Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

mẫu đề cương tổng quan tình hình thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên nhiệm kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.08 KB, 13 trang )

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Ban chấp hành trung ương Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2006
***
Đề cương tổng quát
Tổng quan tình hình thanh niên,
Công tác Đoàn và phong trào TTN nhiệm kỳ 2002-2007

Phần mở đầu
I- Sự cần thiết của việc xây dựng tổng quan.
- Nhiệm kỳ đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII diễn ra trong những năm đầu
thế kỷ XXI (2002 – 2007), dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, công
cuộc đổi mới và phát triển đất nước tiếp tục đạt những thành quả đáng kể, đời sống
nhân dân và tình hình kinh tế đất nước có những bước chuyển biến tích cực, niềm
tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố, vị thế Việt Nam trên trên
trường quốc tế được khẳng định và nâng cao. Đây cũng là giai đoạn thế giới có
nhiều chuyển biến phức tạp khôn lường với những cuộc cách mạng “sắc màu”, sự
gia tăng cạnh tranh hội nhập kinh tế, sự tiếp tục đấu tranh giữa phát triển kinh tế với
xây dựng cuộc sống bình đẳng và đầy đủ hơn cho người lao động và các dân tộc
trên thế giới. Bối cảnh trong nước và quốc tế đó đã có những tác động sâu sắc đến
thanh niên, tạo ra những chuyển biến mới trong tình hình thanh niên.
- Trong nhiệm kỳ qua, tổ chức Đoàn, Hội, Đội đã có những chủ trương và
phong trào hành động rộng khắp thu hút đông đảo các tầng lớp thanh niên tham gia.
Công tác Đoàn và phong trào TTN có những chuyển biến rõ nét, hoạt động của
Đoàn ngày càng có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc tham gia phát triển kinh tế-
xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, từng bước đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng
chính đáng của các tầng lớp thanh niên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đó,
công tác Đoàn và phong trào TTN hiện còn gặp không ít khó khăn, thách thức, chưa
bắt kịp sự thay đổi nhu cầu của thanh niên và những diễn biến trong tình hình mới.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đoàn, dự thảo báo cáo chính
trị của Ban chấp hành Trung ương Đoàn khoá VIII là văn kiện rất quan trọng với
nhiệm vụ phân tích đặc điểm tình hình thanh niên, đánh giá công tác Đoàn và phong


trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2002 – 2007. Tuy nhiên do tính chất và khuôn khổ
một báo cáo chính trị nên văn kiện không thể đi sâu phân tích và phản ánh chi tiết
tình hình từng đối tượng thanh niên cũng như kết quả của 6 chương trình công tác
mà Đại hội VIII của Đoàn đã đề ra. Mặt khác, nhu cầu thông tin trong hệ thống rất
lớn, nhưng chúng ta chưa có điều kiện đáp ứng được, cho nên việc xây dựng tổng
1
quan làm tư liệu tham khảo, bổ sung cho văn kiện Đại hội Đoàn lần thứ IX là rất
cần thiết và kịp thời.
Tổng quan nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII là tư liệu giúp cho
việc lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn trong cả nước và các nhà quản lý lãnh
đạo quan tâm đến thế hệ trẻ và phong trào thanh thiếu nhi.
II II- Mục đích của việc xây dựng tổng quan.
III - Tài liệu phục vụ đại biểu dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX.
- Tư liệu tham khảo phục vụ công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn và các nhà
quản lý, lãnh đạo, các nhà khoa học quan tâm đến công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu nhi.
III- Nhiệm vụ nghiên cứu.
1- Đánh giá khách quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2002 - 2007.
2- Dự báo tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi
trong tình hình mới.
3- Đề xuất những chủ trương, định hướng lớn cho công tác Đoàn và phong
trào TTN nhiệm kỳ 2007 – 20012.
IV- Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
1- Đối tượng nghiên cứu.
- Tình hình thanh niên (khái quát và một số đối tượng thanh niên cụ thể) từ
đại hội VIII của Đoàn đến nay.
- Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2002 – 2007.
2- Khách thể nghiên cứu.
Đề tài lựa chọn các nhóm khách thể nghiên cứu sau:

