Fructus Lycii) ......................................................................... 13
1.2.8. Cúc hoa (Flos Chrysanthemi indici)......................................................... 14
1.3. PHƯƠNG PHAP DIềU CHế VA TIEU CHUẩN CủA CAO THUốC .................................. 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 17
2.1. ĐốI TƯợNG VÀ PHƯƠNG TIệN NGHIÊN CứU ......................................................... 17
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 17
2.1.2.Phương tiện nghiên cứu ............................................................................ 17
2.2. PHƯƠNG PHAP NGHIEN CứU.............................................................................. 19
2.2.1. Nghiên cứu điều chế cao đặc.................................................................... 19
2.2.2. Xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng cao đặc ........................................... 21
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu – đánh giá kết quả .......................................... 26

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 27
3.1. BÀO CHế CAO ĐặC ............................................................................................ 27
3.2. KHảO SÁT MộT Số CHỉ TIÊU CHấT LƯợNG CAO ĐặC Kỷ CÚC ĐịA HOÀNG ............... 28
3.2.1. Xác định pH ............................................................................................. 28
3.2.2. Khảo sát chỉ tiêu định tính ....................................................................... 28
3.2.3. Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng trong cao đặc Kỷ cúc địa
hoàng bằng HPLC ............................................................................................. 37


CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN........................................................................................ 46
4.1. Về ĐIềU CHế DạNG CAO ĐặC .............................................................................. 46
4.2. ĐịNH TÍNH CÁC NHÓM CHấT TRONG CAO .......................................................... 48
4.2.1. Định tính bằng phản ứng hóa học ............................................................ 48
4.2.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng ............................................................... 48
4.3. ĐịNH LƯợNG .................................................................................................... 49
4.3.1. Về khảo sát lựa chọn chất chuẩn định lượng ............................................ 49
4.3.2. Về khảo sát và thẩm định ......................................................................... 49
4.3.3. Về kết quả định lượng loganin trong cao đặc Kỷ cúc địa hoàng ............... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 51
KếT LUậN ............................................................................................................... 51
KIếN NGHị .............................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ADN

acid desoxyribonucleic


BL

Bạch linh

CH

Cúc hoa

CKT

Câu kỷ tử

DĐVN V

Dược điển Việt Nam V

DĐTQ

Dược điển Trung Quốc

DL/N

Dược liệu/nước

DB

Đơn bì

GSH


Glutathion

HS

Hoài sơn

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

HPTLC

Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao

kl/tt

khối lượng/ thể tích

MeOH

Methanol

PL

phụ lục



Phản ứng


QC

Kiểm soát chất lượng

RSD

độ lệch chuẩn tương đối

ROS

quá trình oxy hóa nội bào

SD

độ lệch chuẩn

SKLM

Sắc kí lớp mỏng

ST

Sơn thù

TD

Thục địa

tt


thuốc thử

TT

Trạch tả

UPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cực cao


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Hóa chất, dung môi

17

Bảng 2.2.

Trang thiết bị sử dụng trong phân tích

18

Bảng 3.1.

Hàm ẩm dược liệu ban đầu


27

Bảng 3.2.

Hàm ẩm, thể chất, tỷ lệ cao chiết trong các mẫu cao đặc

28

Bảng 3.3.

Kết quả đo pH của cao đặc Kỷ cúc địa hoàng

28

Bảng 3.4.

Kết quả định tính một số nhóm chất trong mẫu cao bài thuốc

29

Bảng 3.5.

Kết quả Rf của cao đặc và ST chuẩn, chất chuẩn loganin sau khi

30

phun thuốc thử
Bảng 3.6.

Kết quả Rf củacao đặc, TĐ chuẩn ở bước sóng 254 nm.


31

Bảng 3.7.

Kết quả Rf của cao đặc và ĐB chuẩn ở bước sóng 254 nm.

32

Bảng 3.8.

Kết quả Rf củacao đặc và BL chuẩn ở bước sóng 254 nm

33

Bảng 3.9.

Kết quả Rf củacao đặc và TT chuẩn ở bước sóng 254 nm

34

Bảng 3.10. Kết quả Rf củacao đặc và CH chuẩn ở bước sóng 254 nm.

35

Bảng 3.11. Kết quả Rf củacao đặc và CKT chuẩn ở bước sóng 254 nm.

36

Bảng 3.12. Kết quả Rf củacao đặc và HS chuẩn ở bước sóng 254 nm.


37

Bảng 3.13. Chương trình dung môi 1 cho chế độ rửa giải gradient

38

Bảng 3.14. Chương trình dung môi 2 cho chế độ rửa giải gradient

38

Bảng 3.15. Các thông số sắc ký ứng với chương trình dung môi 2

39

Bảng 3.16. Kết quả khảo sát tính thích hợp của hệ thống

41

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính

41

Bảng 3.18. Kết quả đánh giá độ lặp lại và độ chính xác trung gian của phương

43

pháp
Bảng 3.19. Kết quả đánh giá độ đúng của cao đặc Kỷ cúc địa hoàng


43

Bảng 3.20. Kết quả xác định nồng độ giới hạn

44

Bảng 3.21. Kết quả định lượng loganin trong một số mẫu cao đặc Kỷ cúc địa

45

hoàng
Bảng 4.1.

Các phương pháp phân tích định lượng loganin bằng HPLC

49


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1.

Các dược liệu trong phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng

17

Hình 2.2.

Sơ đồ bào chế cao đặc chiết nước


20

Hình 3.1.

Sắc ký đồ định tính cắn ethylacetat từ cao đặc và ST chuẩn sau khi

30

phun thuốc thử.
Hình 3.2.

Sắc ký đồ định tính cắn methanol từ cao đặc và TĐ chuẩn ở bước

31

sóng 254 nm.
Hình 3.3.

Sắc ký đồ định tính cắn methanol từ cao đặc và ĐB chuẩn ở bước

32

sóng 254 nm.
Hình 3.4.

Sắc ký đồ định tính cắn methanol từ cao đặc và BL chuẩn ở bước

33

sóng 254 nm.

Hình 3.5.

