Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Phát triển thị trường ngoại hối VN trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH






LÊ THỊ ANH ĐÀO




PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC





LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ







THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NĂM 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH




LÊ THỊ ANH ĐÀO



PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC


LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ


CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ : 62.31.12.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
H ướng dẫn 1: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHUNG
H ướng dẫn 2: TS. LÊ THỊ KIM XUÂN




THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2011

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của
mình, cụ thể:
Tôi tên là: Lê Thị Anh Đào
Sinh ngày 03 tháng 03 năm 1963 – Tại: Quảng Ngãi
Quê quán: Quảng Ngãi
Hiện công tác tại: Khoa Ngân hàng Quốc tế Trường Đại học Ngân hảng TP.
HCM – 36 Tôn Thất Đạm – Quận 1 – TP. HCM
Là Nghiên cứu sinh khóa 09 của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Mã số học viên: 010109040001
Cam đoan đề tài: Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội
nhập quốc tế và khu vực
Người hướng dẫn khoa học:
- Hướng dẫn 1: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHUNG
- Hướng dẫn 2: TS. LÊ THỊ KIM XUÂN
Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố
toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu (hoặc đã công bố phải nói rõ ràng các thông
tin của tài liệu đã công bố); các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được
chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

TP.HCM, ngày 21 tháng 07 năm 2011

Tác giả


Lê Thị Anh Đào

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ACERFTA
Asean–Australia- Newzealand
Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do ASEAN-
Úc-Newzealand
ACFTA Asean - China Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do ASEAN-
Trung Quốc
AFTA Asean Free Trade Area Khu vực thương mại tự do Asean
AJFTA Asean Japan Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do ASEAN-
Nhật Bản
AUD Australia Dollar Đô la Úc
BBC Basket Band Crawl
Tỷ giá dựa trên một rổ tiền tệ, trượt
có biên độ
BIS Bank International Settlement Ngân hàng thanh toán quốc tế
BSP Bank State Philippine NHTW Philippine
CCTT Chính sách tiền tệ
CCTM cán cân thương mại
CCTT cán cân thanh toán
CEPT

Common Effective
Preferential Tariff
Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu
lực chung
CFETS
China Foreign Exchange
Trading System
Sàn giao dịch ngoại hối Trung Quốc
CHF Franc Thụy Sỹ
CIA Covered Interest arbitrage
Kinh doanh chênh lệch lãi suất có
bảo hiểm rủi ro tỷ giá
CNY China Yuan Nhân dân tệ
ĐTRNN Đầu tư ra nước ngoài
EUR EURO Đồng tiền chung Châu Âu

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FED Federal Reserve System Hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ
FII Foreign Indirect Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài
GBP Pound Sterling Bảng Anh
GDV Giao dịch vốn
HKD HongKong Dolla Đôla Hồng Kông
IDR Rupiah Đồng Rupi của Indonesia
INR Indian Rupee Đồng Rupee của Ấn Độ
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
JPY Japan Yen Yên Nhật
KRW Won Won của Hàn Quốc
NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại

NHTW Ngân hàng trung ương
MAS
Moneytary Authority of
Singapore
Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore
MYR Malaysia Ringit Đồng Ringit Malaysia
PBOC
People’s Bank of China Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
PHP Philippine Peso Đồng Peso của Philippin
SAFE
State Administration of
Foreign Exchange
Cục Quản lý ngoại hối
SGD Singarpore Dollar Đôla Singarpore
SWIFT
The Society for Worldwide
Interbank Financecial
Telecommunication)
Hệ thống viễn thông tài chính liên
ngân hàng toàn thế giới.
TCTD Tổ chức tín dụng
THB Thailand Bath Bạt Thái

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
TTNH Thị trường ngoại hối
TTNT Thị trường ngoại tệ
TTKCT Thị trường không chính thức
TTNTLNH Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
TTTC Thị trường tài chính
USD Untited State dollar Đô la Mỹ

VCB Vietcombank Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
VND Vietnam Dong Đồng Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu theo các loại hình giao dịch
47

Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối và xuất khẩu từ năm 1990-
1995 52
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối và xuất khẩu từ năm 1996-
2006 53
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối và xuất khẩu từ 2007-2010 54
Bảng 2.5 : Kim ngạch nhập khẩu từ năm 2000-2010 58
Bảng 2.6 Qui mô vốn điều lệ của một số NHTM của các quốc gia trong khu
vực 63
Bảng 2.7: Tỷ lệ % Lợi nhuận họat động kinh doanh ngoại hối
so với lợi nhuận trước thuế 70
Bảng 2.8: Tỷ giá (VND/USD) từ 1990 đến 1992 75
Bảng 2.9: Tỷ giá (VND/USD) từ 1994 đến 1998 78
Bảng 2.10: Hoạt động trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 79
Bảng 2.11: Hoạt động trên thị trường ngoại tệ khách hàng 81
Bảng 2.12: Tỷ trọng doanh số giao dịch của hai thị trường ngoại tệ từ năm
1995-2005 82
Bảng 2.13: Tỷ trọng doanh số giao dịch trên hai thị trường từ năm 2006-2010
83


