Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Lý Luận Chung Về Triết Lý Kinh Doanh Và Triết Lý Doanh Nghiệp.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.86 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Qua thực tiễn đã chứng minh, triết lý doanh nghiệp có vai trị quan trọng đối với sự
thành bại của tổ chức bởi nó là bộ phận cốt lõi, cấu thành nên văn hóa quản lý của tổ
chức.
Mục tiêu chính của doanh nghiệp là lợi nhuận, tối đa hóa lợi ích từ kinh doanh, tuy
nhiên để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định được lý
tưởng, phương châm hành động , hệ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp. Chính vì
thế, triết lý kinh doanh, đề ra mục tiêu và phương pháp mà cộng đồng nhân viên phải
hướng tới
Triết lý doanh nghiệp là phần quan trọng của các doanh nghiệp trên thế giới. Tuy
nhiên, tại Việt Nam triết lý kình doanh hay triết lý doanh nghiệp vẫn còn khá mới mẻ, các
doanh nghiệp của Việt Nam, đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ tập trung tìm kiếm lợi
nhuận trước mắt với tầm nhìn ngắn hạn. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến
nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề văn hóa kinh doanh, vấn đề xây
dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp hay sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
mình.

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ
TRIẾT LÝ DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm
a, Triết lý
Triết lý là những tư tưởng có tính triết học ( tức là sự phản ánh đã đạt đến trình độ
sâu sắc và khái quát cao ) được con người rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định
hướng cho hành động của con người.
Như vậy so với “triết học”, “triết lý” được hiểu ở trình độ thấp hơn, có phạm vi
hẹp hơn, chỉ là cơ sở lý luận của một hệ thống quan điểm, một học thuyết và theo nghĩa ở
mức độ cao, nó chính là những quan niệm, tư tưởng sâu xa nhất của con người về các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Nhưng dù hiểu theo cách nào cũng có thể thấy rằng, “triết lý”
1



khơng phải là duy tâm siêu hình mà nó là kết quả của những kinh nghiệm và lẽ sống của
nhiều thế hệ trước đúc kết lại.
b, Triết lý kinh doanh
- Khái niệm kinh doanh
Kinh doanh” hiểu theo nghĩa rộng và nói chung là một số hoặc tồn bộ hoạt động
của q trình sản xuất, thương mại, dịch vụ…có mục đích là đạt được lợi nhụân cho chủ
thể.
Như vậy kinh doanh là một hình thái đặc thù của kinh tế. Nó khơng chỉ là hoạt
động bn bán, lưu thơng, mà cịn bao gồm các hoạt động sản xuất và các loại dịch vụ
khác ( giải trí, thơng tin, du lịch…). Chủ thể kinh doanh cũng là một khái niệm hệ thống
gồm nhiều cấp độ (một cá nhân, một tập thể, doanh nghiệp…) cho nên triết lý kinh doanh
chính là các triết lý hình thành trong quá trình kinh doanh của các chủ thể khác nhau.
- Khái niệm triết lý kinh doanh
Kinh doanh, như ta đa biết là tất cả những hành vi và hoạt động có mục đích là
đem lại lợi nhuận cho chủ thể. Như vậy, Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học
phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa
của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.
c, Triết lý doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh là sản phẩm phản ánh có mục đích phục vụ cho chủ thể kinh
doanh nên sự khác nhau trong ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp sẽ quy định
tính đặc thù của triết lý kinh doanh. Bởi vì sẽ là sơ lược và giản đơn nếu nghiên cứu các
triết lý kinh doanh chúng ta lại bỏ qua những nét đặc thù của khách thể và môi trường
kinh doanh của chủ thể. Vì vậy cần lưu ý tới thực tế - trong các nền kinh tế thị trường, các
nhà kinh doanh thành công đều trở thành những nhà quản lý, chủ thể kinh doanh thành
đạt; cho nên triết lý kinh doanh chỉ có giá trị thực sự khi nó áp dụng được cho doanh
nghiệp và tạo nên bản sắc cũng như phong cách của doanh nghiệp.
Bởi vậy từ định nghĩa triết lý kinh doanh, ta có thể hiểu Triết lý doanh nghiệp là lý
tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ
dẫn cho hoạt động nhằm làm cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
2. Phân biệt giữa triết lý, triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp


2


a, Điểm giống nhau
+ Đều được hình thành qua sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, được mọi người
thừa nhận
+ Đều định hướng cho hoạt động của con người, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng,
tầm khái quát cao tới các chủ thể.
b, Điểm khác nhau
- Triết lý:
+ Phạm vi: ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống con người như: triết lý sống, triết
lý marketing…
+ Triết lý không phải chỉ là sản phẩm của các nhà triết học chuyên nghiệp.
- Triết lý kinh doanh:
+ Phạm vi: ảnh hưởng tới các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ( hẹp
hơn triết học) , áp dụng chung cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh
+ Có tính chun mơn
+ Là sản phẩm của những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế.
- Triết lý doanh nghiệp:
+ Là sự cụ thể hóa triết lý kinh doanh vào trong hoạt động sống của một tổ chức,
cơ quan.
+ Áp dụng cho từng doanh nghiệp .
+ Được hình thành từ các nhà lãnh đạo và sáng lập doanh nghiệp.
+ Là lý tưởng, phương châm hành động, là hệ giá trị mục tiêu chung của doanh
nghiệp, chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh nhằm lam cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao
trong kinh doanh.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ KINH DOANH
1. Vai trò của triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp


3


a, Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát
triển bễn vững của nó.
Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của phong cách – phong thái của doanh nghiệp đó.
Triết lý doanh nghiệp ít hiện hữu với xã hội bên ngồi; nó là tài sản tinh thần của doanh
nghiệp, là cái tinh thần “thấm sâu vào tồn thể doanh nghiệp, từ đó hình thành sức mạnh
thống nhất”, tạo ra một hợp lực hướng tâm chung. Do vậy, triết lý doanh nghiệp là công
cụ tốt nhất của doanh nghiệp dể thống nhất hành động của người lao động trong một sự
hiểu biết chung về mục đích và giá trị. Triết lý doanh nghiệp góp phần tạo nên văn hóa
doanh nghiệp, là yếu tố có vai trị quyết định trong việc thúc đẩy và bảo tồn nền văn hóa
này; qua đó góp phần tạo nên một phần nội lực mạnh mẽ từ doanh nghiệp. Triết lý doanh
nghiệp có vị trí quan trọng nhất trong số các yếu tố hợp thành văn hóa doanh nghiệp.
b, Triết lý doanh nghiệp là công cụ định hướng và là cơ sở để quản lý chiến lược của
doanh nghiệp
Triết lý doanh nghiệp thể hiện quan điểm chủ đạo của những người sáng lập về sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, triết lý doanh nghiệp cũng thể hiện vai
trò như kim chỉ nam định hướng cho doanh nghiệp, các bộ phận cũng như các cá nhân
trong doanh nghiệp. Tính định tính, sự trừu tượng của triết lý kinh doanh cho phép doanh
nghiệp có sự linh hoạt nhiều hơn trong việc thích nghi với mơi trường đang thay đổi và
các hoạt động bên trong. Nó tạo ra sự linh động trong việc thực hiện, sự mềm dẻo trong
kinh doanh. Nó chính là một hệ thống các ngun tắc tạo nên cái “dĩ bất biến ứng vạn
biến” của doanh nghiệp. Sự trung thành với triết lý kinh doanh cịn làm cho nó thích ứng
với những nền văn hóa khác nhau ở các quốc gia khác nhau đã đem lại thành công cho
các doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh là cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp.
Nó là một văn bản pháp lý và là cơ sở văn hóa để doanh nghiệp đưa ra những quyết định
quản lý quan trọng, có tính chiến lược, trong những tình huống mà sự phân tích kinh tế lỗ
- lãi vẫn chưa giải quyết được.

c, Triết lý doanh nghiệp là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và
tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp.
Triết lý doanh nghiệp cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi nhằm tạo nên một
phong cách làm việc sinh hoạt chung của doanh nghiệp, đậm đà bản sắc văn hóa của nó.
Với việc vạch ra lý tưởng và mục tiêu kinh doanh (thể hiện rõ ở phần sứ mệnh), triết lý
kinh doanh giáo dục cho công nhân viên chức đầy đủ về lý tưởng, về công việc và trong
4