Sắc ký đồ định tính cắn methanol từ cao đặc và TT chuẩn ở bước

34

sóng 254 nm.
Hình 3.6.

Sắc ký đồ định tính cắn methanol từ cao đặc và CH chuẩn ở bước

35

sóng 254 nm.
Hình 3.7.

Sắc ký đồ định tính cắn methanol từ cao đặc và CKT chuẩn ở bước 36
sóng 254 nm.

Hình 3.8.

Sắc ký đồ định tính cắn cloroform từ cao đặc và HS chuẩn ở bước

37

sóng 254
Hình 3.9.

Sắc ký đồ chương trình dung môi 1


38

Hình 3.10.

Sắc ký đồ chương trình dung môi 2

39

Hình 3.11.

Sắc ký đồ của mẫu placebo, mẫu chuẩn loganin và mẫu cao, mẫu

40

cao thêm chuẩn
Hình 3.12

Phổ UV của loganin trong mẫu cao và mẫu chuẩn

40

Hình 3.13

Đường chuẩn và phương trình hồi quy tuyến tính của loganin

42

Hình 3.14.

Sắc ký đồ HPLC của mẫu cao N8T3 và loganin chuẩn


45


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh suy giảm chức năng gan, thận là một bệnh mãn tính ngày càng phổ biến.
Chức năng gan, thận suy giảm làm tăng nguy cơ ung thư gan. Theo số liệu thống kê
của hội gan mật Việt Nam năm 2018, mỗi năm có trên vạn người chết do biến chứng
xơ gan giai đoạn nặng hoặc ung thư gan. Bệnh lý gan, thận gây ra các rối loạn về thị
lực cũng như một số bệnh lý về mắt như mờ mắt, chảy nước mắt, ... Đặc biệt trong môi
trường ô nhiễm như bụi, khói, sinh hoạt chưa hợp lý ...thì những vấn đề về mắt càng
dễ xảy ra hơn. Trong lý luận của Y học cổ truyền, can khai khiếu ra mắt: khí của can
tốt thì thị lực tốt, ngược lại thì mắt mờ, thị lực suy giảm, nhìn vào mắt là biết được
trạng thái của can..
Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng có chứa tám loại thảo dược đã được sử dụng để làm
giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do can thận âm hư từ hàng ngàn năm nay.
Từ quan điểm của y học cổ truyền, người ta tin rằng cơ chế của Kỷ cúc địa hoàng có
thể liên quan đến việc bổ can thận âm, sáng mắt, điều hòa hoạt động của can, thận.
Ngoài ra, bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng cũng làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng
mặt trong tăng huyết áp, được dùng phối hợp với thuốc tăng huyết áp để điều trị bệnh
tăng huyết áp nguyên phát không rõ nguyên nhân. Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu
cho bệnh tim mạch – nguyên nhân hàng đầu gây tử vong năm 2020 [58]. Về mặt tác
dụng dược lý, Kỷ cúc địa hoàng có hiệu quả tốt trong việc làm giảm nồng độ
angiotensin trong huyết tương và cơ tim, làm giảm hàm lượng endothelin và cải thiện
dòng máu thận ở chuột bị tăng huyết áp [19]. Cách sử dụng thông thường nhất của bài
thuốc là phương pháp sắc. Phương pháp này được sử dụng từ hàng ngàn năm nay và

rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Khi sử dụng dưới thuốc sắc có nhược
điểm là tốn nhiều thời gian để nấu thuốc, sau khi nấu xong phải sử dụng ngay. Bởi vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều chế dạng cao đặc của bài thuốc để khắc phục

nhược điểm của dạng thuốc truyền thống. Với dạng bán thành phẩm cao đặc, bài thuốc
Kỷ cúc địa hoàng có thể tiếp tục phát triển các dạng thuốc khác một cách dễ dàng hơn:
dạng viên nén, viên nang….Xuất phát từ những lý do trên, đề tàiNghiên cứu điều chế
và xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng của cao đặc Kỷ cúc địa hoàngđược thực hiện
nhằm giải quyết hai mục tiêu sau:
- Điều chế được cao đặc Kỷ cúc địa hoàng
- Khảo sátmột số chỉ tiêu định tính, định lượng của cao đặc Kỷ cúc địa hoàng.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng
* Phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng bao gồm các vị thuốc sau:
Thục địa(Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)

24g

Hoài sơn(Rhizoma Dioscoreae persimilis)

12g

Sơn thù(Fructus Corni officinalis)

12g

Đơn bì(Cortex Paeoniae suffruticosae)

9g


Bạch linh(Poria)

9g

Trạch tả(Rhizoma Alisma plantago)

9g

Câu kỷ tử(Fructus Lycii)

9g

Cúc hoa(Flos Chrysanthemi indici)

9g

* Công năng: Bổ thận dưỡng can, ích tinh sáng mắt[19].
* Chủ trị: Thận âm hư, hư hỏa bốc lên, cổ lưng đầu gối đau mỏi, đầu đau, mắt hoa,
choáng váng, tai ù, hay ra mồ hôi trộm, tăng huyết áp [3], [19].
* Xuất sứ bài thuốc :
Kỷ cúc địa hoàng hoàn được trích từ «Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết». Bài
này bắt nguồn từ bài thuốc cổ phương «Lục vị địa hoàng hoàn» gia vị Câu kỷ tử, Cúc
hoa thành bài thuốc «Kỷ cúc địa hoàng hoàn» [3], [19]
* Phân tích ý nghĩa của bài thuốc theo YHCT:
Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng không chỉ chữa thận âm hư mà còn chữa cả can
thận bất túc trong đó Thục địa có tác dụng bổ thận thủy, Trạch tả giúp tuyên tiết chất
trọc trong thận, Sơn thù để ôn sáp can và có Đơn bì để thanh tả can hỏa, Hoài sơn thu
nhiếp tỳ kinh lại có Bạch phục linh thẩm thấp điều hòa. Bài thuốc có sáu vị mà có mở
có đóng chữa cả can thận bất túc đúng với mục đích chính của bài thuốc bổ. Trên cơ
sở của bài thuốc này các tác giả thời xưa đã gia thêm vị Câu kỷ tử và Cúc hoa để tạo

thành bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng có tác dụng nâng cao hiệu quả chữa can thận suy
kém mắt hoa, nhìn mờ, chân tay buồn bực, người khó chịu vì Cúc hoa có tác dụng tân
lương giải biểu đồng thời còn làm cho mắt sáng, Câu kỷ tử có tác dụng bổ dưỡng can
thận, khí huyết [3], [19]
* Thành phần hóa học: Kỷ cúc địa hoàng có các thành phần

