Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

incoterm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.51 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TIỂU LUẬN
INCOTERMS
(QUY TẮC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ )
GV hướng dẫn: TS Lê Phan Thị Diệu Thảo
Nhóm 3 - Lớp T01_K25
Hoàng Thị Cúc 030125090127
Thái Phương Hiền 030125090195
Nguyễn Thị Thanh Huyền 030124080386
Trịnh Hoàng Luân 030125090442
Nguyễn Hồng Quân 030125090677
Nguyễn Tường Thanh 030124080821
Nguyễn Lê Ngọc Trinh 030125090922
Huỳnh Quốc Long Vinh 030125091049
Tp. Hồ Chí Minh 9/2012
Lời mở đầu
Nền kinh tế toàn cầu đã mở ra cơ hội to lớn chưa từng thấy để doanh nghiệp tiếp cận tới các
thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng
lớn và chủng loại đa dạng hơn. Khi khối lượng và tính phức tạp của buôn bán quốc tế tăng lên, đồng
Nhóm 3_T01_K25
thời nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng thì
khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và tranh chấp tốn kém cũng tăng lên. Từ nhu cầu
đó, rất cần có một quy chuẩn để tránh những mẫu thuẫn, hạn chế rủi ro và bảo vệ
quyền lợi cho cả hai bên, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã ban hành các điều
khoản thương mại quốc tế - Incoterms.
Mặc dù chỉ là thông lệ quốc tế nhưng từ khi ra đời cho tới nay, incoterms trở
thành điều kiện không thể thiếu trong đa số các hợp đồng thương mại. Trải qua
nhiều lần sửa đổi bổ sung, Incoterms 2010 là bộ quy tắc cập nhật mới nhất, đảm
bảo cả quyền lợi của bên nhập khẩu lẫn bên xuất khẩu và đã chính thức có hiệu lực
từ ngày 1/1/2011 kế thừa và hoàn thiện hơn cũng như tăng cường tính chặt chẽ


trong các hợp đồng thương mại. Vì thế, bài tiểu luận tập trung vào:
- Sơ lược về hình thành và phát triển của Incoterms
- Phân tích tính mới mẻ, hoàn thiện hơn trong Incoterms 2010
- Việc các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới hiện nay áp dụng Incoterms như
thế nào?
- Hạn chế trong khi áp dụng Incoterms và các đề xuất để các doanh nghiệp
Việt Nam sử dụng hiệu quả nhất.
Trang 2 / 33
Nhóm 3_T01_K25
Danh mục bảng biểu và các từ viết tắt
Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện chi phí và rủi ro giữa bên bán và bên mua
Bảng 3.1 Bảng so sánh điểm giống nhau giữa Incoterms 2000 và 2010
ICC International Champer of Commerce
EXW Ex Works (Giao tại xưởng)
FCA Free Carrier (Giao cho người chuyên chở)
FAS Free alongside Ship (Giao dọc mạn tàu)
FOB Free on Board (Giao lên tàu)
CPT Carriage paid to (Cước phí trả tới)
CIP Carriage and insurance paid to (Cước phí và bảo hiểm trả tới)
CFR Cost and Freight (Tiền hàng và cước phí)
CIF Cost, insurance and freight (Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)
DAT Delivered at terminal (Giao tại bến)
DAP Delivered at Place (Giao tại nơi đến)
DDP Delivered Duty paid (Giao hàng đã nộp thuế)
L/C Letter of Credit
THC Terminal Handling Charge
Trang 3 / 33
Nhóm 3_T01_K25
Mục lục
Trang 4 / 33

Nhóm 3_T01_K25
I. TỔNG QUAN VỀ INCOTERMS.
1. Khái niệm
Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều khoản
thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và
sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterms quy định những quy tắc có liên quan
đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động
thương mại quốc tế.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms
Việc bán, thanh toán tiền hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua nước
ngoài chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với thương mại trong nước. Để giảm bớt
những khó khăn trong việc hiểu những quy định của các nước, Phòng thương mại
quốc tế (ICC) đã soạn thảo ra Incoterms (International Commerce Terms). Năm
1936, phòng Thương mại quốc tế ICC – International Champer of Commerce tại
Paris đã phát hành Incoterms quy định quốc tế, để giải thích các điều kiện thương
mại để giải quyết những vấn đề tồn tại, do những bất đồng giữa luật địa phương và
những điều cốt yếu trong ngoại thương gây ra, cũng để quy chuẩn nhiều cách hiểu
cho một thuật ngữ. Ngoài ra, Incoterms nhằm thống nhất tập quán thương mại
quốc tế, tránh được những vụ tranh chấp và kiện tụng làm lãng phí thời gian và
của cải của con người và xã hội.
Từ đó đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung bảy lần vào các năm
1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và năm 2010 nhằm phù hợp với thực tiễn
thương mại quốc tế. Incoterms ra đời lần sau hoàn thiện hơn lần trước, nhưng
không phủ định lần trước.
Incoterms được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, quy định
các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên mua, bán về thanh
toán tiền vận tải, chi phí hải quan, bảo hiểm hàng hoá, tổn thất và rủi ro trong quá
trình vận chuyển, thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá.
Trang 5 / 33
Nhóm 3_T01_K25

