Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.8 MB, 103 trang )



Luận văn
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
MỎ THAN CỌC SÁU

MỤC LỤC Error! Bookmark not defined.1
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 11
3. Phạm vi nghiên cứu 11
4. Các phương pháp nghiên cứu 12
5. Cấu trúc của chuyên đề 12
LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined.
LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG I: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH
ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 13
I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ 13
1.1. Khái niệm 13
1.2. Yêu cầu của dự án đầu tư 13
1.3 Tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư 14
1.4 Lựa chọn phương pháp phân tích hiệu quả dự án đầu tư 20
II. SỬ DỤNG CBA ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 22
2.1 Khái niệm và mục đích sử dụng của CBA 22
2.2 Phân loại CBA 22
2.3 Các bước tiến hành CBA 23


2.4 Nguyên tắc của CBA 27
2.5 Hạn chế của CBA 32
2.7 Lịch sử áp dụng CBA trên thế giới 34
CHƯƠNG II: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
MỎ THAN CỌC SÁU 36

I. GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 36
1.1 Vị trí địa lý 36
1.2 Điều kiện tự nhiên 36
1.2.1. Địa hình 36
1.2.2. Khí hậu 37
1.2.3. Tài nguyên 37
1.3 Hiện trạng kinh tế - xã hội: 38
1.3.1 Kinh tế: 38
1.3.2. Xã hội 40
II. GIỚI THIỆU VỀ MỎ THAN CỌC SÁU 41
2.1 Vị trí địa lý 41
2.2 Điều kiện tự nhiên 42
2.2.1 Địa hình 42
2.2.2 Điều kiện khí tượng 42
2.2.3 Chế độ thủy văn 42
2.2.4 Đặc điểm địa chất 44
2.1.6 Đặc điểm tài nguyên đất rừng 45
2.3 Hoạt động sản xuất của mỏ 46
2.4 Đặc điểm nước thải mỏ 47
2.4.1 Đặc điểm hệ thống thoát nước của mỏ 47
2.4.2 Đặc điểm nước thải của mỏ 49
III. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ
NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU 50
3.1 Địa điểm đặt dự án 50

3.1.1 Vị trí xây dựng 50
3.1.2 Đặc điểm địa chất công trình 52
3.2 Mô tả các hoạt động của dự án 53
3.2.1 Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng 53
3.2.2 Thi công xây dựng công trình 55
3.3 Mô tả kỹ thuật của dự án 57
3.3.1 Công suất hệ thống xử lý 57
3.3.2. Chất lượng nước xử lý 62
3.3.3. Công nghệ xử lý nước thải mỏ 62
3.3.4. Thông số kỹ thuật trạm xử lý nước thải 65

3.4 Các tác động môi trường của dự án và biện pháp bảo vệ 67
3.4.1 Trong quá trình xây dựng công trình 67
3.4.2 Trong quá trình vận hành công trình 67
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ
LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU 69
I. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ. LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN 69
1.1 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá 69
1.2 Xác định chi phí của dự án: 70
1.2.1 Chi phí đầu tư xây dựng công trình 70
1.2.2 Chi phí vận hành 76
1.3 Xác định lợi ích dự án đem lại 79
1.3.1 Doanh thu từ bán nước sạch (B
1
) 79
1.3.2 Tiết kiệm tiền nộp phí nước thải hàng năm 80
II. PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
MỎ THAN CỌC SÁU 82
2.1 Tính toán các chỉ tiêu 82
2.2 Phân tích độ nhạy 83

2.2.1 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu 83
2.2.2 Phân tích độ nhạy khi giá bán nước thay đổi 84
2.2.3 Phân tích độ nhạy khi nhu cầu mua nước hàng năm của các hộ
tiêu thụ thay đổi 86
2.3 Hiệu quả môi trường, xã hội 88
2.3.1 Hiệu quả môi trường 88
2.3.2 Hiệu quả xã hội 88
III. KIẾN NGHỊ 89
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHẦN PHỤ LỤC 95


GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
Chữ viết tắt Nội dung
NPV
Net Present Value – Giá trị hiện tại ròng
BCR
Benefit Cost Rate – Tỷ lệ lợi ích chi phí
IRR
Internal Rate of Return
-

H
ệ số ho
àn v

ốn nội bộ.

CBA
Cost Benefit Analysis – Phân tích chi phí lợi ích
WTO
World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới
UNCSD
United Nations Commission on Sustainable Development -
Ủy ban Liên hợp quốc về phát triển bền vững.
WCED
World Commission and Environment and Development -
Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển.

T
ập đo
àn

UBND
UBND: Ủy ban nhân dân

Quyết định
TT
Thủ tướng
DCS
Hệ thống điều khiển
DAS
Hệ thống thu thập và xử lý số liệu
MCS Hệ thống điều khiển lượng mô phỏng
SCS
Hệ thống điều khiển trình tự

CBCNV
Cán bộ công nhân viên
PCCC Phòng cháy chữa cháy
TKV
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
VITE
Công ty cổ phần tin học, công nghệ, môi trường Tập đoàn
Than – Khoáng sản Việt Nam.