Bảng 2.14: Tỷ lệ mua, bán giao dịch kỳ hạn và hoán đổi trong tổng giao dịch
thị trường ngoại hối Việt Nam 88
Bảng 2.15: Lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam từ năm 1999-2010
97
Bảng 2.16: Diễn biến Tỷ giá bình quân liên ngân hàng và Tỷ giá bình quân thị
trường tự do từ năm 1999 - 2006 113
Bảng 2.17: Tỷ giá BQLNH và tỷ giá trên thị trường tự do từ năm 2007-2010
115
Bảng 2.18: Dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2001–2010 118



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu 47
Biểu đồ 2.2: Khách quốc tế đến Việt nam trong thời gian từ 1995-2010 56
Biểu đồ 2.3: Lượng kiều hối và Việt Nam từ năm 1999 – 2010 98
Biểu đồ 2.4: Sự biến động của tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường
tự do giai đoạn 1999-2006 114
Biểu đồ 2.5: Tỷ giá VND/USD từ năm 2007 đến năm 2010 115


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:
1


LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về thị trường ngoại hối 1

1.1.1. Khái niệm, chức năng của thị trường ngoại hối 1
1.1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối 2
1.1.3. Phân loại thị trường ngoại hối 3
1.1.3.1. Theo phạm vi hoạt động 3
1.1.3.2. Theo tính chất giao dịch 5
1.1.3.3. Theo tính chất pháp lý của thị trường 6

1.1.3.4.Theo tính chất tập trung của thị trường 6
1.1.4. Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối 7

1.1.4.1. Phân loại theo hình thức tổ chức 7
1.1.4.2. Phân loại theo chức năng trên thị trường 9
1.1.5. Những nghiệp vụ trên TTNH 12
1.1.5.1. Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay 12
1.1.5.2. Nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn(Forex Forward Transaction) 12
1.1.5.3. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối (Forex Swap Transaction) 14
1.1.5.4. Giao dịch tiền tệ tương lai 15
1.1.5.5. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ 17
1.2. Những nhân tố tác động đến việc phát triển thị trường ngoại hối của một
quốc gia 19

1.2.1 Tác động của qui luật thị trường 19
1.2.2. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế 20

1.2.3. Chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia 22

1.2.3.1. Chính sách tỷ giá 23
1.2.3.2. Chính sách quản lý ngoại hối đối với các giao dịch trên tài khoản vãng
lai 27

1.2.3.3. Chính sách quản lý ngoại hối đối với tài khoản vốn 30
1.3. Những điều kiện để phát triển TTNH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế 32

1.3.1. TTNTLNH đóng vai trò trung tâm 33
1.3.2. Doanh số giao dịch trên TTNH phải tương thích với hoạt động ngoại
thương và đầu tư quốc tế 33

1.3.3. Đồng nội tệ có khả năng chuyển đổi 34
1.3.4. Nguồn nhân lực có kiến thức về TTNH 35
1.3.5. Hệ thống tài chính có đầy đủ hạ tầng cơ sở với trang bị thiết bị kỹ thuật
hiện đại 35

1.3.6. Hệ thống quản lý giám sát thị trường tài chánh hoạt động hiệu quả 36
1.3.7. TTNH có sự liên thông với thị trường tài chính của khu vực và quốc tế
37

1.3.8. Một cơ chế kiểm soát ngoại hối thông thoáng và một chính sách tỷ giá
linh hoạt. 37

1.4. Những bài học kinh nghiệm 38
Kết luận chương 1 45
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 46
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TTNH TRÊN THẾ GIỚI 46
2.1.1. Nhận định chung về thị trường ngoại hối thế giới 46
2.1.2. Những nét đặc trưng của TTNH Châu Á trong giai đoạn hiện nay 49

2.2. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế đến sự phát triển TTNH Việt
Nam 52

2.2.1. Nguồn cung ngoại tệ gia tăng do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài,
chuyển tiền kiều hối, xuất khẩu phát triển 52


2.2.2. Nguồn cung ngoại tệ từ những hoạt động khác gia tăng 55
2.2.3. Cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu gia tăng 57
2.2.5. Tăng cường sự hợp tác hổ trợ và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các tổ
chức kinh tế, tài chính của Việt Nam 59

2.2.6. Đối mặt với những bất ổn do quá trình mở cửa thị trường tài chính 60
2.2.7. Sự canh tranh gay gắt hơn với những đối thủ hơn hẳn về tiềm lực và bề
dày kinh nghiệm 62

2.3. Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam 64
2.3.1. Những văn bản pháp lý qui định hoạt động kinh doanh ngoại hối 64
2.3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trên
TTNH Việt Nam 70

2.3.2.1.Quá trình hình thành và hoạt động TTNT liên ngân hàng 72
2.3.2.2. Thực trạng thị trường ngoại tệ khách hàng của Việt Nam 81
2.3.2.3. Thực trạng sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh tại các NHTM
Việt Nam 84