- Incoterms 1980
Gồm 14 điều kiện: Ex Works; Free Carrier; Free on Rail/Free on Truck; Fob
Airport; Free alongside Ship; Free on Board; Cost and Freight; Cost, insurance and
freight; Freight Carriage paid to; Freight Carriage and insurance paid to; Ex Ship;
Ex Quay; Delivered at frontier; Delivered Duty paid.
- Incoterms 1990
Gồm 13 điều kiện: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT; CIP; DAF; DES; DEQ;
DDU; DDP.
- Incoterms 2000
Gồm 13 điều kiện: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT; CIP; DAF; DES; DEQ;
DDU; DDP.
- Incoterms 2010
Gồm 11 điều kiện : EXW; FCA; CPT; CIP; DAT; DAP; DDP; FAS; FOB; CFR; CIF.
3. Vai trò của Incoterm
Kể từ khi Incoterms được ICC soạn thảo năm 1936, chuẩn mực về hợp đồng
mang tính toàn cầu này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độ phát
triển của thương mại quốc tế. Incoterms 2010 có tính đến sự xuất hiện ngày càng
nhiều khu vực miễn thủ tục hải quan, việc sử dụng thông tin liên lạc bằng điện tử
trong kinh doanh ngày càng tăng, mối quan tâm cao về an ninh trong lưu chuyển
hàng hoá và cả những thay đổi về tập quán vận tải. Incoterms 2010 cập nhật và
gom những điều kiện “giao hàng tại nơi đến”, giảm số điều kiện thương mại từ 13
xuống 11, trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng hơn. Incoterms 2010
cũng là bản điều kiện thương mại đầu tiên đề cập tới cả người mua và người bán
một cách hoàn toàn bình đẳng.
Incoterms được tạo ra với mục đích mở rộng các nơi diễn ra những thỏa thuận về
chi phí, về rủi ro tiềm ẩn trong việc lưu kho hàng hóa sản phẩm công nghiệp và vận
tải, cũng như thỏa thuận về chi phí lập và sở hữu các chứng từ liên quan.
Từ đó, có thể nhận thấy 5 vai trò quan trọng của Incoterm như sau:
a) Incoterms là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương
mại quốc tế được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên khắp thế giới.

Trang 6 / 33
Nhóm 3_T01_K25
b) Là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hóa ngoại thương.
c) Là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán, xây dựng hợp
đồng ngoại thương, tổ chức thực hiện các hợp đồng ngoại thương.
d) Là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hóa.
e) Là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp
(nếu có) giữa người bán và người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng
ngoại thương.
Trang 7 / 33
Nhóm 3_T01_K25
II. CÁC ĐIỀU KIỆN INCOTERMS 2010
1. Giải thích một số thuật ngữ
+ Người chuyên chở (carrier): là người được ký hợp đồng vận tải với người
bán/người mua.
+ Thủ tục Hải quan: bao gồm những công việc như xuất trình chứng từ, kiểm
tra an ninh, cung cấp thông tin và xuất trình hàng hóa để kiểm tra theo yêu cầu của
HQ.
+ Giao hàng (delivery): là địa điểm rủi ro và tổn thất về hàng hóa được di
chuyển từ người bán sang người mua.
+ Delivery documents: là chứng từ chứng minh cho việc giao hàng, có thể là
chứng từ gốc hoặc điện tử, có thể là một biên lai.
+ Electronic record/procedure: là một hay nhiều thông điệp điện tử, tương
đương với chứng từ truyền thống.
+ Packing: Chỉ bao gồm việc đóng gói theo yêu cầu của HĐ mua bán hoặc vận
chuyển
2. Các điều kiện Incoterm
Incoterms 2010 có 11 điều kiện và có thể chia thành 4 nhóm:
 Nhóm E: EXW (Giao tại xưởng)
 Nhóm F: FCA (Giao cho người chuyên chở), FAS (Giao dọc mạn tàu),

FOB (Giao lên tàu)
 Nhóm C: CFR(Tiền hàng và cước phí), CIF(Tiền hàng, bảo hiểm và
cước phí), CPT (Cước phí trả tới), CIP (Cước phí và bảo hiểm trả tới).
 Nhóm D: DAT (Giao tại bến), DAP (Giao tại nơi đến), DDP (Giao hàng
đã nộp thuế).
Trang 8 / 33
Nhóm 3_T01_K25
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện chi phí và rủi ro giữa bên bán và bên mua
2.1. EXW (Giao tại xưởng):
Quy định người mua sẽ chịu toàn bộ phí tổn và rủi ro trong việc đưa hàng từ
đầu người bán đến điểm cuối cùng. Người bán có trách nhiệm đặt hàng dưới quyền
định đoạt của người mua tại nơi giao hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho).
Điều kiện này phù hợp với thương mại nội địa, và thể hiện trách nhiệm tối
thiểu của người bán.
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc xếp hàng, mặc dù trên
thực tế người bán có điều kiện hơn để thực hiện công việc này.
Người bán chỉ có nghĩa vụ hỗ trợ người mua khi có yêu cầu thực hiện thông
quan xuất khẩu chứ không có nghĩa vụ làm thủ tục hải quan. Như vậy người mua
Trang 9 / 33
Nhóm 3_T01_K25
không nên sử dụng EXW khi không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thủ tục xuất
khẩu.
Người mua có nghĩa vụ rất hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho người
bán liên quan đến xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, người bán vẫn cần có một số
thông tin như để tính thuế hoặc lập báo cáo.
Cả người bán và người mua đều không có nghĩa vụ đối với nhau về việc ký
kết hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, người bán nên sử dụng điều kiện này khi muốn bán hàng mà không
phải làm thủ tục gì.
2.2. FCA (Giao cho người chuyên chở):