một mơi trường văn hóa tốt, nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấu vươn lên, ở họ có
lịng trung thành và tinh thần lao động hết mình vì doanh nghiệp. Do triết lý kinh doanh
đề ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn làm căn cứ đánh giá hành vi của mọi thành viên nên nó
có vai trị điểu chỉnh hành vi của nhân viên qua việc xác định bổn phận nghĩa vụ của mỗi
thành viên đối với doanh nghiệp, với thị trường khu vực xã hội nói chung. Trong triết lý
của các công ty ưu tú những đức tính tốt như: trung thực, liêm chính, tính đồng đội và sẵn
sàng hợp tác, tôn trọng cá nhân, tôn trọng kỷ luật… thường được nêu ra. Nhờ có hệ thống
giá trị được tơn trọng, triết lý doanh nghiệp có tác dụng bảo vệ nhân viên của doanh
nghiệp – những người dễ bị thương tổn, thiệt thòi khi người quản lý của họ lạm dụng
chức quyền hoặc ác ý tư thù.
2. Cách thức xây dựng triết lý doanh nghiệp:
a, Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh nghiệp:
- Điều kiện về cơ chế pháp luật:
Triết lý kinh doanh là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, thậm chí có từ nền kinh
tế tự sản tự tiêu. Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, nó ra đời
khi nền kinh tế thị trường đã trải qua giai đoạn sơ khai, đến giai đoạn phát triển, xuất hiện
tính chất cạnh tranh cơng bằng thì cũng xuất hiện nhu cầu về lối kinh doanh hợp đạo lý,
có văn hóa đối với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào chọn kiểu kinh doanh có
văn hóa sẽ phải tính đến chuyện xác định sứ mệnh và tạo lập triết lý kinh doanh của mình.
Đây là điều kiện khách quan cho sự ra đời của các triết lý doanh nghiệp - triết lý công ty,
tập đồn…

Triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp khơng xuất hiện trong các nền kinh tế
hoạch hóa tập trung.
Trong cơ chế kinh tế hàng hóa – hình thức sơ khai của nền kinh tế thị trường có ít
triết lý kinh doanh và khơng có triết lý doanh nghiệp.
Thể chế kinh tế thị trường được xây dựng tương đối hoàn thiện tạo ra điều kiện
cạnh tranh công bằng, minh bạch sẽ khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có văn
hóa, có triết lý tốt đẹp, cao cả.
- Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp.

5


Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của một doanh nghiệp nhưng các ý tưởng cơ
bản bao giờ cũng xuất phát từ người lãnh đạo và sáng lập doanh nghiệp.
Nhân cách và phong thái của nhà sáng lập doanh nghiệp thường được in đậm trong
sắc thái của triết lý doanh nghiệp.
Trong nhân cách của nhà doanh nghiệp, các yếu tố bản lĩnh và phẩm chất đạo đức
có tác động trực tiếp tới sự ra đời và nội dung của triết lý kinh doanh do họ đề xuất. Nếu
một nhà kinh doanh kém năng lực thì sẽ khơng có cơ hội rút ra các triết lý kinh doanh.
Trường hợp khác, nếu mà doanh nghiệp có năng lực kinh doanh, thậm chí giỏi quản lý
song ông ta không dám hoặc không muốn nói lên quan điểm cá nhân thì cũng khơng có
được triết lý kinh doanh
Trường hợp lý tưởng nhất cho triết lý doanh nghiệp ra đời, về phía chủ thể kinh
doanh là người lãnh đạo vừa có năng lực vừa có đủ bản lĩnh và nhiệt tình truyền bá những
nguyên tắc, giá trị của bản thân với mọi nhân viên. Trong thực tế, những nhà quản trị
doanh nghiệp này có phong thái như một nhà truyền giáo, rất say sưa với sứ mệnh và có
niềm tự hào về truyền thống thành đạt của công ty theo một triết lý đặc thù của doanh
nghiệp đó.
Tóm lai, triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của người làm kinh doanh giỏi, nói, viết
giỏi.

- Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh
đạo.
Các doanh nghiệp trong những năm đầu tiên mới thành lập thường phải đối mặt
với thách thức có tồn tại được hay khơng nên chưa đặt ra vấn đề về triết lý kinh doanh.
Một số doanh nghiệp sau khi qua giai đoạn đầu buộc phải tìm cách phát huy mọi
nguồn lực của mình để phát triển; cùng với việc đẩy mạnh đầu tư, phát triển công nghệ và
nâng cao hiệu suất, nó cũng cần xác định bản sắc văn hóa của mình, trong đó có vấn đề về
triết lý doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp tồn tại, phát triển càng lâu dài, số nhân viên của nó càng nhiều
hơn thì vấn đề văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh của nó càng trở nên cấp bách
hơn.

