Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Top 6 bai tinh mau tu thieng lieng trong bai tho may va song 2023 sieu hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.91 KB, 10 trang )

TÌNH MẪU TỬ THIÊNG LIÊNG TRONG BÀI THƠ MÂY
VÀ SĨNG
Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 1
Ta-go, một nhà văn, nhà thơ lớn của văn học thế giới nói chung và văn học
Ấn Độ nói riêng. Ơng để lại cho nước nhà một thành tựu văn học rực rỡ với hơn
1000 bài thơ và hàng trăm truyện ngắn, bên cạnh đó cịn có số lượng lớn các tác
phẩm kịch, ký,...
Thơ ca Ta-go viết về những đề tài bình dị nhưng mang nội dung sâu sắc,
nhân văn. Một trong những đề tài luôn được ông cả ngợi và đề cao là đề tài tình
mẫu tử. Với Ta-go, tình mẫu tử ln ln bất diệt, sự u thương của lịng mẹ
chính là sức mạnh cứu rỗi và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người con. Khi đọc bài thơ
"Mây và sóng" của tác giả, ta khơng khỏi xúc động trước tình mẫu tử đầy thiêng
liêng, sâu nặng. Mượn lời kể đầy hồn nhiên và chân thành, pha chút hóm hỉnh nơi
tâm hồn trẻ thơ, qua cuộc đối thoại giữa người con với những nhân vật khác, ta
thấy được tình cảm của em bé dành cho người mẹ của mình.
Am hiểu tính cách trẻ thơ thích những điều mới lạ, mở đầu nhà thơ đã đặt ra
thử thách đầy sức hấp dẫn cho em bé bằng lời mời gọi thú vị của những người bạn
trong tự nhiên:
"Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều
tà.
Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc..."
Từ trên mây, có tiếng người gọi con thủ thỉ lời rủ rê vào cuộc chơi. Nơi đó
con chưa từng đến bao giờ, con từng thấy nhưng chưa từng được nghe tiếng mây
nói. Con cũng chưa từng được tham gia những trị chơi từ sáng đến đêm, với bình
minh vàng, vầng trăng bạc, và chắc hẳn con cũng thấy thật thú vị và háo hức
muốn được tới vùng trời ấy tham quan. Vì vậy, sau lời mời ấy, em đã khơng ngại
mà bng lời thắc mắc là làm sao con có thể lên đó để hồ nhập:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?


Họ trả lời: "Hãy đến bên bờ trái đất,và đưa tay lên trời, em sẽ được nhấc bổng


lên mây."
Mây kia nghe câu hỏi từ em, cũng nhanh chóng nói với em điều thắc mắc.
Nếu em bé muốn đi, lúc ấy hãy đến bên bờ của trái đất, bàn tay mây sẽ nhấc bổng
em lên. Điều đó thật đơn giản với em biết bao, nhưng có gì đó khiến cản bước
chân em, đó phải chăng là hình bóng mẹ ở nhà đang đợi em về:
"Con nói: "Mẹ tơi đang đợi ở nhà
Con nói: "Mẹ tơi đang đợi ở nhà
Làm sao tơi có thể bỏ mẹ tơi mà đi được?"
Thế là họ cười rồi bay đi mất.
Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trị ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm."
Lòng em luôn bên mẹ, luôn muốn mẹ cùng em. Nhưng nếu bây giờ em theo
chơi với áng mây kia, mẹ sẽ ở nhà cùng ai? mẹ đang đợi em về mà. Ngày lúc ấy,
em đã từ chối sống một cách đầy thẳng thắn: " Làm sao tơi có thể bỏ mẹ mà đi
được?". Mây dường như cũng hiểu lòng em, cảm nhận được tình yêu em dành cho
mẹ lớn lao nêu cũng chỉ biết mỉm cười rồi từ biệt em mà thôi. Khi mây đi, em
cũng chẳng hề tiếc nuối mà trái lại em háo hức sáng tạo ra một trò chơi mới đầy
thú vị cùng mẹ:
"Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là
bầu trời xanh thẳm".
Mây và trăng là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ của vũ trụ. Áng mây ưa
bay nhảy chính là con, vầng trăng dịu hiền, bao dung chính là lịng mẹ. Mây và
trăng song hành cùng nhau cũng như con vẫn luôn quấn quýt, ôm ấp lấy mẹ. Ngôi
nhà nơi hai mẹ con ta sống cũng tựa bầu trời xanh kìa, cũng mang màu của sự
bình an và hạnh phúc. Dù là trị chơi chốn trần gian nhưng nó cũng đầy thú vị và