2.1 Các thông số cơ bản của các mương và lò thoát nước 45
2.2 Tọa độ công trình 51
2.3 Khối lượng xây lắp chủ yếu 57
2.4 Nhu cầu nước từ các hộ tiêu thụ 63
2.5 Thông số kỹ thuật trạm xử lý nước thải 66
2.6 Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu 67
3.1 Tổng hợp chi phí xây dựng chính 72
3.2 Tổng hợp vốn lắp đặt và thiết bị 73
3.3 Tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 74
3.4 Tổng hợp các khoản chi phí khác 75
3.5 Tổng hợp chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 76
3.6 Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng công trình 77
3.7 Số lượng và trình độ lao động vận hành trạm xử lý nước thải 79
3.8 Tổng hợp chi phí vận hành công trình 80
3.9 Nhu cầu tiêu thụ nước sau xử lý 81
3.10 Mức thu phí đối với nước thải tính theo chất gây ô nhiễm 82
3.11 Chất lượng nước trước xử lý 82
3.12 Chất lượng nước sau xử lý 83
3.13 Kết quả tính toán thu được 84
3.14 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu 85
3.15 Phân tích độ nhạy khi giá bán nước thay đổi 86

3.16 Phân tích độ nhạy khi nhu cầu mua nước của các hộ thay đổi 87
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ


STT Tên hình Trang
1.1 Sơ đồ các bước thực hiện CBA 25
2.1 Bản đồ vị trí thị xã Cẩm Phả 37
2.2 Một số hình ảnh sản xuất của mỏ 48
2.3 Bản đồ vị trí dự án 52
2.4 Bản đồ quy hoạch dự án 55
2.5

Sơ đ
ồ công nghệ
x
ử lý n
ư
ớc thải

64

3.1

Sơ đ
ồ biểu diễn sự biến thi
ên c
ủa NPV qua tỷ lệ
chiết khấu
85


3.2 Sơ đồ biểu diễn sự biến thiên của NPV theo giá
nước
86
3.3 Sơ đồ biểu diễn sự biến thiên của NPV theo nhu
cầu mua nước.
88








PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Bàn về Phát triển bền vững, Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio
(6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững; cho rằng phát triển bền vững là sử
dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường một
cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission
and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự
phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của
các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Tựu chung lại, phát triển bền vững là đảm bảo phát triển hài hòa các mục
tiêu kinh tế - xã hội và môi trường. Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của
nó, song nó được gắn với mục tiêu khác. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo
nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu hiện tại và tương lai vì xã hội loài
người.

Thế giới hiện nay đã và đang chứng kiến những hậu quả để lại do chỉ chú
trọng tới phát triển kinh tế mà không quan tâm tới vấn đề tài nguyên - môi
trường. Hiện tượng ấm lên của trái đất, kèm theo đó là những thảm họa thiên
ta như bão lũ, sóng thần …; tình trạng sa mạc hóa, suy giảm đa dạng sinh học,
suy giảm tầng Ozon, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước …Điều này đã buộc các quốc
gia phải chú ý hơn tới những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường.
Nhiều biện pháp kinh tế, xã hội được triển khai nhằm thực hiện bảo vệ môi
trường có hiệu quả. Nhiều quốc gia đã thực hiện giảm hoặc miễn thuế đối với
kinh doanh trồng rừng, miễn thuế đối với các chi phí đầu tư vào các biện pháp
bảo vệ môi trường, thực hiện đóng cửa rừng, khoanh vùng khu bảo tồn thiên
nhiên, lập vườn quốc gia… Nhiều trung tâm nghiên cứu được thành lập để
nghiên cứu các tác động của môi trường và các biện pháp đối phó nhằm giảm
thiểu những hậu quả tiêu cực mà sự trả thù của môi trường có thể mang lạị.
Sự hợp tác quốc tế trong việc đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm bảo vệ

môi trường toàn cầu cũng được thiết lập. Các công ước quốc tê đa phương,
các định chế tổ chức quốc tế đã được hình thành nhằm tạo ra sự phát triển bền
vững toàn cầu.WTO, UNCSD, WCED là những ví dụ quan trọng. Thế giới đã
đưa ra những hành động thiết thực và cụ thể vì sự phát triển bền vững.
Việt Nam là một quốc gia đông dân tại khu vực Đông Nam Á, kinh tế
đang ở mức đang phát triển. Tăng trường và phát triển bền vững cũng trở
thành quan điểm, đường lối, chính sách và mục tiêu phát triển quốc gia “
Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, “Phát triển kinh tế xã
hội gắn chặt với bảo vệ, cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hoà giữa môi
trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” (Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX).
Để đạt được mục tiêu lâu dài ấy, đòi hỏi sự chung tay hành động của cả cá
nhân, cộng đồng, đặc biệt là các tổ chức doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động
sản xuất. Thực tế hiện nay, nhiều vấn đề môi trường nổi cộm phát sinh từ hoạt

