Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn giáo dục ý thức sử dụng động cơ nhiệt và máy lạnh nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho học sinh thông qua bài giảng nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.61 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG LÊ HỒN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC Ý THỨC SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ NHIỆT VÀ MÁY
LẠNH NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TIẾT KIỆM
NĂNG LƯỢNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI GIẢNG
“NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ NHIỆT VÀ
MÁY LẠNH. NGUYÊN LÝ II NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC”

Người thực hiện: Nguyễn Văn Quyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hoàn
SKKN thuộc lĩnh vực: Vật lý

skkn


THANH HOÁ NĂM 2021

2

skkn


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang


3

I. Lí do chọn đề tài

3

II. Mục đích của việc thực hiện đề tà

3

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3

IV. Phương pháp nghiên cứu

3

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

5

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

5


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

7

I. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

7

II. TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ BIỂN BÁO GIAO THƠNG

8

III. TÌM HIỂU VAI TRỊ CỦA BIỂN BÁO GIAO THƠNG VÀ GIÁO 12
DỤC Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA BÀI GIẢNG “ HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT
QUANG”
CHƯƠNG IV; HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

17

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

17

Kết quả thu được.

18

Sản phẩm của học sinh


18

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

20

Bài học kinh nghiệm.

20

Kiến nghị.

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21

3

skkn


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tự nhiên- con người- xã hội là một hệ thống nhất, trong đó con người là yếu
tố giữ vai trị rất quan trọng. Chính con người đã phá vỡ sự cân bằng khách quan
của hệ thống nói trên nên con người phải chịu hậu quả của sự mất cân bằng đó
(sự biến đổi của khí hậu bất thường, thiên tai, lũ lụt, bệnh tật...). Vì vậy con
người phải lập lại sự cân bằng trong hệ thống đó để có sự phát triển bền vững.

Để bảo vệ môi trường sống, cần giữ sự hài hoà các quan hệ giữa tự nhiên,
con người và xã hội bằng cách đưa thêm vào nền sản xuất vật chất của con
người chức năng lặp lại sự hài hồ của thiên nhiên:
Cần phải tạo cơng nghệ mới, công nghệ sạch để chuyển sản xuất của con
người thành một khâu của quá trình tự nhiên.
Cần sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bằng việc tiết kiệm năng
lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng sẽ tiết kiệm được chi phí đồng
thời góp phần tiết kiệm được tài nguyên của đất nước, bảo vệ môi trường.
Việc tích hợp các mơn Vật lý, Hố học, Sinh học, và Giáo dục công dân vào
bài "Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh. Nguyên lý II Nhiệt
động lực" sẽ giúp các em hiểu rõ sự ô nhiễm môi trường do hoạt động của các
máy nhiệt. Hàng ngày các máy nhiệt (động cơ nhiệt, máy lạnh...) thải ra bầu
khơng khí nhiều loại khí độc hại gây nguy hiểm đối với con người và khí quyển
trái đất và từ đó tìm ra các biện pháp hạn chế ơ nhiễm môi trường do động cơ
nhiệt và máy lạnh gây ra. Đồng thời hướng dẫn các em cách sử dụng động cơ
nhiệt, tủ lạnh, máy lạnh một cách hiệu quả nhằm tiết kiệm năng lượng.
Như vậy, kiến thức tích hợp vào bài dạy không chỉ tạo điều kiện cho học
sinh chủ động, tích cực, sáng tạo về tri trức mà cịn giáo dục cho các em ý thức
bảo vệ mơi trường và sử dụng năng lượng tích kiệm, hiệu quả.
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của của vấn đề giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tích kiệm hiệu quả của học sinh ở
trường THPT.
-Từ những nghiên cứu trên, đề xuất một số nội dung cần giáo dục cho học
sinh trong bài giảng “ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh.
Nguyên lý II Nhiệt động lực”.
- Đánh giá tính khả thi của đề tài qua khả năng nhận thức của học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên vật lý 10