2


- Caroten và vitamin A là chất chống oxy hóa mạnh, có vai trò bảo vệ và chống sự
thoái hóa hoàng điểm ở tuổi già.
- Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh và là tấm lọc những tia tử ngoại làm hạn chế
tác động có hại của chúng lên vùng mắt.
- Vitamin B2 giúp giác mạc nhận ánh sáng, giúp tổng hợp glutathion có tác dụng ngăn
ngừa quá trình oxy hóa tại mắt.
- Vitamin B12 cải thiện và phòng ngừa sự giảm thị lực ở bệnh nhân bị glaucom, ngăn
ngừa sự thoái hoá bao myelin của dây thần kinh thị giác.
- Linoleic axit (omega-6) là chất dẫn truyền những xung động thần kinh tại võng mạc,
ngăn ngừa thoái hoá hoàng điểm ở tuổi già.
- Cholin và lecithin là chất dẫn truyền những xung động thần kinh, giúp truyền dẫn
những xung động thần kinh từ võng mạc lên não bộ[19], [48].
* Tác dụng sinh học
Kỷ cúc địa hoàng là bài thuốc gồm tám loại thảo điều trị nhiều loại bệnh rối
loạn chức năng gan, thận biểu hiện bằng các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt [53]. Kỷ
cúc địa hoàng giảm nồng độ angiotensin trong huyết tương và cơ tim, làm giảm hàm
lượng endothelin và cải thiện dòng máu thận ở chuột bị tăng huyết áp [19]. Kỷ cúc địa
hoàng có thể giúp kiểm soát huyết áp [62]. Kỷ cúc địa hoàng kết hợp với thuốc hạ
huyết áp có hiệu quả hơn trong việc hạ thấp huyết áp và cải thiện điều trị tăng huyết áp
đơn thuần [35].
Kỷ cúc địa hoàng có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao năng lực của tế

bào lympho T và B, kích thích hình thành kháng thể, chống mệt mỏi, nâng cao sức
chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu oxy, chống lão hoá, tăng trí nhớ, chống
viêm, kháng khuẩn, bảo hộ tế bào gan thận, chống ngưng huyết, thúc đẩy quá trình tạo
hồng cầu, cải thiện tuần hoàn não, làm giảm cholesterol và triglycerit máu, hạ huyết
áp, tăng cường thị lực và chống ung thư[48].
* Định tính, định lượng
- Định tính bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng so sánh với chất chuẩn paeonol
và acid ursolic. Yêu cầu: mẫu thử phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với mẫu
chất chuẩn [53].
- Định lượng

3


+ Định lượng bằng HPLC, chất chuẩn là loganin và paenol. Yêu cầu: Viên hoàn mềm
9 g chứa không dưới 3,9 mg tổng morroniside (C17H26O11) và loganin
(C17H26O10) của Sơn thù và không dưới 5,4 mg peaonol (C9H10O3) của Đơn bì
[53].
+ Mariam Jarouche đã xây dựng phương pháp định lượng một số thành phần (alisol C,
alisol B, catalpol,rutin, luteolin, diosgenin, paeoniflorin, pachymic acid và cornuside)
trong bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng bằng phương pháp UPLC với detector ESI-MS/MS.
+ HAN Ling-ling (2007) và các cộng sự đã nghiên cứu định lượng loganin trong viên
nang Kỷ cúc địa hoàng bằng HPLC [24].
1.2. Các vị thuốc trong phương thuốcKỷ cúc địa hoàng
1.2.1. Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)
Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến của cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosa), họ
Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) [4].
1.2.1.1. Thành phần hóa học:
Trong Thục địa có chứa cáciridoid glycosid, ionon, glycosid, monoterpen
glucosid, các hợp chất saccharid, aminoacid, các ion vô cơ, các yếu tố vi lượng, acid

vô cơ và ester của acid béo, caroten [1], [7], [77].
a. Iridoid glycosid
Thục địa có chứa ít nhất 11 loại iridoid được gọi là rehmaglutoside A-K
bao gồm catapol, geniposid, acteosid, hydroxyaeginetic acid leucosceptoside,
martynosid,

isomartynosid,

purpureasid,

geniposidic

acid,

jionosid,

rehmapicrosid [17].
Iridoid glycosid được phân lập đầu tiên là catalpol. Catapol là glycosid
iridoid được nghiên cứu nhiều nhất ở Địa hoàng. Sau đó nhiều hợp chất iridoid
khác được phân lập và xác định: gồm dihydrocatalpol, danmelittosid,
acetylcatalpol, leonurid, cerebrosid glutinosid, rehmanniosid A, B, C, D [43],
rehmaniosid A, B, C, rehmpicrosid, purpureasid C, echinacosid, cistanosid A,
F, jioglutosid A, B, geniposid, ajugosid, ajugol [26], 6-O-vanilloylajugol, 6-Ocoumaroylajugol, rehmaglutin, jionosid A2, B2 [37], Z-ferulat, 6-)-p-coumarin,
6-O-p-hydroxybenzoat ajugol, jiomosid C, D. E, A2, B2, jiollutin D và E
[38].Trong đó, catalpol là iridoid glycosid quan trọng nhất [77], chiếm 0,1 %
[47].

