Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Báo cáo tổng quan công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 1997 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.89 KB, 112 trang )

Tổng quan
Công tác Đoàn và phong trào TTN nhiệm kỳ 1997-2002

I/ Chương trình: "Giáo dục lý tưởng cho thanh niên, tham gia
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
Trong nhiệm kỳ qua, trên mặt trận tư tưởng- văn hóa, Đảng, Nhà
nước đã có nhiều chủ trương quan trọng nhằm xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết hội nghị BCHTƯ Đảng
lần thứ V (khóa VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" chỉ rõ nhiệm vụ cấp bách đến năm 2000
là: " Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đẩy
lùi hủ tục, các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm, bạo lực, gây rối trật tự
công cộng. Cải thiện đời sống văn hóa ở những vùng đời sống văn hóa còn
thấp kém, nhất là những vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo,
vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất về đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân". Đối với thế hệ trẻ, Nghị quyết
Trung ương V của Đảng nêu nhiệm vụ: "Quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo
đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Có chính sách trọng dụng người tài".
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX một lần nữa khẳng định:
"Hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, thể chất, năng lực sáng
tạo, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối
sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội ";
"Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn
diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề
nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy
vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, Đại hội Đoàn toàn quốc
lần thứ VII đề ra chương trình: Giáo dục lý tưởng cho thanh niên; tham gia
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với mục tiêu: Giáo
dục lý tưởng "Độc lập dân tộc và CNXH"; xây dựng nước Việt Nam: "Dân


giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh", hình thành bản lĩnh chính
trị, ý thức tự tôn dân tộc, đạo đức cách mạng, lối sống, nếp sống cho thanh
thiếu niên, động viên tuổi trẻ cả nước tích cực tham gia xây dựng nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc".
Nội dung, giải pháp chính để thực hiện chương trình bao gồm: tăng
cường tuyên truyền giáo dục Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, lòng yêu nước cho TTN; tăng cường giáo dục nâng cao hiểu biết cho
TTN về các giá trị văn hóa truyền thống, lòng tự hào dân tộc, góp phần giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại; coi trọng các hoạt động giáo dục đạo đức cách mạng, nếp sống, lối
sống trong TTN.
Nhằm thực hiện mục tiêu trên, trong nhiệm kỳ qua, Ban Thường vụ,
Ban Chấp hành TƯ Đoàn đã xây dựng và ban hành hệ thống chủ trương,
giải pháp toàn diện nhằm định hướng và chỉ đạo các cấp bộ Đoàn triển khai
thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ và tham gia xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 1998, Ban
Chấp hành Trung ương Đoàn ban hành chỉ thị "V/v triển khai học tập NQ
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII"; nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày thành
lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ TƯ Đoàn đã phát động
trong toàn Đoàn đợt sinh hoạt chính trị với chủ đề: "Cần kiệm là nếp sống
đẹp của thanh niên"; "Nghe thanh niên nói - nói thanh niên nghe về cần
kiệm"; ban hành thông tri "V/v triển khai cuộc vận động đoàn viên, thanh
niên thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội"; hướng
dẫn việc nắm tình hình tư tưởng các đối tượng thanh niên; xây dựng kế
hoạch "Quán triệt và tổ chức thực hiện NQ hội nghị BCH Trung ương
Đảng lần thứ 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Năm 1999, Ban Bí thư Trung
ương Đoàn ban hành thông tri "Về việc triển khai học tập lý luận chính trị
trong ĐVTN" đồng thời chủ trương xây dựng và tổ chức hoạt động các
nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng (TCM); Năm 2001, Ban Thường vụ

Trung ương Đoàn ban hành kế hoạch học tập, quán triệt và chương trình
hành động của Đoàn thực hiện NQ Đại hội lần thứ IX của Đảng trong đoàn
viên, thanh niên; ban hành hướng dẫn đợt sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ Việt
Nam tiến bước dưới cờ Đảng"
Trên cơ sở nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục ĐVTN trong
tình hình mới, các chủ trương của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành TƯ
Đoàn đều được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công
tác giáo dục chính trị tư tưởng, với tính khả thi cao, nội dung và thời gian
phù hợp, do đó hầu hết các chủ trương công tác đều xuống được cơ sở và
được ĐVTN hưởng ứng. Bên cạnh đó, các bộ Đoàn cũng đã chú trọng xây
dựng, củng cố bộ máy tổ chức, lực lượng làm công tác TT-VH - bao gồm
đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp và lực lượng cộng tác viên đông đảo (lực
lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, trong đó có sự đóng góp tích cực
của đội ngũ cán bộ tuyên giáo của Đảng, hội viên Cựu chiến binh, giáo
viên, văn nghệ sỹ, các nhà khoa học ); chủ động tham mưu tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm, phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn
thể, các lực lượng xã hội, hình thành được cơ chế phối hợp làm công tác
TTVH của Đoàn.
2
1. Về Công tác giáo dục chính trị: kết qủa nổi bật trong công tác
giáo dục chính trị trong nhiệm kỳ VII là việc chỉ đạo và tổ chức cho ĐVTN
học tập 5 bài học lý luận chính trị (LLCT); quán triệt các NQ của Đảng,
đặc biệt là NQ Đại hội Đảng IX; thường xuyên tuyên truyền đường lối chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương công
tác của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Trong nhiệm kỳ đại hội VII, bằng nhiều hình thức và biện pháp sáng
tạo, các cấp bộ Đoàn đã thường xuyên tổ chức tốt việc học tập, quán triệt
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
những chủ trương công tác của Đoàn đồng thời chú trọng việc cung cấp

thông tin về tình hình thời sự, chính trị, đặc biệt là những sự kiện chính trị
nổi bật trong nước và quốc tế; tuyên truyền về âm mưu chống phá cách
mạng nước ta của các thế lực thù địch, nâng cao ý thức cảnh giác cách
mạng cho cán bộ ĐVTN Các hoạt động giáo dục của Đoàn đã góp phần
tích cực vào việc nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị cho ĐVTN, tạo
bầu không khí chính trị - xã hội tích cực, ổn định chính trị đất nước, thúc
đẩy việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn
vị. Kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ qua là việc triển khai đồng bộ việc học
tập 5 bài học LLCT và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX trong
ĐVTN. Sau gần 3 năm triển khai, tính đến hết năm 2001, cả nước có gần 7
triệu lượt ĐVTN được học tập 5 bài LLCT; gần 4 triệu lượt cán bộ, đoàn
viên, thanh niên tham gia nghiên cứu, học tập những nội dung cơ bản của
Nghị quyết đại hội Đảng IX thông qua đợt sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ Việt
Nam tiến bước dưới cờ Đảng". Nét mới trong nhiệm kỳ qua là cách thức tổ
chức học tập và truyền đạt nghị quyết của Đảng có nhiều đổi mới thể hiện
rõ tính hiệu quả và sức sáng tạo của các cấp bộ Đoàn (bên cạnh cách làm
truyền thống là tổ chức lên lớp tập trung, nhiều nơi đã tổ chức các diễn đàn,
các cuộc trao đổi, hội thảo, thi tìm hiểu, thi hùng biện, tổ chức thảo luận,
viết thu hoạch, biên soạn tài liệu hỏi-đáp, đặc biệt một số tỉnh, thành Đoàn
còn tổ chức dịch nội dung 5 bài LLCT ra tiếng dân tộc phục vụ việc học tập
tiếp thu của thanh niên các dân tộc thiểu số ), phát huy tính chủ động của
ĐVTN trong học tập, tìm hiểu nghị quyết, biến quá trình học tập thành quá
trình tự học tập, nghiên cứu. Nội dung học tập được xây dựng sát với đối
tượng, phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu của các đối tượng ĐVTN.
Trung ương Đoàn đã chỉ đạo và tổ chức tổng kết đợt sinh hoạt chính trị
"Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng" và sơ kết 2 năm học tập 5 bài
LLCT. Hiện nay việc học tập 5 bài LLCT tiếp tục được các địa phương,
đơn vị chỉ đạo, tập trung vào đối tượng đoàn viên mới được kết nạp (nhiều
tỉnh, thành Đoàn nêu yêu cầu tất cả thanh niên trước khi kết nạp vào Đoàn
phải học 5 bài LLCT).

3
Việc tổ chức học tập 5 bài LLCT và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng
góp phần nâng cao trình độ nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; giúp ĐVTN rèn luyện
bản lĩnh chính trị, củng cố, tăng cường niềm tin đối với Đảng và sự nghiệp
đổi mới do Đảng khởi xướng, lãnh đạo đồng thời xác định rõ trách nhiệm
của tuổi trẻ trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước; xây dựng và nâng cao
chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn, góp phần tích
cực nâng cao chất lượng đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn.
2. Công tác giáo dục truyền thống của Đoàn tiếp tục được triển khai
sâu rộng gắn với các ngày kỷ niệm lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của
đất nước, của mỗi địa phương, đơn vị, với nhiều loại hình hoạt động
phong phú, sáng tạo như: tổ chức mít tinh, gặp gỡ các thế hệ cán bộ Đoàn,
gặp gỡ nhân chứng lịch sử, hành hương về nguồn, tổ chức tọa đàm, trao
đổi, thi tìm hiểu, nói chuyện truyền thống, thăm bảo tàng lịch sử, bảo tàng
cách mạng, biên tập lịch sử Đoàn Trong nhiệm kỳ qua đã xuất hiện một số
hình thức giáo dục truyền thống mới hấp dẫn, thu hút đông đảo thanh thiếu
nhi tham gia và có tác dụng giáo dục tốt như: cuộc vận động "Hành trình
đến với bảo tàng" của thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh; lễ báo công và chào
cờ trước lăng Bác của thành Đoàn Hà Nội; tổ chức triển lãm ảnh về truyền
thống vẻ vang của Đoàn; giáo dục truyền thống cách mạng thông qua tổ
chức hoạt động của các nhóm TCM Nhiều cơ sở Đoàn đã phối hợp có
hiệu quả với Hội Cựu chiến binh, Quân đội, Công an và các đoàn thể xã hội
khác đồng thời phát huy vai trò, khai thác có hiệu quả các phương tiện
thông tin đại chúng trong công tác giáo dục truyền thống cho ĐVTN.