2.3.2.4. Thực trạng yết giá kinh doanh và mua bán ngoại tệ 90
2.3.3. Thị trường ngoại tệ không chính thức 93
2.3.3.1 Những hình thức biểu hiện 93
2.3.3.2. Những nguồn cung cấp ngoại tệ trên thị trường không chính thức 97

2.4 Vai trò của NHNN đối với TTNH Việt Nam trong giai đoạn vừa qua 102
2.4.1 Thực hiện vai trò can thiệp TTNH và điều hành chính sách tỷ giá 102
2.4.2. Những biện pháp góp phần hạn chế hoạt động của thị trường ngoại tệ
không chính thức. 106

2.5. Đánh giá quá trình phát triển TTNH của Việt Nam trong thời gian qua và
nguyên nhân của những tồn tại 107

2.5.1. Những mặt đạt được 107
2.5.2. Những hạn chế của Thị trường ngoại hối Việt Nam 109
2.5.2.1. Hoạt động TTNTLNH còn khiêm tốn 109
2.5.2.2. Hàng hóa trên thị trường ngoại hối chưa đa dạng 109

2.5.2.3.Sự thiếu vắng nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá và mục đích tham gia thị
trường ngoại hối cũng chưa đa dạng 110

2.5.2.4 Thị trường phái sinh còn sơ khai 111
2.6. Nguyên nhân của những thực trạng trên 111
2.6.1.Cơ chế điều hành tỷ giá chưa linh động với diễn biến của thị trường 111
2.6.2. Sự tồn tại và ảnh hưởng mạnh mẽ của thị trường ngoại tệ không chính
thức 116

2.6.3. Tính chuyển đổi của VND chưa cao 116
2.6.4. Dự trữ ngoại hối thấp 118
2.6.5. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện 119
Kết luận chương 2 120
CHƯƠNG 3:NHỮNG BIỆN PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 121

3.1. Cơ sở và định hướng phát triển TTNH 121

3.1.1. Cơ sở phát triển thị trường ngoại hối 121
3.1.1.1. Căn cứ vào thành quả đạt được trong quản lý kinh tế của Việt Nam
trong những năm gần đây 121

3.1.1.2.Căn cứ vào sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng 123
3.1.1.3. Căn cứ mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 124
3.1.2. Định hướng phát triển TTNH 126
3.1.2.1. Phát triển TTNH là bước đi tất yếu trong quá trình hoàn thiện và phát
triển thị trường tài chính của Việt Nam 126

3.1.2.2. Xây dựng hệ thống tài chính an toàn và hội nhập 127
3.2. Những biện pháp phát triển TTNH trong hội nhập kinh tế 128
3.2.1. Hoàn thiện TTNH theo hướng hiện đại và hội nhập 128
3.2.1.1. Minh bạch hóa thông tin trên thị trường 128
3.2.1.2. Mở rộng các chủ thể kiến tạo thị trường 129
3.2.1.3. Hoàn thiện các sản phẩm ngoại hối phái sinh 130
3.2.1.4. Khuyến khích thành lập các công ty môi giới, công ty tư vấn 134

3.2.1.5. Xây dựng lộ trình thành lập sàn giao dịch ngoại tệ 135
3.2.1.6. Đa dạng hóa các ngoại tệ trong giao dịch 136
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối 137
3.2.2.1. Về điều hành tỷ giá 137
3.2.2.2. Về tự do hóa tài khoản vãng lai và tự do hóa tài khoản vốn theo lộ
trình 140

3.2.3. Phát huy vai trò của NHNN- phát triển TTNT liên ngân hàng 143
3.2.3.1. Phát huy vai trò của NHNN 143
3.2.3.2. Phát triển TTNTLNH về khối lượng giao dịch và số lượng thành viên
145


3.2.3.3. Biện pháp thu hút lượng ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng 146
3.2.4. Tăng cường kiểm soát, hạn chế và tiến tới loại bỏ dần hoạt động của thị
trường ngoại tệ không chính thức 148

3.2.5. Hạn chế tình trạng đôla hóa và tạo khả năng chuyển đổi dần cho đồng
Việt Nam 150

3.2.5.1. Hạn chế tình trạng đôla hóa một cách triệt để hơn 150
3.2.5.2. Nâng cao tính chuyển đổi của VND 151
3.2.6. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong hoạt
động kinh doanh ngoại hối 153

3.2.7. Hoàn chỉnh khung pháp lý 155
Kết luận chương 3 157
KẾT LUẬN 158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ 160