4



b. Glycosid khác
Gồm có các hợp chất phenyl glycosid, ionon glycosid: daucosterol, 1-ethyl-dgalactosid, verbascosid [22], isoacteosid, forsythiasid, frehmaglutosid G,
frehmaglutosid, dihydroxyionon [77].
c. Saccharid
Phân lập được 3 monosaccharid: glucose, galactose và fructose; năm
oligosaccharid: mannitol, sucrose, rafinose, mannotriose, stachyose và
verbascose; polysaccharid a,b. Stachyose là chất chính [77].
d. Amino acid và các yếu tố vi lượng
Rễ Địa hoàng tươi chứa hơn 20 amino acid. Trong đó arginin chiếm tỷ lệ cao
nhất. Rễ Địa hoàng khô chứa khoảng 15 amino acid và alaninin chiếm tỷ lệ cao
nhất [43]. Bên cạnh đó, rễ còn chứa hơn 20 nguyên tố vi lượng: sắt, kẽm, magiê
[77].
e. Acid vô cơ
Bằng phương pháp MC – GS, phân lập được các acid vô cơ gồm có: acid
benzoic, acid caprylic, acid phenyl lactic, acid nonalic, acid decanonic, acid
cinnamic, acid 3-methoxy-4-hydroxybenzoic, acid lauric, acid pentadecanoic,
acid oleic, acid palmitic, acid linoleic, acid stearic, acid ecosamic [77].
1.2.1.2. Tác dụng sinh học
Các glycosid iridoid, đặc biệt là catapol, được chứng minh là có ảnh hưởng đến
sự cân bằng tế bào lympho T [45].
Tác dụng kháng viêm: Nước sắc Địa hoàng có tác dụng kháng viêm [77].
Tác dụng đối với đường huyết: Địa hoàng làm hạ đường huyết [38].
Nước sắc Địa hoàng có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi
tiểu, chống chất phóng xạ, chống nấm[77].
Đối với hệ miễn dịch: Nước sắc địa hoàng có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu
Corticoid nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ tuyến thượng thận[77]. Sinh địa có tác
dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống nhiễm trùng [45].
+ Tác dụng trên thận
Địa hoàng có tác dụng lợi tiểu [77]. Dịch chiết Địa hoàng 10% trong nước làm
giảm creatin huyết thanh, giảm protein niệu 24h, ức chế sự biểu hiện của angiotensin II

và tăng cường chức năng thận [77].

5


+ Bảo vệ gan
Theo nghiên cứu của Gao và Liu, Địa hoàng giúp tăng cường hoạt động chống
oxy hóa của glutathion tại gan, ức chế sự oxy hóa lipid, tăng cường chức năng tế bào
miễn dịch [77].Theo nghiên cứu của Ruijun Zhang, oligosaccharid trong Địa hoàng có
tác dụng ức chế tổn thương do CCl4 gây ra trên gan chuột.
+ Độc tính: tác dụng phụ của Thục địa nhẹ, bao gồm tiêu chảy, bụng đau, chóng mặt
thiếu khí hồi hộp. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng thuốc.
1.2.1.3. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh: Cam, vị ôn. Quy vào các kinh can, thận, tâm[4].
Công năng, chủ trị:
- Công năng : Tư âm, bổ huyết, ích tinh, tủy.
- Chủ trị: Can, thận âm hư,thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi
trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát, Huyết hư, đánhtrổng ngực hồi hộp, kinh
nguyệt không đều, rong huyết,chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón[4].
Cách dùng, liều lượng:Ngàydùng từ 9 g đến 15 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn.
Thường phối hợp với các vị thuốc khác[4].
Kiêng kỵ:Kỵ sắt. Tỳ vị hư hàn không dùng [4].
1.2.1.4. Định tính, định lượng
- Định tính bằng phản ứng hóa học và SKLM so sánh với chất chuẩn verbascosid hoặc
Thục địa chuẩn. Yêu cầu: trên sắc ký đồ của mẫu thử phải có vết cùng màu và cùng
giá trị Rf với dung dịch chuẩn [4].
- Định lượng bằng HPLC, chất đối chiếu verbascosid. Yêu cầu hàm lượng verbascosid
không ít hơn 0,02% so với dược liệu khô kiệt [4]
1.2.2. Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis)
Bộ phận dùng: Hoài sơn là thân rễ của cây Củ mài (Dioscorea persimilis) Họ

Củ nâu (Dioscoreaceae)[4].
1.2.2.1. Thành phần hóa học:
Hoài sơn có chứa thành phần chủ yếu là tinh bột. Ngoài ra còn chứa mucin, allatonin,
các acid amin, men maltase, saponin nhân sterol, β – sitosterol và dioscin. Theo tài liệu
Trung quốc Hoài sơn có chứa 16% chất bột, chất nhầy, cholin, 16 acid amin, các men
oxy hóa, trong chất nhầy có chứa acid phytic. Trong củ còn có nhiều loại nguyên tố vi
lượng mà số lượng tùy theo đặc điểm cây mọc khác nhau[1],[7].

6


1.2.2.2. Tác dụng sinh học:
+ Hoài sơn có tác dụng tăng đồng hóa và tác dụng nội tiết hướng sinh dục [7].
+ Nước sắc Hoài sơn thí nghiệm trên ruột thỏ cô lập có tác dụng ức chế co thắt ruột do
adrenalin gây ra, hồi phục nhu động đều đặn của ruột [1]
+ Nước sắc Hoài sơn bằng đường uống có tác dụng làm lành bệnh viêm loét miệng gia
súc [55].
1.2.2.3. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh: Hoài sơn có vị cam tính bình, quy vào các kinh phế, tỳ, thận
[4], [8].
Công năng, chủ trị: Hoài sơn cócông năng bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tà, sinh tân, ích
phế, bổ thận, sáp tinh. Hoài sơn dùng để chữa Kém ăn. tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho
suyễn, ditinh, đới hạ, tiêu khát.Dược liệu sao cám: Tăng tác dụng kiện tỳ vị.
[4], [8].
Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng từ 12 g đến 30 g, dạng thuốc sấc hay thuốc
bột[8].
Kiêng kị: Có thực tà thấp nhiệt thì không dùng.
1.2.2.4. Định tính, định lượng
- Định tính bằng phản ứng hóa học và SKLM so sánh với Hoài sơn chuẩn [4].
- Định lượng: chưa có chỉ tiêu định lượng của Hoài sơn [4].