động sản xuất của các doanh nghiệp. Đơn cử như vụ việc công ty Vedan,
Miwon, nước thải từ quá trình sản xuất xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm
nghiêm trọng dòng sông Thị Vải, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của người dân sống dọc hai bên bờ sông.
Việt Nam hiện nay đã trở thành một thành viên mới của WTO, với một
nền chính trị ổn định, cơ chế cải tổ, thị trường Việt Nam đang trở thành điểm
đến hấp dẫn của các nhà đầu tư . Do vậy, hoạt động chuyển giao công nghệ
cũng diễn ra hết sức tấp nập. Và thực tế trong thời gian qua, Việt Nam đã thu
nhận quá nhiều công nghệ “bẩn” và nếu không “thức tỉnh” sẽ là nơi chứa rác
thải cho thế giới. Ví như, ngành cán thép, tốn nhiều tài nguyên như đất, nước,
năng lượng… nguy hại đến môi trường. Trong khi lĩnh vực này lại không
mang lại giá trị gia tăng cao, chuyển giao công nghệ lớn, môi trường làm việc

gây nhiều độc hại cho người lao động. Trong khi đó, Việt Nam lại đang “chào
mời” những dự án thép lớn, mà nếu không xuất khẩu, đến năm 2060, Việt
Nam cũng không sử dụng hết . Tương tự như vậy, vừa qua, các nhà máy sản
xuất xi măng cũng đã ồ ạt ra đời, dư thừa lớn, phá hoại nguồn đá vôi, trong
khi đá vôi là phễu lọc cho nguồn nước ngầm. Và nếu Việt Nam không dừng
việc cấp phép mới các dự án xi măng, nguồn nước ngầm sẽ đe dọa bị ô nhiễm
nghiêm trọng…Một vấn đề cấp bách hiện nay là làm thế nào để lựa chọn
được dự án đầu tư khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam, vừa đảm
bảo hiệu quả kinh tế, vừa thân thiện với môi trường. Điều đó được thực hiện
thông qua việc áp dụng các công cụ đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư, hỗ trợ
các nhà đầu tư, Chính phủ đưa ra được những quyết sách phù hợp.
Quảng Ninh là một “vựa than khổng lồ” ờ châu Á. Hoạt động khai thác
than ở đây đang diễn ra từng ngày,và kèm theo đó là sự hủy hoại môi trường
nghiêm trọng. Sự quan tâm đầu tư tới vấn đề xử lý ô nhiễm ở đây là cần thiết.
Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
20/4/2003 ban hành danh mục các cơ sở yêu cầu phải giải quyết triệt để về
mặt môi trường vùng than, trong đó có nước thải mỏ than Cọc Sáu. Việc xây

dựng trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu đã được tiến hành. Tuy nhiên,
vấn đề xử lý nước thải mỏ than còn khá mới ở nước ta, mới chỉ có hai hệ
thống mang tính thử nghiệm (Na Dương 600m
3
/h, Hà Lầm 300m
3
/h) được
nghiên cứu, xây dựng. Tuy nhiên công nghệ của 02 Trạm xử lý nước thải trên
khá thô sơ, xử lý chưa triệt để, việc kiểm soát chất lượng nước thải còn thủ
công, chưa có tính công nghiệp, nước sau khi xử lý thải ra môi trường không
tái sử dụng. Việc xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu như một
công trình thử nghiệm cho việc xử lý ô nhiễm môi trường kết hợp với tái sử
dụng chất thải nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong
ngành mỏ cũng như phát triển ngành kinh tế môi trường. Vì vậy, việc phân

tích, đánh giá hiệu quả dự án để thấy được đóng góp của dự án đối với bản
thân doanh nghiệp cũng như môi trường vùng than là hết sức quan trọng. Đó
chính là lý do tôi lựa chọn đề tài:
“ Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ
than Cọc Sáu”
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu
Qua phương pháp phân tích chi phí lợi ích, nhằm xác định tính khả thi
của dự án, đồng thời cũng thấy được lợi ích mà dự án đem lại, bao gồm cả lợi
ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích môi trường.
2.2 Nhiệm vụ
 Tổng quan cơ sở lí luận về dự án đầu tư, phương pháp đánh giá hiệu
quả dự án đầu tư, đặc biệt về phương pháp phân tích chi phí lợi ích để áp
dụng vào dự án nghiên cứu.
 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực dự án triển

khai.
 Ứng dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để đánh giá hiệu quả
dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
3. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian lãnh thổ: địa bàn nghiên cứu là mỏ than Cọc Sáu, thị
xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
 Về thời gian nghiên cứu: tiếp cận địa bàn vào tháng 3/2009, sử dụng
số liệu của dự án từ năm 2008 đến nay.
 Về giới hạn khoa học: giá trị chất lượng môi trường tại VQG Bạch
Mã bao gồm cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Tuy nhiên, đề tài chỉ
nghiên cứu và tính toán giá trị cảnh quan tại vườn.