4

skkn


- Chương trình giáo dục trong bài giảng “ Nguyên tắc hoạt động của
động cơ nhiệt và máy lạnh. Nguyên lý II Nhiệt động lực”.
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10A2, khóa 2020 - 2023
TrườngTHPT Lê Hồn.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu các nội dung: giáo dục ý thức sử dụng động cơ nhiệt
và máy lạnh hợp lý nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Thu thập, nghiên cứu và hệ thống lại các tài liệu có liên quan đến đề tài để
làm cơ sở nghiên cứu.
2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm tại lớp 10A2 là khách thể nghiên cứu.
- Khảo sát tính khả thi và hiệu quả thực hiện đề tài.
3. Phương pháp phân tích, đánh giá kết quả, thống kê xử lí số liệu
Sử dụng cơng thức tốn thống kê để xử lí số liệu thu thập được nhằm
đánh giá kết quả thực nghiệm.
4. Phương pháp viết báo cáo khoa học.
 

5

skkn



PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Về kiến thức.
Biết được nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh; biết được
nguồn nóng, nguồn lạnh, tác nhân cùng bộ phận phát động, công sinh ra hay
nhận vào ở một số máy hay gặp trong thực tế.
2. Về kĩ năng.
- Giúp các em rèn luyện tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm , thu thập
thơng tin và liên hệ thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của con người với môi trường
thông qua việc sử dụng các động cơ nhiệt và máy lạnh.
- Biết cách sử dụng động cơ nhiệt, máy lạnh một cách hiệu quả để tiết
kiệm năng lượng điện
3. Về thái độ.
- Có ý thức bảo vệ mơi trường chính nơi các em đang sinh sống và học
tập.
- Có ý thức và hành vi sử dụng động cơ nhiệt và máy lạnh hợp lý nhằm
bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
- Gương mẫu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và từ đó các em
tuyên truyền về sử dụng tiết kiệm năng và hiệu quả năng lượng với gia đình và
những người xung quanh.
4.Về định hướng phát triển năng lực.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Môi trường của con người đang bị huỷ hoại nghiêm trọng từ nhiều nguồn
khác nhau và một trong những nguồn ô nhiễm chủ yếu là khí thải của động cơ
nhiệt và máy lạnh.
1. Một số khí thải của động cơ nhiệt và máy lạnh ảnh hưởng đến sức khoẻ
và môi trường sống của con người:
- Cacbon mônôôxit (CO): CO tác động rất đáng sợ đối với sức khoẻ con

người, đặc biệt với những bệnh nhân tim, phụ nữ có thai, bệnh hen suyễn. Khí
CO sẽ cản trở hemôglôbin hấp thụ ôxi gây ra gạt thở, có thể dẫn đến tử vong.
CO gây ra nguy hiểm lâu dài cho con người. Nếu 20% hồng cầu bị khống chế
thì bị nhức đầu, chóng mặt và buồn nơn. CO cịn có thể gây ra các bệnh về tim
mạch và thần kinh.
6

skkn


- Cácbon điơxit (CO2): Khí CO2 cùng với hơi nước trong khí quyển là hai
thành phần chủ yếu dẫn đến hiệu ứng nhà kính. Cơ chế của hiệu ứng này như
sau. Bầu khí quyển của trái đất hấp thụ yếu các bức xạ nhìn thấy của Mặt trời.
Các bức xạ này chiếu xuống bề mặt trái đất và làm nóng bề mặt trái đất . Sau đó
bề mặt trái đất đã bị nóng lên lại phát ra bức xạ nhiệt, nó bị hấp thụ chủ yếu bởi
khí CO2 và hơi nước. Kết quả là nhiệt độ của khí quyển trái đất tăng dần lên. Sự
gia tăng nhiệt độ bề mặt trái đất có tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của môi
trường như: Làm tan băng ở các cực trái đất và làm dâng cao mực nước biển,
khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, nhiều loại bệnh tật mới xuất hiện.