Quy định người bán có nghĩa vụ giao hàng, làm thủ tục xuất khẩu cho đến
tận khi giao cho nhà chuyên chở hoặc một người khác được chỉ định bởi người mua
tại cơ sở của người bán hoặc tại địa điểm đã được chỉ định, trong thời hạn thống
nhất.
Rủi ro được chuyển cho người mua tại địa điểm giao hàng, do đó các bên cần
phải quy định rõ địa điểm tại nơi được chọn để giao hàng. Nếu người mua không
chỉ rõ địa điểm giao hàng chính xác, người bán sẽ chọn trong những điểm hoặc địa
điểm nơi mà nhà chuyên chở sẽ nhận hàng. Khi người bán được yêu cầu hỗ trợ tìm
và ký hợp đồng với nhà chuyên chở, trách nhiệm rủi ro và phí tổn người mua sẽ
phải gánh chịu. Người bán không phải chịu trách nhiệm vận chuyển.
Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng
khi có nhiều phương thức vận tải tham gia, phù hợp với cả thương mại nội địa và
thương mại quốc tế.
Nếu các bên định giao hàng tại cơ sở của người bán thì nên quy định địa chỉ
cơ sở của người bán là nơi giao hàng và lúc này người bán chịu trách nhiệm bốc dỡ
hàng. Nếu các bên có ý định giao hàng tại một địa điểm khác thì các bên phải chỉ ra
địa điểm giao hàng khác đó, lúc này người bán không chịu trách nhiệm bốc hàng,
kể cả dỡ hàng mà chỉ giao hàng cho người vận chuyển trên phương tiện vận tải của
người bán.
Trang 10 / 33
Nhóm 3_T01_K25
Điều kiện FCA đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu, nếu có. Tuy vậy,
người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu , trả thuế nhập khẩu hoặc trả
chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Người bán không có nghĩa vụ đối với
người mua về ký kết hợp đồng vận tải. Tuy vậy, nếu người mua yêu cầu hoặc đó là
tập quán thương mại thì người bán có thể ký hợp đồng vận tải theo điều kiện thông
thường với chi phí và rủi ro do người mua chịu.
Cả 2 bên đều không có nghĩa vụ đối với nhau về ký kết hợp đồng bảo hiểm.
2.3. FAS (Giao dọc mạn tàu):
Quy định người bán được cho là hoàn tất nghĩa vụ giao hàng khi hàng được

đặt cạnh mạn tàu tại cảng giao hàng, từ thời điểm này người mua sẽ chịu mọi phí
tổn về rủi ro về hàng hóa. Người mua đồng thời có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu.
Điều kiên này chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải đường thủy nội địa. “Giao
dọc mạn tàu” có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn con
tàu do người mua chỉ định (ví dụ đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giao
hàng chỉ định trong thời hạn nhất định.
Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển từ người bán sang
người mua khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể
từ thời điểm này trở đi. Do đó, các bên nên quy định càng rõ càng tốt về địa điểm
xếp hàng tại cảng giao hàng chỉ định. Người bán, hoặc phải đặt hàng hóa dọc mạn
tàu hoặc mua sẵn hàng hóa đã được giao như vậy. Từ “mua sẵn” ở đây áp dụng cho
việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ biến
trong mua bán hàng nguyên liệu.
Khi hàng được đóng trong container, thông thường người bán phải giao
hàng cho người chuyên chở tại bến, chứ không giao dọc mạn tàu. Trong trường
hợp này, điều kiện FAS là không phù hợp, mà nên sử dụng điều kiện FCA.
Điều kiện FAS yêu cầu người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu
(nếu có). Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả các
khoản thuế nhập khẩu hoặc làm thủ tục thông quan nhập khẩu.
Việc ký kết hợp đồng vận tải và bảo hiểm tương tự như điều kiện FCA.
Trang 11 / 33
Nhóm 3_T01_K25
2.4. FOB (Giao lên tàu):
Quy định người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng
xếp hàng chỉ định hoặc mua được hàng hóa đã sẵn sàng để giao như vậy. Người
bán có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu.
Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được
xếp lên tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi. Điều kiện này
chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải đường thủy nội địa. Điều kiện FOB có thể
không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi được xếp