1.2.3. Sơn thù (Fructus Corni officinalis)
Bộ phận dùng: Sơn thù là quả chín đã phơi hay sấy khô, bỏ hạt của cây Sơn thù
(Cornus officinalis) họ Sơn thù (Cornaceae)[4].
1.2.3.1. Thành phần hóa học:
Trong Sơn thù có chứa hơn 90 hợp chất đã được phân lập và xác định [28] bao gồm
terpenoids, flavonoid, tanin, polysaccharid, phenylpropanoids, sterol, acid carboxylic,
furan và các chất khoáng. Trong số đó, iridoids, tanin và flavonoid là thành phần chính
[29].
a. Terpenoid và flavonoid
26 terpenoid và 13 flavonoid đã được phân lập và xác định từ Sơn thù [30]. Trong
số các terpenoids, các tác dụng dược lý của sweroside, loganin, cornuside, acid ursolic,
acid oleanolic đã được nghiên cứu [31]. Hai loại flavonoid là kaempferol, quercetin
Fvà các dẫn chất của chúng là các flavonoid thiết yếu [25].

7


b. Tanin
Ba mươi tanin đã được phân lập từ Sơn thù [66]. Tsutomu Hatano đã xác định
được 28 chất trong số đó [60].
c. Các hợp chất khác:
Bốn phenylpropanoid, hai sterol, năm acid carboxylic, hai furan và một số chất
khoáng cũng được xác định. Trong đó, 5-hydroxymethylfurfural thể hiện các hoạt tính
sinh học đa dạng. Bên cạnh đó bằng GC-MS, Chen, Li và Wen đã xác định được
tương ứng 32, 16 và 48 hợp chất dễ bay hơi [14], [41], [57].
1.2.3.2. Tác dụng sinh học
Các nghiên cứu thử nghiệm in vivo và in vitro chỉ ra rằng Sơn thù thể hiện các
tác dụng dược lý bao gồm: hạ đường huyết, chống oxy hóa, chống viêm, chống ung
thư, bảo vệ thần kinh, bảo vệ gan và bảo vệ thận. Tuy nhiên chỉ có khoảng 18% thành
phần hóa học trong Sơn thù được thử nghiệm [14].

a. Tác dụng hạ đường huyết và bảo vệ các cơ quan đích của bệnh nhân tiểu đường
- Acid oleanolic trên mô hình chuột ăn chay làm giảm nồng độ glucose huyết tương
[18].
- Iridoid glycosid trong Sơn thù gây ức chế men α-glucosidase trong ống nghiệm.
Giảm đường huyết huyết thanh in vivo [49].
- Loganin, morroniside, acid ursolic giảm đường huyết lúc đói và giảm cân chuột [34].
- Dung dịch nước: giảm nồng độ glucose, cải thiện tổn thương bệnh lý ở tuyến tụy,
thận, phổi và gan [14], ức chế α-glucosidase trong ống nghiệm, hạ đường huyết [18],
tăng giải phóng insulin [49].
b. Tác dụng bảo vệ thận: Loganin trong Sơn thù cải thiện chức năng thận [18]
c. Tác dụng bảo vệ gan
Trong các mô hình tế bào viêm gan, 5-hydroxymethylfurfural trong 24 giờ đã
được chứng minh là bảo vệ tế bào gan khỏi độc tính gây độc tế bào bởi oxy già [14].
d. Tác dụng dược lý khác: tác dụng chống oxy hóa, tác dụng chống viêm, tác dụng
chống ung thư, tác dụng bảo vệ thần kinh [18].
Độc tính: Sơn thù có độc tính thấp. Đối với các loại động vật khác nhau, không
có dấu hiệu ngộ độc chỉ trừ thuốc có làm tăng xung huyết niêm mạc dạ dày. Thuốc
không gây ảnh hưởng đến kết mạc thỏ. Sơn thù cũng gây tác dụng phụ rất thấp và có
tác dụng giống giao cảm [8].

8


1.2.3.3. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh: toan, sáp, vị ônquy kinh can, thận[4].
Công năng, chủ trị: Sơn thù có công năng bổ can thận, cổ tinh sáp niệu. Dùng
để trị di mộng tinh, tiểutiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ
nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.[4].
Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạne thuốc sắc hoặc hoàn
tán.Thường phối hợp với các vị thuốc khác[4].

Kiêng kỵ: Dùng thận trọng khi tiểu khó, ít [4].
1.2.3.4. Định tính, định lượng
- Định tính bằng phản ứng hóa học và SKLM so sánh với acid ursolic, loganin chuẩn
hoặc Sơn thù chuẩn.Yêu cầu: Trên sắc ký đồcủa dung dịch thử phải xuất hiện vết màu
đỏ tím có cùngmàu và giá trị Rf với vết của acid ursolic hoặc phải có cácvết có cùng
màu và giá trịRf với các vết trên sắc ký đồ củadung dịch đối chiếu. Quan sát dưới ánh
sáng tử ngoạiởbước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phảixuất hiện vết
có huỳnh quang màu vàng cam có cùng màuvà giá trị Rf với vết của acid ursolic hoặc
trên sắcký đồ củadung dịch thử phải có các vết có cùng màu và giá trị Rf vớicác vết
trên sắcký đồ của dung dịch đối chiếu.Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cácvết
có cùng màu và giá trịRf với các vết trên sắc ký đồ của loganin chuẩn [4].
- Định lượng bằng HPLC chất đối chiếu loganin chuẩn[4].
1.2.4. Đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
Bộ phận dùng: Đơn bì là vỏ rễ của cây Mẫu đơn (Paeonia suffruticosa) họ Mao
lương (Ranunculaceae)[4].
1.2.4.1. Thành phần hóa học: Trong Đơn bì có chứa glucosid, alcaloid, saponin.
Trong Đơn bì có chứa 119 hợp chất được phân lập và xác định cấu trúc chia
thành 7 loại chính: monoterpenes, monoterpen glycosid, flavonoid, tanin, triterpenoids,
phenol và các loại khác [72]. Trong đó monoterpen glycosid và phenol là thành phần
chủ yếu trong Đơn bì.
a. Monoterpen và monoterpen glycosid:Tổng cộng có 10 monoterpen và 52
monoterpen glycosid được tìm thấy từ Đơn bì.
b. Flavonoid và tanin: Tổng cộng có 7 flavonoid và 3 tanin được tìm thấy trong Đơn bì
[61].
c. Phenol

