Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết về bữa ăn của người việt nhận xét và lí giải về sự thay đổi trong bữa ăn hiện nay so với bữa ăn truyền thống của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.6 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------------

BÀI TẬP LỚN
CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
Tên đề tài:
Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết về bữa ăn của người Việt. Nhận xét và lí giải
về sự thay đổi trong bữa ăn hiện nay so với bữa ăn truyền thống của người Việt.

Sinh viên thực hiện: Lê Thành Long
Lớp: 20SPP01

Đà Nẵng, tháng 12/2021

1


Mục Lục
I. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...3
II. NỘI DUNG
1. Tổng quan bữa ăn truyền thống của người Việt……………………………...4
2. Nét tương đồng trong các bữa ăn của người Việt………………………...5
3. Nét đặc trương riêng trong bữa ăn của người Việt theo từng vùng miền…….6
3.1.1. Đặc điểm chung về ẩm thực và bữa ăn của người miền Bắc…………...6
3.1.2. Bữa ăn của người Hà Nội…………………………………………….7
3.2. Đặc trưng về ẩm thực và bữa ăn của người miền Trung…………………8
3.2.2. Văn hóa ẩm thực truyền thống ở Huế.............................................…….8
3.2.2. Văn hóa ẩm thực truyền thống ở Quảng Nam – Đà Nẵng……………...9
3.3.1. Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Nam………………………………..10
3.3.2. Ẩm thực Sài Gòn - Nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa…………...……11


4. Nhận xét và lý giải về sự thay đổi trong bữa ăn hiện nay so với bữa ăn
truyền thống của người Việt……………………………………………………12
III. KẾTLUẬN………………………………………………………………...12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO





Lý Khắc Cung (2009), Hà Nội văn hóa và phong tục – Nxb Lao động.
Nguyễn Nhã (2009), Bản sắc ẩm thực Việt Nam – Nxb Thông Tấn.
Phạm Hữu Đạt (1998), Hương vị Quảng Nam, Nxb Đà Nẵng.
Mai Khơi (2001), Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Các món ăn miền Bắc, miền
Trung, miền Nam – Nxb Thanh niên, TP Hồ Chí Minh.
 Khai thác thông tin trên mạng Internet:
Tailieu.vn
Vanhoahoc.com.vn

2


I. MỞ ĐẦU
Ăn uống đó là một nhu cầu khơng thể thiếu được trong cuộc sống của tất cả mọi
người, rất gần gũi và cũng rất đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ămỗi
bữa ăn lại được quan tâm với những mức độ khác nhau. Ngay từ xa xưa, ông bà ta đã
rất coi trong việc ăn uống, thế nên tục ngữ mới có câu: “trời đánh tránh bữa ăn", "có
thực mới vực được đạo", "học ăn, học nói, học gói, học mở”...Ngày nay, khi cuộc sống
ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao hơn, bữa ăn cũng nhờ vào đó
mà trở nên hồn thiện hơn, ăn uống khơng chỉ đơi thuần là nhu cầu ăn uống của con

người nữa mà nó cịn là thể hiện thính thẩm mỹ trong từng món ăn. Vượt ra khỏi giới
hạn "ăn no mặc ấm" để đạt đến “ăn ngon mặc đẹp". Âm thực đã không còn đơn thuần
là giá trị vật chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà,
duyên dáng và cốt cách. Tìm hiểu về ẩm thực hay văn hóa ăn uống của một đất nước
chính là cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước
ấy. Qua đó góp phần nâng cao vốn hiểu biết và lịng tự hào dân tộc trong mỗi chúng ta.
Những điều được trình bày trên đây cũng chính là lý do em chọn đề tài “Bữa ăn của
người Việt Nam" để trình bày trong bài tập lớn này. Qua đề tài này, em muốn giới
thiệu với tất cả mọi người về một nét đẹp rất đặc trưng của đất nước và con người Việt
Nam, nét đẹp trong những bữa ăn.
Nước Việt Nam hình chữ “S", trải dài từ Bắc chí Nam, chia làm ba miền Bắc, Trung,
Nam. Mỗi miền có những đặc trưmg riêng về đặc điểm tự nhiên, sinh hoạt, sản xuất và
phong tục tập qn. Từ đó hình thành nền văn hóa ẩm thực riêng cho từng miền, vì
vậy mà trong mỗi bữa ăn của Việt cũng có nhiều nét riêng biệt theo từng vùng miền.
Sự phong phú, đa dạng trong những bữa ăn của người Việt Nam ở 3 miền đã tạo nên
một nét đặc trưng riêng trong văn hóa ẩm thực Việt. Có thể nói, nền ẩm thực ba miền
đã chịu tác động mạnh mẽ từ nhiều yếu tố, đặc biệt là lịch sử, tự nhiên và con người.
Chính vì vậy mà ẩm thực Việt ngày càng trở nên độc đáo theo một cách rất riêng.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sự thay đổi trong các bữa ăn của người Việt, từ đó lý
giải những sự thay đổi giữa bữa ăn hiện nay và bữa ăn truyền thống của người Việt
Nam.