Tình trạng ơ nhiễm mơi trường do khí thải CO2

-Sunfua điơxit (SO2): Khí SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ con người và
sinh vật. Khí SO2 trong khơng khí gặp ơxi và nước tạo thành axit gây ra hiện
tượng mưa axit. Mưa axit có tác động xấu tới rừng và thảm thực vật xanh.
- Nitơ ôxit (N2O): N2O là loại khí tham gia vào hiệu ứng nhà kính.
- NO2 là chất khó tan nên có thể đi theo đường hô hấp đi sâu vào phổi gây
viêm phổi và huỷ hoại tế bào. NO 2 còn tác dụng với nước tạo thành axit theo
phản ứng sau và đã gây ra hiện tượng mưa axit có ảnh hưởng xấu tới đất, làm
tăng độ chua cho đất, làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển, giảm khả năng

quang hợp của cây.
NO2 + H2O
3NO2 +H2O

HNO3 + HNO2
2 HNO3 + NO

- Sử dụng điều hồ, máy lạnh có nhóm khí CFC gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tầng ôzôn:

7

skkn


- Cloroflrơcacbon (cịn gọi là CFC): CFC là những hố chất do con
người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành cơng nghiệp, trong các máy lạnh
từ đó thâm nhập vào khí quyển làm tổn hại tầng ơzơn.
Tầng ơzơn bị phá huỷ sẽ làm một lượng bức xạ tử ngoại có thể đi xuống
trái đất, sẽ làm tổn hại đến đời sống con người và động thực vật. Bức xạ tử ngoại
đi xuống trái đất sẽ xúc tác mạnh các q trình quang hố ở các tầng khí quyển
thấp hơn, làm tăng hiện tượng mưa axit, tăng nhiều bệnh về đường hô hấp, ung
thư da...
- Các loại frêôn thường được sử dụng trong tủ lạnh , tủ đá ... vì nó khơng
mùi khơng độc. Nhưng vào năm 1974 người ta phát hiện rằng frêôn phá huỷ
tầng ôzôn và gây hiệu ứng nhà kính nên hiện nay khơng dùng nữa mà thay vào
đó là các mơi chất lạnh ít hại hơn như R134a( CH2F-CF3) và R152a(CH3 CHF3). Dự đoán vào khoảng năm 2020 các chất trên cũng sẽ được thay thế bằng
các mơi chất khơng có hại cho mơi trường.
2. Một số hình ảnh ơ nhiễm mơi trường do khí thải của động cơ nhiệt và
máy lạnh


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Ngay từ khi vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải của động cơ nhiệt và
máy lạnh bắt đầu được quan tâm các nhà nghiên cứu đã tìm mọi biện pháp để
hạn chế sự phát thải của các chất độc hại của động cơ nhiệt và máy lạnh.
Các giải pháp khắc phục ơ nhiễm của khí thải chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: Bao gồm các biện pháp liên quan đến cấu tạo động cơ,
phương pháp hình thành hỗn hợp nhằm làm giảm ô nhiễm tận gốc.
- Nhóm 2: Bao gồm các biện pháp xử khí khi thải nhằm đảm bảo nồng
độ các chất độc hại trong khí thải vào mơi trường phải nhỏ hơn giới
hạn cho phép.
8

skkn


Cách sử dụng động cơ nhiệt và máy lạnh hợp lý nhằm bảo vệ môi trường
và tiết kiệm năng lượng.
a. Đối với động cơ nhiệt:
Sử dụng nguyên nhiên liệu sạch.
Sử dụng động cơ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
b. Đối với máy lạnh
+ Điều hồ nhiệt độ:
- Đặt nơi thống mát.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng điều hoà nếu khơng cần thiết.
- Ln tắt điều khi khơng có nhu cầu sử dụng.
- Máy điều hoà cần được vệ sinh định kỳ.
- Đuổi khơng khí tù đọng sau mỗi lần sử dụng điều hoà và bắt đầu sử dụng điều
hoà.
- Điều chỉnh cánh gió sao cho hơi lạnh thổi tập trung đến nơi cần làm lạnh.