- Thanh niên theo các nhóm đối tượng và lĩnh vực.
- Cán bộ Đoàn các cấp, các chuyên gia, nhà nghiên cứu về thanh niên và
công tác thanh niên.
- Các tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc
V. Phạm vi nghiên cứu.
2
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Tình hình thanh niên và kết quả công tác
Đoàn và phong trào TTN từ Đại hội Đoàn VIII đến nay.
* Do những điều kiện khách quan và chủ quan cụ thể nên trong tổng quan,
việc đánh giá tình hình thanh niên sẽ tập trung vào một số vấn đề quan trọng như:
- Nhận thức, thái độ chính trị
- Học vấn, nghề nghiệp, việc làm
- Lối sống của thanh niên
- Sự tham gia của thanh niên
- Tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên.
Đặc biệt, gắn với những động thái mới của thanh niên trong giai đoạn hiện
nay, tổng quan sẽ tập trung đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích về tình hình tư
tưởng và dư luận xã hội trong thanh niên.
* Về các đối tượng thanh niên cụ thể, tổng quan sẽ tập trung phân tích về các
đối tượng thanh niên đô thị, thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân viên chức,
thanh niên lực lượng vũ trang, thanh niên tôn giáo, thanh niên dân tộc thiểu số,
doanh nghiệp trẻ, tri thức trẻ, nữ thanh niên, thanh niên Việt Nam học tập và lao
động ở nước ngoài, vị thành niên
VI. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình xây dựng tổng quan, đồng thời sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp, phân tích
- Phương pháp kế thừa (Tổng quan Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII,
Tổng quan giữa nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, kết quả
các đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp viện nhất là các đề tài nghiên cứu năm

2005)
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học: điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi,
phân tích kết quả theo chương trình SPSS.
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo khoa học.
VII. Sản phẩm nghiên cứu.
- Báo cáo chính: khoảng 250 trang vi tính
- Báo cáo tóm tắt 25 trang
- Kỷ yếu khoa học: khoảng 300 trang vi tính
- Phụ lục số liệu
3
- Đĩa mềm ghi kết quả nghiên cứu
VIII. Lực lượng tham gia.
1. Cơ quan chủ trì đề tài.
- Văn phòng Trung ương Đoàn
- Viện Nghiên cứu Thanh niên.
2. Cơ quan phối hợp nghiên cứu.
- Trung tâm Khoa học, công nghệ và phát triển tài năng trẻ, các ban, đơn vị
Trung ương Đoàn
- Các tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc
3. Ban chủ nhiệm đề tài.
- Chủ nhiệm đề tài: Đồng chí Đào Ngọc Dung, uỷ viên BCH Trung ương
Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
- Phó chủ nhiệm đề tài: Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Bí thư thường trực
Trung ương Đoàn.
4. Các nhà khoa học của Trung ương Đoàn, cán bộ Văn phòng Trung
ương Đoàn và nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu Thanh niên.
IX- Kế hoạch và tiến độ nghiên cứu.
1- Xây dựng đề cương tổng quát (tháng 5/2006)
2- Xây dựng đề cương chi tiết (tháng 5/2006)
3- Xây dựng mẫu phiếu điều tra và điều tra, khảo sát trong các đối tượng thanh