3


II.

NỘI DUNG

1. Tổng quan bữa ăn truyền thống của người Việt.

Ai cũng biết rằng: Văn hóa ẩm thực là một biểu hiện quan trọng trong đời sống con
người, nó cũng hàm chứa những ý nghĩa triết lý. Từ xa xưa, trong dân gian nước ta đã
tổng kết thành câu tục ngữ: "Học ăn, hợc nói, học gói, học mở" chủ yếu để nhắc nhở
những người mới bước vào đời thì khâu đầu tiên là “học ăn". Ở các nước khác trên thế
giới, ngồi quan niệm dân gian thì các nhà chun mơn, những người u thích, am
hiểu ẩm thực... đều bàn luận, viết những tài liệu, những cuốn sách hay về nghệ thuật
ăn uống.
Cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt thông thường bao gồm ba bữa: bữa sáng,
bữa trưa và bữa tối. Bữa trưa và bữa tối vẫn là hai bữa ăn chính được các gia đình chú
trọng hơn với các món ăn đa dạng hơn. Tuy nhiên, cả ba bữa ăn đều phải có đủ bốn
nhóm chất dinh dưỡng là: tinh bột , chất đạm, chất béo và các loại rau quả. Trong đó
thì cơm chính là thành phần thức ăn cũng cấp nhiều năng lượng nhất. Bữa sáng của
người Việt thường là bữa ăn phụ với các món ăn nhẹ như: xơi, phở, bún, cháo…Tùy
thuộc vào chất lượng cuộc sống của từng gia đình mà bữa sáng cũng sẽ thay đổi. Bữa
trưa và bữa tối là hai bữa ăn đặc trưng của gia đình người Việt. Trải qua quá trình hình
thành và phát triển của lịch sử, văn hóa Việt đã tồn tại và chắt lọc những tinh hoa của
nhiều nền văn hóa khác, để tạo nên một nền văn hóa đặc trưng, đậm đà bản sắc dân
tộc. Trong đó, văn hóa ẩm thực cũng trở thành một nét rất riêng của người Việt. Bữa
cơm truyền thống của người Việt là biểu tượng của sự hài hòa cơm-rau-cá theo thuyết
Tam tài, là biểu tượng của thiên địa giao hòa, hợp nhất. Trong mâm cơm của người
Việt không bao giờ thiếu cơm trắng, thứ cơm được nấu từ gạo tẻ ngon ngọt, được
trồng ra từ chính mồ hôi, công sức của những người nông dân chịu thương, chịu khó.
Hạt gạo tẻ đóng vai trò ni sống con người, nó thân thương, gần gũi, có vị của đất,
của nước Việt Nam. Có lẽ vì những điều này, mà cây lúa đã trở thành biểu tượng của
Việt Nam, đất nước vốn phát triển từ nền văn minh lúa nước. “Đói khơng rau như đau
khơng thuốc”, bữa cơm Việt khơng khi nào thiếu rau. Rau giúp cân bằng âm dương
trong cơ thể. Người Việt ăn cơm với nước mắm làm từ cá và các loại thủy sản hay
tương đậu tự làm, đó là một nét đặc trưng rất riêng mà chỉ Việt Nam mới có.
Đối với người Việt, bữa ăn cũng là nét đẹp văn hóa, nó có một ý nghĩa sâu sắc và liên
quan đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người Việt cho rằng: Gia đình gắn với bữa

cơm gia đình, gắn với những món ăn dân dã, nhưng đậm vị ngọt quê nhà. Bữa ăn là
kết tinh của thành quả lao động, là nơi truyền nhận những kinh nghiệm giáo dục, đạo
đức, lối sống (người già truyền kinh nghiệm sống, dạy những điều hay, lẽ phải cho con
cháu, các thành viên trong gia đình thể hiện sự hiếu nghĩa, tơn kính với ơng bà, cha
mẹ), nơi gắn kết tình cảm giữa các thành viên để cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn
cho nhau, để cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc.
4