- Nên chọn sử dụng điều hồ có chức năng lọc khơng khí.
+ Tủ lạnh:
- Đặt tủ lạnh ở nơi thơng thống, lưng và hai vách bên hơng phải đặt cách tường
ít nhất 10cm để đảm bảo thoát nhiệt. Bởi nhiệt độ xung quanh truyền vào tủ lạnh
nhiều sẽ ảnh hưởng khả năng tản nhiệt, điện hao phí nhiều hơn.
- Điều chỉnh cấp độ làm lạnh phù hợp.
- Vệ sinh tủ lạnh để vi khuẩn, nấm mốc khơng có điều kiện phát sinh.
- Khơng chất quá đầy vào tủ.
- Làm đồ nguội hẳn trước khi cho vào tủ.
- Nên dùng đồ đựng bằng kim loại thay cho đồ nhựa.
- Không nên ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện, nên cắm điện cả ngày vì mỗi lần
khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn.
III. GIÁO DỤC Ý THỨC SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ NHIỆT VÀ MÁY

LẠNH NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI GIẢNG
“NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ NHIỆT VÀ
MÁY LẠNH. NGUYÊN LÝ II NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC ”
* Hoạt động dạy học và tiến trình dạy hoc
Bài 60: NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ NHIỆT VÀ MÁY
LẠNH. NGUYÊN LÝ II NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
A Mục tiêu bài học.
9

skkn


1. Về kiến thức.
a) Về kiến thức Vật lý
- Biết được nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh; biết được

nguồn nóng, nguồn lạnh, tác nhân cùng bộ phận phát động, công sinh ra hay
nhận vào ở một số may hay gặp trong thực tế.
b) Về kiến thức hố học:
- Phân tích được thành phần hố học có trong chất thải của các máy nhiệt
c) Về kiến thức sinh học:
- Biết được ảnh hưởng của chất thải máy nhiệt đối với sức khoẻ của con
người và hệ sinh thái.
d) Về kiến thức giáo dục cơng dân:
- Có ý thức bảo vệ mơi trường.
- Có ý thức và hành vi sử dụng năng lượng tích kiệm và hiệu quả .
2. Về kĩ năng.
a. Môn vật lý: Nhận biết và phân biệt được nguồn nóng, nguồn lạnh, tác nhân
cùng bộ phận phát động, sinh công hay nhận công ở một số máy lạnh thường
gặp trong thực tế.
Biết được các loại khí thải của máy nhiệt tham gia vào hiệu ứng nhà kính
và phá huỷ tầng ơzơn.
Biết cách sử dụng động cơ nhiệt và máy lạnh hợp lý để tiết kiệm năng
lượng.
b. Mơn hố học: Có kỹ năng phân tích được các thành phần hố học có trong
chất thải của máy nhiệt gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người và sinh vật.
c. Môn sinh học: Vận dụng kiến thức sinh học để giải thích những ảnh hưởng
của chất thải gây ra các bệnh ở hệ hô hấp, gây ra hiện tượng ngạt thở, và nhiều
bệnh mới xuất hiện.
d. Mơn giáo dục cơng dân: Ln có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng.
3. Về thái độ
- Có ý thức bảo vệ mơi trường chính nơi các em đang sinh sống và học
tập.
- Có ý thức và hành vi sử dụng năng lượng tích kiệm và hiệu quả ở mọi

lúc, mọi nơi như ở lớp, ở trường hay ở nhà.
- Gương mẫu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và từ đó các em
tuyên truyền về sử dụng tiết kiệm năng và hiệu quả năng lượng với gia đình và
những người xung quanh.
10

skkn


- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến
thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
B Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động dạy học:
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, tổng hợp, trao đổi, thảo luận
- Tích hợp mơn Vật lý, hố học, sinh học và giáo dục công dân
1.2 Phương tiện:
- SGK, SGV Vật lý 10
- Đọc tài liệu tham khảo
1.3 Thiết kế bộ câu hỏi định hướng
a) Bộ câu hỏi khái quát:
- Các nguồn gây ơ nhiễm mơi trường?
- Vì sao phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?
- Là học sinh em có hành động gì để bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm
năng lượng?
b) Bộ câu hỏi bài học:
- Tại sao máy lạnh thường phải để nơi thống mát?
- Có nhận xét gì về sự tiêu thụ điện của một máy lạnh khi đặt ở vị trí khơng
được thống mát so với đặt ở vị trí thoáng mát?
- Những hiểu biết của em về các loại khí thải của máy nhiệt và tác hại chúng?