lên tàu, ví dụ hàng hóa trong container thường được giao tại các bến bãi
(terminal). Trong trường hợp này nên sử dụng điều kiện FCA. Điều kiện FOB yêu
cầu, người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có). Tuy vậy, người bán
không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế nhập khẩu hoặc làm
thủ tục thông quan nhập khẩu.
Người mua phải ký hợp đồng vận tải với chi phí của mình để vận chuyển
hàng hóa từ cảng giao hàng được chỉ định, trừ trường hợp hợp đồng vận tải do
người bán ký theo yêu cầu của người mua hay do tập quán thương mại. Người bán
có trách nhiệm thông báo cho người mua rằng hàng đã được giao hoặc tàu đã
không nhận hàng theo thời gian đã thống nhất. Còn người mua phải thông báo cho
người bán đầy đủ về tên tàu, chỗ bốc hàng, và khi cần thiết, thời gian giao hàng lựa
chọn trong thời hạn đã thống nhất. Người bán chịu trách nhiệm bốc dỡ hàng lên
tàu và hết trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu.
Như vậy, cơ sở để phân biệt, chia ra 3 nhóm FCA, FAS, FOB chính là trách
nhiệm vận chuyển hàng từ cơ sở của người bán lên tàu và trách nhiệm chuyên chở
tăng dần từ FCA  FAS  FOB. Đối với nhóm F, người bán chịu chi phí làm thủ tục
xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.
2.5. CFR (Tiền hàng và cước phí):
Quy định người bán chịu các phí tổn và trả cước vận chuyển đến cảng đích.
Thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là ngay sau khi hàng
được giao qua lan can tàu tại cảng xuất. Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục
Trang 12 / 33
Nhóm 3_T01_K25
xuất khẩu. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được
giao lên tàu. Ở đây, người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng,
còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận. Giá CFR = Giá FOB + F
(Cước phí vận chuyển).
Điều kiên này chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải đường thủy nội địa.
Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro di chuyển và chi phí được phân chia ở
các địa điểm khác nhau. Trong khi hợp đồng luôn chỉ rõ cảng đến thì nó có thể lại

không chỉ rõ cảng xếp hàng – là nơi mà rủi ro di chuyển sang người mua. Nếu cảng
gửi hàng có ý nghĩa đặc biệt đối với người mua, thì các bên quy định trong hợp
đồng càng cụ thể càng tốt.
Các bên xác định càng cụ thể càng tốt địa điểm đến đã thỏa thuận, vì các chi
phí cho đến địa điểm đó do người bán chịu. Người bán nên ký các hợp đồng vận tải
đến đúng địa điểm này. Nếu theo hợp đồng chuyên chở, người bán phải trả các chi
phí liên quan đến việc dỡ hàng tại địa điểm chỉ định ở cảng đến, thì người bán
không có quyền đòi lại chi phí đó từ người mua trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.
Người bán phải, hoặc giao hàng lên tàu, hoặc mua hàng đã giao để vận chuyển
hàng đến cảng đến. Ngoài ra, người bán phải ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa
hoặc “mua” một hợp đồng như vậy. Từ “mua” ở đây áp dụng cho việc bán hàng
nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ biến trong mua
bán hàng nguyên liệu.
CFR không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi
hàng được giao lên tàu, ví dụ hàng đóng trong container, mà thường là giao hàng
tại bến, bãi. Trong trường hợp này nên sử dụng điều kiện CPT. CFR đòi hỏi người
bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa (nếu có). Tuy vậy, người bán không có
nghĩa vụ thông quan nhập khâu, trả bất kỳ loại thuế nhập khẩu nào hay tiến hành
bất kỳ một thủ tục hải quan nhập khẩu nào.
Người bán phải thuê hoặc mua hợp đồng vận tải hàng hóa từ chỗ giao hàng
(nếu có) tại địa điểm giao hàng đến cảng đích được chỉ định, hoặc nếu đã thống
nhất, đến một chỗ cụ thể tại cảng đích đó.
Trang 13 / 33
Nhóm 3_T01_K25
Hợp đồng vận tải phải được kí kết theo những điều khoản thông thường và
người bán chịu chi phí, và qui định vận chuyển bằng tuyến đường thông thường mà
một con tàu cùng loại thường đi để vận chuyển loại hàng hóa tương tự.
2.6. CIF (Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí):
Quy định người bán có nghĩa vụ giống như điều khoản CFR tuy nhiên người
bán có thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm rủi ro về hư hại và tổn thất hàng hóa trong

suốt quá trình vận chuyển. Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu.
Điều kiên này chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải đường thủy nội địa.
Người bán cũng ký hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm những rủi ro của người mua về
mất mát hoặc thiệt hại của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Người mua nên
lưu ý rằng theo điều kiện CIF, người bán chỉ phải mua bảo hiểm theo điều kiện tối
thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm ở mức độ cao hơn, thì người mua phải
thỏa thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mua bảo hiểm bổ sung.
Giá CIF=Giá FOB + F(cước vận chuyển) +(CIF x R)= (FOB+F)/(1-R)
2.7. CPT (Cước phí trả tới):
Người bán trả cước vận chuyển đến đích. Rủi ro về hư hỏng và mất mát hàng
hóa sau khi hàng đã được giao cho người chuyên chở sẽ được chuyển từ người bán
sang người mua. Điều khoản này người bán có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu.
Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng
khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.
Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro và chi phí được chuyển giao tại
hai điểm khác nhau. Các bên nên quy định càng rõ càng tốt trong hợp đồng về địa
điểm giao hàng tại đó rủi ro được chuyển cho người mua, và địa điểm đến được chỉ
định mà người bán phải thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến. Nếu nhiều
người chuyên chở tham gia vận tải hàng hóa đến nơi quy định và các bên không có
thỏa thuận về điểm giao hàng cụ thể thì rủi ro được chuyển khi hàng hóa đã được
giao cho người chuyển chở đầu tiên tại địa điểm hoàn toàn do người bán lựa chọn
và người mua không có quyền gì về việc này.
Trang 14 / 33
Nhóm 3_T01_K25
Nếu các bên muốn rủi ro được chuyển tại một thời điểm muộn hơn (ví dụ
như tại cảng biển hoặc tại sân bay), thì họ phải quy định cụ thể trong hợp đồng
mua bán.
Các bên cũng nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm tại nơi đến được chỉ định, vì
các chi phí đến điểm đó là do người bán chịu. Người bán phải ký hợp đồng vận tải
phù hợp với địa điểm này. Nếu người bán phải trả thêm chi phí theo hợp đồng vận