4. Các phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập thông tin: tổng hợp tài liệu
 Phương pháp thực địa
 Phương pháp chuyên gia
 Phương pháp xử lí số liệu bằng các phần mềm Excel.
 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích .
5. Cấu trúc của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, chuyên đề được
trình bày trong ba chương:
Chương I: Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để phân tích
hiệu quả dự án đầu tư
Chương II: Dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Chương III: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước
thải mỏ than Cọc Sáu.















PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI
PHÍ LỢI ÍCH ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Khái niệm
Theo luật đầu tư thì dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và
dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng
thời gian xác định.
Như vậy dự án đầu tư có thể xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:
- Về mặt hình thức nó là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi
tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được
những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn,
vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời
gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi
tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội,
làm tiền đề cho cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
- Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra

các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các
nguồn lực xác định.
1.2. Yêu cầu của dự án đầu tư
Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá
trình nghiên cứu tỷ mỷ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung

của dự án đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật.
Tính khoa học còn thể hiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư cần có sự
tư vấn của các cơ quan chuyên môn
- Tính thực tiễn: các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu, xác
định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
- Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức là phù
hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước. Muốn vậy phải nghiên cứu kỹ
chủ trương, chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đến
hoạt động đầu tư.
- Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của
các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu
tư. Với các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính
quốc tế.
1.3 Tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư
Trong quá khứ, có nhiều tiêu chuẩn khác nhau đã được dùng để đánh
giá kết quả dự kiến của các dự án đầu tư. Chúng ta sẽ điểm lại bốn trong số
các tiêu chuẩn đó. Cụ thể là tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng, tỷ số lợi ích-chi
phí, thời gian hoàn vốn, và hệ số hoàn vốn nội bộ. Trong bốn tiêu chuẩn này,
tiêu chuẩn lợi ích ròng là tiêu chuẩn thỏa mãn nhất, mặc dù tiêu chuẩn này đôi
khi có thể phải điều chỉnh chút ít để tính tới các cưỡng chế đặc biệt.
1.3.1 Tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV)
(i) Khi nào thì bác bỏ dự án

Bước đầu tiên để tính giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư là phải trừ
tất cả các chi phí ra khỏi tổng lợi ích của mỗi giai đoạn để có được lợi ích
ròng. Thứ hai là chọn một tỷ lệ chiết khấu thể hiện được chi phí cơ hội của
vốn khi dùng cho những việc khác của nền kinh tế, do đó quy ra một chi phí

của vốn cho mỗi dự án bằng với lợi ích phải từ bỏ. Khi giá trị hiện tại ròng
của một dự án được tính theo các tiêu chuẩn kinh tế, thì giá trị hiện tại ròng
dương có nghĩa là dự án này sẽ làm cho nền kinh tế tốt hơn, giá trị hiện tại
ròng âm sẽ làm cho nền kinh tế tệ hơn. Chính ý nghĩa này của tiêu chuẩn giá
trị hiện tại ròng đưa chúng ta đến cách diễn tả thứ nhất của tiêu chuẩn này, và
điều này luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh.
Quy tắc 1: "không chấp nhận một dự án nào trừ phi dự án này có giá trị
hiện tại ròng dương khi được chiết khấu bằng chi phí cơ hội của vốn."
(ii) Hạn chế của ngân sách
Thông thường chính quyền không thể có đủ vốn ở một mức chi phí cố
định để thực hiện tất cả các dự án có giá trị hiện tại ròng dương. Khi tình thế
như vậy xảy ra, ta cần phải lựa chọn giữa các dự án để quyết định một nhóm
các dự án mà sẽ tối đa hóa giá trị hiện tại ròng của các công trình đầu tư nằm
trong giới hạn của ngân sách. Như thế, cách diễn tả thứ hai của tiêu chuẩn giá
trị hiện tại ròng là:
Quy tắc 2: "Trong giới hạn của một ngân sách đã được ấn định, cần phải
chọn trong số các dự án hiện có nhóm dự án nào có thể tối đa hoá giá trị hiện
tại ròng."
Bởi vì hạn chế ngân sách không đòi hỏi tất cả kinh phí phải được sử
dụng hết, nên quy tắc này ngăn chặn việc thực hiện một dự án có NPV âm.
Ngay cả khi tất cả vốn của ngân sách không được sử dụng hết, NPV do số vốn
ngân sách này mang lại sẽ tăng lên nếu dự án có NPV âm bị loại bỏ.
(iii) So sánh các dự án loại trừ lẫn nhau
Rất nhiều khi trong công tác thẩm định dự án ta gặp phải những tình
huống phải lựa chọn giữa những dự án thay thế nhau có nghĩa là nếu thực

hiện dự án này thì phải bỏ dự án kia. Vì lý do kỹ thuật, có thể không thể thực
hiện được cả hai dự án. Do đó, vấn đề mà nhà phân tích đầu tư gặp phải là