9


Tổng cộng có 29 hợp chất phenol được phân lập từ Đơn bì, đặc biệt acetophenon là

các chất chuyển hóa đặc trưng chủ yếu được tìm thấy ở Đơn bì. Paeonol và paeonol
glycosid như paeonosid là những thành phần đặc trưng và chính trong Đơn bì [51].
d. Triterpenoid và các hợp chất khác
Cho đến nay, 10 triterpenoids đã được tìm thấy ở Đơn bì. Các hợp chất khác như
adenosin, uridin, 1-tryptophan, thymidin, ainsliasid và paesuffriosid đã được báo cáo
là có trong thành phần hòa tan trong nước của Đơn bì [16].
1.2.4.2. Tác dụng sinh học
+ Đơn bì có tác dụng hạ áp trên động vật thí nghiệm, tác dụng này do chất
paenon gây ra. có thể tiêm tĩnh mạch với liều 0,15 -1g/kg thể trọng trong 1 ngày duy
trì trong 3 tuần, thấy có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt. Ngoài ra Mẫu đơn bì còn có tác
dụng gây xung huyết tử cung động vật thí nghiệm, từ đó đưa lại công năng điều kinh
của vị thuốc [72].
+ Paeonol tiêm phúc mạc chuột nhắt cùng với cafein có tác dụng trấn tĩnh các
hoạt động hưng phấn của chuột. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống vêm khớp trên
chuột cống, ức chế tử cung cô lập của chuột cống[40].
+ Đơn bì có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như ức chế liên cầu khuẩn
nhóm A với độ pha loãng 1:640 (dùng nước sắc pha loãng); 1:320 đối với lỵ trực
khuẩn, 1:80 đối với Tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu; 1:40 đối với trực khuẩn thương
hàn, phế cầu khuẩn[23].
1.2.4.3. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh:Khổ, tân, vi hàn, quy kinh tâm, can, thận [4], [8], [53],[76].
Công năng, chủ trị: Đơn bì có công năng thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết
hóa ứ. Đơn bì dùng để trị bệnh phátban, khái huyết, nục huyết, sot hư lao, cốt chưng,
vô kinh,bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn[4], [8], [53],[76].
Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng từ 6g đến 12g, dạng thuốc sắc hay hoàn
tán,thường phối hợp với các vị thuốc khác[4].
Kiêng kỵ:Không dùng cho người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, kinh nguyệtra nhiều,
phụ nữ có thai[4].
1.2.4.4. Định tính, định lượng
- Định tính bằng phản ứng hóa học và SKLM so sánh với paeonol chuẩn hoặc Đơn bì

chuẩn [4].

10


- Định lượng bằng phương pháp đo quang [4]
1.2.5. Bạch phục linh (Poria)
Bộ phận dùng: Bạch phục linh còn gọi là Phục linh là phần bên trong màu trắng
của quả thể của Nấm Poria cocos họ Nấm lỗ (Polyporaceae)[4].
1.2.5.1. Thành phần hóa học:
Bạch linh gồm 2 nhóm chất chính bao gồm triterpen và polysaccharid. Ngoài ra còn
một vài hợp chất khác là steroids, amino acids, choline, histidine, và muối kali [36].
a. Triterpenes
Nhiều hợp chất triterpenes được phân lập từ Bạch phục linh. Tai và cộng sự
[36] và các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhật Bản đã phân lập được 35 hợp chất trong
đó có 20 hợp chất đã biết và 15 hợp chất mới từ Bạch phục linh. Zheng và Yang cũng
phân lập được 10 hợp chất trong đó 2 hợp chất mới là poriacosone A và poriacosone B
[36].
b. Polysaccharid
Rất nhiều loại polysaccharid khác nhau được phân lập từ Bạch linh. Những
polysaccharid điển hình được phân lập trong Bạch phục linh là heteropolysaccharid:
D-glucose, D-mannose, D-fructose và D-xylose [52].
c. Các hợp chất khác
Các hợp chất khác trong Bạch linh là dehydroabietic acid methyl ester, 7-oxodyhydroxydehdrobietic acid.Ngoài ra trong Bạch linh còn có hyperin, cholin,
ergosterol, histidin và muối kali [59] cùng với 15 amino acid [36].
1.2.5.2. Tác dụng sinh học
+ Tác dụng tăng miễn dịch, tăng chỉ số thực bào của phagocyte ở chuột [70].
+ Tác dụng kháng ung thư (do thành phần polysacharid của thuốc) do làm tăng miễn
dịch cơ thể.
+ Tác dụng an thần, có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống loét bao tử [32]

+ Nước sắc có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn
biến dạng. Cao chiết ethanol có tác dụng giết chết xoắn khuẩn.
1.2.5.3. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh: vị ngọt, nhạt, tính bình, quy kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị[4],[8],
[53].

11


Công năng, chủ trị: Bạch linh có công năng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ hòa
trung, ninh tâm an thầndùng để chữa thủy thũng kèm tiểu són, đánh trống ngực, mất
ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả[4], [8], [53].
Cách dùng, liều lượng:ngày dùng từ 9 g đến 15 g, thường phổi hợp với các vị
thuốc khác[8].
Kiêng kỵ:Âm hư thẩp nhiệt không nén dùng[8].
1.2.5.4. Định tính, định lượng
+ Định tính bằng phản ứng hóa học và SKLM so sánh với Bạch linh chuẩn [4].
+ Định lượng: chưa có chỉ tiêu định lượng của Bạch phục linh [4].
1.2.6. Trạch tả (Rhizoma Alisma plantago)
Bộ phận dùng: Vị thuốc Trạch tả là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Trạch
tả Alisma plantago họ Trạch tả (Alismataceae)[4].
1.2.6.1. Thành phần hóa học: Trạch tả có chứa tinh dầu, chất nhựa, protid,
glucid; alisol A, B, alismol, alismoxid, cholin [21].
1.2.6.2. Tác dụng sinh học
+ Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm tăng đào thải Na, K, Cl và Urê.
+ Cao chiết ethanol có tác dụng hạ Lipid trong máu rõ
+ Trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan và chống gan
nhiễm mỡ [67].
+ Cao chiết ethanol Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ: Cao chiết ethanol Trạch tả hòa tan
vào nước có tác dụng giãn mạch vành. Thuốc còn có tác dụng chống đông máu.