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
PHỤ LỤC 168

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã mở cửa từ năm 1990 đến nay, trãi qua hơn 20 năm với
những mốc lịch sử đánh dấu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2005, IMF
công nhận Việt Nam chấp thuận điều VIII điều lệ IMF, đây là điều kiện tiên
quyết mà Việt Nam phải thực hiện để được gia nhập WTO. Tháng 12/2006 Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, điều này có nghĩa là Việt Nam
đã cam kết xây dựng chính sách và thực hiện phù hợp với các qui định của WTO.
Với áp lực này, Việt Nam phải gia tăng kỷ cương trong việc ban hành và thực thi

các biện pháp chính sách, không được tùy tiện thi hành những biện pháp hành
chánh, phi thị trường. Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế thị
trường để đón nhận những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập mang đến.
Đánh giá quá trình mở cửa kể từ khi gia nhập WTO, đã cho thấy Việt
Nam có những thành tựu đáng ghi nhận về tốc độ tăng trưởng cao trong 2 năm
2007-2008, trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư nước ngoài,
kết quả là lượng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng mạnh mẽ, thu hút lượng kiều hối
gia tăng với những con số ấn tượng , đồng thời kim ngạch xuất nhập khẩu ngày
càng tăng cao, tác động đến thị trường tài chính nói chung và TTNH nói riêng
đều phát triển. TTNH đã trở thành kênh truyền dẫn lượng ngoại tệ vào và ra khỏi
quốc gia phục vụ cho nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Mức độ mở cửa theo lộ
trình ngày càng rộng hơn đòi hỏi Việt Nam phải có sự thay đổi trong chính sách
quản lý và điều hành nhằm ứng phó trước những sự biến động bất thường của
các dòng vốn, cũng như tận dụng các cơ hội do sự gia tăng dòng luân chuyển
ngoại tệ để phát triển TTNH làm cơ sở cho thị trường tài chính và thị trường tiền
tệ cùng phát triển.
Tuy nhiên, sau hơn 4 năm gia nhập WTO nền kinh tế của Việt Nam chưa
được đánh giá là tăng trưởng ổn định, đồng thời TTNH còn quá sơ khai, kém
phát triển. Nguồn vốn ngoại tệ luân chuyển kém linh hoạt, cung- cầu trên thị
trường tại nhiều thời điểm rơi vào tình trạng mất cân đối và căng thẳng giả tạo.


Hoạt động quản lý, điều tiết và can thiệp cuả NHNN trên TTNH bị động, lúng
túng và hiệu quả chưa cao. Năng lực quản trị rủi ro và kinh doanh ngoại tệ của
các NHTM còn chưa tương thích với nền kinh tế mở cửa. Các công cụ ngoại hối
phái sinh sử dụng không hiệu quả. Khả năng tiếp cận và sử dụng các công cụ
phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể trong nền kinh tế còn rất
hạn chế. Bên cạnh đó, là sự tồn tại và cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường ngoại
tệ chợ đen, đã gây khó khăn cho việc thu hút ngoại tệ và làm giảm khả năng cung
ngoại tệ của thị trường chính thức, làm giảm hiệu quả của nguồn vốn ngoại tệ.

Trước thực trạng đó, tác giả đã chọn đề tài” Phát triển thị trường ngoại hối
trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến
sỹ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Thị trường ngoại hối
mà tác giả đã nghiên cứu gồm:
1/“The Development and Growth of Foreign Exchange Market in the
SEACEN countries”. Ng Beoy Kui. 1988. Đây là một nghiên cứu về sự tăng
trưởng và phát triển thị trường ngoại hối của các quốc gia khu vực Đông Nam Á,
bên cạnh đó cung cấp tổng quan về cấu trúc và những đặc điểm thị trường ngoại
hối trong khu vực. Điểm nhấn mạnh của nghiên cứu là đưa những điều kiện cơ
bản để thị truờng ngoại hối hoạt động và phân tích những hạn chế làm cản trở thị
trường ngoại hối phát triển một cách vững chắc.
Đây là một nghiên cứu rất gần với nội dung của đề tài luận án, tuy nhiên
nghiên cứu này được thực hiện vào năm 1988 Việt Nam chưa mở cửa kinh tế,
chưa gia nhập WTO cũng như thế giới chưa có khủng hoảng tài chính mà nguyên
nhân từ những giao dịch phái sinh trên thị trường tài chính(năm 2009). Vận dụng
những nghiên cứu này Luận án sẽ đối chiếu so sánh với thực trạng của TTNH
Việt Nam.
2/ “Vietnam’s’s Exchange rate Policy and implications for its Foreign
Exchange Market, 1986-2009”. Tran Phuc Nguyen, 2010. Nghiên cứu những


nguyên nhân cơ bản về tình trạng hoạt động hạn chế của TTNH Việt Nam, đặc
biệt nhấn mạnh vai trò của chính sách tỷ giá đến quá trình phát triển TTNH.
Công trình nghiên cứu này chưa phân tích đến ảnh hưởng của chính sách ngoại
hối và tác động của hội nhập kinh tế đến cung cầu ngoại tệ. Luận án sẽ mở rộng
nghiên cứu những tác động của chính sách quản lý ngoại hối và hội nhập kinh tế
đến sự phát triển của TTNH Việt Nam. Bởi vì, nguồn cung và cầu ngoại tệ là
điều kiện cơ sở để phát triển TTNH việc nghiên cứu nội dung này sẽ trả lời câu