phải lựa chọn trong những dự án loại trừ lẫn nhau một dự án mang lại giá trị
hiện tại ròng lớn nhất. Điều này có thể diễn tả dưới dạng quy tắc sau:
Quy tắc ba: "Trong tình huống không bị giới hạn ngân sách, nhưng ta
phải chọn một dự án trong số các phương án loại trừ lẫn nhau, ta luôn luôn
cần phải chọn dự án sinh ra giá trị hiện tại ròng lớn nhất."
(iv) Giới hạn khi lựa chọn giữa các dự án có thể thay thế nhau khi áp
dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng
Giá trị hiện tại ròng của một dự án không chỉ là một chỉ số để xếp hạng
các dự án, mà nó còn mang ý nghĩa đáng kể hơn. Nó đo lường giá trị hay
thặng dư giá trị do một dự án tạo ra ngoài những gì mà những nguồn vốn này
có thể mang lại nếu chúng không được sử dụng trong các dự án đầu tư này
của khu vực công.
Trong một số trường hợp, việc đầu tư vào một phương tiện như một
con đường có thể được thực hiện thông qua một loạt các dự án ngắn hạn hoặc
một hay nhiều dự án dài hạn hơn. Nếu lợi ích thu về từ việc mở rộng phương
tiện này trong toàn bộ đời hữu dụng của nó như thể là một cơ hội đầu tư có
NPV dương, nó sẽ là không có ý nghĩa gì khi ta đem so sánh NPV của một dự
án cung cấp các dịch vụ đường sá trong toàn bộ đời hữu dụng của dự án với
NPV của một dự án cung cấp các dịch vụ đường sá chỉ cho một thời gian
ngắn nếu ta dự kiến rằng dự án ngắn này sẽ được lặp đi lặp lại.
Trong hầu hết các tình huống thẩm định dự án, người ta không cho rằng sự
kết thúc của một dự án ngắn hạn sẽ mang lại cho những dự án tiếp theo đó
những cơ hội với suất thu hồi vốn cao hơn bình thường.Trong trường hợp như
vậy, cách thích hợp là so sánh các dự án có thời gian hữu dụng khác nhau với
các biên dạng lợi ích kinh tế ròng của tất cả các dự án đem chiết khấu theo chi
phí cơ hội kinh tế của vốn công quỹ.


Khi người ta cho rằng các dự án với đời hữu dụng ngắn sẽ dẫn tới các dự
án kế tiếp có lợi nhuận siêu biên tế, thì việc so sánh các dự án có thể thay thế
cho nhau với đời hữu dụng khác nhau mà sẽ cung cấp những dịch vụ như
nhau vào một thời điểm nhất định sẽ đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh chiến
lược đầu tư của chúng ta để chúng trải dài cùng một khoảng thời gian xấp xỉ
bằng nhau. Một trong những hình thức điều chỉnh như thế là xem xét cùng
một dự án được lặp lại theo thời gian cho tới khi các chiến lược đầu tư thay
thế khác có cùng những khoảng thời gian hữu dụng tương tự.
1.3.2 Tiêu chuẩn tỷ lệ lợi ích-chi phí
Tiêu chuẩn này để xếp hạng các dự án đầu tư là quy tắc được các nhà
phân tích đầu tư áp dụng rộng rãi nhất. Nhưng nếu không được sử dụng một
cách cẩn thận, tiêu chuẩn này sẽ đưa ra một lời khuyên sai lệch về sự hấp dẫn
tương đối của các cơ hội đầu tư. Tỷ lệ lợi ích-chi phí được tính bằng cách
đem chia giá trị hiện tại của các lợi ích cho giá trị hiện tại của các chi phí, sử
dụng chi phí cơ hội của vốn làm tỷ lệ chiết khấu.
Tỷ lệ lợi ích-chi phí (R) = (Hiện giá của các lợi ích/Hiện giá của các chi phí)
Sử dụng tiêu chuẩn này, ta sẽ đòi hỏi rằng để cho một dự án có thể chấp
nhận được, tỷ số R phải lớn hơn 1. Và trong việc lựa chọn các dự án loại trừ
lẫn nhau, quy tắc là chọn dự án có tỷ lệ lợi ích-chi phí lớn nhất.
Tuy nhiên, ta có thể dễ dàng nhìn thấy rằng tiêu chuẩn này có thể làm ta
xếp hạn sai các dự án, nếu các dự án này khác nhau về qui mô. Vấn đề thứ hai
liên quan đến việc sử dụng tỷ số lợi ích-chi phí, và có thể đây là khiếm khuyết
nghiêm trọng nhất của cách này, là tỷ lệ này nhạy cảm với cách mà các kế
toán viên định nghĩa chi phí khi tính ngân lưu.
1.3.3 Thời gian hoàn vốn
Quy tắc thời gian hoàn vốn đã được sử dụng rộng rãi trong việc quyết
định đầu tư. Bởi vì dễ áp dụng và khuyến khích các dự án có thời gian hoàn

vốn nhanh, quy tắc này đã trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong việc lựa
chọn đầu tư kinh doanh. Nhưng đáng tiếc thay nó có thể dẫn đến những kết