+ Nước sắc Trạch tả có tác dụng hạ đường huyết [1].
1.2.6.3. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính hàn quy kinh thận, bàng quang[4], [8], [53].
Công năng, chủ trị: có công năng lợi tiểu tiện, thanh thấp nhiệt. Trạch tả dùng
để chữa nhiệt, tiểu tiệnít, bí, buốt, rắt; phù thũng, đầy trướng, tiêu chảy, đàm ẩm[4],
[8], [53].
Cách dùng, liều lượng:ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán
[4].
Kiêng kỵ:Thận hư, tiểu tiện không cầm, tỳ hư không nên dùng[8].
1.2.6.4. Định tính, định lượng

12


- Định tính bằng phản ứng hóa học và SKLM so sánh với 23-acetat alisol B chuẩn
hoặc Trạch tả chuẩn [4].
- Định lượng bằng HPLC đối chiếu với chất chuẩn 23-acetat alisol B [4]
1.2.7. Câu kỷ tử (Fructus Lycii)
Bộ phận dùng: Là quả chínphơi khô của cây Khủ khởi (Khởi tử) Lycium sinense
Mill. Họ Cà (Solanaceae)[4].
1.2.7.1. Thành phần hóa học:
+ Quả: - Betain, zeaxanthin, physalien
- Acid béo: linoleic, oleic, palmitic
- Đường tự do: gluose, fructose, sucrose
- Acid amin tự do:aspartic, asparagine, glutanin, prolin glutamic, alanin,
arginin, serin sterol, β - sitosterol , acid melissic
- Vitamin C, caroten, acid nicotinic, thiamin, riboflavin, Ca, P, Fe [71].
+ Hạt chứa nhiều sterol: gramisterol 44%, citrostadienol 18%, lophenol 9%..v,
- Tinh dầu: Đã xác định được 36 thành phần bằng sắc kí khí khối phổ liên hợp, trong
đó methyl linoleat chiếm tỷ lệ cao 18% [69].

- Polysacharid, flavonod, sesquiterpen
- Ngoài ra còn có scopoletin, acid vanilic, betain, nicotinamin.
1.2.7.2. Tác dụng sinh học: Thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc
hiệu. Trên súc vật thực nghiệm có tác dụng tăng cường khả năng thực bào của hệ lưới
nội mô, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy Câu kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng
thực bào của tế bào đại thực bào, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể, chứng tỏ Kỷ tử
có tác dụng tăng cường miễn dịch cơ thể, thành phần có tác dụng là polysaccharid
[64].
+ Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt [65]
+ Chất betain là chất kích thích sinh vật, cho vào thức ăn cho gà ăn có tác dụng tăng
trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cũng làm chuột nhắt tăng trọng rõ [68].
+ Thuốc có tác dụng hạ cholesterol của chuột cống, chất betain của thuốc có tác dụng
bảo vệ gan, chống thoái hóa mỡ, hạ đường huyết.
+ Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp, ức chế tim, hưng phấn ruột
(tác dụng như cholin). Chất betain không có tác dụng này [64].
+ Nước sắc Kỷ tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ.

13


+ Kỷ tử có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180.
1.2.7.3. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị quy kinh: Cam, bình. Quy vào các kinh phế, can, thận[4].
Công năng, chủ trị: Câu kỷ tử có công năng tư bổ can, thận, ích tinh, sáng
mắtdùng để chữa các chứng hư lao tinhsuy biểu hiện đau thát lưng, đầu gối, chóng
mặt, ù tai, nộinhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.[4].
Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, ngâm
rượu,hoàn tán[4].
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, đại tiện sống phân hoặc phân lỏng khôngnên dùng [4].
1.2.7.4. Định tính, định lượng

- Định tính bằng phản ứng hóa học và SKLM so sánh với Câu kỷ tử chuẩn [4]
- Định lượng: Hiện tại chưa có quy định về định lượng của Câu kỷ tử trong DĐVN V.
1.2.8. Cúc hoa (Flos Chrysanthemi indici)
Bộ phận dùng: Là hoa khô của cây Cúc hoa (Chrysanthemum indicum) họ Cúc
(Asteraceae)[2], [4].
1.2.8.1. Thành phần hóa học: Cúc hoa có chứa tinh dầu, flavonoid, adenin,
cholin, vitamin A, sắc tố của hoa là chrysantemin khi thủy phân sẽ được glucosa và
cyanidin [20],[46].
1.2.8.2. Tác dụng sinh học
+ Tác dụng hạ áp, tăng độ bền mao mạch, có hoạt tính ức chế sự kết tập tiểu cầu của
máu động vật thí nghiệm; arteglasin A có hoạt tính gây phản bệ trên da chuột lang và
gây viêm da dị ứng tiếp xúc với người [33]
+ Tác dụng kháng khuẩn trên các chủng Staphylococcus aureus, Streptococcus
faecalis…[42]
+ Tác dụng khác: hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson, bảo vệ gan [33], chống oxy hóa [42].
1.2.8.3. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh: vị ngọt, hơi đắng tính mát; quy kinh phế, can, thận [4].
Công năng, chủ trị: Cúc hoa có công năng thanh nhiệt, giải độc, tán phong,minh
mục. Cúc hoa trị cácchứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy
nhiều nước mắt, huyết áp cao, đinh độc mụn nhọt, sưng đau[4].
Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng từ 8 g đến 12 g đến 30 g, dạng thuốc sắc hay
thuốc bột[4].