2. Nét tương đồng trong các bữa ăn của người Việt.
Bữa ăn truyền thống Việt Nam rất phong phú và đa dạng từ cách thức chế biến cho
đến hương vị các món ăn. Mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ S này lại có những
món ăn đặc trưng riêng biệt khơng thể hịa lẫn. Tuy nhiên để tổng kết lại thì bữa ăn
truyền thống Việt Nam có 9 đặc trưng tiêu biểu như sau:
 Tính hòa đồng đa dạng: Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các
dân tộc khác, vùng miền khác để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là
điểm nổi bật trong các bữa ăn của nước ta từ Bắc chí Nam.
 Ít dầu mỡ: Các món ăn Việt Nam chủ yếu được làm từ nguyên liệu rau củ quả,
thịt không phải là nguyên liệu chủ đạo khi nấu ăn như các quốc gia phương
Tây. Ngồi ra Việt Nam khơng dùng quá nhiều dầu mỡ để nấu ăn như các món
của người Hoa, vì vậy các món ăn thường thanh và ít mỡ hơn.
 Đậm đà hương vị: Sự pha trộn gia vị là một trong những điểm tinh tế mà ít có
nền ẩm thực nào có được. Các món ăn Việt Nam thường sử dụng hàng loạt các
loại gia vị cùng nước mắm mang hương vị đặc trưng để góp phần đậm đà cho
món ăn. Ngồi ra mỗi món khác nhau thì đều có nước chấm tương ứng để gia
tăng mùi vị.
 Tính tổng hồ nhiều chất, nhiều vị: Món ăn Việt Nam thường nhiều chất nhiều
vị kết hợp lại với nhau, bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tơm, cua cùng
với các loại rau, đậu, gạo. Ngồi ra cịn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua,
cay, mặn, ngọt, bùi béo…

 Tính ngon và lành: Ngồi u cầu đầy đủ chất dinh dưỡng, các món ăn trong
một bữa ăn còn đòi hỏi sự hài hòa tạo sự hấp dẫn và ăn ngon miệng cho các
thành viên trong gia đình.
 Tính dùng đũa: Người Việt có thói quen dùng đũa trong khi ăn là một nghệ
thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…Đôi đũa Việt có mặt
trong mọi bữa cơm gia đình.
 Tính cộng đồng hay tính tập thể: Tính cộng động được thể hiện rõ rệt bên trong
văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Trong một bữa ăn bao giờ cũng có một bát
nước chấm để chấm chung. Các món ăn thường được đựng trong một bát lớn
rồi những người ngồi ăn sẽ sử dụng bát nhỏ riêng để ăn.
5


 Tính kính trên nhương dưới: nó đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi một người Việt.
Mỗi bữa ăn, mọi người mời nhau như một cách thể hiện sự lịch thiệp và trân
trọng mà bản thân dành cho người đối diện. Trong bữa ăn, những phần cơm
mềm dẻo, những món ngon sẽ được mời ơng bà và để dành cho trẻ con trong
gia đình.
 Thức ăn được dọn thành mâm: Thay vì ăn theo từng đợt, ăn món nào mới mang
món đó, người Việt Nam có thói quen ăn nhiều món ăn trong một lúc bằng cách
dọn sẵn thành mâm.

3. Nét đặc trương riêng trong văn hóa ẩm thực của người Việt theo từng
vùng miền.
Đi khắp dải đất hình chữ S, đâu đâu người ta cũng thấy dấu ấn của những hương vị ẩm
thực đặc biệt, chuyên chở những giá trị văn hóa vùng miền. Một buổi chiều thu se
lạnh, nhấm nháp chút cốm xanh, mùi hương thơm lừng cả góc phố cổ của nồi nước lèo
phở đang sơi trên bếp thấy nhớ Hà Nội da diết. Bên dòng Thu Bồn êm ả, một tô cao
lầu hay tô mỳ quảng thơm ngon gợi cả ký ức Hội An. Giữa phố thị Sài Gòn tấp nập,
tiếng kẻng từ xe hủ tíu gõ keng kẻng như kể câu chuyện của thành phố 300 năm tuổi.

Dẫu đa dạng, dẫu đặc trưng, đâu đó giữa các vùng miền vẫn có những điểm giao thoa
của một nền ẩm thực Việt.
3.1.1 Đặc điểm chung về ẩm thực và bữa ăn của người miền Bắc.
Bữa ăn của người miền Bắc mang cho mình một hơi thở riêng của một nền ẩm thực
lâu đời của xứ sở kinh kì. Tại đây chúng ta sẽ có cơ hội khám phá ẩm thực Việt Nam
từ truyền thống cho đến hiện đại với các món ăn ngon, đặc trưng của đất Bắc đã lưu
giữ trái tim của biết bao tín đồ yêu ẩm thực Việt Nam.
Âm thực miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ
yếu sử dụng nước mắm lỗng, mắm tơm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản
nước ngọt dễ kiếm như tơm, cua, cá, trai, hến v.v. Nhìn chung, do truyền thống xa xưa
có nền nơng nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn
với ngun liệu chính là thịt, cá. Bắt nguồn từ sự khéo léo, tỉ mẩn trong từng công
đoạn chuẩn bị nguyên liệu, chế biến, đặc biệt hơn sự khéo léo ấy lại càng được thể
hiện rõ nét hơn trong những mâm cỗ của người dân miền Bắc. Những mâm cao cỗ
đầy, mỗi mâm đều phải có bốn bát bốn đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn
phương được chế biến cơng phu, cầu kì, sặc sỡ nhưng rất đỗi ngon miệng và bắt mắt.
Bốn bát gồm có bát miến, bát chim hầm, bát chân giị lợn hầm măng lưỡi, bát canh
bóng thả nấm. Bốn đĩa bao gồm có đĩa nem rán, đĩa thịt gà luộc, đĩa xơi gấc, đĩa giò
lụa, đĩa thịt nấu đơng. Ngồi mâm cỗ thịnh soạn, các món ăn trong bữa cơm hằng ngày
6