c) Bộ câu hỏi nội dung:
- Động cơ nhiệt là gì? Hãy cho biết các bộ phận chính của động cơ nhiệt?
- Hiệu suất của động cơ nhiệt có thể lớn hơn 1 hay khơng?
- Máy lạnh là gì?
- Máy điều hồ nhiệt độ có phải là máy lạnh hay khơng?
- Hiệu suất của máy lạnh có thể lớn hơn 1 hay khơng?
2. Học sinh:
Ơn lại kiến thức về động cơ nhiệt đã học ở vật lý 8
C. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Áp dụng nguyên lý I nhiệt động lực học cho các quá trình?
11

skkn


3. Học bài mới.
Ngày nay trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu
các động cơ nhiệt và máy lạnh. Chúng được dùng trong sản
xuất, trong đời sống hàng ngày. Vậy động cơ nhiệt là gì? máy
lạnh là gì? Nguyên tắc hoạt động của chúng ra sao? Khi hoạt
động chúng có những ảnh hưởng như thế nào đối với con người
và môi trường? Các giải pháp khắc phục
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Động cơ nhiệt
GV: Đưa ra các câu hỏi

- HS trả lời câu hỏi nội dung 1
1.Thế nào là động cơ nhiệt? Hãy cho biết
vào phiếu học tập.
các bộ phận chính của động cơ nhiệt?
2.Nêu cơng thức tính hiệu suất của động cơ
nhiệt.
3. Hiệu suất của động cơ nhiệt có thể lớn hơn
1 hay không?

Sau khi GV chữa bài và bổ sung
kiến thức, HS rút ra kết luận:
*Động cơ nhiệt là thiết bị biết
GV: Hướng dẫn HS đọc SGK tìm hiểu cấu đổi nhiệt lượng thành cơng.
tạo của động cơ nhiệt qua ví dụ.
* Các bộ phận chính của động
cơ nhiệt:
Nguồn nóng T1
+Nguồn nóng : Cung cấp nhiệt
Q
Tác nhân
lượng cho tác nhân.
và cơ cấu
của động
+Tác nhân : Biến đổi một phần
cơ nhiệt
A
nhiệt lượng nhận được thành
Q
công và nhờ thiết bị phát động
Nguồn lạnh

lên các vật ngồi.
T2
+ Nguồn lạnh:Nhận nhiệt cịn
lại từ các tác nhân.
- Qua việc tìm hiểu cấu tạo của
- Yêu cầu HS tìm hiểu nguyên tắc hoạt động động cơ nhiệt rút ra nguyên tắc
của động cơ nhiệt
hoạt động của động cơ nhiệt.
Tác nhân nhận nhiệt lượng Q 1
từ nguồn nóng biến một phần
1

2

12

skkn


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

thành công A và tỏa phần
nhiệt lượng còn lại Q2 cho
nguồn lạnh.
* Hiệu suất của động cơ nhiệt
Hiệu suất của động cơ nhiệt
được xác định bằng tỉ số giữa
công A sinh ra với nhiệt lượng

Q1 nhận từ nguồn nóng.

Hiệu suất của động cơ nhiệt
khơng thể lớn hơn 1 vì
Dự kiến trả lời HS:
Khí thải sinh ra từ nguồn nóng
GV: Khi động cơ nhiệt hoạt động khí thải sinh khi ta đốt cháy nguyên nhiên liệu.
ra từ đâu? Em hãy kể tên một số khí thải gây ơ Khí thải: CO2; CO, NO2; N2O,
nhiễm mơi trường?
SO2, CFC…

GV: Các khí thải này có ảnh hưởng như thế
nào đối với sức khoẻ và môi trường sống của
con người?

GV: Để bảo vệ môi trường theo em cần có
biện pháp gì khi sử dụng động cơ nhiệt.