tải liên quan đến việc dỡ hàng tại điểm đến quy định thì người bán sẽ không có
quyền đòi hỏi người mua bồi hoàn những chi phí đó trừ khi có thỏa thuận khác
giữa hai bên.
Điều kiện CPT yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu, nếu có. Tuy
vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả bất kỳ khoản thuế
nhập khẩu hoặc thực hiện bất kỳ thủ tục thông quan nhập khẩu nào.
CPT= CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do
người bán chỉ định). Điều kiện CPT giống với CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận
chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định.
2.8. CIP (Cước phí và bảo hiểm trả tới):
Quy định người bán có nghĩa vụ giống như điều kiện CPT nhưng có thêm
trách nhiệm mua bảo hiểm cho những rủi ro về hư hại, tổn thất hàng hóa trong
suốt quá trình vận chuyển. Người bán có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu, tuy nhiên
chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm ở mức thấp nhất.
Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng
khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. Điều kiện “Cước phí và bảo hiểm trả
tới” có nghĩa là người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở hoặc người khác
do người bán chỉ định tại địa điểm đã thỏa thuận (nếu địa điểm đã được thỏa thuận
giữa các bên), ngoài ra người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng
hóa tới nơi đến quy định.
Người bán cũng phải ký hợp đồng bảo hiểm cho những rủi ro của người mua
về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa trong quá trình vận tải. Người mua cần lưu
ý rằng theo điều kiện CIP người bán chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu.
Trang 15 / 33
Nhóm 3_T01_K25
Nếu người mua muốn được bảo hiểm với phạm vi lớn hơn, người mua cần thỏa
thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mình mua bảo hiểm bổ sung.
CIP = CIF + (I+F) (Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận
hàng do người bán chỉ định)
= CPT+I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ

định)
Khi sử dụng các điều kiện CPT, CIP, CFR và CIF, người bán hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng khi giao hàng hóa cho người chuyên chở chứ không phải khi hàng hóa
được vận chuyển tới điểm đến quy định.
Như vậy trong nhóm C, trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ
phí nhập khẩu thuộc về người mua.
Trách nhiệm người bán tăng dần CFR  CIF  CPT CIP.
CIF, CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy.
CPT, CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa
phương thức.
2.9. DAT (Giao tại bến):
Quy định người bán chỉ được coi là đã giao hàng khi hàng hóa được dỡ từ
phương tiện vận tải xuống bến, cảng hoặc địa điểm đích được chỉ định và đặt dưới
sự định đoạt của người mua. “Bến” bao gồm cả cầu tàu, nhà kho, bãi container hay
đường bộ, đường sắt hay nhà ga sân bay. Hai bên thỏa thuận về bến giao và nếu có
thể ghi rõ địa điểm trong bến nơi mà thời điểm chuyển giao rủi ro về hàng hóa từ
người bán sang người mua. Nếu như người bán chịu các chi phí vận chuyển từ bến
đến một địa điểm khác thì các điều khoản DAP hay DDP sẽ được áp dụng.
Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng
khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.
Người bán được khuyên nên ký hợp đồng vận tải đến đúng bến đó.
Hơn nữa, nếu các bên muốn người bán chịu rủi ro và chi phí vận chuyển và
dỡ hàng từ bên đến một địa điểm khác thì nên sử dụng điều kiện DAP hoặc DDP.
Trang 16 / 33
Nhóm 3_T01_K25
Điều kiện DAT yêu cầu người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng
hóa, nếu cần. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục nhập khẩu hay trả
bất kỳ khoản thuế nhập khẩu nào hay tiến hành các thủ tục thông quan nhập khẩu.
2.10. DAP (Giao tại nơi đến):
Quy định người bán giao hàng khi hàng hóa đặt dưới quyền định đoạt của

người mua trên phương tiện vận tải đã đến đích và sẵn sàng cho việc dỡ hàng
xuống địa điểm đích. Các bên nên xác định càng rõ càng tốt điểm giao hàng tại khu
vực địa điểm đích, bởi vì đó chính là thời điểm chuyển giao rủi ro về hàng hóa từ
người bán sang người mua. Nếu người bán có nghĩa vụ làm thủ tục nhập khẩu, nộp
thuế… điều khoản DDP sẽ được áp dụng. Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi
phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.
Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi đến chỉ định.
Các bên nên quy định càng rõ càng tốt về địa điểm cụ thể tại nơi đến thỏa
thuận vì người bán chịu mọi rủi ro tới địa điểm đó. Người bán được khuyên nên ký
hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó. Nếu người bán, theo hợp đồng vận tải phải
trả chi phí dỡ hàng ở nơi đến thì người bán không có quyền đòi lại khoản phí này
từ người mua, trừ khi có thỏa thuận khác giữa hai bên.
Điều kiện DAP yêu cầu người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu, nếu có.
Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế
nhập khẩu hoặc làm các thủ tục thông quan nhập khẩu. Nếu các bên muốn người
bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế và chi phí liên quan đến nhập khẩu
thì nên sử dụng điều kiện DDP.
2.11. DDP (Giao hàng đã nộp thuế):
Người bán có nghĩa vụ giao hàng đến địa điểm thỏa thuận tại nước nhập
khẩu, bao gồm việc chịu hết các phí tổn và rủi ro cho đến khi hàng đến đích, gồm cả
các chi phí thuế và khai hải quan. Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương
thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.
“Giao hàng đã thông quan nhập khẩu” có nghĩa là người bán giao hàng khi
hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, đã thông quan nhập
Trang 17 / 33
Nhóm 3_T01_K25
khẩu, trên phương tiện vận tải chở đến và đã sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy
định.
Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa tới nơi đến và
có nghĩa vụ thông quan cho hàng hóa, không chỉ thông quan xuất khẩu mà còn

thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế, phí và thực hiện các thủ tục cho thông
quan xuất và nhập khẩu. Điều kiện DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán. Các
bên nên quy định càng rõ càng tốt về địa điểm giao hàng cụ thể tại nơi đến thỏa
thuận vì người bán chịu mọi chi phí và rủi ro đưa hàng hóa tới địa điểm đó. Nếu
người bán,theo quy định của hợp đồng vận tải, phải trả chi phí dỡ hàng ở nơi đến
thì người bán không được đòi lại khoản phí này từ người mua, trừ khi có thỏa
thuận khác giữa hai bên.
Các bên không nên sử dụng điều kiện DDP nếu người bán không thể trực tiếp
hay gián tiếp làm thủ tục nhập khẩu. Nếu các bên muốn người mua chịu mọi rủi ro
và chi phí thông quan nhập khẩu thì nên sử dụng điều kiện DAP. Mọi khoản thuế giá
trị gia tăng (VAT) hay các loại thuế khác phải nộp khi nhập khẩu do người bán chịu,
trừ khi có thỏa thuận khác một cách rõ ràng trong hợp đồng mua bán.
3. Một số lưu ý:
 Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải:
- Nhóm E,F :người mua. Địa điểm giao hàng tại nơi đến.
- Nhóm C,D:người bán . Địa điểm giao hàng tại nơi đi.
Bốn điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa
:FAS, FOB, CFR, CIF : địa điểm chuyển giao hàng là cảng biển.
 Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa:
Trang 18 / 33
Trách nhiệm
Nhóm E,F:
Người mua
Nhóm D :
Người bán
Nhóm C
CIF,CIP: Người bán
CFR, CPT: người mua
Nhóm 3_T01_K25
.

 Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa.
Trang 19 / 33
Xuất
khẩu
EXW : người mua
Trách
nhiệm
10 điều kiện còn lại :người bán
Nhập
khẩu
DDP: người bán
10 điều kiện còn lại là người mua
Nhóm 3_T01_K25
III. SO SÁNH INCOTERM 2000 VÀ 2010
1. Những điểm giống nhau
- Cả Incoterms 2000 và Incoterms 2010 đều không phải là luật. Các bên có thể
áp dụng hoàn toàn, hoặc có thể áp dụng một phần, nhưng khi áp dụng ghi rõ trong
hợp đồng ngoại thương, những điều áp dụng khác đi nhất thiết phải mô tả kỹ trong
hợp đồng ngoại thương.
- Thủ tục và chi phí xuất khẩu do người bán chịu, còn thủ tục và chi phí nhập
khẩu do người mua chịu ( trừ EXW và DDP).
- Nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận tải chặng chính :
 Nhóm E, F: do người mua ký kết và chịu chi phí.
 Nhóm C, D : do người bán ký kết và chịu chi phí.
Ngoài ra, còn có sự giống nhau ở các khoản mục như:
NGƯỜI BÁN NGƯỜI MUA
A1: Nghĩa vụ chung
- Cung cấp hàng hóa và hóa đơn
thương mại phù hợp với hợp đồng
mua bán.

A7: Thông báo cho người mua
- Phải thông báo các thông tin cần
thiết để tạo điều kiện cho người mua
tiến hành nhận hàng
A9: Kiểm tra, đóng gói,bao bì, ký mã
hiệu ( trừ EXW )
- Phải trả các chi phí về kiểm tra (như
kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm) cần
thiết để giao hàng theo quy định ở
mục A4
- Phải đóng gói hàng hóa và chịu chi
phí trừ khi quy định hàng không cần
B1: Nghĩa vụ chung
- Phải thanh toán tiền hàng như quy
định trong hợp đồng mua bán
B7: Thông báo cho người mua
- Người mua phải, khi người mua có
quyền quyết định ngày và/hoặc điểm
nhận hàng tại địa điểm đã thỏa thuận,
thông báo kịp thời cho người bán về
việc đó
B9: Kiểm tra, đóng gói,bao bì, ký mã
hiệu
- Người mua phải trả các chi phí cho
việc kiểm tra bắt buộc trước khi gửi
hàng ngoại trừ việc kiểm tra theo yêu
cầu của cơ quan có thẩm quyền của
nước xuất khẩu.
Trang 20 / 33
Nhóm 3_T01_K25