của người Bắc cũng không bao giờ là qua loa cho qua bữa.
Nói đến miền Bắc lại khơng thể khơng nhắc đến món ăn làm say lòng biết bao du
khách dừng chân, Phở. Phở đối với các bậc cha ông sống trước đây khơng chỉ đơn
thuần là một món ăn, hơn cả thế phở chính là món ăn đại diện cho cả một nền văn hóa
từ lâu đời của nước Việt. Ẩm thực miền Bắc còn nổi tiếng với các món ăn ngon trứ
danh như bún chả, bún ốc, bún thang, bún đậu, chả nem (chả giò),… Sặc sỡ là thế,
nhưng ẩm thực miền Bắc luôn mang đến cho người thưởng thức một cảm xúc dân dã
tràn đầy, trọn vẹn như một tác phẩm nghệ thuật.


3.1.2. Bữa ăn của người Hà Nội.
Nhiều người đánh giá cao Âm thực Hà Nội, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của
tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam. Hà Nội có cách ăn uống riêng của mình, được
duy trì phát triển hàng nghìn năm và đã thành truyền thống.
Bữa ăn của người Hà Nội gồm hai bữa, ăn bữa chính và ăn quà. Người Hà Nội ăn quà
theo mùa, theo giờ, theo mùa,…Món ăn cũng nhiều thứ theo giờ. Món ăn buổi sáng
riêng, buổi trưa riêng, tối riêng., khuya riêng. Xôi lúa là món ăn buổi sáng như bánh
cuốn Thanh Trì, khơng ăn buổi chiều. Cháo đỗ xanh, chè đỗ đen ăn buổi trưa mùa hè,
không ăn mùa đông hay buổi tối. Buổi sáng không ăn lạc rang, ngô nướng. Tối mới ăn
lục tào xá, chí ma phù..., tất nhiên đó là cách ăn của người Hà Nội, nếu có ai ăn khác
đi thì cũng khơng sao, chỉ là mất ngon hay khơng chuẩn vị mà thơi.
Ngun liệu để chế biến món ăn cũng được người Hà Nội chọn lọc kỹ càng: phải là
thứ tươi ngon, lành lặn. Không thể là thịt vịt già, thịt trâu thâm sì, mỡ đã ơi, con cá bọt
cái mắt đã đục, con tôm đã bạc trắng, rau đã héo, chanh đã ủng, hạt tiêu đã mốc,…
Trong khi chế biến, món nào món ấy khơng lẫn lộn mà cũng không thiếu các phụ liệu.
Không những ngon mà phải đẹp. Su hào cà rốt không thái rối, mà tia thành hoa lá, con
chim, lá thuyền, khơng những góp màu sắc mà cịn góp thêm cả dáng hình, làm ngon
mắt trước khi ngon miệng.
Gia vị là thứ được người Hà Nội coi trọng. Chợ nào cũng có hàng dãy sạp bán các loại
gia vị, quả gia vị, các loại hàng khơ, trong đó có hành, tỏi, hạt tiêu, ớt, rồi nấm hương,
mộc nhĩ, khơng kế đến những thú có mùi thơm, có vị chua, vị chát, vị cay có màu xanh
đỏ tím vàng... Từ bữa cơm đến mâm cỗ, bao giờ món ăn cũng vừa ngon, vừa đẹp, vừa
sạch, không cần thật nhiều, trước hết đầy đủ nguyên liệu và gia vị cần thiết. Cách trình
bày một món cũng không tùy tiện, qua loa. Đĩa rau muống luộc không thể thọc đũa cả
vào nổi, xúc ra cả mớ vào rổ mà ăn. Từng ngọn rau muống vớt ít một, đặt ngay lên đĩa
cho khỏi có mùi rổ rá, để khi gắp không bị rối...Đĩa su hào hay củ cải luộc, màu trắng
tinh khiết nhưng hoi bệch bạc, lấy thêm một hai ngọn lá để đĩa ra thêm một chú màu
xanh điểm xuyết và bát nước luộc thêm đẹp, thêm thanh.
7



Xưa nay, người Hà Nội vẫn mang tiếng là thanh cảnh, cầu kỳ. Thực ra đó chi là tính
cẩn thận, nền nếp, coi trọng nét văn hóa trong sự ăn uống, quý điều thanh lịch mà thôi.
Vào bữa, cuối bữa đứng lên đều có lời mời. Về thực chất lời mời chỉ là lời giao hẹn
được cách điệu lên mà thôi.