hấp dẫn biết bao, trị chơi ấy có mẹ và có con, trị chơi ấy có tình thương bền chặt,

bao la.
Có lẽ vì chút ghen tị trước tình mẹ con gắn bó, trị chơi thú vị của mẹ cùng
em ấy mà sóng cũng muốn tới rủ em chơi cùng:
"Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hồng hơn.
Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".
Nếu cuộc vui với mây có trăng vàng, mây bạc thì cuộc vui với sóng cũng
đầy gợi cảm, mê hoặc và lung linh huyền diệu. Chơi với sóng được ngao du đây
đó suốt ngày, được tới những miền đất mới em chưa từng đặt chân đến. Đây chắc
chắn là một cuộc du hành đầy thú vị, nghe đến đây, chắc hẳn ai cũng thấy thật
muốn bước đi và em cũng thế:
"Nhưng làm thế nào mình đến đó được"
Sóng bảo rằng em chỉ cần nhắm mặt lại, nơi rìa biển sóng sẽ đến mang em
đi. Chân em muốn rời đi nhưng lòng còn níu kéo bởi mẹ em đang đợi em về.
Chiều dần xuống, nơi nhà mẹ trơng ngóng em, sao em lại để mẹ một mình mà đi
vì niềm vui riêng của mình được. Bởi thế mà, một lần nữa em lại chọn cách từ
chối sóng, từ chối để giữ mẹ bên mình, để được về bên mẹ và cùng mẹ chơi một
trị chơi vui vẻ hơn:
"Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn.
Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".
Sóng và bờ đều là hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ. Bến bờ kì lạ nơi mẹ luôn thu hút
con, lôi cuốn con, con muốn được khám phá mỗi ngày. Nơi lòng mẹ, con sẽ được
cười vang thoả thích, được hạnh phúc chở che, được mãn nguyện tình thương.
Nơi lịng mẹ, niềm vui con sẽ thêm phần ngọt ngào, đủ đầy mà sóng, mây kia
khơng hề có được, cũng khơng thể nào mang lại được cho em. Sóng, mây là
những hình tượng đẹp, bất tử, mượn hai hình tượng ấy để nâng tầm hình tượng
của lịng mẹ. Vượt lên cả sóng, mây, tình mẹ dành cho con luôn cao khiết, bất diệt
và trái tim con vẫn mãi luôn hướng về mẹ, với con, mẹ là điều tự hào, tuyệt vời và
xứng đáng được trân trọng nhất thế gian.



Với tấm lòng yêu thương và sự tin yêu dành cho mỗi người mẹ trong cuộc
đời, Ta-go đã viết nên một thì phẩm đầy giá trị như thế. Đọc bài thơ, em càng
thêm thương mẹ, thêm thấu hiểu lòng mẹ và sẽ cố gắng thật nhiều mỗi ngày để
xứng đáng với những gì mà mẹ đã hy sinh vì gia đình, vì tương lai của em.
Sơ đồ tư duy

Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:  Giới thiệu tác phẩm
- Ta-go là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, ông được coi là một đại thi
hào, hay một thiên tài của Ấn Độ
- Mây và sóng, tác phẩm thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng dưới lăng kính của một
cậu bé qua những câu chuyện cậu kể với mẹ..
2. Thân bài
- Câu chuyện mây rủ cậu bé đi chơi xa.
+ Trong thế giới của Ta-go ông luôn khẳng định rằng tình mẫu tử là cao quý
nhất, là thiêng liêng nhất.
+ Tìm cách lên mây với câu hỏi ngây thơ “Nhưng làm thế nào mình lên đó
được”, sự đơn giản của việc hịa nhập vào với mây trời đó chỉ là tới tận cùng trái
đất và đưa tay lên trời.
+ Nhớ tới mẹ và tự nghĩ ra trò chơi mới: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai
bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”


- Câu chuyện sóng rủ cậu bé đi chơi xa
+ Sau mây thì những con sóng lại tiếp tục cất tiếng gọi vui chơi nơi đại dương,
sóng kể về những chuyến đi của mình với cậu bé nghe, nói với cậu về niềm vui ca
hát cả ngày
+ Tìm cách hịa mình vào sóng để được nơ đùa
+ Nghĩ tới mẹ và tiếp tục nghĩ ra trò chơi mới: “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì
lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.

- Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
+ Tác giả đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử, chính tình cảm mẹ
dành cho con đã tạo nên một người con ln nhớ đến mẹ của mình trong bất cứ
hoàn cảnh nào.
+ Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí khơng thể thay đổi
đó là khơng có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng
và vĩnh hằng
3. Kết bài
- Cảm nghĩ về bài thơ: Bằng tình cảm tận sâu trong tim của bản thân cùng với sự
yêu mến, tin tưởng vào tương lai trẻ thơ tác giả đã thể hiện rất thành công trong
cách xây dựng nhân vật và truyền tải thông điệp tới người đọc.
Các bài mẫu khác
Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 2
Ta-go là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, ông được coi là một đại
thi hào, hay một thiên tài của Ấn Độ, những sáng tác của ơng đã có đóng góp rất
lớn trong nền văn học của thế giới. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ơng là
Mây và sóng, tác phẩm thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng dưới lăng kính của một
cậu bé qua những câu chuyện cậu kể với mẹ.
Trong thế giới của Ta-go ông luôn khẳng định rằng tình mẫu tử là cao quý
nhất, là thiêng liêng nhất và là thứ tình cảm khơng có gì có thể thay thế được. Qua
bài thơ ta có thể thấy được sự ngây thơ hồn nhiên, tinh nghịch của cậu bé khi


được mây trời rủ đi chơi xa, lướt dạo trên mây cao. Đối với một đứa trẻ thì việc
được đi chơi, được vui đùa cả ngày có lẽ là điều tuyệt vời nhất và đối với cậu bé
này cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy khi nhận được lời mời gọi từ mây cậu đã
không ngại ngần hỏi đường để lên mây “Nhưng làm thế nào mình lên đó được”,
sự đơn giản của việc hòa nhập vào với mây trời đó chỉ là tới tận cùng trái đất và
đưa tay lên trời. Đang cảm thấy háo hức vì sắp được dạo chơi thì trong cậu hình
bóng người mẹ hiện lên, đứa trẻ nhớ về người mẹ đang ở nhà chờ mình thì làm

sao bản thân có thể đi chơi xa được, và tình cảm mà mẹ dành cho bé đã lưu giữ
bước chân cậu lại. Khi từ chối khéo léo thì chính cậu đã nghĩ ra trị chơi mới cho
bản thân mình, vẫn muốn chơi đùa nhưng là chơi đùa trong vòng tay mẹ: “Con là
mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời
xanh thẳm”
Sau mây thì những con sóng lại tiếp tục cất tiếng gọi vui chơi nơi đại
dương, sóng kể về những chuyến đi của mình với cậu bé nghe, nói với cậu về
niềm vui ca hát cả ngày, chính điều đó đã lại một lần lay động lòng ham chơi của
đứa trẻ, chỉ cần nghe đến việc được ca hát từ sáng sớm đến hoàng hơn thơi đã làm
cho cậu thấy thích thú rồi, hơn thế nữa cịn được đến những nơi mà khơng biết
rằng đó là nơi nào càng kích thích tính tị mị của cậu bé. Đứa trẻ nào chẳng ham
chơi ham vui, lại cịn thấy những hình ảnh sống động từ sóng thì làm sao có thể
cưỡng lại được mong muốn đó, rồi cậu bé cũng được sóng chỉ cho cách để có thể
hịa mình vào những con sóng để nơ đùa nhưng lại một lần nữa cậu nhớ đến mẹ,
tự nhủ với bản thân làm sao có thể đi chơi khi mẹ còn đang ở nhà và trò chơi mới
tiếp theo lại ra đời: “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ
cười vang vỡ tan vào lịng mẹ”.
Qua những hình ảnh kì diệu của tự nhiên là mây và sóng tác giả đã vẽ lên
một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử, chính tình cảm mẹ dành cho con đã tạo nên
một người con ln nhớ đến mẹ của mình trong bất cứ hồn cảnh nào. Q trình
ni dưỡng khó khăn nhọc nhằn để con khơng lớn chính là tình cảm bất diệt trong
lòng con cái, đối với con cái ba mẹ chính là điểm tựa, là động lực thúc đẩy cho
con cái có niềm tin bước vào cuộc sống, là nguồn động viên khi con gặp thất bại
và là niềm tự hào khi thấy con mình thành cơng. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới
người đọc một chân lí khơng thể thay đổi đó là khơng có thứ gì có thể thay đổi
được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.