Cùng với các nhiệm vụ trên, trong nhiệm kỳ qua, các cấp bộ Đoàn
cũng đã chú ý đầu tư cho công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến pháp
luật, giáo dục lối sống, nếp sống văn hóa trong TTN thông qua việc tổ chức

nghiên cứu, học tập các văn bản pháp luật của Nhà nước như: luật Nghĩa vụ
quân sự, luật Giao thông đường bộ, luật Hôn nhân và gia đình, bộ luật Hình
sự, luật Phòng chống ma túy, các Nghị định 36 CP, 87CP của Chính phủ,
Công ước Luật biển quốc tế 1982 Tổ chức ký kết nghị quyết (chương
trình, kế hoạch) liên tịch với các bộ, ngành về các lĩnh vực giáo dục, giữ
gìn an toàn giao thông, môi trường, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã
hội Tổ chức xây dựng các Câu lạc bộ thanh niên với Pháp luật, Câu lạc
bộ hôn nhân gia đình, Câu lạc bộ tiền hôn nhân, Câu lạc bộ thanh niên
phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; thành lập các đội Tuyên truyền
pháp luật và phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu pháp luật, các cuộc thi tuyên truyền, các hội nghị báo cáo viên
nhằm tăng cường lực lượng, định hướng công tác tuyên truyền giáo dục;
chỉ đạo các cơ quan báo chí, xuất bản của Đoàn xây dựng chuyên trang,
4
chuyên mục phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đoàn
viên thanh thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân.
Các hoạt động giáo dục lối sống, nếp sống văn hóa được tiến hành
với nhiều cách làm sáng tạo, bước đầu đạt được những kết quả tích cực.
Trong nhiệm kỳ đại hội VII, toàn Đoàn đã sôi nổi tham gia vào các cuộc
vận động “Cưới văn minh tiết kiệm”; “Cần kiệm là nếp sống đẹp của thanh
niên”; “Tuổi trẻ sống đẹp” (theo tinh thần Nghị quyết hội nghị BCHTƯ
Đảng lần thứ 5 (khóa VIII), đồng thời tích cực hưởng ứng cuộc vận động
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Uỷ ban
Trung ương MTTQVN phát động. Đã xuất hiện nhiều mô hình tổ chức
cưới theo nếp sống văn hóa mới đảm bảo tiết kiệm, văn minh, trang trọng
do Đoàn, Hội tổ chức; một số tỉnh, thành Đoàn thành lập các câu lạc bộ
"Chủ hôn trẻ", hỗ trợ các bạn trẻ trong ngày cưới. Cũng trong nhiệm kỳ
qua, các cấp bộ Đoàn đã phối hợp với ngành Văn hóa - Thông tin và các
ban, ngành, đoàn thể khác tổ chức các cuộc liên hoan, gặp gỡ nhằm động
viên, tôn vinh những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến; tổ

chức các cuộc thi tìm hiểu, thi đàn và hát dân ca; các hoạt động giao lưu
quốc tế góp phần định hướng giá trị thẩm mỹ cho lớp trẻ, gìn giữ những giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đồng thời tiếp thu
những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Cùng với việc duy trì thường xuyên các hoạt động văn hóa văn nghệ
ở cơ sở thông qua phong trào ca hát tập thể, các cuộc hội diễn, liên hoan
văn nghệ, nét mới trong giáo dục, định hướng thẩm mỹ âm nhạc cho giới
trẻ là việc tổ chức bình chọn những ca khúc hay được bạn trẻ yêu thích,
bình chọn 21 ca khúc cách mạng gắn với sự kiện chuyển giao thế kỷ, xây
dựng các nhóm Tuyên truyền ca khúc cách mạng (TCM). Đặc biệt là việc
tổ chức cho các nhóm TCM đến với đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa,
lực lượng thi công trên các công trình trọng điểm quốc gia, kết hợp tổ chức
biểu diễn văn nghệ với việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, cả nước có trên 6.500 nhóm
TCM thường xuyên hoạt động phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa văn
nghệ của thanh thiếu nhi và đông đảo nhân dân. Các hoạt động tham gia
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được các cấp bộ Đoàn tập trung chỉ đạo và
được đông đảo đoàn viên, TTN tham gia, tiêu biểu là các cuộc thi cồng
chiêng, thi tìm hiểu và hát dân ca, lễ hội văn hóa tuổi trẻ các dân tộc Tây
Nguyên
Bên cạnh việc thường xuyên tổ chức cho ĐVTN học tập Luật Nghĩa
vụ quân sự, vận động thanh niên trong độ tuổi tham gia khám tuyển nghĩa
vụ quân sự, các cấp bộ Đoàn đã chú ý việc cung cấp thông tin, tiến hành
thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
5
cho đoàn viên, thanh thiếu niên về tình hình nhiệm vụ mới, chỉ rõ âm mưu
và hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch (đặc biệt là tại
các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam bộ); tham gia
xây dựng lực lượng vũ trang, thường xuyên làm tốt công tác hậu phương
quân đội .

Thực hiện NQLT giữa Trung ương Đoàn với Tổng cục Chính trị và
Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn
trực thuộc đã chủ động phối hợp với Ban chỉ huy quân sự, Hội Cựu chiến
binh các cấp thường xuyên giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống của dân tộc
nhân các ngày lễ lớn trong năm nhằm giáo dục về mục tiêu, lý tưởng,
truyền thống cách mạng, lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh thiếu
nhi. Điểm nổi bật trong công tác tuyên truyền giáo dục về nhiệm vụ bảo vệ
tổ quốc, ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với vấn đề chủ quyền an ninh
quốc gia là việc triển khai sâu rộng cuộc vận động "Tuổi trẻ cả nước tham
gia phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở các xã
phường biên giới, hải đảo" (gọi tắt là cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới,
hải đảo") do TƯ Đoàn phát động; tổ chức cuộc thi "Biên giới, hải đảo
trong trái tim tôi" thu hút sự tham gia của đông đảo đoàn viên, TTN và các
tầng lớp nhân dân cả nước với kết quả 2,6 triệu bài dự thi. Một trong những
hoạt động thể hiện ý chí của tuổi trẻ Việt Nam là việc Đoàn thanh niên các
cấp đã phát động cao trào phản đối cái gọi là Đạo luật về Nhân quyền cho
Việt Nam của Hạ viện Mỹ, góp phần ngăn chặn sự can thiệp thô bạo của
chính quyền Hoa Kỳ đối với Việt Nam; phát hành hơn 60.000 tài liệu về
chủ quyền an ninh biển đảo và trách nhiệm của tuổi trẻ tới cơ sở. Qua sự
kiện Tây Nguyên và những diễn biến phức tạp ở Tây Bắc, Tây Nam Bộ, tổ
chức Đoàn các cấp đã kịp thời tuyên truyền giáo dục cho đông đảo ĐVTN
cả nước hiểu rõ hơn âm mưu thâm độc của kẻ thù nhằm chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân, góp phần nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, bảo vệ
Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân.
Công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội cũng
thường xuyên được chú trọng. Trung ương Đoàn đã phối hợp với các cơ
quan tuyên truyền và huy động các cơ quan thông tin đại chúng phản ánh
hoạt động Đoàn thanh niên tham gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội
trong thanh thiếu niên; biên soạn và xuất bản gần 1 vạn cuốn sách giới
thiệu, cung cấp kiến thức, kỹ năng cũng như các hình thức, biện pháp

phòng chống tội phạm và TNXH trong thanh thiếu niên cấp phát cho cơ sở.
Nhiều hoạt động tuyên tuyền phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong
thanh thiếu niên được triển khai như tổ chức các buổi mít tinh, các điểm
tuyên truyền xung kích, văn phòng tư vấn lưu động giúp đỡ người nghiện,
phối hợp tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, tổ chức các "Hòm thư" phát
hiện và tố giác tội phạm Các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc đã tổ chức
6
tuyên truyền giáo dục về Luật Phòng chống ma tuý, Luật Hình sự, Luật An
toàn giao thông, Luật Hôn nhân gia đình cho hàng chục ngàn lượt đoàn
viên, thanh niên bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú thông qua các
buổi sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội, các câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa văn
nghệ, các buổi diễu hành, tuyên truyền qua các tờ rơi, tài liệu sinh hoạt
Đoàn, tổ chức các cuộc hội trại, thi tìm hiểu về pháp luật, luật lệ an toàn
giao thông, tìm hiểu về tác hại của ma túy và HIV/AIDS. Các cuộc thi
"Thanh niên với chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm", "Đội tuyên
truyền thanh niên phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, "Tìm hiểu
luật Phòng, chống ma tuý"; liên hoan "Các tiểu phẩm phòng chống tội
phạm và các tệ nạn xã hội", tổ chức "Tháng cao điểm phòng chống ma tuý
trong thanh thiếu niên" với nhiều nội dung thiết thực, hiệu quả
Tích cực tuyên truyền và triển khai chương trình phối hợp hành động
về "Giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phòng chống đua xe trái phép" ở 4
thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh" và cuộc
vận động "Thanh thiếu niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông".
Đã xuất hiện nhiều mô hình mới, các làm hay như các mô hình: "500 ngõ
phố do thanh niên đảm nhận" của thành Đoàn Hải Phòng; "Ngõ phố an
toàn-văn minh-sạch đẹp-nghĩa tình" của thành Đoàn TP. hồ Chí Minh;
"Đoạn đường thanh niên tự quản" của thành Đoàn Hà Nội