3.2. Đặc trưng về ẩm thực và bữa ăn của người miền Trung.
Miền Trung với đặc trưng khí hậu cận nhiệt đới, với địa hình trải dài và hẹp, miền
Trung là mảnh đất chịu nhiều thiên tai, lũ lụt, khí hậu khắc nghiệt quanh năm đã tạo
nên những nét đặc biệt trong tính cách và đời sống văn hóa của con người ở đây. Cùng
với đời sống văn hóa đa dạng này, ẩm thực của người dân miền Trung cũng mang
hương vị rất độc đáo, rất riêng biệt.
Trải dài từ Bắc vào Nam đồng bằng duyên hải miền Trung, khí hậu, địa hình lại dần
dần khác biệt, cũng vì vậy mà cách chế biến, cách thưởng thức và các nguyên liệu,
cũng như đặc sản mỗi vùng lại khác nhau. Không có vùng nào trùng với vùng nào,
khơng thể tìm thấy những hương vị này ở những vị trí địa lý khác, điều đó vơ tình tạo
nên sự đa dạng của ẩm thực miền Trung. Bữa ăn của người miền Trung có nhiều món
ăn chua hơn miền Bắc, món ăn cũng cay và đậm vị hơn, màu sắc món ăn cũng rất
phong phú, rực rỡ. Sắc đỏ và đỏ sẫm là màu sắc thường gặp nhất trong các bữa ăn.
Bên cạnh đó, ẩm thực miền Trung cịn mang đậm bản sắc của vùng biển, là vùng đất
của các món ăn được chế biến từ hải sản. Những món ăn ở vùng biển miền Trung
chinh phục thực khách bởi hương vị ngọt mát từ biển với cách chế biến đa dạng. Từ
Thanh Hóa đến nam đèo Hải Vân rồi xi dọc về phía Nam, qua mỗi tỉnh văn hóa ẩm
thực lại có phân hóa rõ rệt. Thêm vào đó, ẩm thực miền Trung còn trở nên đa dạng hơn
với ẩm thực vùng Tây Nguyên, Nổi tiếng là vùng đất đỏ bazan, ngoài thiên nhiên hùng
vĩ, món ăn của Tây Ngun cịn gây ấn tượng với những người đến thăm bằng hương
vị núi rừng khơng đâu có được.
Có thể nói, ẩm thực miền Trung rất đa dạng về hương vị, trong đó, nét đặc trưng nhất
là sở thích đậm đà, cay nồng trong các món ăn. Có thể nói, đối với những người yêu

ẩm thực, hương vị thức ăn miền Trung là những trải nghiệm vơ cùng độc đáo và hấp
dẫn.

3.2.2. Văn hóa ẩm thực truyền thống ở Huế - cái nôi của văn hóa ẩm thực
miền Trung.
Nói đến ẩm thực miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung, có thể nói văn hóa ẩm
thực xứ Huế là một màu sắc lâu đời về ẩm thực của Việt Nam bởi vị ngon khó quên
của nó. Món ăn Huế có hương vị đậm đà và rất rõ ràng, đầy đủ hương vị, từ chua, cay,
8


mặn, ngọt đến đắng, cay, béo, bùi, tuy mang đầy đủ hương vị nhưng khi nấu, vị nào
đều ra vị nấu, khi ăn có thể cảm nhận rõ ràng. Đặc biệt, người Huế nấu ăn khá đậm vị
và rất chuộng ăn cay.
Văn hóa ẩm thực của xứ Huế được chia làm hai, ẩm thực cung đình và ẩm thực dân
gian. Vốn là nơi sinh sống của hoàng tộc nên miếng ăn, thức uống theo lệ “phú quý
sinh lễ nghĩa” có liên quan rất lớn đến nền ẩm thực xứ Huế. Văn hóa ẩm thực này
khơng chỉ ảnh hưởng đến tầng lớp hoàng gia và quý tộc, mà đã ảnh hưởng đến cả tầng
lớp thường dân ở đây. Ẩm thực cung đình Huế có khá nhiều luật lệ, nghi thức, từ việc
cung ứng thực phẩm, chế biến, cách phục vụ, các kiểu mâm bàn , chén bát, đũa theo
từng vị trí, từng buổi tiệc. Có thể nói ẩm thực ngự thiện là đỉnh cao của nghệ thuật ẩm
thực Việt bởi sự tinh túy, cầu kỳ, trang nhã và thanh cao, đầy sức cuốn hút của nó. Khi
đến Huế chúng ta khơng thể bỏ qua cơ hội được thưởng thức một bát cơm hến hay
Một bát bún bị Huế vốn là món ăn nổi tiếng và ngon bậc nhất ở nới đây, có chút ngọt
thanh của hến, có chút cay cay của nước dùng, thêm chút hăng hăng của rau thơm,
cộng thêm vài lát thịt,… Các món ăn Huế đều rất ngon, ngon một cách thật đậm đà và
khiến người ta phải nhớ.