Bằng tình cảm tận sâu trong tim của bản thân cùng với sự yêu mến, tin
tưởng vào tương lai trẻ thơ tác giả đã thể hiện rất thành công trong cách xây dựng

nhân vật và truyền tải thông điệp tới người đọc.
Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 3
Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của văn
học Ấn Độ giai đoạn đầu thế kỉ XX. Ông sinh trưởng ở Can-cút-ta, bang Ben-gan.
trong một gia đình q tộc. Ta-go có năng khiếu bẩm sinh nên ông làm thơ rất
sớm. Suốt cuộc đời, ông hăng hái tham gia các hoạt động chính trị và có đóng góp
to lớn cho xã hội trong nhiều lĩnh vực.
Ta-go đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ gồm 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12
bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín cùng rất
nhiều ca khúc và hơn 1500 bức hoạ. Với tập “Thơ Dâng”, ông là nhà thơ đầu tiên
của châu Á được vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1913. Thơ Ta-go
đềcao tinh thần dân tộc, dân chủ, đậm dà tính nhân văn và tính trữ tình, lãng mạn,
chứa đựng những triết lí tinh tế, sâu sắc của phương Đơng. “Mây và Sóng” (bản
dịch của Nguyễn Khắc Phi) lúc đầu được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ
Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, sau đó Ta-go tự dịch ra tiếng Anh và in trong
tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915. Với hình thức đối thoại lồng trong lời kểcủa
em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ “Mây và
Sóng” của Tago đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Bài thơ là lời kể hồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ và những cuộc đối
thoại tưởng tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù
người mẹ không xuất hiện, không phát ngôn nhưng đối tượng đểbày tỏ tình cảm
em bé chính là Mẹ. Bài thơ gồm hai cảnh. Cảnh một: mây rủ bé đi chơi xa. Cảnh
hai: sóng rủ bé đi chơi xa. Bé tưởng tượng ra hai cảnh. Tưởng tượng mà rất thực.
Em bé từ chối lời rủ rê của mây. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm mây với mẹ (mẹ
làm mặt trăng). Em bé từ chối lời rủ rê của sóng. Em ở nhà và bày ra trị chơi làm
sóng với mẹ (mẹ làm mặt biển). Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả
có dụng ý nói lên sự hồ hợp, gắn bó giữa thiên nhiên với con người.
Hai cảnh là hai lời thoại. Mỗi lời thoại là một đợt sóng cảm xúc trào dâng
trong lịng em bé, lần sau cao hơn lần trước. Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm
bình thường mà là sự thổlộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua



những thử thách khác nhau thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện
trọn vẹn. Tứ thơ đơn giản, cấu trúc trùng lặp nhưng lời thơ và hình ảnh thơ rất
khác nhau. Mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên vô cùng hấp dẫn, mây và
trị chơi trong sóng cũng khác nhau. Mây, trăng, bầu trời, sóng nước và biển cả…
vốn là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng. Những hình ảnh đó trong
bài thơ đều do trí tưởng tượng phong phú của em bé tạo ra cho nên chúng lại càng
lung linh, kì ảo. Ai sống trên mây, ai sống trong sóng vậy? Những Tiên đồng,
Tiên nữ hay những nàng Tiên cá? Em bé tha hồ mà tưởng tượng… Lung linh kì ảo
song vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình ảnh âm thanh, màu sắc được dùng
để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ đều rất đúng với thiên nhiên mn màu sắc.
Chúng ta hãy theo dõi cuộc trị chuyện của em bé với người mẹ thân yêu:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh
vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng
lên tận tầng mây”.
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
Thế là họ mỉm cười bay đi.
Chú bé ngồi trong lòng mẹ mà thủ thỉ tâm tình. Chú đang để cho trí tưởng
tượng của mình bay bổng. Chú hình dung ra trên mây kia có người gọi chú, rủ chú
tham gia những trò chơi thú vị với bình minh vàng, với vầng trăng bạc và khuyên
chú hãy đến nơi tận cùng trái đất. Cuộc đi chơi như thế thật hấp dẫn đối với tuổi
thơ. Chú bé thích lắm! Thử hỏi có chú bé nào trên trái đất này mà khơng thích đi
chơi? Em bé cũng thích được theo Mây đi chơi nên mới hỏi: Nhưng làm thế nào
mình lên đó được? Tuy vậy, bé vẫn băn khoăn vì mẹ đang đợi ở nhà. Mặc dù Mây
đã tận tình chỉ dẫn: Hãy đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc
bổng lên tận tầng mây. Nhưng chú bé đã khước từ sự rủ rê ngọt ngào đó vì chú

biết rằng nếu vắng mình, mẹ sẽ buồn biết bao nhiêu!