quả sai lạc, đặc biệt là những trường hợp các dự án đầu tư có thời gian hoạt
động dài và người ta biết khá chắc chắn về các lợi ích và chi phí trong tương
lai.
Trong hình thức đơn giản nhất, thời gian hoàn vốn là số năm cần phải có
để lợi ích ròng chưa chiết khấu hoàn lại vốn đầu tư. Người ta đưa ra một giới
hạn tùy tiện về số năm tối đa có thể cho phép và chỉ những đầu tư có đủ lợi
ích để bù lại chi phí đầu tư trong thời gian này mới có thể chấp nhận được.
Một hình thức khác của quy tắc này là đem so sánh các lợi ích đã được
chiết khấu trong một số năm trong giai đoạn đầu tư của dự án với chi phí đầu
tư cũng được chiết khấu. Tuy nhiên, một giả thiết ngấm ngầm của tiêu chuẩn
thời gian hoàn vốn là các lợi ích thu được sau thời gian đã được ấn định cho
thời gian hoàn vốn sẽ không chắc chắn đến mức là chúng bị bỏ qua. Cách làm
này cũng bỏ qua các chi phí đầu tư có thể xảy ra sau ngày đã được ấn định đó,
ví dụ như chi phí làm đẹp quang cảnh và chi phí trồng lại cây phát sinh sau
khi kết thúc việc khai thác một vùng mỏ.
Mặc dù không ai tranh cãi với quan điểm rằng tương lai sẽ ít chắc chắn hơn
hiện tại, nhưng sẽ là không thực tế khi giả thiết rằng sau một ngày cụ thể nào
đó giá trị mong đợi trung bình của các lợi ích ròng là con số không. Điều này
rất đúng đối với các dự án đầu tư lâu dài như cầu, đường, cao ốc.
Đối với các tổ chức như các công ty lớn hay chính quyền, không có lý do
gì để cho rằng tất cả các dự án mang lợi về nhanh lại tốt hơn đầu tư lâu dài.
1.3.4 Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Hệ số hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return, IRR) là con số thống kê
đã được các nhà đầu tư của cả hai khu vực tư nhân và nhà nước sử dụng rất
nhiều để mô tả sự hấp dẫn của một dự án. Tuy nhiên, nó không phải là một

tiêu chuẩn đầu tư có thể tin cậy được, cho dù trong một số trường hợp nó là
một con số thống kê hữu ích để tóm tắt khả năng sinh lời của một dự án đầu
tư.
Tiêu chuẩn hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) và giá trị hiện tại ròng (NPV) có

liên quan với nhau bằng cách thức tính toán ra chúng. Để tính NPV, người ta
đưa ra tỷ lệ chiết khấu và dùng nó để tìm hiện giá của chi phí và lợi ích. Trái
lại, khi tìm IRR của một dự án cách tính được đảo ngược lại. Thay vì chọn tỷ
lệ chiết khấu, người ta quy NPV của dòng lợi ích ròng bằng không; và IRR là
tỷ lệ chiết khấu tìm được làm cho NPV bằng không.
Hệ số hoàn vốn nội bộ K của một dự án được tính bằng cách giải phương
trình sau:

Hệ số hoàn vốn nội bộ có một lợi thế lớn là nó có thể được tính toán chỉ
dựa vào các số liệu của dự án mà thôi. Đặc biệt, việc tính toán này không đòi
hỏi số liệu về chi phí cơ hội của vốn. Tuy nhiên, những điểm bất lợi của hệ số
hoàn vốn nội bộ lại rất lớn và bắt chúng ta phải vô cùng thận trọng khi sử
dụng nó.
Đối với một dự án điển hình mà giai đoạn đầu tư ban đầu, (trong thời gian
đó giá trị B
t
-C
t
là âm) được tiếp tục bởi một giai đoạn trong đó lợi ích ròng
luôn luôn dương, thì chỉ có một lời giải duy nhất cho hệ số hoàn vốn nội bộ.
Mặt khác, nếu ta có một dự án mà biên dạng theo thời gian của các lợi ích
ròng cắt trục hoành ngang qua vạch số không nhiều hơn một lần, như minh
họa trong Hình 4-3, ta có thể không xác định được một hệ số hoàn vốn nội bộ
duy nhất. Ví dụ của những dự án như vậy là những trường hợp trong đó các
hạng mục thiết bị lớn đôi khi phải thay thế, làm cho lợi ích ròng âm trong
những năm tái đầu tư. Các dự án đường sá cũng mang đặc điểm này bởi vì

người ta phải thực hiện định kỳ các khoản chi phí lớn phủ lại mặt đường để
chúng có thể tiếp tục sử dụng được.
1.4 Lựa chọn phương pháp phân tích hiệu quả dự án đầu tư