3.2.3. Văn hóa ẩm thực truyền thống ở Quảng Nam – Đà Nẵng.
Người Quảng Nam – Đà Nẵng dù giàu hay nghèo khó thì cách ăn uống vẫn khơng có

sự cách biệt như một số địa phương khác. Cái chính vẫn là cầu sao cho no đủ. Gạo
ngày xưa không đủ ăn nên phải ăn độn khoai đôn bắp... họ có thể ghế cơm với bất cứ
thứ gì có thể ăn được từ khoai sản bắp có khi con ghế cả hột mit vào cơm. Người dân
xứ Quảng chủ yếu làm nghề nông, phải cày cấy cật lực nên trong ăn uống bao giờ họ
cũng chọn và chế biển các món khơng cầu kì rườm rà mà cốt để chắc dạ. Món canh ít
khi được ưa chuộng mà món chính vẫn là thịt cá kho mặn. Món ăn Quảng Nam khi
nào chế biến xong cũng phải thấm gia vị thật đậm đà, phần nào do đặc điểm phải lao
động mệt nhọc, việc bổ sung chất khoáng trong muối, nước mắm là cần thiết. Vị mặn
trong món ăn Quảng Nam thấm sâu nguyên liệu như vùng đất khô cản này thẩm những
hạt mưa hiểm hoi. Đó mới chính là cái thật, cái no lâu bền.
Đất Quảng Nam mùa khơ thì thật cằn cỗi, một vài cơn mưa không đủ để thấm đất,
nhưng vào mùa mưa thì lụt lội nước ngập đến tận mái nhà, cho nên việc chế biến ra
món ăn như mắm, khô để lưu trữ dùng cho ngày lũ lụt, thiên tai rất được người dân xứ
này xem trọng. Mỗi bữa cơm ở nhà đông người không dám dọn nhiều rau vì có rau thì
phải có mắm, mà mắm thì cũng quý như cơm cho nên bữa cơm của thợ cày mà có
mắm là rất q. Bởi vì mắm được muối từ các loại cá, tôm, tép, dưa, thơm... để dự trữ
dung cho ngày lũ lụt. Đã ăn no thì phải uống đậm. Người Quảng Nam xưa uống khơng
dung li tách mà dung tô lớn, nước uống phô biên là nước chè nấu bằng la chè tươi hay
ché khô, môi lần nâu cả nồi lớn cho cả nhà uống suốt ngày. Đặc sản Quảng Nam được
9


nhiều người biết đến, đó là món mi Quảng, bánh tráng thịt heo và nhiều món ăn khác.
Khơng chỉ ăn mãn uống đậm, các món ngọt của Quảng Nam quả thật là ngọt gắt. Ngày
tết ở đây có các loại bánh nổ, bánh tổ, bánh in, bánh tét... Riêng bánh tổ được xem là
đặc sản của vùng đất này. Ngoài ra Quảng Nam cịn có loại bánh già lam bảy lửa, bánh
rị, bánh tráng ngọt... Các loại bánh này, ngồi một số loại có vị ngọt đậm, cịn lại phần
lớn đều coi trọng chế biến sao cho có thể để được thật lâu. Dù là loại bánh nào đi nữa
thì cũng khơng vượt ra ngồi ngun lí phải cốt để no, vị phải ngọt. Bên cạnh đó món
ăn đậm chất vùng biền là Gỏi cá Nam Ơ, Là món ăn Đà Nẵng nổi tiếng lâu đời, gỏi cá

Nam Ô là đặc sản rất độc đáo ở đây. Cá để chế biến thành gỏi có thể là cá mịi, cá tớp,
cá cơm,… nhưng ngon nhất vẫn là cá trích. Cá được nuôi hoặc đánh bắt, cá được chế
biến to cỡ lớn hơn ngón tay, được cắt đầu, đi bụng, tách xương rồi xẻ thân làm hai,
sau đó đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính. Trước khi ướp, cá được
đem ép lấy nước để ráo cá, nước ép từ cá được đem đun sôi rồi trộn với nước mắm
Nam Ô, ớt, bột ngọt, bột năng để làm nước chấm. Khi ăn, miếng cá được quấn cùng
với rau trong bánh tráng mỏng rồi chấm nước chấm, hoặc có thể quấn rau với cá rồi
chấm nước để ăn tùy khẩu vị.
Món ăn Quảng Nam – Đà Nẵng cũng được bảo tồn và phát triển. Cịn nhiều món ăn và
đặc sản đến nay đã gắn liền với địa danh của xứ sở, như món cao lầu Hội An, món thịt
bị Cầu Mống, nước mắm nhĩ Nam Ô, bánh canh Nam Ô, nước chè Phú Thượng, Tiên
Phước...