niên (tháng 5 - 7/2006)
4- Sưu tầm, tập hợp tư liệu, tài liệu liên quan đến đề tài (tháng 6 - 7/2006)
5- Đặt viết các báo cáo chuyên đề, báo cáo nhánh của đề tài (tháng 6-7/2006)
6- Tổng hợp, phân tích các số liệu điều tra, khảo sát (tháng 8 - 9/2006)
7- Viết báo cáo tổng hợp (tháng 10 – 11/2006)
8- Tổ chức xin ý kiến Ban Bí thư báo cáo chính (tháng 11/2006)
9- Tổng hợp các ý kiến đóng góp, tiếp thu chỉnh sửa báo cáo chính (tháng 11-
12/2006)
10- Hoàn thiện kỷ yếu của đề tài (tháng 12/2006)
11- Nghiệm thu đề tài cấp cơ sở (tháng 2/2007)
12- Hoàn thiện đề tài sau nghiệm thu cơ sở (tháng 3/2007)
13- Nghiệm thu chính thức đề tài (tháng 4/2007)
4
14- Quyết toán kinh phí (tháng 5/2007)
X. Dự toán kinh phí
1 Xây dựng đề cương tổng quát 1.000.000đ
2 Xây dựng đề cương chi tiết 2.000.000đ
3 Tập hợp tư liệu, tài liệu liên quan 5.000.000đ
4 Xây dựng mẫu phiếu điều tra 1.000.000đ
5 Tổ chức điều tra, khảo sát, xử lý phiếu 20.000.000đ
6 Đặt viết các báo cáo chuyên đề 30.000.000đ
7 Đặt viết báo cáo nhánh 20.000.000đ
8 Đặt viết báo cáo tổng hợp 5.000.000đ
9 Viết báo cáo chính 10.000.000đ
10 Viết báo cáo tóm tắt 1.000.000đ
11 Chi phí kiểm tra đề tài 3.000.000đ
12 Thù lao chủ nhiệm đề tài 3.000.000đ
13 Thù lao phó chủ nhiệm đề tài 2.000.000đ
14 Công tác phí 7.000.000đ
15 Sửa chữa báo cáo tóm tắt 1.000.000đ

16 Hội thảo đóng góp ý kiến 15.000.000
17 Hội nghị xin ý kiến Ban Bí thư 3.000.000đ
18 Sửa báo cáo chính 2.500.000đ
19 Thẩm định báo cáo chính 2.500.000đ
20 Chi phí nghiệm thu cơ sở 3.000.000đ
21 Quản lý phí 3.000.000đ
22 In ấn, phô tô, đóng quyển 10.000.000đ
Tổng số 150.000.000đ
( Một trăm năm mươi triệu đồng)
Phần thứ hai
Nội dung tổng quan
* Mở đầu
- Thanh niên, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của thanh niên trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước giai đoạn hiện nay.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Phần thứ nhất: Tình hình thanh niên Từ đại hội đoàn toàn quốc lần thứ VIII
đến nay.
5
I. Tình hình thanh niên trong các lĩnh vực.
1. Tình hình chung.
2. Thanh niên trong cơ cấu dân số
3. Nhận thức và thái độ chính trị của thanh niên
4. Định hướng giá trị và nhu cầu của thanh niên.
5. Tình hình lao động, nghề nghiệp và việc làm của thanh niên
6. Tình hình học vấn và phát triển tài năng trẻ của thanh niên
7. Đời sống văn hoá và tinh thần của thanh niên
8. Sức khoẻ và thể chất của thanh niên
9. Tình hình tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật trong thanh niên.
II. Tình hình các đối tượng thanh niên.
1. Thanh niên khu vực nông thôn ( chú trọng sự phân hoá giàu nghèo, vấn đề