hỏi TTNH Việt Nam có cơ sở để phát triển không? Ngoài ra, việc gia nhập WTO
đã đánh dấu một bước hội nhập sâu của TTTC nói chung và TTNH nói riêng của
Việt Nam điều này mang đến thuận lợi cũng như những bất ổn cho TTTC Việt
Nam, việc nhận diện những vấn đề trên để có những biện pháp tận dụng được
những tiện ích cũng như đối phó với những tác động tiêu cực của quá trình toàn
cầu hóa giúp cho TTNH phát triển và hội nhập tốt hơn.
3/ “Phát triển và hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam” TS.
NGUYỄN VĂN TIẾN, năm 2000. Nội dung của đề tài tập trung phân tích thực
trạng TTNH Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến năm 2000. Đây là những yếu
tố lịch sử về kinh tế, hệ thống pháp lý, trình độ quản lý TTNH Việt Nam trong
giai đoạn trước khi gia nhập WTO, Luận án sẽ căn cứ vào những nghiên cứu này
làm nền tảng phân tích TTNH Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO (năm 2007)
đến năm 2010 để cập nhật thực trạng TTNH nhằm có những giải pháp thích hợp
cho việc phát triển thị trường.
4/ “Determinants of ViệtNam Informal Market Exchange Rates. The asset
Market approach”. Nguyễn Đức Thanh năm 2002. Đề tài nghiên cứu về những
yếu tố quyết định đến tỷ giá trên thị trường ngoại hối không chính thức của Việt
Nam và những ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô với mục tiêu là ổn định
thị trường đến việc lựa chọn một tỷ giá thích hợp. Nghiên cứu này tập trung phân
tích những nhân tố tạo nên cung cầu và hoạt động của một TTNH cùng tồn tại
song song với TTNH chính thức của nước ta và được gọi bằng nhiều tên, như là
thị trường tự do, thị trường không chính thức. Luận án tiếp cận nghiên cứu này
để phân tích thực trạng thị trường ngoại tệ không chính thức của Việt Nam kể từ


khi gia nhập WTO đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của TTNH chính
thức như thế nào.
5/ “The Institutional and Structural Problems of China’s Foreign
Exchange Market & Implication for the New Exchange Rate”. ZHANG Jikang
and LIANG Yuanyuan, 2004. Nghiên cứu về những vấn đề về thể chế và kết cấu

của TTNH của Trung Quốc và ảnh hưởng của chính sách tỷ giá mới. Nghiên cưú
này đã phân tích quá trình phát triển TTNH dựa vào các cột mốc cải cách chính
sách ngoại hối cuả Trung Quốc. Đây là những nghiên cứu có giá trị làm bài học
kinh nghiệm cho việc phát triển TTNH của Việt Nam bởi vì Việt Nam và Trung
Quốc có nhiều điểm tương đồng về thể chế, nền tảng kinh tế và quản lý vĩ mô.
Ngoài ra còn nhiều luận văn, nghiên cứu và những bài báo trên tập san
chuyên ngành có nội dung liên quan đến đề tài nhưng chỉ đề cập đến một vài khía
cạnh của mục tiêu Luận án, như “Giải pháp phát triển TTNH Việt Nam” Luận án
Tiến sỹ Kinh Tế Trần Nguyên Nam, năm 2009. Đề tài “ Về tiền đề “cần” và
“đủ” và bước đi để đưa đồng Việt Nam trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi
trong bối cảnh hội nhập kinh tế và thị trường tài chính quốc tế” của TS Lê Đình
Thu, năm 2009. Và khảo sát của tác giả Lưu Minh Ngọc thực hiện phỏng vấn qua
Yahoo để lấy ý kiến về hoạt động của TTNH Việt Nam năm 2008 : “ Interview
through Yahoo! Messenger regarding the operation of the current forex market of
Vietnam, 20May 2008”.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những lý thuyết và những nghiên cứu trước đây về chính sách
quản lý ngoại hối và đặc điểm hoạt động của TTNH. Luận án tập trung đánh giá
thực trạng về TTNH Việt Nam và phân tích những tác động của việc điều hành
chính sách quản lý ngoại hối đến TTNH. Từ đó xác định những giải pháp để phát
triển TTNH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận án” Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội
nhập quốc tế và khu vực” lấy thực trạng TTNH Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế làm đối tượng nghiên cứu.