Hoạt động của hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn có nhiều khởi
sắc, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục. Trong

nhiệm kỳ từ 1997 - 2002, hoạt động của hệ thống báo chí, xuất bản của
Đoàn phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, kịp thời chuyển tải
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các
chủ trương công tác của Đoàn đến cơ sở và đông đảo ĐVTN; phản ánh các
mô hình, điển hình, kinh nghiệm hay, cách làm mới hiệu quả ở cơ sở; tích
cực nêu gương điển hình thanh niên tiên tiến trên các lĩnh vực học tập công
tác; xung kích trong cuộc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn
xã hội; bảo vệ quyền lợi chính đáng của ĐVTN; góp phần vào việc định
hướng chính trị, giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống cho TTN. Cùng với
các cơ quan báo chí, xuất bản ở Trung ương, các tỉnh, thành Đoàn đã phối
hợp xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo và truyền hình
địa phương; xây dựng bản tin nội bộ phản ánh hoạt động Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi ở cơ sở, phục vụ công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn.
Trong những năm qua, hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn cũng đã
chủ động, sáng tạo tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các chủ trương lớn
của Đoàn, Hội, Đội như: diễn đàn "Thanh niên sống đẹp", "Thanh niên tiên
tiến" (Báo Tiền phong); diễn đàn "Sống đẹp" (Báo Thanh niên, Tạp chí
Thời trang trẻ); cuộc vận động viết về "Kỷ niệm sâu sắc về Đội TNTP Hồ
7
Chí Minh và phong trào thiếu nhi" (Tạp chí Thanh niên phối hợp với Hội
đồng Đội Trung ương); cuộc thi tìm hiểu về Đội TNTP Hồ Chí Minh nhân
kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội (Báo Nhi Đồng phối hợp với Hội đồng
Đội Trung ương); cuộc thi "Sinh viên luận" (Báo Sinh viên Việt Nam);
cuộc thi viết lý luận về 21 chủ đề diễn đàn "Tầm nhìn thế kỷ" (Tạp chí
Thông tin khoa học thanh niên); diễn đàn "Tuổi trẻ sống đẹp" (Tạp chí
Thanh niên); diễn đàn: Bạn hiểu thế nào về lời dạy thứ nhất trong 5 điều
Bác Hồ dạy "Yêu tổ quốc, yên đồng bào"; cuộc thi bình chọn 50 ca khúc
thiếu nhi trong thế kỷ 20, chào thế kỷ 21 (Báo Thiếu niên tiền phong); cuộc
thi bình chọn 21 ca khúc cách mạng viết về tuổi trẻ (Tạp chí Thời trang
trẻ); xây dựng "Tủ sách vàng" (NXB Kim Đồng); xuất bản cuốn "Một trăm

ca khúc cách mạng", xây dựng và hình thành hệ thống sách nghiệp vụ công
tác Đoàn, Hội, Đội và sách chính trị (NXB Thanh niên)
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí, xuất bản của Trung ương Đoàn
cũng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, nhân
đạo từ thiện; xây dựng các quỹ, các giải thưởng dành cho học sinh, sinh
viên, thanh thiếu nhi nghèo, thiếu nhi đặc biệt khó khăn và cho các đối
tượng chính sách như: học bổng Nguyễn Thái Bình (Báo Thanh niên); học
bổng Vừ A Dính, Lê Văn Tám, giải thưởng Kim Đồng (Báo Thiếu niên tiền
phong); giải thưởng Lý Tự Trọng, Sao Tháng Giêng (Báo Sinh viên Việt
Nam và Hoa học trò); quỹ Hỗ trợ thanh niên xung phong (Báo Tiền
phong); quĩ Đôremon (Nhà xuất bản Kim Đồng); tổ chức giải Việt dã,
Cuộc thi Hoa hậu toàn quốc (Báo Tiền phong), giải Bóng đá U21, các
chương trình Duyên dáng Việt Nam (Báo Thanh Niên), giải bóng đá Thiếu
niên, nhi đồng toàn quốc (Báo Nhi Đồng), giải bóng đá U15 (Báo Thiếu
niên tiền phong)
Việc thực hiện Chỉ thị 02 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc
"Mua, đọc và tham gia viết tin bài cho báo của Đoàn" đạt được một số kết quả
đáng khích lệ. Hiện nay Trung ương Đoàn đang quản lý 9 cơ quan báo chí (Báo
Tiền Phong, Thanh Niên, Sinh viên Việt Nam và Hoa học trò, Thiếu niên tiền
phong, Nhi Đồng, Thời trang trẻ, Tạp chí Thanh niên, Chương trình Truyền
hình thanh niên và Phát thanh thanh thiếu nhi), 2 nhà xuất bản (Kim Đồng,
Thanh Niên), cùng với Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh và 53
bản tin thanh niên (do các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc quản lý).
Mặc dù đạt được nhiều kết quả, song đứng trước yêu cầu của nhiệm
vụ công tác Đoàn và phong trào TTN trong giai đoạn mới, hệ thống báo
chí, xuất bản của Đoàn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế: chưa huy động
được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia viết tin, bài cho báo; tỷ lệ
phát hành tới cơ sở, nhất là các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo còn thấp. Một số báo, tạp chí, NXB của Đoàn
8

(cả Trung ương và địa phương) còn có sai sót về nội dung tuyên truyền;
chưa có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ trong hệ thống Đoàn nhằm tạo
nên sức mạnh đồng bộ.
Hoạt động của các nhà văn hóa thanh niên: hệ thống cung thiếu
nhi, nhà văn hóa thanh niên, trung tâm hoạt động TTN trong nhiệm kỳ qua
có sự phát triển cả về số lượng và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt
động của thanh thiếu nhi. Hiện có 12 tỉnh, thành phố và 18 quận, huyện, thị
xã có nhà văn hóa thanh niên do Đoàn quản lý. Trên thực tế, nhiều năm qua
hệ thống nhà văn hóa thanh niên đã có nhiều cố gắng, tự khẳng định là một
trong những hệ thống thiết chế văn hóa với nội dung, phương thức hoạt
động mang đậm màu sắc thanh niên, trở thành một trong những phương
thức giúp Đoàn tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; tiến hành
việc thử nghiệm các các mô hình, loại hình hoạt động, tổ chức các hoạt động
lớn của Đoàn, đóng góp tích cực vào công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục
TTN (mỗi năm thu hút hàng triệu lượt ĐVTTN đến sinh hoạt, học tập, vui
chơi giải trí). Tiêu biểu cho hệ thống cung, nhà văn hóa thanh niên là Cung
văn hóa thể thao thanh niên Hà Nội, Nhà văn hóa thanh niên TP. Hồ Chí
Minh, Nhà văn hóa thanh niên Hải Phòng, Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắc
Lắc, Gia Lai, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Trung tâm văn hóa thanh niên tỉnh
Thừa Thiên-Huế Tuy nhiên, ở một số dịa phương, tổ chức Đoàn chưa coi
trọng và nhìn nhận đúng vai trò, vị trí của nhà văn hóa thanh thiếu nhi đối
với công tác giáo dục của Đoàn dẫn tới việc buông lỏng quản lý, thiếu đầu
tư, chỉ đạo hoặc chưa phát huy hết tác dụng (đáng lưu tâm là việc Tỉnh
Đoàn Nghệ An bàn giao Trung tâm thanh thiếu nhi Nguyễn Tất Thành cho
UBND thành phố Vinh quản lý. Tỉnh Đoàn Thanh Hóa chuyển Trung tâm
thanh thiếu nhi thành Trung tâm Giáo dục chính trị - không còn chức năng
văn hóa ). Trong những năm qua, Trung ương Đoàn chưa xây dựng được
qui chế hướng dẫn, quản lý hoạt động của hệ thống nhà văn hóa thanh niên,
chưa có sự đầu tư chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương nhằm

phát huy khả năng to lớn của hệ thống nhà văn hóa thanh niên trong nhiệm
vụ giáo dục, phát hiện bồi dưỡng tài năng trẻ cũng như nghiên cứu, thử
nghiệm mô hình hoạt động của Đoàn, Hội.
Hoạt động của hệ thống báo cáo viên - tuyên truyền viên: Thực hiện
chủ trương củng cố và xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
các cấp của Đoàn, từ năm 1999 đến nay, định kỳ hàng năm Trung ương
Đoàn đều tổ chức hội nghị báo cáo viên, cùng với nhiều cuộc thi và các
hoạt động khác nhằm cung cấp thông tin và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các tỉnh, thành Đoàn. Nhiều tỉnh,
thành Đoàn, Đoàn trực thuộc đã tích cực đầu tư chỉ đạo, hướng dẫn và duy
trì hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, bước đầu hình
9
thành lực lượng báo cáo viên của Đoàn tham gia tuyên truyền chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như các chủ
trương công tác của Đoàn. Theo báo cáo của các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn
trực thuộc, hiện nay cả nước có 670 báo cáo viên cấp tỉnh, 8.519 báo cáo
viên cấp huyện và 33.425 báo cáo viên cấp cơ sở, cùng với 42 đội tuyên
truyền viên cấp tỉnh, 123 đội cấp huyện, 2.472 đội cấp cơ sở. Nếu tính cả
số lượng các đội, nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng thì toàn Đoàn hiện
có 8.900 báo cáo viên các cấp, gần 10.000 đội tuyên truyền viên các cấp.
Cùng với việc thường xuyên tham gia tuyên truyền các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đội ngũ báo cáo viên
còn tích cực tham gia triển khai 5 bài học lý luận chính trị, các nghị quyết
của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, tích
cực tham gia tuyên truyền luật Nghĩa vụ quân sự, đấu tranh phòng chống
tội phạm và tệ nạn xã hội, tuyên truyền về dân số - sức khỏe - môi trường,
về an toàn giao thông Hình thức tuyên truyền cũng có nhiều đổi mới theo
hướng hấp dẫn, thiết thực, đảm bảo hiệu quả giáo dục. Nhiều nội dung
tuyên truyền được lồng ghép với các hoạt động của TN tạo sức thu hút lớn.
Tuy nhiên việc duy trì hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên

truyền viên của Đoàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Số báo cáo viên, tuyên
truyền viên là cán bộ Đoàn thuyên chuyển nhanh. Nhiều địa phương còn
gặp khó khăn trong công tác tập huấn và duy trì hoạt động thường xuyên
của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.
Công tác nắm tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong thanh niên
bước đầu được quan tâm chỉ đạo, nhất là trong những năm gần đây. Thực
hiện hướng dẫn của Ban Bí thư TƯ Đoàn, hầu hết số tỉnh, thành Đoàn đã tổ
chức nghiên cứu, điều tra và hướng dẫn việc nắm tình hình tư tưởng và dư
luận xã hội trong thanh niên, đặc biệt là vào những thời điểm "nhạy cảm"
(như trước đại hội Đảng các cấp, bầu cử Quốc hội khóa XI ), tại các "điểm
nóng", trong những đối tượng thanh niên đặc thù có nhiều biểu hiện phức
tạp; phân công cán bộ theo dõi và nắm tình hình thanh niên theo các địa
bàn, ở từng thời điểm, từng sự việc; chủ động tham mưu và tích cực tham
gia giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ sở; định kỳ nắm và tổng hợp tình
hình báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền. Trong năm 2002, Trung ương
Đoàn phối hợp với uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam tổ chức đợt
khảo sát tình hình tư tưởng thanh niên tại 20 tỉnh, thành phố đại diện cho
các vùng, miền phục vụ việc xây dựng văn kiện đại hội Đoàn toàn quốc lần
thứ VIII đồng thời giúp các cấp bộ Đoàn nắm vững hơn tình hình tư tưởng
và dư luận xã hội trong các đối tượng thanh niên.
Tuy nhiên, bên cạnh những địa phương, đơn vị làm tốt, còn không ít
cơ sở chưa thực sự quan tâm hoặc lúng túng trong việc xác định các nội
10
dung, biện pháp nắm tình hình tư tưởng ĐVTN, thụ động trong việc tham
mưu đề xuất và tham gia giải quyết các tình huống phát sinh, các "điểm
nóng" ở cơ sở. Một số địa phương, cơ sở chưa nắm vững nội dung của
công tác nắm tình hình tư tưởng và dư luận trong TN dẫn tới cách làm qua
loa, đại khái, báo cáo không rõ trọng tâm, trọng điểm.
Đánh giá chung: với nhận thức giáo dục là chức năng cơ bản của
Đoàn, nắm vững nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, trong nhiệm kỳ

qua, công tác tư tưởng- văn hóa đã được toàn Đoàn coi trọng, có sự tập
trung cchỉ đạo, đầu tư đúng mức (cả về chủ trương, bộ máy cán bộ, cơ sở
vật chất và nguồn lực). Nhận thức của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ chủ
chốt các cấp về nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ được nâng lên một
bước. Chính vì vậy, các cấp bộ Đoàn đã xây dựng được hệ thống chủ
trương, giải pháp đúng đắn bám sát Nghị quyết Đại hội Đoàn VII và sự
định hướng của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu và trực tiếp tổ
chức các hoạt động giáo dục vừa nhiệt tình, tâm huyết, vừa có trình độ
nghiệp vụ và kỹ năng làm công tác tư tưởng-văn hóa; tăng cường nguồn
lực, điều kiện, cơ sở vật chất đầu tư cho các hoạt động giáo dục của Đoàn.
Các nội dung cơ bản của công tác giáo dục được triển khai đồng bộ,
có trọng tâm, trọng điểm giúp cho ĐVTN tiếp cận thường xuyên và sâu
hơn với những chủ trương lớn và quan trọng của Đảng, Nhà nước (Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; IX; NQ TƯ5, TƯ6 (khóa VIII),
TƯ5 (khóa IX) ; tổ chức tốt các hoạt động giáo dục truyền thống; học tập
5 bài lý luận chính trị cho ĐVTN; các hoạt động chào thế kỷ mới; xây dựng
và phát triển nhóm TCM; củng cố và phát triển đội ngũ báo cáo viên, tuyên
truyền viên Trong chỉ đạo đã tạo được sự cân đối cần thiết giữa cong tác
giáo dục chính trị với các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Với phương châm "Hướng về cơ sở, tạo thuận lợi cho cơ sở", hầu hết
các chủ trương lớn trong nhiệm kỳ đều được nghiên cứu kỹ, tổ chức chỉ
đạo điểm trước khi nhân ra diện rộng; chú ý việc tạo cơ chế phối hợp; biên
soạn và cung cấp tài liệu; tăng cường công tác kiểm tra, sơ, tổng kết rút
kinh nghiệm. Thông tin báo cáo trong hệ thống được duy trì thường xuyên
và ngày càng nâng cao chất lượng. Lực lượng cộng tác viên được tăng
cường đáng kể, đặc biệt là sau khi các cấp bộ Đoàn tổ chức học 5 bài lý
luận chính trị và tổ chức học tập nghiên cứu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX.
Phương thức tuyên truyền, giáo dục phong phú, có nhiều sáng tạo và
hiệu qủa hơn. Kết qủa của đợt sinh hoạt chính trị “Tuổi trẻ Việt Nam tiến

bước dưới cờ Đảng” cho chúng ta nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức
học tập quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng cho ĐVTN. Việc tổ
11
chức "Năm học lý luận chính trị", các cuộc vận động lớn “Cần kiệm là nếp
sống đẹp của thanh niên”; “Tuổi trẻ sống đẹp”; “Nghĩa tình biên giới, hải
đảo” là những kinh nghiệm tốt cho nhiệm kỳ sau.
Nhiều hình thức thu hút, tập hợp ĐVTN vào các hoạt động giáo dục
đã được triển khai như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các cuộc thi trên
truyền hình, tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa, tổ chức thành công
các hoạt động dạng lễ hội (Lễ hội văn hóa tuổi trẻ các dân tộc Tây Nguyên,
liên hoan các điển hình thanh niên tiên tiến theo cụm thi đua ).
Tuy nhiên, công tác tư tưởng - văn hóa của Đoàn trong nhiệm kỳ qua
còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục:
- Chất lượng sinh hoạt chính trị ở chi đoàn vẫn là khâu yếu. Nguyên
nhân của tình trạng này là do trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều
bất cập, cùng với việc thiếu tài liệu, phương tiện để tiến hành các hoạt động
giáo dục. Trong nhiệm kỳ vừa qua, nhiều tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực
thuộc đã chú trọng biên tập và phát hành tài liệu sinh hoạt đến chi đoàn,
song nhìn chung giá trị sử dụng, tính kịp thời vẫn còn nhiều hạn chế.
- Các đợt sinh hoạt chính trị, việc tổ chức học tập 5 bài lý luận chính
trị), cũng như các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước chủ yếu mới đạt được bề rộng, còn một tỷ lệ lớn đoàn viên,
thanh niên chỉ được tiếp cận bước đầu và ở mức đơn giản với những nội
dung cần học tập nghiên cứu. Một số tỉnh, thành Đoàn mới dừng lại ở việc
tổ chức quán triệt các nội dung nêu trên cho đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên
trách.
- Phần lớn nội dung giáo dục còn chung cho nhiều đối tượng. Mặc
một số tỉnh, thành Đoàn đã cố gắng cụ thể hóa các nội dung giáo dục phù
hợp với các đối tượng thanh niên (TP. Hồ Chí Minh biên soạn 5 bài học lý
luận chính trị thành băng Video; thành Đoàn Hải Phòng đưa nội dung 5 bài

học vào dịch vụ bưu điện miễn phí tạo thuận lợi cho việc truy cập; Đắc
Lắc, Gia Lai biên soạn thành tiếng Bana, Êđê; Hà Giang biên soạn băng
cassette tiếng Mông ), song nhìn chung các nội dung giáo dục vẫn chưa
quan tâm nhiều tới các đối tượng đoàn viên, thanh niên đặc thù (thanh niên
dân tộc, tôn giáo, thanh niên chậm tiến, thanh niên trong các cơ sở giáo
dưỡng, các trại cải tạo ).
- Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng thanh niên chưa được tiến
hành thường xuyên, rộng khắp. Còn có biểu hiện qua loa, đại khái dẫn tới
tình trạng bị động, thậm trí trả giá đắt trước những vấn đề phát sinh ở cơ
sở.
12
- Ơ một số chủ trương chưa chú ý việc sơ, tổng kết rút kinh nghiệm,
thiếu kiểm tra đôn đốc dẫn tới hiệu quả thấp như việc triển khai thực hiện
Chỉ thị 02 về việc "Mua, đọc và tham gia viết tin, bài cho báo chí của
Đoàn"; Kế hoạch 47 về cuộc vận động "Tuổi trẻ sống đẹp"; phong trào
"Khỏe để lập nghiệp, giữ nước"; hướng dẫn số 08 về nắm tình hình tư
tưởng các đối tượng thanh niên
- Việc phát huy sức mạnh của hệ thống báo chí, xuất bản, bản tin
chưa đạt hiệu quả như mong muốn; hệ thống công cụ của công tác giáo dục
ở cơ sở còn yếu và chưa phát huy được tác dụng thường xuyên (báo cáo
viên, tuyên truyền viên, đội tuyên truyền thanh niên, nhóm TCM, câu lạc
bộ thanh niên ).
Một số bài học bài học kinh nghiệm:
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, xây dựng và ổn định bộ
máy cán bộ chuyên trách, mở rộng lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền
viên làm công tác tư tưởng- văn hóa; chú ý việc cung cấp thông tin, tăng
cường kinh phí và các phương tiện phục vụ các hoạt động giáo dục của
Đoàn.
- Lựa chọn nội dung trọng tâm, kịp thời ban hành chủ trương phù
hợp với yêu cầu nhiệm vụ và thực tế tình hình cơ sở. Thực tế trong nhiệm