14


Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn ỉa chảy không nên dùng [4].
1.2.8.4. Định tính, định lượng
- Định tính bằng phản ứng hóa học và SKLM so sánh với Cúc hoa vàng chuẩn [4]
- Định lượng: Hiện tại chưa có quy định về định lượng Cúc hoa vàng trong DĐVN V.

1.3. Phương pháp điều chế và tiêu chuẩn của cao thuốc
Phương pháp điều chế cao qua hai giai đoạn, giai đoạn chiết xuất và giai đoạn
cô lại các dịch chiết.
 Giai đoạn chiết dược liệu bằng dung môi thích hợp.
Tùy thuộc bản chất dược liệu, dung môi, tiêu chuẩn chất lượng các thành phẩm cũng
như điều kiện quy mô sản xuất, và trang thiết bị, có thể sử dụng phương pháp chiết
xuất như: ngâm, hầm, sắc, ngấm kiệt, chiết xuất ngược dòng, chiết siêu âm…
Dược liệu phải được chế biến (thái, bào, sao tẩm...) theo yêu cầu từng loại.
Lượng dung môi và thời gian chiết xuất tùy loại dược liệu.
 Cô cao:
Cao lỏng: sau khi thu dịch chiết, tiến hành lọc, cô dịch chiết bằng các phương pháp
khác nhau để thu được cao lỏng có tỷ lệ quy ước (01 ml cao lỏng tương ứng với 01 g
dược liệu dùng chế cao. Trong trường hợp bào chế cao lỏng bằng phương pháp ngâm
nhỏ giọt thì phải để riêng phần chiết đầu đậm đặc, khối lượng bằng 4/7 lượng dược
liệu đem chiết. Sau đó cô đặc thành các phần dịch chiết tiếp theo bằng cách đun cách
thủy hoặc cô dưới áp suất giảm với nhiệt độ không quá 600C, cho đến khi loại hết
dung môi. Hòa tan cắn thu được trong dịch chiết đầu đậm đặc và nếu cần thì thêm
dung môi để thu được cao lỏng đạt tỷ lệ hoạt chất quy định.
Cao đặc và cao khô: đối với cao đặc dịch chiết cô đặc để độ ẩm còn lại không quá
20%. Trong trường hợp chế cao khô, tiếp tục sấy khô để độ ẩm còn lại không quá 5%.
Quá trình cô đặc và sấy khô dịch chiết thường được tiến hành trong các thiết bị cô
dưới áo suất giảm, với nhiệt độ không quá 600C [4].
Tiêu chuẩn kiểm nghiệm của cao thuốc
- Độ tan: Cao lỏng phải tan hoàn toàn trong dung môi đã sử dụng để điều chế cao [4].
- Độ trong, mùi vị, độ đồng nhất và màu sắc: Cao thuốc phải đúng màu sắc đã mô tả
trong chuyên luận riêng, có mùi và vị đặc trưng của dược liệu sử dụng. Ngoài ra, cao
lỏng còn phải đồng nhất, không có váng mốc, không có cặn bã dược liệu và vật lạ. [4].

15



- Cách tiến hành: Lấy riêng phần phía trên của chai thuốc chỉ để lại khoảng 10 ml đến
15 ml. Chuyển phần còn lại trong chai vào một bát sứ men trắng, nghiêng bát cho
chúng chảy trên thành bát tạo thành một lớp dễ quan sát. Quan sát dưới ánh sáng tự
nhiên, thuốc phải đạt các yêu cầu quy định. Nếu không đạt, phải thử lại lần hai với
chai thuốc khác, nếu không đạt, coi như lô thuốc không đạt chỉ tiêu này [4].
- Mất khối lượng do làm khô [4].
- Cao đặc không quá 20 %.
- Cao khô không quá 5 %.
- Kim loại nặng: Đáp ứng yêu cầu qui định trong chuyên luận riêng.
- Dung môi tồn dư: Nếu điều chế với dung môi không phải là cồn, nước hay hỗn hợp
cồn - nước, dư lượng dung môi sử dụng phải đáp ứng yêu cầu qui định trong Phụ lục
10.14 - Xác định dung môi tồn dư – DĐVN V.
- Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật: Đáp ứng yêu cầu theo Phụ lục 12.17 – DĐVN V.
- Giới hạn nhiễm khuẩn: Đáp ứng yêu cầu theo Phụ lục 13.6 – DĐVN V.

16


CHƯƠNG 2. ĐỐI
ỐI T
TƯỢNG VÀ
À PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
C
2.1. Đối tượng và
à phương tiện
ti nghiên cứu
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu
ứu
- Các vị thuốc trong phương

ương thu
thuốc do Công ty cổ phần Dược
ợc phẩm VCP cung cấp
(117 Trần Duy Hưng, Cầu
ầu Giấy, Hà
H Nội), đạt tiêu chuẩn DĐVN V. Các vị
v thuốc trong
phương thuốc được trình
ình bày ở Hình 2.1.
- Dược liệu chuẩn: được
ợc mua tại Viện
Việ Kiểm nghiệm thuốc Trung ương bao gồm Thục
địa, Sơn thù, Đơn bì, Bạch
ạch phục linh, Cúc hoa, Câu kỷ tử
tửvà Viện Dược
ợc liệu bao gồm
Hoài sơn, Trạch tả đều có phiếu
phi kiểm nghiệm của từng dược liệu.
- Cao đặc Kỷ cúc địa hoàng
àng

Hình 2.1. Các dược
ợc liệu
liệ trong phương thuốc Kỷ cúc địahoàng
hoàng
2.1.2.Phương tiện nghiên
ên cứu
c
- Các hóa chất, dung môi sử
ử dụng đạt ti

tiêu chuẩn phân tích được trình
ình bày ở Bảng 2.1:
Bảng 2.1. Hóa chất, dung môi
STT Hóa chất,
ất, dung môi

Xuất xứ

1

Acid formic

Trung Quốc
ốc

2

Cloroform

Trung Quốc
ốc

3

Ethanol 96%

Việt Nam

4


Ether dầu
ầu hỏa

Trung Quốc
ốc

5

Ethyl acetat

Trung Quốc
ốc

6

Methanol
ethanol

Trung Quốc
ốc

7

Toluen

Trung Quốc
ốc

17



×