3.3.1. Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Nam.
Nếu như ẩm thực miền Bắc chú trọng sự tinh tế và cầu kỳ, miền Trung đậm đà hương
vị thì văn hóa ẩm thực miền Nam mang nét chân chất, giản đơn rất riêng. Là một vùng
đất phì nhiêu, màu mỡ được bồi đắp bởi hệ thống các sông, kênh, rạch chằng chịt.
Miền Nam luôn được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều sản vật đa dạng, phong phú. Ẩm
thực Nam Bộ mang nét phóng khống và hoang dã bởi chính thiên nhiên trù phú và
hào phóng của miền sơng nước phương Nam.
Thực phẩm chính là lúa gạo, thủy hải sản, rau quả. Món ăn Nam mang phong cách của
vùng sông nước hoang dã và hào sảng. Người dân sống dựa vào thiên nhiên, tận dụng
những nguồn thực phẩm của thiên nhiên theo mùa để đưa vào bữa cơm của mình. Món
ăn được chế biến từ thực phẩm đến từ thiên nhiên. Đặc biệt, là các loại rau, đọt cây,
các loại bơng… có thể ăn sống, nấu canh, chấm, ăn lẩu. Mùa nào thức nấy chính là đặc
trưng trong văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ. Mùa nước nổi và mùa gặt chính là 2
mùa mang đến nhiều sản vật làm nên điểm cuốn hút của người miền Nam. Với mùa
nước nổi, bạn sẽ thấy bữa ăn của người Nam Bộ xuất hiện cá linh, bông điên điển,
bông súng… Hoặc đến mùa gặt, là thời điểm lý tưởng đến thưởng thức món cá lóc,
cua đồng, rau đắng một cách ngon nhất.

10


Nếu như người miền Bắc yêu thích vị đậm đà, người miền Trung thích vị cay nồng thì
người miền Nam lại thích vị ngọt. Đường trở thành gia vị khơng thể thiếu trong các
món ăn khi chế biến. Bên cạnh đó, khẩu vị “mạnh mẽ” vẫn có trong các món ăn ở
Miền Nam. Vị mặn trong món ăn của ẩm thực nơi đây đến từ sự đậm đà của nước
mắm nguyên chất, chắc chắn một điều rằng bạn sẽ không thể nào quên được nếu một
lần thử món kho quẹt được kho mặn đến tê lưỡi. Hay vị cay nồng đến từ những loại ớt
có thể khiến bạn cay đến xé lưỡi, nước mắt rưng rưng. Khơng những thế cịn có những
món ăn mang hương vị ngọt béo đến nao lòng, chua đến nhăn mặt hoặc đắng muốn
ngất lịm. Dù vậy, món ăn hay văn hóa ăn uống của ba miền nước ta tuy có đơi chút
khác nhau, nhưng cơ bản thống nhất trong văn hoá ẩm thực Việt Nam.

3.3.2. Ẩm thực Sài Gòn - Nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa.
Nói đến khu vực sầm uất và phát triển bậc nhất Việt Nam thì khơng thể bỏ qua Thành
phố Hồ Chí Minh. Một trong những điều đặc biệt khi nói về nơi đây, đó chính là nền
văn hóa ẩm thực Sài Gòn lâu đời. Với ẩm thực của người Sài Gòn, đây không chỉ đơn
giản chỉ là vấn đề ăn uống và chế biến các món ăn mà còn là tập tục, thói quen và văn
hóa tinh thần của con người. Sự sầm uất, nhộn nhịp và phát triển của Sài Gòn xưa hay
thành phố Hồ Chí Minh ngày nay đã thu hút những người dân từ mọi miền đổ về. Họ
đến và mang theo những công thức đặc biệt về món ăn địa phương nơi họ sinh ra. Bên
cạnh đó, nền ẩm thực từ các nước trên thế giới bao gồm Trung Quốc và một số quốc
gia phương Tây đã có sự du nhập vào Sài Gòn từ thuở xa xưa. Chính vì những yếu tố
khách quan này cùng với sự tiếp thu, sáng tạo kết hợp với phương thức và món ăn
truyền thống đã tạo nên một nền ẩm thực Sài Gòn đặc sắc, phong phú ngày nay.
Đến với thành phố không biết nghỉ tại Việt Nam, bạn sẽ thấy một nơi hoành tráng,
nguy ngoa và kiêu hãnh. Sài Gòn được xem là trung tâm ẩm thực cho cả khu vực
Đông Nam Bộ và là điểm giao thoa giữa Bắc - Nam, Đông - Tây. Từ những năm của
thế kỷ 18 cho đến nay, khu vực Hòn ngọc Viễn Đơng đã đón nhận những luồng văn

hóa ẩm thực từ các nước như Trung Quốc, Ẩn Độ, Pháp, Mỹ, Nhật, Úc,... Do đó, chỉ
cần đến đây, thực khách đã có thể trải nghiệm gần như tồn bộ những nền ẩm thực của
các nước trên thế giới. Đến với Sài Gòn, bạn có thể dễ dàng tìm thấy một quán ăn vào
bất kể thời điểm nào trong ngày. Cũng giống như con người Sài Gòn “không ngủ”,
thành phố “không mệt”, các hàng quán được mở mọi nơi bất kể là ngày hay đêm.
Văn hóa ẩm thực thành phố Hồ Chí Minh ngày nay cũng là một trong những điểm đặc
sắc thu hút khách du lịch từ mọi nơi đổ về. Chính vì vậy, món ăn Sài Gòn khơng còn
đơn giản là để ăn chơi hay làm no bụng mà ngày càng được trân trọng, tôn vinh lên
một tầm cao mới.