kỳ vừa qua, chúng ta đã biết chọn lựa những vấn đề cơ bản, sát thực với
tình hình thực tế như: 5 bài LLCT, Nghị quyết đại hội Đảng các cấp và NQ
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, các Nghị quyết TƯ5,6 (khóa VIII),
TƯ5 (khóa IX), các cuộc vận động, tổ chức các nhóm Tuyên truyền ca
khúc cách mạng được các cấp bộ Đoàn và đông đảo ĐVTN nhiệt tình
hưởng ứng.
- Tăng cường công tác chỉ đạo thể hiện ở các khâu: chọn điểm chỉ
đạo, kịp thời rút kinh nghiệm trước khi nhân ra diện rộng (để triển khai
Năm học lý luận chính trị, Trung ương Đoàn đã chỉ đạo điểm tại xã Thang
Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương; tổ chức điểm 21 diễn đàn "Tầm
nhìn thế kỷ" trước khi triển khai đồng loạt; đợt sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ
Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng" được chỉ đạo điểm ở 4 địa bàn ); chọn
thời điểm phát động, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn kịp
thời; coi trọng công tác tuyên truyền, thông tin, báo cáo, thi đua khen
thưởng
II/ Chương trình " Thanh niên học tập, sáng tạo làm chủ khoa
học, công nghệ".
13
Mục tiêu chung của chương trình là "Chăm lo bồi dưỡng để nâng
cao trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, công nghệ, chuyên môn, nghề
nghiệp cho thanh thiếu nhi. Tổ chức, động viên thanh niên xung kích thực
hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của
Đảng và Nhà nước, vì sự phát triển của mỗi thanh thiếu nhi, góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH".
Phấn đấu đến hết nhiệm kỳ mỗi thanh niên vào đời biết ít nhất một nghề,
mỗi năm Đoàn tổ chức dạy nghề cho 100 ngàn thanh niên.
Chương trình được thực hiện gắn với việc triển khai nghị quyết hội
nghị lần thứ II Ban Chấp hành TƯ Đảng (khoá VIII) về giáo dục- đào tạo
và khoa học công nghệ, Chỉ thị 58CT/TƯ, ngày 17/10/2000 của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2001-2005. Để triển khai
thực hiện mục tiêu trên, Trung ương Đoàn đã xây dựng và triển khai
chương trình hành động "Tuổi trẻ Việt Nam xung kích, sáng tạo thực hiện
NQTƯ2 về định hướng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học
công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" (Chương trình số
194CT/TƯĐTN, ngày 23/4/1997 của BCH TƯ Đoàn) đồng thời xây dựng
và triển khai Kế hoạch học tập và ứng dụng công nghệ thông tin trong
thanh thiếu nhi giai đoạn 2001-2005 (Kế hoạch số 180 KH/TƯĐTN, ngày
6/7/2001) nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, ĐVTN về yêu cầu cấp
thiết đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo ra phong trào thi đua học tập,
ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, mạnh mẽ trong thanh thiếu nhi.
Ngày 24/8/2001, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tiếp tục ban hành chương
trình Thanh niên ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phát
triển nông nghiệp, nông thôn (Chương trình số 186CT/TƯĐTN) với mục
tiêu: tạo ra phong trào thanh niên thi đua ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông
sản hàng hóa, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Chương trình công tác Đoàn và phong trào TTN năm 2001 xác định nhiệm
vụ vận động thanh niên tiến quân vào khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin và công nghệ sinh học là một trong các trọng tâm công tác.
Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp đồng thời tạo cơ chế cho việc thực hiện
chương trình, Trung ương Đoàn đã ký nghị quyết liên tịch với các bộ,
ngành (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi
trường ) tạo điều kiện hỗ trợ thanh niên học tập, tiến quân vào khoa học,
công nghệ. Riêng đối với lực lượng học sinh, sinh viên, Trung ương Đoàn
cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình phối hợp định kỳ
hàng năm nhằm định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh

14
viên đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học.
Cùng với việc ban hành các chủ trương công tác, Trung ương Đoàn cũng
đã tập trung nguồn lực xây dựng Trung tâm phát triển khoa học công nghệ
và Tài năng trẻ với chức năng tổ chức nghiên cứu, tham mưu triển khai các
mô hình hoạt động khoa học công nghệ, các hình thức hỗ trợ tài năng trẻ,
phổ biến kiến thức, dịch vụ khoa học kỹ thuật; quản lý công tác nghiên cứu
khoa học và hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong hệ
thống Đoàn; tư vấn đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức về khoa học công
nghệ cho cán bộ Đoàn và ĐVTN.
Kết quả triển khai thực hiện chương trình cụ thể ở các đối tượng
thanh niên như sau:
Trong thanh niên trường học, phong trào "Học tập, rèn luyện vì
ngày mai lập nghiệp, vì dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh"
tiếp tục được triển khai sâu rộng với quy mô và chất lượng ngày càng cao,
phù hợp với điều kiện, đối tượng, góp phần giáo dục lý tưởng, xây dựng
động cơ, thái độ học tập đúng đắn, cổ vũ học sinh, sinh viên khắc phục khó
khăn, vươn lên trong học tập, rèn luyện. Trong nhiệm kỳ qua, số lượng học
sinh, sinh viên trong các nhà trường không ngừng tăng lên. Chỉ tính riêng
trong năm học 2000 - 2001, cả nước đã có gần 18 triệu học sinh phổ thông,
1 triệu sinh viên (đạt tỷ lệ 118 sinh viên/10.000 dân), 820.000 học sinh học
nghề tại các trường chuyên nghiệp, trong đó có 130.000 học nghề dài hạn.
Số lượng đào tạo nghề từ năm 1997 đến năm 2000 tăng 1,8 lần, tập trung
chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên. Lực lượng lao động đã qua đào tạo theo các
loại hình và trình độ khác nhau chiếm 20% tổng số lao động.
Hoạt động nghiên cứu khoa học và tập sự nghiên cứu khoa học trong
sinh viên có nhiều chuyển biến, thu hút ngày càng đông đảo HSSV tham
gia. Tính thiết thực và hiệu quả của các công trình nghiên cứu khoa học
được coi trọng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thực tiễn. Các cấp bộ Đoàn đã
quan tâm hơn đến việc vận động sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học,

tổ chức và động viên lực lượng giảng viên trẻ tham gia hướng dẫn sinh viên
nghiên cứu khoa học. Nhiều hoạt động bổ trợ cho công tác nghiên cứu khoa
học được tổ chức như các cuộc hội thảo phương pháp học tốt, hội nghị
nghiên cứu khoa học, hội thi olympic các môn học, các câu lạc bộ học
thuật Nếu như năm 1997 các cấp bộ Đoàn thành lập và duy trì hoạt động
được 6.923 CLB học thuật, năm 1998 có 16.220 CLB học thuật và CLB sở
thích với gần 200.000 HSSV tham gia, thì đến năm 2001, số CLB học thuật
là 23.996 CLB, thu hút 872.682 lượt HSSV. Hầu hết các trường đại học,
cao đẳng đều tổ chức hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học, nhiều đề tài
nghiên cứu khoa học trong sinh viên đạt giải thưởng cao. Chỉ tính riêng
trong năm học 1999-2000, thành phố Hà Nội đã có 195 đề tài sinh viên
15
NCKH đạt giải thưởng cấp bộ. Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các
trường Đại học Y - Dược lần thứ 10 được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh với
sự tham gia của 88 đề tài khoa học sinh viên; hội nghị khoa học tuổi trẻ các
trường đại học Sư phạm lần thứ nhất được tổ chức tại trường Đại học Sư
phạm Hà Nội với 99 đề tài khoa học sinh viên; cuộc thi Dynamic 2000 sinh
viên - Nhà doanh nghiệp trẻ tương lai của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh lần thứ 5 thu hút 3.500 sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu
vực phía Nam tham gia. Năm học 2000-2001, quỹ Hỗ trợ sáng tạo Việt
Nam (Vifotec) đã trao giải thưởng cho 296 công trình đạt giải sinh viên
nghiên cứu khoa học. Trong nhiệm kỳ, thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh đã tổ
chức 130 hội nghị nghiên cứu khoa học, tập hợp gần 20.000 sinh viên tham
gia nghiên cứu với 1.042 đề tài (có 555 đề tài cấp thành phố và 01 đề tài
cấp bộ). Thành Đoàn Hà Nội có gần 6.000 đề tài nghiên cứu khoa học của
7.164 sinh viên được nghiệm thu. Trung ương Đoàn phối hợp tổ chức định
kỳ hàng năm hội thi Tin học trẻ không chuyên các cấp và hội thi toàn quốc,
thi olympic các môn Mác - Lênin, vật lý, toán học, cơ học thu hút hàng
ngàn NSSV tham gia. Việc động viên, tôn vinh các gương điển hình tiên
tiến nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong HSSV được chú

trọng thông qua việc tổ chức các Festival nghiên cứu khoa học, liên hoan
thanh niên tiên tiến, bình chọn 21 gương mặt tiêu biểu. Trong hoạt động
này xuất hiện nhiều mô hình hoạt động mới có hiệu quả như: CLB "Điện -
Điện tử" của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh; CLB
"Chứng khoán" của Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh; cuộc thi " ISO
Ngoại thương 2000-2001" của Đại học Ngoại Thương cơ sở II tại TP. Hồ
Chí Minh; cuộc thi " Tài trí trẻ" khối THPT của tỉnh Đoàn Hải Dương
Bên cạnh việc đẩy mạnh các phong trào thi đua học tập, rèn luyện,
các cấp bộ Đoàn tiếp tục triển khai sâu rộng các hoạt động định hướng hỗ
trợ học sinh sinh viên như việc giới thiệu nhà ở, tổ chức tọa đàm, trao đổi
về nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho HSSV; duy trì và phát triển các loại
quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ, quỹ Giúp bạn nghèo vượt khó, quỹ Tín dụng sinh
viên; các loại giải thưởng như: giải thưởng Lý Tự Trọng, giải thưởng Sao
tháng Giêng, học bổng ESSO, học bổng Nguyễn Thái Bình. Đến nay 100%
các trường ĐH, CĐ, THCN và THPT đều có một trong các loại quỹ khuyến
học, khuyến tài hoặc các loại giải thưởng. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay,
các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã trao 79.475 suất học bổng cho 519.681
HSSV, giúp nhiều HSSV vươn lên trong học tập. Trong 5 năm học, từ 1997
- 2002, Trung ương Đoàn đã trao giải thưởng Lý Tự Trọng cho 782 cán bộ
Đoàn là học sinh khối THPT, trị giá 368,1 triệu đồng; Trung ương Hội sinh
viên Việt Nam trong 3 năm học từ 1999 - 2002 đã trao Giải thưởng "Sao
tháng Giêng" cho 324 sinh viên là cán bộ Đoàn, Hội xuất sắc với trị giá
162 triệu đồng, 120 suất học bổng do Công ty ESSO tài trợ cho 120 sinh
viên các trường ĐH, CĐ trong cả nước. Cùng với Trung ương, năm học
16
2000-2001, thành Đoàn, Hội sinh viên TP Hà Nội đã trao 5.855 suất học
bổng, giải thưởng trị giá 3,3 tỷ đồng; thành Đoàn TP Hồ Chí Minh trao
1.000 suất học bổng và giải thưởng trị giá 1,5 tỷ đồng
Đã có nhiều HSSV Việt Nam đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế
về toán học, vật lý, tin học, sinh học, âm nhạc Hệ thống các cơ sở phát