Và chú bé lại nghĩ ra một trò chơi khác để thay thế. Trò chơi mà bé nghĩ ra
lần này quả là thú vị hơn nhiều! Em là sóng cịn mẹ là bến bờ kì lạ rộng mở, bao
dung. Trị chơi này thể hiện tình thương yêu mẹ thắm thiết, nồng nàn của chú bé.
Em không những không phải xa rời mẹ mà cịn được chồng lên người mẹ, được
lăn, lăn, lăn mãi, rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lịng mẹ. Câu cuối bài: Khơng ai trên
thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào khẳng định mẹ con ta ở khấp mọi nơi,
khơng ai có thể tách rời, chia cắt được tình mẹ đối với con và tình con đối với mẹ.
Khơng ai có thể biết được mẹ con ta đang ở đâu trong đại dương dạt dào hạnh
phúc của tình mẹ con. Điều đó cũng có nghĩa là tình mẫu tử thiêng liêng hiện diện
ở khắp mọi nơi và muôn đời bất diệt.Trong bài thơ, “Mây và Sóng” hịa hợp với
người, thơng cảm và hiểu biết tấm lòng của em bé đối với mẹ. Còn em bé là một
đứa trẻ yêu thiên nhiên, yêu mẹ và giàu trí tưởng tượng.
Trước những lời rủ rê hấp dẫn, chú bé đã kiềm chế được ham muốn nhất
thời. Không tìm cách lên mây hay nương theo làn sóng, khơng có nghĩa là chú
ghét mây và sóng. Ngược lại, chú bé đã nghĩ ra những trò chơi tuyệt diệu để hịa
hợp tình u thiên nhiên với tình mẫu tử bằng cách biến mình thành mây rồi thành
sóng, cịn mẹ thành mặt trăng và bến bờ kì lạ. Dẫu được miêu tả sinh động và
chân thực, nhưng hình ảnh mây và sóng trong bài thơ chỉ là tượng trưng. Những
thú chơi trên mây, trong sóng tượng trưng cho bao quyến rũ của cuộc đời. Bãi
biển tượng trưng cho tâm lòng bao dung của mẹ. Bài thơ đãtạo ra những hình ảnh
đậm đà màu sắc triết lí. Chỉ có hai mẹ con âu yếu bên nhau trong một túp nhà mà
đủ cả trời xanh, trăng sáng, đủ cả mây bay, sóng vỗ.Cám ơn thi hào Ta-go đã nâng
tình mẫu tử của nhân loại lên tầm vũ trụ!
Thi hào Ta-go từng nói: Bao giờ tôi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ
nhất và người già nhất trong làng. Cái thần tình của bài thơ nằm ở chỗ là Ta-go
đã biến mình thành con trẻ. Con trẻ trong sự ngạc nhiên trước tạo vật chung
quanh, con trẻ trong sự tưởng tượng kì thú, con trẻ trong sự gần gũi với trái tim

người mẹ. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như biết mình bị lạc vào thế giới
tưởng tượng nhưng vẫn nghe và tin những lời trò chuyện huyễn hoặc của mây,
những lời rủ rê của sóng. Đọc xong bài thơ, chiêm nghiệm từ từ, rồi đọc đi đọc lại,
sống mũi bỗng thấy cay cay, khơng khóc mà mắt đỏ hoe, tâm hồn rung động lạ
thường khi nghe lời khước từ hồn nhiên của chú bé trước những lời mời mọc, rủ
rêcủa mây và sóng, vì là lời của con trẻ, nhưng lại thốt ra từ một trái tim nồng nàn,
tha thiết yêu thương.


Bài thơ có giá trị nghệ thuật điêu luyện bởi tác giả đã sử dụng những hình
ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
Bên cạnh đó là thủ pháp trùng điệp và những liên tưởng, so sánh thú vị. Mây và
sóng đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, song cũng nhắc nhở mọi
người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xơi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà
hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống bình thường và do chính con người tạo dựng
nên. Bài thơ “Mây và sóng” thể hiện tình cảm u mến thiên nhiên, những ước
mơ bay bổng của tuổi thơ và đặc biệt là tình mẹ con đằm thắm, ấm áp và chứa
chan hạnh phúc. Bài thơ còn gợi cho chúng ta suy ngẫm về nhiều điều khác nữa.
Trong cuộc sống, con người thường gặp những cám dỗ ghê gớm. Muốn khước từ,
chúng ta cần có điểm tựa vững chắc như tình mẫu tử trong bài thơ này.



×