Dự án đầu tư được xem như là một tập hợp các quan hệ giao dịch, qua đó
các cá nhân hay các tổ chức phải chịu các chi phí khác nhau và nhận được
những lợi ích khác nhau. Tuỳ thuộc vào bản chất mối quan hệ của các bên với
dự án, mà các bên sẽ có cách nhìn nhận đánh giá lợi ích và chi phí của họ đối
với việc tham gia vào dự án. Trên cơ sở mục tiêu của các bên khi tham gia
vào dự án, cũng như vai trò vị trí của các bên trong tổng hoà mối quan hệ tổng
thể kinh tế, xã hội, nhằm đưa ra một khung phân tích chuẩn trong thẩm định
dự án, người ra đưa ra một số phương pháp phân tích dự án, trong đó có
phương pháp phân tích tài chính và phân tích kinh tế.
 Phân tích tài chính
Phân tích tài chính được thực hiện theo quan điểm của một bộ phận dân
cư của một quốc gia, như: một sở ngành, một doanh nghiệp, một cá nhân hoặc
bất cứ nhóm người nào khác. Tiền mặt hoặc các hình thức của cải khác mà dự
án tạo ra cho nhóm người cụ thể này được tính như là những lợi ích tài chính,
trong khi các khoản chi tiền mặt hoặc tổn thất của cải dưới những hình thức
khác đối với nhóm này thì được tính vào các chi phí tài chính.
 Phân tích kinh tế
Mục tiêu của phân tích kinh tế là nhằm đánh giá dự án từ quan điểm của
toàn bộ nền kinh tế để xác định xem việc thực hiện dự án có cải thiện được
phúc lợi kinh tế quốc gia hay không.
Sự khác biệt chủ yếu giữa phân tích kinh tế và phân tích tài chính là
ở chỗ: Phân tích kinh tế gộp chung lợi ích và chi phí trên tất cả dân cư quốc
gia để xác định xem dự án có cải thiện được mức phúc lợi kinh tế quốc gia
như là một tổng thể hay không, trong khi phân tích tài chính xem xét dự án từ

quan điểm phúc lợi của một nhóm nhỏ dân cư. Chính vì điểm khác nhau căn
bản của phân tích kinh tế so với phân tích tài chính nêu trên, nên đối tượng
quan tâm tới phân tích kinh tế thường là: Chính phủ, chính quyền địa phương
nơi đặt dự án, các cơ quan quản lý nhà nước; đôi khi các tổ chức tín dụng và
chủ đầu tư cũng quan tâm tới kết quả phân tích kinh tế của dự án.

Xem xét sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế ta
nhận thấy, đối với hoạt động của cá nhân, người ta không tính tới nhiều chi
phí lợi ích có tính xã hội mà chỉ quan tâm tới những chi phí thực, lợi ích thực
nhìn thấy được, họ phải bỏ tiền ra và thông thường họ bỏ qua các chi phí lợi
ích bên ngoài trừ những trường hợp thuộc quy định của luật pháp hay những
ràng buộc có tính pháp lý. Chính vì vậy người ta cho rằng cá nhân chống lại
chi phí lợi ích xã hội.
Do vậy, để đảm bảo đạt hiệu quả thực thi các chính sách kinh tế xã
hội, các dự án đầu tư, kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là các
nước phát triển đó là sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA)
trong việc ra quyết định. Phương pháp CBA sử dụng tổng hợp các tiêu chí về
hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường để đánh giá chi tiết nhất hiệu quả mà dự
án mang lại cho cá nhân, doanh nghiệp và xã hội.
- Tiêu chí đánh giá về hiệu quả kinh tế: xem lợi ích mang lại cho chủ đầu
tư, ví dụ như tiết kiệm tiền đóng phí thải, tận thu tài nguyên,…
- Tiêu chí đánh giá về hiệu quả xã hội: dự án đem lại lợi ích cho xã hội,
lợi ích này khó lượng hóa được bằng tiền nhưng mang tính chất lâu dài, bền
vững, một số tiêu chí như: mang lại công ăn việc làm cho người lao động, cải
thiện mức sống của người dân,…
- Tiêu chí đánh giá về môi trường: bất cứ một dự án nào khi triển khai
đều gây ra tác động đối với môi trường, một số tiêu chí như: cải thiện chất
lượng môi trường đất, nước, không khí, tăng đa dạng sinh học…

II. SỬ DỤNG CBA ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1 Khái niệm và mục đích sử dụng của CBA
 Khái niệm
Phân tích chi phí lợi ích là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định
xem đây có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có
nên cho triển khai các dự án được đề xuất hay không. Phân tích lợi ích chi phí
cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất

dự án loại trừ lẫn nhau. Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị
tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các
giá trị của các đầu vào và các đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại
có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và
nên được triển khai.
Những dự án mà phân tích CBA xếp vào loại đáng được triển khai là
những dự án cho đầu ra có giá trị lớn hơn đầu vào đã sử dụng. Trong trường
hợp phải chọn một dự án trong số nhiều dự án được đề xuất, CBA sẽ giúp
chọn được dự án đem lại lợi ích ròng lớn nhất. Cũng có thể dùng CBA để
đánh giá mức độ nhạy cảm của các đầu ra trong dự án đối với rủi ro và bất
chắc.
 Mục đích sử dụng CBA
Mục đích sử dụng chủ yếu của CBA là giúp cải thiện việc ra quyết định.
Thất bại thị trường đòi hỏi cần có sự can thiệp của chính phủ. Khi áp dụng,
CBA sẽ cho biết liệu sự can thiệp này có mang lại hiệu quả hơn không? Lợi
ích có lớn hơn chi phí không?Nói cách khác, mục đích của CBA là giúp việc
ra quyết định và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
2.2 Phân loại CBA
Theo Boardman (Cost-Benefit Analysis: Concepts and Practice, Second
Edition, Prentice Hall (2001), có thể chia thành 4 loại như sau:

(1) Ex-ante BCA: được tiến hành trước khi dự án được thực thi
Khi bắt đầu hình thành một dự án hay xây dựng chương trình thì lúc đó ta
thực hiện CBA, giúp lựa chọn các phương án tư vấn cho các nhà hoạch định
chính sách.
(2) In medias res BCA: được tiến hành trong suốt thời kỳ thực thi
dự án
Khi dự án đã đi vào xây dựng một giai đoạn nào đó thì người ta thực hiện
CBA. Vì quá trình phân tích này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách
và thực thi dự án có cơ sở để điều chỉnh những phương án, quyết định đã đưa

ra ban đầu.
(3) Ex-post BCA: được tiến hành sau khi dự án được thực thi để
xem lợi ích mang lại có lớn hơn chi phí không.
Khi dự án đã kết thúc người ta thực hiện CBA và ở giai đoạn này có nhiều
thuận lợi do trong quá trình thực hiện dự án mọi chi phí lợi ích đã bộc lộ rõ.
(4) Ex-ante/ex-post BCA: dạng kết hợp giữa Ex-ante BCA và ex-
post BCA, giúp so sánh giá trị dự án trước và sau khi dự án được tiến hành.
2.3 Các bước tiến hành CBA
Phân tích chi phí lợi ích có thể được nghĩ đến như một quá trình vận hành
trong đó có một số bước nổi bật. Không phải phân tích nào cũng yêu cầu phải
thực hiện đầy đủ tất cả các bước đi này. Một dự án ngắn hạn sẽ không đòi hỏi
phải chiết khấu lợi ích trong tương lai. Một dự án đã triển khai nhiều lần có
thể sẽ không gặp phải rủi ro hay bất chắc. Tuy nhiên, trong phần lớn các
trường hợp, để cân nhắc có nên triển khai một dự án hay không hay nên chọn
triển khai dự án nào giữa các dự án được đề xuất, chúng ta cần bám theo các
bước:



Hình 1.1 Sơ đồ các bước tiến hành CBA

( Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
1. Làm rõ vấn đề chỗ đứng/vị thế
Khi bắt đầu một phân tích, cần phải chỉ rõ nghiên cứu này là do ai làm,
chi phí ai phải chi, lợi ích ai được hưởng. Chúng ta luôn phải rõ ràng và nhất
Làm rõ vấn đề chỗ đứng/vị thế
Xác định những phương án thay thế
Đưa ra các giả định
Lập danh sách tác động của mỗi dự
án thay th

ế

Quy các giá trị cụ thể
Xử lý các tác động không được lượng
hóa

Xác định tỷ lệ chiết khấu thực
Tính toán các chỉ tiêu
Phân tích độ nhạy
Đ
ề xuất các ph
ương án


quán trong việc giải quyết những vấn đề này cũng như trong việc tính toán lợi
ích và chi phí cho những người/nhóm người khác nhau.
2. Xác định những phương án thay thế
Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng xem
xét. Chúng có loại trừ lẫn nhau hay không. Cần phải đưa được các lựa chọn
thay thế tương ứng vào phân tích. Mốc chuẩn để so sánh là lựa chọn không
tiến hành dự án. Song đó có thể chỉ là một cơ sở để so sánh. Ví dụ như trong
thảo luận về Đập Tellico, chính quyền Thung lũng Tennesee đã không so sánh
được việc xây đập với một lựa chọn thay thế khác là tận dụng dòng chảy của
con sông để vận hành một chiếc tuốc-bin phát điện. Những thiếu sót kiểu này
không phải là hiện tượng hiếm khi xảy ra. Khi chúng ta thay đổi quy mô, thời
hạn thực hiện của một dự án, chúng ta có thể có được những thay thế thích
ứng.
3. Đưa ra các giả định
Giả định là một phần thiết yếu của một phân tích. Có thể giả định này tốt
hơn giả định kia. Cũng có thể dùng giả định cho hàng loạt các yếu tố số lượng

hàng, chi phí, điều kiện thị trường, thời hạn hay các mức lãi sất. Trong một
phân tích được tiến hành một cách có trách nhiệm, những giả định này được
nêu một cách rõ ràng. Nếu có thể chúng được phân bổ cho những nguồn lực
đáng tin cậy. Nếu đưa ra một diện giá trị giả định thì phải có quy định rõ ràng
về diện giá trị được đưa ra.
4. Lập danh sách các tác động của mỗi dự án thay thế
Nên liệt kê các tác động tiềm tàng của mỗi dự án một cách đầy đủ nhất có
thể. Có thể liệt kê tác động của một hay nhiều dự án cụ thể được xem xét
cũng như tác động của các lựa chọn thay thế: giữ nguyên hiện trạng hay
không triển khai bất kỳ dự án nào.

×