đóng gói
- Bao bì phải được ghi ký mã hiệu
thích hợp
A10: Hỗ trợ thông tin và chi phí liên
quan
- Nếu có quy định, phải giúp người
mua lấy các chứng từ và thông tin cần
thiết
B10: Hỗ trợ thông tin và chi phí lien
quan
- Nếu có quy định, phải giúp người bán
lấy các chứng từ và thông tin cần thiết
Bảng 3.1 Bảng so sánh điểm giống nhau giữa Incoterms 2000 và 2010
2. Sự khác nhau :
 Thay đ ổ i về số điều khoản
Từ 13 điều khoản của xuống 11 điều khoản. Có được điều này nhờ việc thay
thế bốn điều khoản cũ trong Incoterms 2000 (DAS, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều
khoản mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT – Giao hàng tại bến
và DAP- Giao tại nơi đến.
Theo cả hai điều kiện mới này, việc giao hàng diễn ra tại một đích đến được
chỉ định: theo DAT, khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua, đã dỡ
khỏi phương tiện vận tải (giống điều kiện DEQ trước đây); theo DAP cũng như vậy,
khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua, nhưng sẵn sàng để dỡ
khỏi phương tiện vận tải ( giống các điều kiện DAF, DES, DDU trước đây).
 Thay đổi trong phân loại
Được chia làm 2 nhóm:
Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải:
• EXW: Giao tại xưởng
• FCA: Giao cho người chuyên chở
• CPT: Cước phí trả tới

• CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới
• DAT: Giao tại bến
Trang 21 / 33
Nhóm 3_T01_K25
• DAP: Giao tại nơi đến
• DDP: Giao hàng đã nộp thuế
Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:
• FAS: Giao dọc mạn tàu
• FOB: Giao lên tàu
• CFR: Tiền hàng và cước phí
• CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
Nhóm thứ nhất có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải
lựa chọn hay số lượng phương thức vận tải sử dụng. Tuy nhiên, các điều kiện này
cũng có thể được sử dụng khi một phần chặng đường được tiền hành bằng tàu
biển.
Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới người
mua đều là cảng biển. Ở ba điều kiện FOB, CFR, CIF, mọi cách đề cập đến lan can tàu
như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa xem như đã được
giao hàng khi chúng đã được xếp lên tàu- điều này đã phản ánh sát thực tiễn hơn.
 Chứng từ điện tử
Incoterms trước quy định các bên được phép sử dụng trao đổi thông tin
bằng phương tiện điện tử, cũng như cho phép sử dụng chứng từ điện tử nếu hai bên
đồng ý sử dụng. Tuy nhiên, do nhận thức được tầm quan trọng cũng như tốc độ
truyền tải thông tin bằng phương tiện điện tử, Incoterms 2010 quy định người mua
và người bán có quyền sử dụng chứng từ điện tử hoặc trao đổi bằng phương tiện
điện tử nếu hai bên đồng ý hoặc theo thông lệ hai bên được quyền sử dụng phương
tiện điện tử. Theo thông lệ ở đây có ý nghĩa rất lớn, bởi vì trong một số trường hợp
một bên không có quyền từ chối trao đổi thông tin bằng phương tiện điện tử, chẳng
hạn như bằng email.
 Phí THC (Terminal handling charge)

Đối với một số điều khoản về giao hàng trong đó người bán có nghĩa vụ
thuê phương tiện vận tải và trả cước phí vận tải như CIP, CPT, CFR, CIF…, có khả
năng phí THC tại nơi đến đã được tính vào trong giá bán. Tuy nhiên, trong thực tế
Trang 22 / 33
Nhóm 3_T01_K25
thời gian vừa qua có nhiều trường hợp tại nơi đến người mua bị buộc phải trả
khoản phí THC này tại nơi đến. Như vậy người mua đã phải thanh toán tiền hai
lần cho một khoản phí. Chính vì vậy người mua hiện nay rất quan tâm đến các
thỏa thuận giữa người bán và người chuyên chở. Do đó trong Incoterms 2010 đã
làm rõ hơn về trách nhiệm trả các khoản phí này, Incoterms 2010 quy định người
bán phải thông báo cho người mua về những khoản phí nào đã bao gồm trong
cước phí chuyên chở khi thỏa thuận với người chuyên chở. Nếu trong trường hợp
theo thông lệ cước phí đã bao gồm phí THC tại nơi đến, người bán không có quyền
tính thêm khoản phí này cho người mua nữa.
 Bảo hiểm
Bảo hiểm chỉ liên quan đến điều khoản CIP và CIF, theo đó người bán phải
mua bảo hiểm cho người mua. Theo Incoterms 2000, tại các mục A10/B10 người
bán chỉ phải tuân thủ theo đúng nghĩa vụ được quy định trong Incoterms mà
không tính đến sự thay đổi của bộ điều khoản bảo hiểm mới ra đời sau khi
Incoterms 2000 được ban hành. Do đó, Incoterms 2010 đưa ra nghĩa vụ về hợp
đồng vận tải và bảo hiểm trong các mục A3/B3, quy định khi tiến hành mua bảo
hiểm người bán phải tuân theo những thay đổi của bộ điều khoản bảo hiểm mới.
 Phạm vi áp dụng Incoterm 2010
Incoterms 2010 có thể được áp dụng cho cả thương mại trong nước và
thương mại quốc tế
Trang 23 / 33
Nhóm 3_T01_K25
IV. THỰC TRẠNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
1. Sơ lược về thực trạng sử dụng Incoterms
Theo khảo sát gần đây tại Việt Nam, đa số các hợp đồng thương mại vẫn còn sử