Phạm vi nghiên cứu là chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam và
những hoạt động của TTNH Việt Nam từ năm 1990 đến nay. Mặc dù theo pháp
lệnh ngoại hối năm 2006 khái niệm ngoại hối có bao gồm vàng, các chứng từ có

giá được ghi bằng ngoại tệ, bản tệ được thanh toán bên ngoài biên giới…, nhưng
những loại này chỉ chiếm một phần nhỏ so với ngoại tệ, vì thế luận án giới hạn
nghiên cứu hoạt động kinh doanh ngoại hối trong phạm vi hẹp là trình bày về
ngoại tệ.
Đối với vấn đề hội nhập, Luận án giới hạn phạm vi không gian của đề tài
nghiên cứu là hội nhập về kinh tế quốc tế và khu vực trong cùng nội dung, mặc
dù biết rằng hội nhập khu vực có những điểm khác biệt so với hội nhập quốc tế,
tuy nhiên xu hướng phát triển là từ khu vực để đến với quốc tế vì thế việc nghiên
cứu hội nhập quốc tế sẽ mang ý nghĩa lâu dài hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu đánh giá thực trạng về TTNH Việt Nam, luận án sẽ căn cứ
vào khung lý thuyết những nghiên cứu trước đây của các tác giả như: Ng Beoy
Kui, 1988, Nguyễn văn Tiến, 2000, Nguyễn Trần Phúc September 2009 để so
sánh, tổng hợp và phân tích, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê logic, lập
luận biện chứng đứng trên quan điểm lịch sử và phát triển để đưa ra những giải
pháp nhằm phát triển và hoàn thiện TTNH.
Số liệu thu thập từ nguồn tài liệu của NHNN, IMF, WorldBank, BIS, Báo
cáo thường niên của các NHTM, của Tổng cục Thống kê kết hợp nguồn thông tin
của báo chí tạp chí chuyên ngành và kế thừa những kết quả nghiên cứu thực
nghiệm có liên quan.
Luận án sẽ tập trung giải quyết 4 nội dung chính:
Thứ nhất, lý thuyết hoạt động và phát triển TTNH? Kinh nghiệm của các
nước trong việc điều hành và phát triển TTNH bài học nào cho Việt Nam.
Thứ hai, thực trạng TTNH Việt Nam có đáp ứng được yêu cầu để phát
triển hay không?


Thứ ba, tác động của hội nhập kinh tế đến cung cầu ngoại tệ và ảnh
hưởng của chính sách quản lý ngoại hối đến việc phát triển TTNH Việt Nam.
Thứ tư, giải pháp nào để phát triển TTNH được ổn định và vững chắc

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?.
Nhằm giải quyết những vấn đề trên, bố cục Luận án được phân chia như
sau
6. Bố cục của Luận án
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và phụ lục, bố cục của Luận án
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về thị trường ngoại hối và phát triển TTNH trong hội
nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam.
Chương 3: Những biện pháp góp phần phát triển thị trường ngoại hối Việt
Nam trong tiến trình hội nhập.
7. Những điểm mới của Luận án
Kết quả nghiên cứu của tác giả trình bày trong Luận án thể hiện được một
số các điểm mới chủ yếu sau:
(1) Hệ thống hóa những nội dung cơ bản của chính sách quản lý ngoại hối
đã tác động đến thị trường ngoại hối.
(2)Hệ thống hóa những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến
sự phát triển thị trường ngoại hối làm cơ sở cho những kiến nghị định hướng phát
triển thị trường ngoại hối Việt Nam.
(3) Phân tích những nguyên nhân tạo nên sự tồn tại và phát triển của thị
trường ngoại tệ không chính thức ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những biện
pháp góp phần thu hẹp thị trường này.
(4) Phân tích những tồn tại của thị trường ngoại hối Việt Nam từ sau khi gia
nhập WTO và đề xuất những biện pháp góp phần phát triển thị trường ngoại hối.




Theo khung lý thuyết của những nghiên cứu trước đây về TTNH như Ng
Boey Kui cho rằng điều kiện cơ bản để cho TTNH hoạt động đó là : (1) cho phép

những người tham gia thị trường có thể xác lập trạng thái ngoại hối mở để kinh
doanh trên tài khoản của mình và điều kiện này chỉ có thể thực hiện thuận lợi khi
tự do hóa kiểm soát ngoại hối (2) Tỷ giá phải biến động thực sự để những người
tham gia thị trường có thể thực hiện đa dạng các nghiệp vụ kinh doanh chênh
lệch tỷ giá và đầu cơ cũng như phát triển thị trường ngoại hối phái sinh.(3)Để
TTNH hoạt động cần có sự phát triển thị trường tiền tệ và vai trò của NHTW.(4)
Phát triển các giao dịch phái sinh ngoại hối. Đây là những điều kiện cần thiết để
xem xét một TTNH có khả năng để hoạt động và phát triển hay không?.
Với đề tài nghiên cứu “Vietnam’s Exchange rate Policy and implications
for its Foreign Exchange Market, 1986-2009” của Tran Phuc Nguyen đã cho
thấy vai trò của chính sách tỷ giá đến quá trình phát triển TTNH. Hay đề tài
nghiên cứu Khoa học của TS Nguyễn văn Tiến(2000) về” Phát triển và hoàn
thiện thị trường ngoại hối Việt Nam” đã đưa ra những khung lý thuyết cơ bản về
TTNH với những nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nghiên cứu của ZHANG Jikang and LIANG Yuanyuan(2004) những vấn đề về
thể chế và kết cấu của TTNH của Trung Quốc đã trình bày về ảnh hưởng của tự
do hóa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn đến TTNH.
Dựa vào những nghiên cứu trên và phát triển theo mục đích yêu cầu
nghiên cứu của đề tài, chương 1 của Luận án đưa ra khung lý thuyết nền tảng để
làm cơ sở đánh giá thực trạng TTNH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, vì
thế nội dung của chương sẽ giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, những lý thuyết cơ bản về hoạt động của TTNH? Thành viên
tham gia thị trường họ là ai và đóng vai trò gì trên TTNH? Thứ hai, khung pháp
lý nền tảng được thể hiện qua chính sách quản lý ngoại hối dưới tác động của hội
nhập kinh tế ảnh hưởng như thế nào đối với việc để TTNH hoạt động ổn định và
có trật tự. Thứ ba, để phát triển TTNH cần phải có những điều kiện gì? Thứ tư,
bài học kinh nghiệm của các nước khác trong quá trình phát triển TTNH.
1