di cư, lao động việc làm ).
2. Thanh niên khu vực đô thị ( chú ý tác động của quá trình đô thị hoá, thanh
niên lao động tự do và nhập cư, vấn đề lao động việc làm, các tệ nạn xã hội như
nghiện hút, thuốc lắc…)
3. Thanh niên công nhân ( chú ý đến vấn đề lao động việc làm, kỹ thuật, chất
lượng lao động, vấn đề về mối quan hệ trong lao động, bảo vệ quyền lợi người lao
động trẻ tại các doanh nghiệp như đình công, chăm sóc sức khoẻ…).
4. Thanh niên học sinh, sinh viên ( tập trung làm rõ các động thái về định
hướng lao động, nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, phát triển tài năng, diễn biến tư
tưởng và những vấn đề dân chủ trong sinh viên…)
5. Thanh niên trí thức ( Đề cập đến vấn đề ý thức nghề nghiệp, năng lực
chuyên môn, sự vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật, công nghệ, tâm tư nguyện
vọng và điều kiện để trí thức trẻ phát huy năng lực).
6. Thanh niên trong lực lượng vũ trang ( Tình hình thanh niên quân đội, thanh
niên công an).
7. Nữ thanh niên ( Chú trọng vai trò tham gia của nữ thanh niên trong thực
hiện bình đẳng giới, nữ thanh niên trong các vấn đề hôn nhân, gia đình )
8. Vị thành niên ( Chú trọng ván đề giáo dục tiền hôn nhân, bảo vệ và chăm
sóc sức khoẻ trong đó có sức khoẻ sinh sản, ý thức pháp luật và phòng chống các tệ
nạn xã hội, những vấn đề mới tác động đến vị thành niên như internet, thuốc lắc…).
9. Thanh niên học tập và lao động ở nước ngoài ( Tình hình học tập phát triển
tài năng, nguyện vọng và sự tham gia vào quá trình đổi mới xây dựng đất nước )
6
10. Doanh nhân trẻ ( Sự gia tăng về số lượng và sự tham gia ngày càng tích
cực của doanh nhân trẻ vào hoạt động Đoàn, Hội, vào quá trình đổi mới kinh tế – xã
hội của đất nước, vấn đề tập hợp, phát huy và tạo điều kiện phát triển cho đội ngũ
doanh nhân trẻ ).
11. Thanh niên dân tộc thiếu số ( Những diễn biến mới trong tình hình thanh
niên dân tộc thiểu số: Vấn đề xoá đói giảm nghèo, lao động việc làm, vấn đề truyền
đạo và lôi kéo thanh niên của các thế lực thù địch…).

12. Thanh niên tôn giáo ( Đặc biệt lưu ý đến các thủ đoạn lợi dụng tôn giáo
để lôi kéo thanh niên của các thế lực thù địch…)
* Ngoài những nét đặc thù, mỗi đối tượng thanh niên đều được phân tích dưới
các góc độ: số lượng, cơ cấu, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
nhận thức tư tưởng và ý thức chính trị, thái độ nghề nghiệp, nhu cầu và nguyện
vọng.
III. Tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và những diễn biến mới trong thanh niên.
Tổng quan tập trung phân tích làm rõ những điểm nổi bật về tư tưởng và dư
luận xã hội trong thanh niên thời gian qua, những diễn biến mới trong tình hình
thanh niên từ 2002 trở lại đây.
1. Tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong thanh niên: Tình hình tư tưởng,
dư luận và niềm tin của thanh niên về sự lãnh đạo của Đảng, quá trình đổi mới xây
dựng đất nước, các giá trị truyền thống của dân tộc…
2. Một số diễn biến mới trong tình hình thanh niên.
- Những nét nổi bật của tình hình thanh niên.
- Những hạn chế cơ bản của thanh niên.
- Những khó khăn của thanh niên.
Phần thứ hai: kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ
2002-2007.
* Mục đích, yêu cầu:
- Tập trung đánh giá tổng quan những kết quả trong công tác Đoàn và phong
trào TTN nhiệm kỳ Đại hội VIII (2002 – 2007) nhằm minh hoạ, làm rõ cho báo cáo
của BCH TƯ Đoàn khoá VIII trình Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX.
- Bám sát tập trung các mục tiêu, chương trình hành động đã đề ra trong
phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào TTN nhiệm kỳ Đại hội Đoàn
toàn quốc lần thứ VIII.
- Tổng quan phần này không báo cáo dàn trải, chi tiết từng việc cụ thể mà tậo
trung đánh giá những kết quả nổi bật, chú trọng phản ánh những nét mới, những mô
7
hình hay, cách làm có hiệu quả, đồng thời so sánh đối chiếu với các chỉ tiêu đặt ra

