Hồi phục niềm tin
Nếu năm 2001, bạn hỏi Carol - một nhà quản lý của tập đoàn Enron rằng, liệu có phải công
ty bà ta đang được một nhà lãnh đạo đáng tin cậy dẫn dắt hay không, câu trả lời sẽ là
"Đúng". "Ngài Lay là một bậc thầy của nhiều nhân viên, họ sùng kính sự trung thực, sự
thông minh, sự nhạy bén của ông ta và những điều hào phóng mà ông làm cho nhân viên",
Carol nhớ lại.
Nhân viên của Enron được trả lương cao, thường bắt đầu
làm việc với 3 tuần nghỉ, có những lợi ích vượt trội và thích
thú các bữa tiệc đánh giá thường xuyên. Trong suốt thời
kỳ này, Ken Lay luôn mở cửa văn phòng để bất kỳ ai có
thể vào và chụp ảnh. Khi vào hành lang của Enron, ông ta
thường rất thân thiện và nồng nhiệt và mở của cho các
nhân viên.
"Thành thật mà nói, rất nhiều người yêu quý con người đó", Carol nói thêm. "Nhưng khi chúng tôi
nghe tin ông ta bị kết án vì tội gian lận, trái tim chúng tôi tan vỡ, tôi bật khóc". Dù mất đi 90% số
tiền nghỉ hưu, nỗi đau lớn nhất của Carol lúc đó là sự phản bội niềm tin của Ken Lay. Ông ta đã
làm cho bà thất vọng.
Niềm tin bị tan vỡ trong các tổ chức hàng ngày, và không chỉ ở các tổ chức lớn như Enron,
WorldCom và Anderson. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ tổ chức nào.
Khi sự tin cậy mất đi, tinh thần của nhân viên bị suy sụp, mất đi sự trung thành của khách hàng và
hiệu quả giảm sút nhanh chóng. Cuộc khảo sát của tổ chức Watson Wyatt vào năm 2002 cho thấy,
các tổ chức có những nhân viên cam kết chặt chẽ sẽ làm việc bằng 200% so với những tổ chức
mà nhân viên ít gắn kết.
Niềm tin tan vỡ có thể được kiểm soát và xua tan. Niềm tin được hồi phục như thế nào phụ thuộc
vào những hoàn cảnh mà nó bị mất đi, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nguyên tắc REPAIR
(hồi phục) có thể được áp dụng.
Recognize: Thừa nhận
Examine: Kiểm tra
Place: Đưa vấn đề ra
Acknowledge: Thừa nhận
Identify: Xác định
Raise:Tăng lên
Reflect: Cân nhắc
Repeat: Lặp lại
Kenneth Lay - cựu Chủ tịch tập đoàn Enron vang
bóng một thời của Mỹ bị kết tội lừa đảo và gian
lận
R: Thừa nhận mức độ tin cậy đã mất đi về cả chiều rộng và bề sâu. Đôi khi những cái đã huỷ hoại
ở trường hợp này có thể lại không gây ảnh hưởng ở trường hợp khác.
E: Kiểm tra sự tan vỡ này xảy ra ở đâu và thiệt hại ở những đâu. Nó có phá hoại niềm tin cá nhân
(sự tín nhiệm, tin cậy, sự thân mật và tự yêu thích), và nó có ảnh hưởng đến sự tin cậy của toàn
bộ tổ chức (khát vọng, khả năng, hành động, sự định hướng và sự kháng cự) hay không?
P: Phớt lờ vấn đề hoặc giả vờ đó không phải là chuyện đáng kể sẽ không thể giải quyết được gì
cả. Đừng lo lắng về việc trình bày một kế hoạch hành động mà sẽ được thực hiện sau đó. Hãy
thừa nhận mất mát và thừa nhận nhận thức của bạn về nó để mọi người biết được tình hình.
A: Thừa nhận ảnh hưởng của của việc tan vỡ niềm tin lên các cá nhân, nhóm và tổ chức. Thêm
vào việc hướng dẫn các vấn đề trong các cuộc nói chuyện có ý nghĩa, bạn có thể cho phép nhân
viên trút giận trong những cuộc gặp một với một.
I: Xác định một cách chính xác những điều bạn có thể làm trong nỗ lực tái xây dựng niềm tin. Bạn
phải sẵn sàng phát triển một kế hoạch:
- Bắt đầu bằng việc tạo ra các mục tiêu: Viết ra những điều bạn đang cố gắng để giành được. Sau
đó nghĩ xem hiệu quả sẽ là gì. Nó sẽ ảnh hưởng đến mọi người như thế nào.
- Theo danh sách liệt kê đó và bắt đầu tạo ra những thay đổi. Bạn có thể sử dụng các tiêu chuẩn
đo lường sự thay đổi và tiến bộ.
- Theo sát các nhiệm vụ và trách nhiệm. Bạn cần đảm bảo sự thay đổi vá sáng kiến diễn ra thực
sự, dù bạn giao phó một phần công việc hay tự mình làm tất cả. Và đảm bảo rằng các nhiệm vụ thì
kiên định trước sau như một, được hoàn thành và có tính thực tế.
- Xây dựng một kế hoạch truyền thông tốt và áp dụng nó.
R: Tăng cường cách thể hiện. Thể hiện nỗ lực tái xây dựng niềm tin của bạn. Mọi người có thể
chán ngấy hoặc nghi ngờ những điều bạn đang làm là không đủ. Hãy làm nhiều hơn, lâu hơn để
phá bỏ những hoài nghi và thất vọng đã bị chồng chất lâu nay.
R: Cân nhắc cẩn thận về những tiến bộ nào đã được thực hiện và những điều gì cần làm thêm.
Hiếm khi mọi thứ trở nên hoàn hảo trên con đường xây dựng sự tin cậy. Những điều bạn có thể
học từ kinh nghiệm này sẽ giúp bạn khi mọi việc tái diễn.
R: Lặp lại quá trình này trong một thời gian. Tiếp tục nó, thậm chí có thể tiếp tục rất lâu nữa. Sự
cam kết lâu dài của bạn với việc giải quyết tình huống sẽ chứng tỏ rõ ràng rằng bạn là một nhà
lãnh đạo đáng tin cậy. Khi đó, bạn đã thành công trong việc hồi phục niềm tin.
Nguyệt Ánh
Theo refresher