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG NGOẠI HỐI TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về thị trường ngoại hối
1.1.1. Khái niệm, chức năng của thị trường ngoại hối
Hầu hết trên thế giới các quốc gia và vùng lãnh thổ đều có đồng tiền riêng
của quốc gia và khu vực, vì thế khi thực hiện các hoạt động thương mại, đầu tư
hay các giao dịch xã hội có liên quan đến tiền tệ giữa các quốc gia sẽ dẫn tới nhu
cầu chuyển đổi đồng tiền của nước này sang đồng tiền nước khác. Người có nhu
cầu về ngoại tệ sẽ bán bản tệ mua ngoại tệ và ngược lại người có khoản thu bằng
ngoại tệ sẽ bán ngoại tệ để mua bản tệ. Hoạt động mua bán các đồng tiền của các
nước sẽ được thực hiện trên thị trường được gọi là TTNH. Vậy, TTNH là nơi
mua bán các đồng tiền của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, thực hiện
việc chuyển hoá giá trị của các đồng tiền của các quốc gia thông qua cung cầu
tiền tệ.[48]
Chức năng của TTNH là kết quả phát triển tự nhiên của một trong các chức
năng cơ bản của NHTM, đó là: nhằm cung cấp dịch vụ cho các khách hàng thực
hiện các giao dịch thương mại quốc tế, sau đó là giúp luân chuyển các khoản đầu
tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác.
Như vậy, thông qua các giao dịch trên, TTNH đã thực hiện các chức năng
sau:
(1) Thỏa mãn nhu cầu thanh khoản quốc tế phát sinh từ các hoạt động
thương mại và đầu tư quốc tế.
(2) Là nơi cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối như giao dịch kỳ
hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai. Khi TTNH
phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các giao dịch và sản phẩm dịch vụ liên tục
ra đời và phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của các đối
tượng khách hàng.

2


(3) Là nơi để NHTW của các nước can thiệp hoạt động của mình nhằm điều
chỉnh tỷ giá hối đoái, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách mua hay
bán số ngoại tệ cần thiết nhằm điều tiết cung cầu ngoại tệ. Mức độ mua vào hay
bán ra của NHTW trên TTNH không chỉ phụ thuộc vào mức độ chênh lệch giữa
cung và cầu ngoại tệ trên thị trường mà còn phụ thuộc vào những yếu tố như cơ
chế tỷ giá hiện hành, mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và mức tỷ giá
mục tiêu mà NHTW muốn theo đuổi.
1.1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối
TTNH là một thị trường khổng lồ và thanh khoản nhất trên thế giới [54],
theo khảo sát của BIS vào tháng 9/2010 doanh số giao dịch của TTNH toàn cầu
lên tới hơn 3900 tỷ USD một ngày [61] . Tỷ giá liên tục thay đổi khoảng 20 lần
trong 1 phút, giao dịch số lượng lớn với mức lời nhỏ được cho là dấu hiệu của
tính thanh khoản [54].
Là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo: do thị trường có tính chất toàn cầu
với khối lượng giao dịch cực lớn, các hàng hóa( tiền tệ) đồng chất (không có chất
lượng hơn, kém), thông tin lưu chuyển tự do và không có các rào cản đối với việc
tham gia thị trường [48]
Là một thị trường hoạt động hiệu quả: các thông tin liên quan đến tỷ giá
luôn được phản ánh nhanh chóng và chính xác lên tỷ giá và tỷ giá tuy được yết ở
các khu vực thị trường khác nhau nhưng hầu như là thống nhất với nhau, có độ
chênh lệch không đáng kể, hiếm khi tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh kiếm lời
từ nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá(arbitrage).
TTNH không nhất thiết phải tập trung tại một vị trí địa lý cụ thể mà là một
thị trường quốc tế, bao gồm một mạng lưới người mua và người bán rộng khắp
trên toàn thế giới, giao dịch với nhau thông qua các phương tiện truyền thông
hiện đại như điện thoại, telex, fax và các hệ thống kinh doanh điện tử.
Trung tâm của TTNH là thị trường liên ngân hàng (Interbank) với các thành
viên chủ yếu là các NHTM, ngân hàng đầu tư, các nhà môi giới ngoại hối và