hiện, tuyển lựa tài năng (các lớp năng khiếu của các nhà thiếu nhi, các
trung tâm văn hóa các trường chuyên, lớp chọn ) được mở rộng. Hiện nay,
tỷ lệ HSSV đạt khá giỏi, số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia,
quốc tế ngày càng tăng; phong trào học thêm ngoại ngữ, tin học trong
HSSV ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều sinh viên học 2-3 trường cùng
một thời gian, nhiều sinh viên thông thạo hai, ba ngoại ngữ Năm học
2000-2001, học sinh khối THPT tham dự các kỳ thi Olimpic quốc tế các
môn tiếng Nga, Vật lý, Toán, Sinh học, Hóa học đã đạt 5 huy chương vàng,
2 huy chương bạc và 12 huy chương đồng
Trong lĩnh vực hoạt động này đã xuất hiện một số mô hình mới, đó
là "Trung tâm hỗ trợ sinh viên" của Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh với kết
quả giới thiệu 5.921 việc làm và 19.359 chỗ ở trọ cho sinh viên; mô hình
"Hợp tác xã trong trường học" của trường Đại học kinh tế quốc dân; mô
hình "Quản lý sinh viên ngoài ký túc xá" của trường Cao đẳng Sư phạm Đà
Lạt; mô hình "Ngân hàng thanh niên", "Quỹ tín dụng sinh viên" Đặc biệt,
từ năm 2000, hoạt động "Tư vấn mùa thi", "Tiếp bước mùa thi" của thanh
niên, học sinh, sinh viên trong các chiến dịch hè tình nguyện trở thành hoạt
động có sức thu hút lớn, được dư luận đánh giá cao.
Điểm nhấn trong hoạt động của học sinh, sinh viên khối trường học
là sự phát triển sâu rộng phong trào Tình nguyện, góp phần tích cực vào
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi trường, cơ hội cho đoàn viên,
thanh niên học sinh rèn luyện cống hiến và trưởng thành. Các hoạt động
tình nguyện xung kích tham gia phòng chống thiên tai, cứu trợ, cứu nạn,
bảo vệ môi trường sinh thái; tình nguyện giúp dân vùng sâu, vùng xa xóa
đói giảm nghèo, xóa mù chữ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân
dân, chi viện cho các công trình trọng điểm quốc gia đã thu hút đông đảo
HSSV tham gia với tinh thần tình nguyện và ý thức tự giác cao. Trong 4
năm, thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện cả nước đã tổ chức được
34.536 lớp học, giúp xóa mù chữ cho 517.048 người (chủ yếu là đối tượng
thanh thiếu nhi). Đặc biệt là chiến dịch “Thanh niên, học sinh, sinh viên

tình nguyện hè" năm 2001 và 2002 đã được triển khai rộng khắp ở tất cả
các tỉnh, thành phố trong cả nước, thu hút 6,5 triệu lượt ĐVTN tham gia
trong các đội hình thanh niên tình nguyện tập trung và các hoạt động tình
nguyện tại chỗ. Nhiều mô hình hoạt động hiệu quả như: "Mùa hè xanh",
"Tháng an toàn giao thông" của thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh; mô hình
17
"Vì Thủ đô xanh - sạch - đẹp" của thành Đoàn Hà Nội; mô hình "Tình
nguyện xanh" của tuổi trẻ tỉnh Thừa Thiên- Huế; mô hình "Tổ chức nhà
giữ trẻ" trong mùa mưa bão của tỉnh Đoàn Đồng Tháp
Trong thanh niên nông thôn, hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến
bộ KHKT, công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nông
nghiệp luôn được xác định là một trong những hoạt động trọng tâm của các
cấp bộ Đoàn ở nông thôn. Thông qua những mô hình, hình thức hoạt động
khác nhau, Đoàn đã khơi dậy được tinh thần xung phong tình nguyện của
ĐVTN trong việc tham gia xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội
xây dựng nông thôn mới. Qua các phong trào và hoạt động của Đoàn đã
xuất hiện một lớp thanh niên nông thôn có trình độ, có khả năng tiếp thu,
ứng dụng và chuyển giao những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến
vào sản xuất, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất,
kinh doanh của các hộ gia đình trẻ; xuất hiện nhiều gương thanh niên vươn
lên làm giàu chính đáng với thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Đoàn thanh niên các cấp đã chủ động phối hợp với các cơ quan
thông tin tuyên truyền mở các chuyên trang, chuyên mục, xuất bản các ấn
phẩm, tạp chí, tờ tin tuyên truyền sâu rộng những tiến bộ KHKT, công
nghệ, xây dựng các phóng sự về những mô hình, điển hình tiên tiến của
thanh niên nông thôn nhằm tuyên truyền và phổ biến sâu rộng trong thanh
niên và nhân dân. Phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình, phương
thức tuyên truyền vận động thanh niên tích cực ứng dụng, chuyển giao tiến
bộ KHKT mới vào sản xuất thông qua các Đội tuyên truyền viên trẻ, CLB

khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thanh niên Trong 4 năm từ năm
1998-2001, các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã tổ chức được 46.700 lớp tập
huấn khuyến nông, khuyến lâm, IPM, tập huấn về tham gia xóa đói giảm
nghèo cho gần 2,5 triệu lượt ĐVTN, giúp cho thanh niên có kiến thức và
biết ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
biên tập tờ tin Khuyến nông thanh niên phát hành đến các Đoàn cơ sở trong
cả nước.
Để cổ vũ, động viên đông đảo thanh niên nông thôn tham gia áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hoạt động đã được tổ chức
như các hội nghị đầu bờ, các hội thi, các buổi trình diễn kỹ thuật, liên hoan
thanh niên tiên tiến, thanh niên giỏi nghề nông Tiêu biểu như: Liên hoan
thanh niên tiên tiến giỏi nghề nông khu vực miền Đông và miền Tây Nam
bộ năm 1999; hội thi CLB khuyến nông thanh niên các tỉnh Đồng bằng
sông Hồng năm 2000 Hoạt động của các CLB, điểm trình diễn kỹ thuật
cũng có nhiều khởi sắc. Tính đến hết năm 2001, Đoàn thanh niên các cấp
18
đã thành lập và duy trì hoạt động trên 3.500 "CLB khoa học kỹ thuật trẻ",
thu hút trên 100.000 thanh niên nông thôn tham gia. Tiếp tục triển khai và
nhân rộng mô hình "CLB khuyến nông" gắn với Tủ sách thanh niên ở cơ sở
nhằm đưa nhanh những tiến bộ KHKT vào sản xuất. Trong 4 năm qua, các
cấp bộ Đoàn đã xây dựng được 20.609 "Điểm trình diễn kỹ thuật" về giống
cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lương cao, thu hút 653.456 ĐVTN
tham gia. Đây là loại hình hoạt động có hiệu quả tích cực đang được nhiều
địa phương áp dụng với mục đích giúp thanh niên nông thôn từng bước tiếp
cận với kiến thức KHKT mới.
Trong thanh niên công nhân, viên chức, đô thị: đứng trước yêu cầu
của thời kỳ CNH-HĐH và thử thách của cơ chế thị trường, lực lượng thanh
niên công nhân viên chức đã tích cực, tự giác học tập, nâng cao trình độ,
nhanh chóng nắm bắt công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại, rèn luyện nâng cao

tay nghề để có đủ khả năng quản lý và sản xuất đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng (kiểu dáng đẹp, chất lượng cao, giá thành hạ ). Trên cơ sở phong
trào CKT (Chất lượng - Kiểu dáng - Tiết kiệm) nhiều hoạt động như: các
cuộc hội thao tuổi trẻ sáng tạo, thi tay nghề, thi thợ giỏi, thi "Bàn tay vàng
ngành Dệt May", hội thao "Liên viện ngành Y", các loại hình CLB, các đề
tài nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất đã được
tổ chức đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh. Trong 4 năm, từ
1998-2001, ĐVTN khối công nhân, viên chức đã hoàn thành 19.905 đề tài,
sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm lợi 149.108 triệu đồng; tổ chức 2.012 hội thi
tay nghề, thi thợ giỏi, thu hút 364.155 ĐVTN tham gia. Nhiều cơ sở Đoàn
tích cực vận động ĐVTN học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
ngoại ngữ, tin học, ứng dụng thành tựu KHKT mới vào sản xuất và quản
lý Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, vươn lên làm
chủ khoa học kỹ thuật, phong trào học tập nâng cao trình độ văn hóa, trình
độ tay nghề của ĐVTN ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nếu năm 1997 ở 45
tỉnh, thành Đoàn có 15.712 ĐVTN theo học các lớp tại chức đại học,
23.400 ĐVTN học tại chức cao đẳng và trung cấp, thì đến năm 2000 số
thanh niên CNVC học tại chức đại học là 19.720 người, tỷ lệ học cao đẳng
và trung cấp tăng gấp đôi so với năm 1997. Một số cơ sở Đoàn đã tổ chức
các lớp bồi dưỡng văn hóa cho thanh niên, tiêu biểu như: Đoàn Thanh niên
Công ty Gang thép Thái Nguyên đã phối hợp với Công đoàn nhà máy mở 6
lớp bổ túc văn hóa cấp 2, 3 cho 379 công nhân. Thành Đoàn TP. Hồ Chí
Minh coi nhiệm vụ phổ cập trung học phổ thông cho thanh niên công nhân
là trọng tâm hoạt động của khối thanh niên công nhân viên chức, đồng thời
huy động hơn 1.200 kỹ sư, cử nhân trực tiếp tham gia giảng dạy với tinh
thần tình nguyện tại 284 lớp cho hơn 6.200 thanh niên công nhân; tổ chức
xây dựng quỹ khuyến học "Phổ cập THPT cho thanh niên công nhân", trao
học bổng cho những thanh niên công nhân có ý thức và thành tích học tập
tốt. Thông qua việc học tập, rèn luyện và phong trào thanh niên đã hình
19