dụng các điều khoản của Incoterm 2000, lý do là vì:
• Trong một thời gian ngắn khi Incoterm 2010 ra đời thì các doanh
nghiệp xuất khẩu cũng như nhập khẩu vẫn còn e ngại, chưa tin
tưởng lắm khi sử dụng các điều khoản đó.
• Do tập quán thói quen, họ đã sử dụng các điều khoản của Incoterms
2000 trong một thời gian khá dài nên trong nhất thời họ khó chuyển
qua việc sử dụng các điều khoản trong Incoterms 2010 được.
Incoterms ra đời nhằm phản ánh và đáp ứng được những thông lệ và xu
hướng thương mại trên thế giới, phản ánh sự mở rộng của các khu vực mậu dịch
tự do, việc sử dụng các phương tiện giao tiếp điện tử và những biến đổi trong vận
tải và thương mại quốc tế. Vì vậy, mỗi bản Incoterms ra đời sau luôn gắn chặt với
bản trước đó. Sau khi gia nhập WTO vào năm 2006, Việt Nam chúng ta ngày một
tiếp cận với bản sắc dân tộc, văn hóa, cũng như trình độ kĩ thuật tiến tiên của
nước bạn, để tiếp cận dễ dàng hơn chúng ta phải không ngừng nâng cao tầm hiểu
biết về các điều khoản trong Incoterms. Do đó, không bao lâu nữa, Incoterms 2010
sẽ trở nên phổ biến hơn.
Hiện nay, khoảng 80% các thương vụ của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất
khẩu thì chọn điều kiện FOB, và khi nhập khẩu thì chọn CIF, CFR. Việc chọn những
điều kiện này chưa thật sự tốt, chẳng hạn như khi sử dụng điều kiện CIF thì người
mua sẽ chỉ chịu rủi ro khi hàng hóa đã được sắp sếp lên tàu. Qua việc sử dụng các
điều khoản chưa thật sự đúng mục đích này mà làm kìm hãm sự phát triển của
ngành vận tải tại Việt Nam, thay vì khi nhập khẩu ta dùng điều khoản CIF ta chuyển
sang dùng FOB, như vậy để hạn chế rủi ro trong việc vận chuyển lô hàng chúng ta
sẽ tự mua bảo hiểm mà không phải nhờ người bán mua hộ, nó vừa kích thích ngành
bảo hiểm tại Việt Nam phát triển lại vừa hạn chế tối đa rủi ro từ việc mua bảo hiểm
của người bán, do người bán luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận nên họ sẽ mua bảo
hiểm với giá rẻ nhất và mọi rủi ro sau này do người mua chịu. Bên cạnh đó, việc các
Trang 24 / 33
Nhóm 3_T01_K25
doanh nghiệp nhập khẩu yêu cầu đối tác nước ngoài chào hàng theo điều kiện FOB

cũng rất có lợi đối với doanh nghiệp. Họ sẽ phải trả ít tiền ký quỹ hơn để mở Thư
tín dụng, không phải lo ngay tiền vận chuyển vì khi hàng cập cảng họ mới có nghĩa
vụ phải chi tiền, doanh nghiệp cũng không bị tồn vốn hoặc không phải trả lãi vay
ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu.
Ngoài ra các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên chuyển dần từ điều kiện
FOB sang các điều kiện khác như CIF, CFR, bởi điều kiện FOB theo Incoterms 2010
chứa đựng rất nhiều rủi ro. Ví dụ, như khi giao hàng lên tàu, mặc dù người bán còn
giữ các chứng từ nhận hàng (Bill Of Lading) nhưng đã mất quyền kiểm soát lô
hàng của mình vì người bán không phải người thuê tàu nên không thể ra lệnh cho
hãng tàu ngừng giao hàng cho người mua. Trong khi đó, nếu áp dụng CIF, CFR, khi
đối tác chưa thanh toán đủ hoặc không thanh toán tiền thì các doanh nghiệp chỉ
tốn một ít chi phí chở hàng chứ không mất cả lô hàng.
Tóm lại, khi xét đến lợi ích kinh tế cả về mặt vi mô lẫn vĩ mô, khi xuất khẩu
chúng ta nên chọn các điều kiện nhóm C, còn khi nhập khẩu chúng ta nên chọn điều
kiện nhóm F.
2. Thực trạng bảo hiểm hàng hóa XNK
2.1. Nguyên nhân chính
Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu. Ngay từ khi
thành lập, ngày 15/1/1965, Công ty bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng Công ty Bảo
hiểm Việt Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu của
nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động bảo hiểm
cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức rất
hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có giai đoạn theo chiều hướng giảm xuống.
Từ cuối năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về việc
thực hiện thí điểm Bảo hiểm rín dụng Xuất khẩu, theo đó, đến cuối năm 2013, phấn
đấu đạt tối đa 3% kim ngạch xuất khẩu được Bảo hiểm Tín dụng Xuất khẩu. Theo
Bộ Công thương, trong năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam là trên 200 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 96 tỷ USD, nhập khẩu trên 110 tỷ
Trang 25 / 33

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×