3


NHTW. Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm 85% doanh số giao dịch toàn
cầu [48].
TTNH mang tính toàn cầu, hoạt động liên tục 24/24 giờ một ngày, trừ các
ngày cuối tuần và các ngày lễ. Sở dĩ có đặc điểm này là vì các trung tâm ngoại
hối chính thường nằm ở các múi giờ khác nhau; bất cứ thời điểm nào cũng sẽ rơi
vào thời gian làm việc của ít nhất một trung tâm tài chính lớn; khoảng thời gian
8g-9g sáng và 1g-3g chiều số lượng giao dịch lớn nhất trong ngày vì đó là thời
gian cùng mở cửa của các trung tâm tài chính lớn của các châu lục, giờ làm việc
của các trung tâm này bao phủ hầu hết 24 giờ/ngày, bắt đầu với các trung tâm ở
Viễn Đông (Sydney, Tokyo và Hongkong), tiếp theo là Trung Đông (Bahrain),
tới Châu Âu (Frankfurt và London), kế là các trung tâm ở Mỹ và kết thúc ở San
Francisco; các trung tâm ngoại hối quan trọng nhất theo doanh số giao dịch có
thể kể đến lần lượt là: London, New York, Tokyo, Singapore và Frankfurt [54]
Là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm
lý…nhất là đối với chính sách tiền tệ của các nước phát triển.
USD là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất chiếm tỷ lệ gần 42.5% trong
tổng số các đồng tiền tham gia(điều này có nghĩa là có tới gần 85% doanh số
giao dịch trên TTNH là có sự hiện diện của USD)[61a]
Đối tượng được mua bán trên TTNH thế giới chủ yếu là khoản tiền gửi
được ghi bằng các loại tiền trên thế giới.
TTNH được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào các tiêu thức khác nhau
1.1.3. Phân loại thị trường ngoại hối
1.1.3.1. Theo phạm vi hoạt động
Thị trường hối đoái được chia thành hai thị trường có mối liên hệ chặt chẽ.
Bao gồm:
- Thị trường liên ngân hàng hoặc thị trường bán buôn (Interbank): Đây là
một mạng lưới các quan hệ ngân hàng đại lý, trong đó các NHTM mở tài khoản
tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng khác. Tại Mỹ trên TTNH ngoài sự tham gia


4

của các NHTM trên TTLNH còn có cả các công ty Đầu tư và các định chế tài
chính khác cùng tham gia, chính xác hơn nên gọi là thị trường liên giao
dịch(Interdealer)[54]
Đối với thị trường tài chính nói chung, thị trường liên ngân hàng là một
trong những thị trường cơ sở và quan trọng nhất vì hầu hết các giao dịch mua và
bán tiền tệ được chu chuyển qua kênh thị trường liên ngân hàng toàn cầu. Do đó,
trọng tâm của thị trường hối đoái là thị trường liên ngân hàng.
Ở Mỹ và một số TTNH lớn khác, thị trường Interbank được thực hiện dưới
hai hình thức: TTLNH trực tiếp giữa các ngân hàng với ngân hàng và TTLNH
gián tiếp thông qua môi giới [48]
Trên TTLNH trực tiếp: Các dealer của các ngân hàng hỏi giá và báo giá lẫn
nhau thông qua các phương tiện truyền thông, điển hình là thông qua điện thoại,
telex và hệ thống giao dịch điện tử.Trong một giao dịch bao giờ cũng có hai
dealer của hai ngân hàng tham gia. Một dealer hỏi giá và một dealer báo giá,
dealer hỏi giá còn được gọi là dealer khởi tạo giao dịch (“initiator”), khi hỏi giá,
dealer hỏi giá thường không nói cho đối tác biết mình muốn mua hay bán, trong
khi đó dealer báo giá phải báo giá hai chiều mua và bán, vì thế, thị trường gọi
những nhà giao dịch trên TTLNH là nhà tạo giá (Market Maker).
Trên TTLNH gián tiếp: Các dealer gửi các lệnh có giới hạn(limit order)
lệnh mua hay lệnh bán với số lượng xác định đến nhà môi giới cuả mình. Các
nhà môi giới đối chiếu và làm khớp các lệnh mua và bán, cung cấp giá tốt nhất
cho khách hàng của mình giá mua cao nhất và giá bán thấp nhất “inside spread”
Các nhà môi giới được hưởng hoa hồng từ hai bên khi giao dịch thành công.
So sánh giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trực tiếp và gián tiếp, ta
thấy có những điểm khác biệt sau:
Trong giao dịch trực tiếp, các dealer luôn biết đối tác của mình là ai, trong
khi trong giao dịch gián tiếp các dealer chỉ biết chi tiết của đối tác khi giao dịch
được thực hiện;


×