Khí thải gây ơ nhiễm khơng khí
nguy hiểm nhất đối với con người
và khí quyển trái đất. Sinh ra
nhiều bệnh tật đặc biệt các bệnh ở
hệ hô hấp, tham gia hiệu ứng nhà
kính và làm tổn hại tầng ơzơn
-Cần sử dụng ngun nhiên liệu
sạch: Xăng sạch, khí ga sạch…
- Khơng sử dụng các động cơ
nhiệt quá hạn sử dụng như: Các
loại xe bãi ; các loại xe khơng cịn
đảm bảo các thông số kỹ thuật

cho phép…
- Nên sử dụng các phương tiện
công cộng ( xe buýt, tàu điện
ngầm…) thay cho việc sử dụng
xe ô tô cá nhân, xe máy…
13

skkn


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 2 : Máy lạnh
GV giới thiệu cho học sinh : Ngày nay trong
công nghiệp thực phẩm, hoạt động y tế, sinh
hoạt của mỗi gia đình đều cần đến một loại
máy gọi là máy lạnh.
GV đưa ra các câu hỏi:
- Máy lạnh là gì?
HS trả lời câu hỏi nội dung 2 vào
- Máy điều hồ nhiệt độ có phải là máy lạnh phiếu học tập.
hay không?
- Hiệu suất của máy lạnh có thể lớn hơn 1
hay khơng?
Sau khi GV chữa bài và bổ sung
kiến thức, HS rút ra kết luận:
* Máy lạnh là thiết bị dùng để
lấy nhiệt từ một vật và truyền

sang vật khác nóng hơn nhờ
cơng từ các vật ngồi.
* Các bộ phận chính của máy
GV : Hướng dẫn HS đọc SGK tìm hiểu cấu lạnh:
tạo và nguyên tắc hoạt động của máy lạnh.
+Vật cung cấp nhiệt là nguồn
lạnh
+Vật nhận nhiệt là nguồn nóng.
Nguồn nóng T1
+Vật trung gian được gọi là tác
nhân, nó nhận cơng từ vật
Q
Tác nhân
ngồi.
và cơ cấu
của máy
A
lạnh
* Máy điều hoà nhiệt độ là một
máy lạnh vì nó hoạt động đúng
Q
như một máy lạnh
Nguồn lạnh T2
1

2

Các môi chất lạnh thường dùng:
GV: Em hãy kể tên các môi chất lạnh ( tác amôniac ( NH3); frêôn ( Kí hiệu
là F hoặc R) như F12; CCl2F2;

nhân dùng trong máy lạnh) thường dùng.
CHClF2

14

skkn


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

GV giới thiệu: amôniac thường được sử
dụng trong các máy lạnh công nghiệp (để
sản xuất nước đá, làm đông lạnh...)
Các loại frêôn thường được sử dụng trong
tủ lạnh, tủ đá... vì nó không mùi không độc. frêôn phá huỷ tầng ôzôn và gây
hiệu ứng nhà kính hiện nay
khơng dùng nữa mà thay vào đó
GV: Mơi chất lạnh frêơn nó có ảnh hưởng các mơi chất lạnh ít hại hơn như
CH2F-CF3)

như thế nào đối với mơi trường? Hiện nay R134a(
R152a(CH3 - CHF3).
có cịn dùng nữa khơng?

GV: Cơng thức tính hiệu năng của máy lạnh?
Hiệu năng của máy lạnh có thể lớn hơn 1 hay
khơng?


GV: Tại sao máy lạnh thường để nơi thống
mát?
GV: Em hãy nêu những hiểu biết của em khi
sử dụng máy lạnh để giảm ô nhiễm môi
trường và tiết kiệm năng lượng.

Hiệu năng của máy lạnh
- Là tỉ số giữa nhiệt lượng Q2
nhận từ nguồn lạnh với công
tiêu thụ A

- Hiệu năng của máy lạnh
thường có giá trị lớn hơn
1.
- Tăng tuổi thọ cho máy lạnh;
giảm điện năng tiêu thụ.
-Máy lạnh phải để nơi thoáng
mát.
-Hạn chế tối đa việc sử dụng
máy lạnh nếu khơng cần thiết.
-Ln tắt máy lạnh khi khơng
có nhu cầu sử dụng.
- Máy điều hoà cần được vệ
sinh định kỳ.
- Đuổi khơng khí tù đọng sau
mỗi lần sử dụng điều hoà và bắt
đầu sử dụng điều hoà.
- Điều chỉnh cánh gió sao cho
hơi lạnh thổi tập trung đến nơi
15