11


4. Nhận xét và lý giải về sự thay đổi trong bữa ăn hiện nay so với bữa ăn
truyền thống của người Việt.
Trong thời đại cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, phần lớn các gia đình việt
Nam chuyển từ truyền thống sang hiện đại đã chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Gia
đình một thế hệ, hai thế hệ dần xuất hiện và thay thế cho gia đình nhiều thế hệ có từ
trước. Mỗi con người đều trở nên bận rộn, tất bật hơn, đặc biệt là ở những thành phố
lớn. Điều này làm những bữa cơm gia đình ngày càng trở nên tẻ nhạt, thiếu sự gắn kết
thiếu sự quan tâm chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình. chúng ta ngày càng
bận rộn với cơng việc, kèm theo đó là những bữa cơm cơng sở hời hợt làm cho bữa
cơm gia đình khơng thể đơng đủ. Các thành viên trong gia đình ít có thời gian gặp gỡ
nhau, có gia đình các thành viên đi làm xa, những bữa ăn đoàn viên sớm đã là chuyện
quá xa vời. Có khi cha mẹ ở nhà thì con cái đi học, đi làm, cịn lúc con cái ở nhà thì ba
mẹ đi làm, đi giải quyết cơng việc chưa về. Do đó, bữa cơm gia đình đang dần bị phá
vỡ và mai một dần dần. Một bộ phận thế hệ trẻ ngày nay khơng cịn biết đến bữa cơm
gia đình là như thế nào nữa. Những món ăn đã được nấu sẵn, ai đói từ lấy ăn, ai có
cơng việc phải đi sớm thì dọn ăn trước, ai khơng có việc gì thì cứ từ từ ăn sau. Tình
trạng ấy đang làm cho sự gắn kết trong gia đình, giữa các thành viên trở nên lỏng lẻo,

những bữa cơm chung của gia đình cũng ít dần. Mặc dù, cũng còn khá nhiều gia đình
vẫn duy trì được truyền thống ăn cơm chung. Nhưng đáng tiếc bữa cơm gia đình ngày
nay khơng cịn đầm ấm, khơng cịn no đủ tình người như ngày xưa nữa. Bởi vì mặc dù
ăn cơm chung, mặc dù thịt cá món ăn nhiều hơn, chất lượng các món ăn cũng nhiều
hơn, nhưng nhiều người khác ăn vội vàng, ăn tranh thủ hoặc mỗi người chăm chăm
nhìn vào màn hình ti vi hay chiếc điện thoại. Mỗi người đều có những bận rộn riêng
mà đánh mất bầu khơng khí ấm cúng của gia đình khi trị chuyện thân tình. Bữa cơm
đơn thuần chỉ cần có để giải quyết nhu cầu vật chất sinh tồn của con người, mà yếu tố
văn hóa tinh thần truyền thống vẫn không kém phần quan trọng, vẫn dần dần bị lãng
quên. Người Việt đang đánh mất nét đẹp văn hóa truyền thống gần gũi, bình dị nhưng
vơ cùng ý nghĩa này.

III. Kết Luận
Tuy cuộc sống ngày bận rộn, nhưng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt thì mâm
cơm gia đình với khung cảnh quây quần vẫn luôn là nét đẹp đáng nhớ và không thể
mất đi. Điều đó thể hiện ở các dịp lễ, tết, giỗ, rằm,… mọi thành viên đều nhắc nhớ
nhau sum họp, trở về dù có ở nơi nào xa xơi đi chăng nữa. Mong muốn được về sum
họp bên mâm cơm, tìm lại cảm giác ấm áp, gần gũi, muốn được gặp lại những người
thân yêu, chia sẻ những niềm yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc từ tận đáy lòng. Để
được ông bà dạy dỗ, để được bố mẹ bảo ban, để ln thấy rằng những người mà mình
u thương vẫn ln ở đây, bên cạnh mình, sau những giơng bão, sóng gió cuộc đời.

12


Bản thân mỗi chúng ta cần có trách nhiệm hơn, đôi khi chỉ cần bớt chút thời gian riêng
tư, để có thêm những khoảnh khắc chung của gia đình, có lẽ sẽ khiến chúng ta có
nhiều hơn nữa những bữa ăn gia đình. Đừng để đến một ngày, chúng ta chạnh lịng khi
nhớ ra rằng rất lâu rồi mình khơng ăn cơm cùng cả nhà.


13


Nhận xét
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Cán bộ chấm thi thứ nhất
(Ký ghi rõ họ tên)

Cán bộ chấm thi thứ hai
(Ký ghi rõ họ tên)

14



×