thành một lớp công nhân - lao động trẻ có kiến thức KHKT, có năng lực
quản lý, có tay nghề giỏi tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, kinh
doanh.
Trong lĩnh vực hướng nghiệp, dạy nghề cho thanh niên, hệ thống cơ
sở dạy nghề của Đoàn, Hội đã tập trung phát triển và mở rộng các hình
thức đào tạo, tư vấn việc làm cho thanh niên, gắn các hoạt động dạy nghề
với việc chuyển giao tiến bộ KHKT, công nghệ mới; dạy nghề gắn với giải
quyết việc làm tại chỗ và tham gia xuất khẩu lao động; quan tâm đào tạo
nghề miễn phí và giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ, các đối tượng
chính sách, thanh niên nông thôn, miền núi, trẻ em đặc biệt khó khăn. Tăng
cường các hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho thanh niên đường phố và
trường học, mở rộng các hình thức đào tạo nghề tại địa phương (gắn với
việc phát triển các làng nghề truyền thống), đào tạo nghề theo địa chỉ
Hiện nay, cả nước có 121 trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm, 86 văn
phòng giao dịch việc làm do Đoàn thanh niên và Hội LHTN các cấp quản
lý. Trong 5 năm (từ 1997-2001), hệ thống trung tâm dạy nghề và dịch vụ
việc làm đã tổ chức dạy nghề cho 768.088 thanh niên, giải quyết việc làm
cho 362.741 thanh niên. Riêng 23 trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc
làm do Trung ương Đoàn và tỉnh, thành Đoàn quản lý đã dạy nghề cho
103.037 thanh niên, trong đó có 67% sau học nghề tìm được việc làm. Các
văn phòng giao dịch việc làm đã giới thiệu và tạo việc làm ổn định cho
154.368 người. Ngoài việc dạy nghề tại chỗ, các trung tâm còn mở rộng
các hình thức đào tạo nghề theo địa chỉ, cung cấp lao động cho các doanh
nghiệp, các khu công nghiệp, các đơn vị liên doanh với nước ngoài; chủ
động liên kết với các trường đại học mở các lớp ngoại ngữ, tin học Tiêu
biểu như Trung tâm Dạy nghề và dịch vụ việc làm Sông Hồng, Trung tâm
Dạy nghề và dịch vụ việc làm Trung ương Đoàn, Trung tâm Dạy nghề và
dịch vụ việc làm các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh Một số trung tâm còn tham gia xuất khẩu lao động ra nước ngoài
đạt hiệu quả cao, trở thành địa chỉ tin cậy đối với thanh niên nói riêng và

người lao động nói chung như Trung tâm xúc tiến việc làm thanh niên của
tỉnh Đoàn Hà Tĩnh, công ty Thương mại và dịch vụ Vạn Xuân
Cùng với việc dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm
của Đoàn còn làm tốt công tác tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm
cho ĐVTN. 5 năm qua đã có hàng chục ngàn thanh niên được tư vấn nghề,
461.716 thanh niên được giới thiệu việc làm, trong đó có trên 2/3 tìm được
việc làm ổn định. Hoạt động của hệ thống trung tâm dạy nghề và dịch vụ
việc làm cho thanh niên đã góp phần tích cực vào việc thực hiện chiến lược
quốc gia về giải quyết việc làm và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu dạy nghề cho 100 ngàn ĐVTN
do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII đề ra. Đặc biệt trong những năm
20
gần đây xuất hiện một số mô hình mới trong hoạt động dạy nghề và dịch vụ
việc làm như tổ chức các "Ngày hội việc làm" (Hải Dương, Quảng Ninh,
Lâm Đồng ), "Hội trợ việc làm" (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương) tạo
thêm cơ hội tìm việc làm cho thanh niên, được dư luận đánh giá tốt.
Hoạt động tham gia xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung
học cơ sở được tổ chức thông qua các chiến dịch "ánh sáng văn hóa", các
đội hình thanh niên tình nguyện, phối hợp với các chiến sỹ biên phòng, các
thầy cô giáo thuộc ngành Giáo dục-Đào tạo tổ chức các lớp học tình
thương, lớp xóa mù chữ ban đêm Trong 4 năm từ 1998-2001, các cấp bộ
Đoàn đã tổ chức được 25.387 lớp học, với sự tham gia của 98.601 ĐVTN,
xóa mù cho 448.698 học viên; tổ chức 14.015 lớp học tình thương tập hợp
288.221 trẻ em không có điều kiện đến trường.
Cũng trong nhiệm kỳ qua, hàng năm Trung ương Đoàn đều chủ động
phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Tổng Liên đoàn lao
động Việt Nam, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổ chức hội thi "Sáng
tạo kỹ thuật" toàn quốc; phối hợp với Trung tâm Khoa học tự nhiên và
Công nghệ quốc gia tổ chức " Giải thưởng khoa học thanh niên" tập hợp
319 công trình nghiên cứu khoa học và giải pháp kỹ thuật của tuổi trẻ; tổ

chức trao 4 giải thưởng khoa học và 16 giải thưởng về giải pháp kỹ thuật
cho những công trình nghiên cứu xuất sắc; phối hợp với Công ty VINET
thực hiện chương trình đào tạo công nghệ thông tin tiêu chuẩn quốc tế theo
chương trình của hệ thống cao đẳng cộng đồng HOUSTON Hoa Kỳ; tổ
chức trao hoạc bổng công nghệ thông tin cho nữ sinh suất sắc toàn quốc;
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các hội thi
"Thanh niên nông thôn với chương trình IPM", "Liên hoan thanh niên sản
xuất, kinh doanh giải", "Câu lạc bộ khuyến nông trẻ"
Tóm lại, Chương trình "Thanh niên học tập, sáng tạo làm chủ khoa
học, công nghệ" đã được các cấp bộ Đoàn tập trung chỉ đạo, bước đầu đem
lại hiệu quả thiết thực, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của ĐVTN
trong học tập, nghiên cứu, áp dụng những thành tựu của khoa học công
nghệ vào thực tiễn đời sống, góp phần bồi dưỡng và xây dựng nguồn nhân
lực trẻ vừa hồng, vừa chuyên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo ra những phương thức mới
trong đoàn kết tập hợp thanh niên và xây dựng Đoàn, Hội vững mạnh.
Tuy nhiên, những kết quả của chương trình "Thanh niên học tập,
sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ" mới chỉ là bước khởi đầu cho một
nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài. Trong các trọng tâm công tác của Đoàn
(được xác định rõ trong năm 2001) thì đây là trọng tâm chưa được quan
tâm đầu tư đúng mức. Ơ một số địa phương, cơ sở chương trình chậm được
21
triển khai và thiếu những giải pháp đồng bộ. Hoạt động khoa học công
nghệ của các cấp bộ Đoàn chưa có tính bứt phá, chưa thực sự tạo thành
phong trào rộng lớn có sức cuốn hút đông đảo ĐVTN tham gia. Việc triển
khai thực hiện Kế hoạch học tập và ứng dụng công nghệ thông tin trong
thanh thiếu nhi và Chương trình thanh niên ứng dụng và chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật, công nghệ phát triển nông nghiệp nông thôn nhìn chung còn
lúng túng, thậm trí có nơi chưa triển khai đến cơ sở. Công tác phát hiện, bồi
dưỡng và chăm sóc tài năng trẻ chưa được coi trọng đúng mức. Việc khai

thác các kết quả nghiên cứu khoa học, khả năng tập hợp và phát huy lực
lượng trí thức trẻ và khai thác nguồn lực phục vụ chương trình còn nhiều
hạn chế. Một bộ phận không nhỏ ĐVTN ở nông thôn, nhất là miền núi,
vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận với các thành tựu KHCN.
III/ Chương trình: "Thanh niên tình nguyện thực hiện chương
trình, dự án trọng điểm quốc gia".
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII đã
quyết định triển khai trong toàn Đoàn chương trình "Thanh niên tình nguyện
thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia" với mục tiêu động
viên đông đảo ĐVTN tình nguyện tham gia thực hiện các chương trình, dự
án trọng điểm của đất nước và của các địa phương, đơn vị, nhằm phát huy
mạnh mẽ vai trò xung kích, sáng tạo cũng như tiềm năng to lớn của tuổi trẻ
trong nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho
thanh niên, góp phần mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, bồi
dưỡng và nâng cao năng lực chỉ đạo cho đội ngũ cán bộ Đoàn, xây dựng và
củng cố tổ chức Đoàn, Hội, Đội.
Nhằm cụ thể hóa nghị quyết của đại hội, hội nghị Ban Thường vụ
Trung ương Đoàn lần thứ VI (tháng 10/1998) đã bàn, quyết định một số
giải pháp lớn về việc Đoàn tham gia phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết
việc làm cho thanh niên với tư tưởng chỉ đạo: tập trung khai thác nguồn
lực, tích cực đề xuất cơ chế chính sách, nhằm tạo cơ hội và điều kiện thuận
lợi để tổ chức Đoàn tham gia một cách hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm cho thanh niên; nhân rộng các mô
hình đã có, đồng thời tạo dựng các mô hình mới mang tính xung kích, nhất
là những lĩnh vực mới và ở những vùng còn nhiều khó khăn. Các giải pháp
của Đoàn phải gắn liền với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
địa phương, đơn vị, kết hợp hài hòa giữa nghĩa vụ và lợi ích thiết thực của
tuổi trẻ; tiếp tục thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, giúp cơ sở tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc, phát huy tiềm năng của cơ sở, thông qua hoạt động
thực hiện mục tiêu tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, xây

dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội, Đội.
22
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban thường vụ TƯ Đoàn, căn cứ tình
hình thực tiễn của mỗi địa phương, đơn vị, các cấp bộ Đoàn đã chủ động,
tích cực tổ chức và huy động đông đảo thanh niên tham gia vào chương
trình quốc gia giải quyết việc làm; chương trình 327 (sau này là chương
chình 5 triệu ha rừng) phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; xóa đói giảm nghèo;
chương trình 135 dành cho các xã đặc biệt khó khăn; khai thác, phát triển
kinh tế biển; các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia
Triển khai thực hiện chương trình 327 (5 triệu ha rừng), từ năm 1998
đến năm 2001, theo báo cáo 22 đơn vị tham gia dự án, các cấp bộ Đoàn đã
lập 857 dự án vay 39.704 triệu đồng từ nguồn vốn 327, huy động 24.614
thanh niên tham gia. Đặc biệt trong Năm Thanh niên, Trung ương Đoàn đã
đề xuất với Thủ tướng Chính phủ triển khai, thực hiện 5 dự án lớn xây
dựng các khu kinh tế thanh niên xung phong - khu vực rừng phòng hộ hồ
Ngòi Là - Tuyên Quang; làng lâm nghiệp TNXP Mê Linh - Vĩnh Phúc; khu
kinh tế TNXP Quỳ Hợp - Nghệ An; dự án trồng rừng phòng hộ trên đảo
Thanh niên Bạch Long Vỹ và dự án trồng rừng phòng hộ hồ Ao Châu - Phú
Thọ. Riêng trong năm 2000, lực lượng TNXP đã trồng mới 460 ha rừng
(đạt 100% kế hoạchđề ra), chăm sóc 1.105 ha, bảo vệ 4.630 ha rừng, xây
dựng cơ sở hạ tầng trị giá 380 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 2.000
thanh niên vùng dự án. Năm 2001, triển khai thực hiện chương trình "5
triệu ha rừng", lực lượng TNXP tham gia dự án đã trồng mới 458 ha, chăm
sóc 939 ha, bảo vệ 5.000 ha và khoanh nuôi 100 ha rừng, xây dựng cơ sở
vật chất trị giá 280 triệu đồng, giải quyết việc làm cho trên 1.000 thanh
niên.
Nhằm khai thác, phát huy vai trò của ĐVTN tham gia phát triển kinh
tế biển, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã ký nghị quyết liên tịch
(NQLT) với Bộ Thủy sản "Về việc phát huy vai trò của thanh niên trong sự
nghiệp phát triển kinh tế thủy sản". Thực hiện NQLT, trong 4 năm (1998 -

2001), các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm chuyển
giao tiến bộ KHKT vào việc nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản.
Theo báo cáo của 21 tỉnh, thành Đoàn (những địa phương có biển), các cấp
bộ Đoàn đã phối hợp tổ chức: 1.005 cuộc tuyên truyền về phát triển kinh tế
thủy sản, thu hút 61.613 lượt ĐVTN tham gia; tổ chức các cuộc hội thi tay
nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản với sự tham gia của 2.984 ĐVTN; xây
dựng 775 điểm trình diễn kỹ thuật khuyến ngư, thu hút 20.336 ĐVTN; tổ
chức 1.313 lớp tập huấn khuyến ngư cho 49.298 ĐVTN; xây dựng 163
CLB khuyến ngư trẻ, với 3.083 hội viên. Đặc biệt, Trung ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bộ Thủy sản chỉ đạo xây dựng thí
điểm 3 Làng ngư nghiệp thanh niên tại làng An Vũ - xã An Ninh Đông -
huyện Tuy An - tỉnh Phú Yên; làng Kiên Chính - xã Hải Chính - huyện Hải
Hậu - tỉnh Nam Định và Làng ngư nghiệp TN An Hải - Thị trấn Thuận An
23
- huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là mô hình khu dân cư kiểu
mẫu thuộc khu vực nông thôn ven biển do Đoàn thanh niên xây dựng và
đảm nhận (lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta) nhằm phát huy vai trò
xung kích, nòng cốt của thanh niên trong việc phát triển kinh tế-xã hội, an
ninh - quốc phòng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với mô
hình làng ngư nghiệp thanh niên, trên cơ sở NQLT giữa Trung ương Đoàn
và Bộ Thủy sản, một số tỉnh, thành Đoàn đã xây dựng các Đội đánh bắt cá
xa bờ, các CLB khuyến ngư trẻ (Quảng Nam thành lập 12 đội tàu thanh
niên đánh bắt xa bờ; thành Đoàn Hải Phòng và tỉnh Đoàn Bình Định mỗi
đơn vị xây dựng 4 CLB khuyến ngư trẻ ). Nhằm biểu dương, tôn vinh
những điển hình thanh niên tiên tiến trong lĩnh vực phát triển kinh tế thuỷ
sản tháng 8/2002, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ
Thuỷ sản tổ chức hội nghị: "Gặp mặt thanh niên tiêu biểu toàn quốc ngành
Thuỷ sản", với sự tham gia của 250 đại biểu thanh niên tiên tiến.
Trong nhiệm kỳ qua, các cấp bộ Đoàn cũng đã chủ động đảm nhận
các công trình, phần việc thanh niên gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã

hội của địa phương, cơ sở, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lượt ĐVTN.
Tiêu biểu là công trình xây dựng 1.000 phòng học, trị giá 70 tỷ đồng của
Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh; công trình 10 nghìn địa chỉ giúp gia đình
chính sách và giúp đỡ 1.000 đội TNTP của Đoàn TN Quân đội; công trình
đại tu đường sắt từ Km 1263 đến km 1264 trên tuyến đường sắt Thống
Nhất, trị giá 1,3 tỷ đồng của Đoàn TN Đường Sắt Việt Nam; công trình 50
phòng học (4 ngôi trường hoàn chỉnh) tặng thiếu nhi vùng sâu, vùng xa của
tỉnh Đoàn Thanh Hóa, trị giá trên 1,5 tỷ đồng
Cùng với các hoạt động trên, các cấp bộ Đoàn và tuổi trẻ cả nước đã
tích cực tham gia các hoạt động chi viện cho các công trình trọng điểm
như: Thủy điện Yaly, xây dựng đường dây 500 KV Bắc Nam, xây dựng
đường Hồ Chí Minh, xóa cầu khỉ, xây dựng cầu nông thôn mới ở Đồng
bằng sông Cửu Long, xây dựng đảo Thanh niên Bạch Long Vỹ và đảo
Thanh niên Cồn Cỏ
Đặc biệt trong năm 2000 - Năm Thanh niên, trên cơ sở đề xuất của
Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh tham gia thực hiện một số chương trình, dự án trọng
điểm quốc quốc gia. Sau hơn hai năm triển khai thực hiện, các chương
trình, dự án đều đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Kết quả cụ thể
như sau:

1- Dự án Trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn,
miền núi: thực hiện quyết định số 354/QĐ-TTg ngày 28/4/2000 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tổ chức các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia
24
phát triển nông thôn miền núi tại 125 xã nghèo, đặc biệt khó khăn thuộc 10
tỉnh: Lạng Sơn, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lâm Đồng,
Đắc Lắc, Bình Phước, Sóc Trăng và Cà Mau, trong năm 2000 - 2001, các
tỉnh, thành Đoàn đã đưa 500 đội viên đến nhận nhiệm vụ tại các xã đặc biệt
khó khăn. Hoạt động của các đội viên tri thức trẻ tình nguyện tập trung chủ

yếu vào việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; tham gia công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư; phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục, các hoạt động xã
hội tại địa phương; tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ; tổ chức
các lớp học xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho nhân dân; tham gia bảo vệ môi trường sinh thái; cùng thanh
thiếu nhi địa phương tổ chức các hoạt động Đoàn, Hội, Đội.
Sau hai năm thực hiện dự án, hoạt động của lực lượng trí thức trẻ
tình nguyện tại các địa phương được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đánh
giá cao, nhân dân ghi nhận. Nhiều trí thức trẻ đã được kết nạp Đảng, nhiều
thanh niên sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã tình nguyện ở lại lâu dài tại các
địa phương, cơ sở. một số được các địa phương tuyển dụng vào bộ máy
công chức Nhà nước. Trên cơ sở kết quả đạt được, Trung ương Đoàn tiếp
tục xây dựng dự án mở rộng trình Chính phủ với phương án đưa 1.000 trí
thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn miền núi (Thủ tướng đã
đồng ý về chủ trương mở rộng dự án).
2- Dự án tham gia xóa cầu khỉ, xây dựng cầu nông thôn mới Đồng
bằng Sông Cửu Long: được triển khai từ tháng 12/2000 và được chia làm 3
giai đoạn theo sự phân bổ nguồn vốn của chính phủ. Giai đoạn 1 và 2 tiến
hành xóa cầu khỉ, xây dựng 395 cầu nông thôn mới tại 6 tỉnh: Sóc Trăng,
Trà Vinh, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu và Kiên Giang. Giai đoạn 3 mở rộng
ra 8 tỉnh, thành phố mới là: Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp,
An Giang, Long An, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Đây là dự án có quy
mô lớn, được triển khai trên địa bàn rộng, sử dụng nhiều giải pháp kỹ thuật
mới. Mục tiêu của dự án là: thông qua nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách, thí
điểm việc huy động vốn đối ứng của địa phương và sự đóng góp công lao
động của thanh niên tình nguyện đồng thời phát động phong trào xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn thông qua việc huy động nguồn lực tại
chỗ xây dựng các cầu đơn giản thay thế cầu khỉ nối liền các xóm ấp, cụm
dân cư Với dự án này, Đoàn thanh niên đã đột phá vào một trong những

khó khăn lớn nhất của nhân dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là vấn
đề giao thông nông thôn, phá bỏ những chiếc cầu khỉ từng tồn tại bao đời,
góp phần kích cầu, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân đồng
thời góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn dân
cư, mở rộng mặt trận đoàn kết tập thanh niên. Nhằm thực hiện các mục tiêu
trên, Trung ương Đoàn đã phát động phong trào thi đua: "Xóa cầu khỉ, xây
25

×