trong NQ Đại hội Đoàn nhiệm kỳ VIII.
- Tổng quan phần nay cần chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và yếu kém trong việc
chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi các cấp,
tìm ra những nguyên nhân, đề xuất những giải pháp khắc phục trong nhiệm kỳ IX.
Trong mỗi phần cần nêu rõ những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và
yếu kém.
I. Tình hình triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII.
- Kết quả việc học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp và Nghị
quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII.
- Kết quả việc cụ thể hóa, xây dựng các chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ
VIII.
- Công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn trong việc triển khai thực hiện Nghị
quyết.
II. Kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2002-2007.
1. Chương trình I: Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn.
- Kết quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng
- Kết quả thực hiện các đợt sinh hoạt chính trị
- Kết quả công tác giáo dục truyền thống
- Kết quả các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho ĐVTN; các hoạt động
văn hoá, văn nghệ, TDTT.
- Kết quả việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật; công tác nắm bắt tình
hình tư tưởng, thái độ chính trị của thanh niên, đặc biệt ở các đối tượng, lĩnh vực
đặc thù.
- Kết quả hoạt động của các đội tuyên truyền ca khúc cách mạng; tình hình xây
dựng, củng cố phát triển đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn
- Kết quả và tình hình hoạt động của hệ thống báo chí- xuất bản của Đoàn…
* Một số khó khăn, hạn chế.
2. Chương trình II: Thanh niên xung kích, tình nguyện tham gia phát triển
kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.

Kết quả phong trào "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" trong
các đối tượng thanh niên.
8
- Phong trào “Thanh niên thi đua học tập, đi đầu xây dựng xã hội học tập và
tiến quân vào KHCN”.
- Phong trào “Thi đua lập nghiệp lao động sáng tạo, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều
kiện mới”.
- Phong trào “Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích thực
hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội”.
- Phong trào “Thanh niên xung kích bảo vệ Tổ quốc; đấu tranh phòng chống
tội phạm và tệ nạn xã hội”…
* Một số khó khăn, hạn chế.
3. Chương trình III: Chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng
- Kết quả triển khai thực hiện cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”
- Kết quả tập trung xây dựng lực lượng cán bộ làm công tác Đội, kiện toàn,
củng cố Hội đồng Đội và đội ngũ cán bộ Đội các cấp.
- Kết quả phong trào tình nguyện “Vì trẻ em”; “Phụ trách tình nguyện”;
“Khăn hồng tình nguyện”…
- Kết quả hoạt động của các cung, nhà thiếu nhi, hoạt động Đội và thiếu nhi
trên địa bàn dân cư.
- Kết quả thực hiện “Chương trình rèn luyện Đội viên”; chương trình “Rèn
luyện phụ trách Đội”.
- Kết quả thực hiện cuộc vận động “Vòng tay bạn bè”; tham mưu giải quyết về
cơ chế, chính sách tăng cường chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng
Đội.
- Đánh giá vai trò nòng cốt của tổ chức Đoàn trong vận động toàn xã hội chăm
sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, giúp đỡ trẻ em đặc biệt khó khăn…
* Một số khó khăn, hạn chế.
4. Chương trình IV: Tăng cường công tác quốc tế thanh niên