skkn


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

cần làm lạnh.
- Nên chọn sử dụng điều hồ có
chức năng lọc khơng khí
4. Củng cố:
Bài tập 1: Một ĐCN làm việc sau một thời gian thì tác nhân nhận từ nguồn nóng
nhiệt lượng Q1=1,5.106 J, truyền cho nguồn lạnh nhiệt lượng Q2 = 1,2.10 6 J.
Tính cơng của động cơ và hiệu suất của động cơ?
Giải:
Công A:
A = Q1 – Q2 = 1,5.106 - 1,2.106 = 0,3.106J= 3.105 J
Hiệu suất:
H=
Bài tập 2 :Để giữ nhiệt độ trong phòng 20 0C, người ta dùng máy lạnh, mỗi giờ
tiêu thụ công bằng 5.106 J. Tính nhiệt lượng lấy đi khơng khí trong mỗi giờ, biết
hiệu năng của máy lạnh e = 4
Giải:
Nhiệt lượng lấy đi từ khơng khí trong phịng trong mỗi giờ:
Ta có:
Q2 = e.A = 4. 5.106 = 20.106(J)
5. Dặn dị, nhắc nhở: Về nhà các em làm bài tập 1,2,3,4 sách giáo khoa, học bài
cũ và chuẩn bị bài cho tiết 85
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

- Em hãy nêu các bộ phận chính của động cơ nhiệt, máy lạnh và trình bày
những ảnh hưởng của khí thải trong động cơ nhiệt và môi chất lạnh trong máy
lạnh đối với sức khoẻ và môi trường sống của con người?
- Qua bài học này,em có những hành động thiết thực gì góp phần vào việc bảo
vệ mơi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng?
Các sản phẩm của học sinh
Dự án dạy học ở lớp 10A2, năm học 2019 - 2020(Sĩ số 42 học sinh: Có
08 học sinh đạt điểm 9; 20 học sinh đạt điểm 8; 8 học sinh đạt điểm 7;4 học
sinh đạt điểm 6; 2 em đạt điểm 5)
Kết quả thu được
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
16

skkn


Lớp thực nghiệm
28 HS =
42 HS
66,67%
Lớp đối chứng
42 HS

15 HS =
35,71%


8 HS = 19,05% 6 HS =
14,28%
7 HS = 16,67%

16 HS =
38,10%

0

4HS=9,52
%

Trong quá trình học tập, tất cả các em đều hứng thú, tích cực, nghiêm túc, chủ
động lĩnh hội kiến thức, biết vận dụng kiến thức tổng hợp của các mơn Vật lý,
Tốn học, giáo dục cơng dân, Ngữ văn... để giải quyết tình huống.
- Đa số học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài, biết được cách sử dụng
động cơ nhiệt và máy lạnh một cách hợp lý . Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường và tiết kiệm năng lượng cho các em.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình giảng dạy “Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và
máy lạnh. Nguyên lý II Nhiệt động lực ” tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ:
+ Học sinh phải nắm bắt kiến thức có hệ thống, hiểu được bản chất các hiện
tượng vật lý.
+ Học sinh biết cách sử dụng động cơ nhiệt và máy lạnh một cách hợp lý . Từ đó
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho các em.
+ Đặc biệt các em gương mẫu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và từ
đó tuyên truyền về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho gia đình và
những người xung quanh thơng qua bài học.
II. KIẾN NGHỊ.

Đề tài này nhằm giúp học sinh biết cách sử dụng động cơ nhiệt và máy
lạnh một cách hợp lý và hiệu quả. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và
tiết kiệm năng lượng. Trong q trình thực hiện đề tài này tơi đã cố gắng thể
hiện nội dung đề tài một cách hệ thống, chính xác và rõ ràng nhưng khơng tránh
khỏi những thiếu xót. Rất mong được bạn đọc và đồng nghiệp góp ý.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của
mình viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

17

skkn


Nguyễn Văn Quyền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao- Nhà xuất bản giáo dục
2. Bài tập vật lý 10 nâng cao- Nhà xuất bản giáo dục
3. Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý 10- Nguyễn Phú Đồng

18

skkn




×