- Kết quả triển khai thực hiện các chủ trương công tác lớn của Ban Thường vụ,
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về công tác quốc tế thanh niên.
- Kết quả củng cố, mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại với
thanh niên các nước láng giềng, với các tổ chức bạn bè truyền thống, các tổ chức
thanh niên dân chủ và tiến bộ, với thanh niên các nước trong khu vực Châu á, Thái
Bình Dương.
- Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền đối ngoại.
- Kết quả khai thác các chương trình, dự án hỗ trợ công tác Đoàn và phong trào
TTN trong nước…
9
* Một số khó khăn, hạn chế.
5. Chương trình V: Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể
nhân dân.
- Kết quả các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, ĐVTN
về Đảng cộng sản Việt Nam, về Cương lĩnh, đường lối của Đảng, về vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam…
- Kết quả công tác tuyên truyền và quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng X.
- Kết quả Đoàn thanh niên các cấp tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
- Kết quả Đoàn thanh niên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chủ trương,
nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ
của Đoàn tham gia bộ máy chính quyền Đảng, Nhà nước…
* Một số khó khăn, hạn chế.
6. Chương trình VI: Xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh;
mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, xây dựng Hội LHTN Việt
Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Kết quả công tác tuyển chọn cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quy hoạch,
quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp.
- Kết quả các hoạt động nâng cao chất lượng chính trị đoàn viên, phát triển

Đoàn viên mới và công tác quản lý Đoàn viên.
- Đánh giá công tác tổ chức bộ máy của các cấp bộ Đoàn theo Hướng dẫn liên
tịch số 63 của Ban tổ chức Trung ương Đảng với Ban Bí thư Trung ương Đoàn.
- Hoạt động của Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam; kết quả thực hiện cuộc vận
động thanh niên Việt Nam chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
- Kết quả công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh.
- Công tác kiểm tra của Đoàn trong nửa nhiệm kỳ…
* Một số khó khăn, hạn chế
III. Nhận định tổng quát, những khó khăn hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
1. Nhận định tổng quát.
2. Những khó khăn, hạn chế.
3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
10
Phần thứ ba: Dự báo tình hình thanh niên và những giải pháp đẩy mạnh công
tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2007 – 2012.
I . Dự báo tình hình thanh niên.
1. Bối cảnh trong nước và quốc tế.
1.1.Bối cảnh trong nước.
1.2. Bối cảnh quốc tế.
1.3. Những cơ hội và thách thức đối với thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
2. Những dự báo về tình hình thanh niên.
- Cơ cấu
- Trình độ
- Nhận thức
- Những động thái mới
3. Dự báo về phong trào, động lực của phong trào thanh niên.
II. Những giải pháp đẩy mạnh công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ
2007-2012.
1. Mục tiêu, phương hướng chung.

1.1. Mục tiêu
1.2. Phương hướng chung.
2. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục của Đoàn, thực hiện chức năng
Đoàn là trường học XHCN của thanh niên.
2.1. Mục tiêu
2.2. Nội dung và giải pháp chính.
3. Triển khai, thực hiện phong trào “Thanh niên tình nguyện” và “Tuổi
trẻ giữ nước” tạo môi trường, điều kiện bồi dưỡng và phát huy thanh niên.
3.1. Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là ở những lĩnh vực, địa bàn, đối tượng
khó khăn.
3.2. Thanh niên xung kích bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh phòng chống tội phạm
và TNXH.
11
3.3. Thanh niên thi đua học tập, nghiên cứu khoa học góp phần đào tạo nguồn
nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
3.4. Thanh niên thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong
điều kiện mới.
4. Xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, làm nòng cốt
chính trị mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, thực hiện chức năng
phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh.
4.1. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn.
4.2. Mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên xây dựng tổ chức Hội
LHTN Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam.
4.3. Đoàn với chức năng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh.
4.4. Công tác chỉ đạo của Đoàn.
5. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân.
5.1. Mục tiêu
5.2. Nội dung và giải pháp chính.

6. Đẩy mạnh công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
6.1. Mục tiêu
6.2. Nội dung và giải pháp chính.
7. Tăng cường công tác quốc tế thanh niên vì hoà bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội.
7.1. Mục tiêu
7.2. Nội dung và giải pháp chính.
TM. Cơ quan chủ trì đề tài
Chánh Văn phòng
Chủ nhiệm đề tài
12
Nguyễn Huy Lộc Đào Ngọc Dung
Bí thư thứ nhất BCH TW Đoàn
13

×