6


Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với việc tạo
lập một triết lý doanh nghiệp cụ thể. Bản thân những người này cũng cần có kinh nghiệm
và thời gian để kiểm nghiệm, đánh giá về giá trị của các tư tưởng này trước khi có thể
cơng bố trước nhân viên. Kinh nghiệm “ độ chín” của các tư tưởng kinh doanh và quản lý
doanh nghiệp là yếu tố chủ quan song không thể thiếu đối với việc tạo lập một triết lý
doanh nghiệp.
Trong thực tiễn kinh doanh, các công ty độc lập phải sau 10 năm thành lập mới có
được một văn bản triết lý của riêng họ. Các cơng ty có ý thức xây dựng triết lý kinh doanh
ngay từ giai đoạn khởi nghiệp và coi đó là một chương trình có thể rút ngắn rút ngắn thời
gian của q trình trên song cũng phải mất vài năm mới có thể có một văn vản triết lý
thực sự có giá trị.
- Điều kiện về sự chấp nhận của đội ngũ cán bộ, công nhân viên.
Triết lý doanh nghiệp muốn trở thành triết lý chung của toàn thể doanh nghiệp khi
được toàn thể nhân sự trong doanh nghiệp chấp thuận.
Muốn vậy, nội dung của triết lý phải đảm bảo được lợi ích của tầng lớp lao động

chứ khơng chỉ lợi ích của tầng lớp quản lý và các nhà đầu tư, nó phải khẳng định được
rằng các lợi ích mà nhân viên thu được sẽ tỷ lệ thuận với sự đóng góp của họ và nhờ vậy,
cơng ty sẽ có một tương lai lâu dài, tươi sáng.
Tóm lại, doanh nghiệp cần có một môi trường bên trong lành mạnh và nền văn hóa
doanh nghiệp tốt đẹp.
b, Xây dựng văn bản triết lý doanh nghiệp.
Thứ nhât : Triết lý kinh doanh được hình thành dần từ kinh nghiệm kinh doanh.
Đây là con đường hình thành triết lý của hầu hết các doanh nghiệp lớn có truyền thống
lâu đời và tiếp tục thành đạt cho đến hôm nay. Đây là triết lý kinh doanh do những người
sáng lập (hoặc lãnh đạo) doanh nghiệp sau một thời gian dài làm kinh doanh và quản lý
đã từ kinh nghiệm, từ thực tiễn thành công nhất định của doanh nghiệp đã rút ra triết lý
kinh doanh cho doanh nghiệp. Họ đã kiểm nghiệm rồi đi đến một sự tin tưởng rằng doanh
nghiệp của họ cần có một cương lĩnh, một cách thức kinh doanh riêng và truyền bá, phát
triển cương lĩnh, cách thức này là yếu tố quan trọng để tiếp tục thành cơng; cần phải có
một triết học quản lý được thể hiện bằng văn bản, gửi đến tất cả các nhân viên như một
văn bản đạo lý giáo dục cho tất cả cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.

7


Thứ hai: Triết lý kinh doanh được tạo lập theo kế hoạch của ban lãnh đạo. Cách
thứ 2 để có một văn bản triết lý doanh nghiệp là thông qua sự thảo luận của ban lãnh đạo
và toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Theo cách này, sự nhận thức sớm về vai trò của
triết lý kinh doanh của ban lãnh đạo và việc chủ động xây dựng nó để phục vụ kinh doanh
quan trọng hơn việc tổng kết kinh nghiệm của họ. “Vòng chân trời” là cách thức tạo ra
một văn bản pháp lý của doanh nghiệp thông qua những vòng thảo luận từ trên xuống
dưới và ngày càng lan rộng, bắt đầu từ ban lãnh đạo cao cấp nhất của hãng. Theo cách
này, người ta cử ra một nhóm chuyên trách soạn thảo triết lý. Trước tiên, nhóm chuyên
trách phải phỏng vấn tất cả các thành viên trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp về quan
niệm cá nhân cảu họ đối với triết lý kinh doanh của đồng nghiệp. Sau khi lấy ý kiến,

nhóm chuyên trách thảo luận, bàn bạc với ban lãnh đạo những điểm căn bản của chiến
lược, phương hướng, phong cách và phương thức kinh doanh. Kết quả sau buổi thảo luận
đó phải thơng qua được một văn bản sơ thảo về triết lý của doanh nghiệp. Bước 2, văn
bản sơ thảo triết lý của doanh nghiệp được đưa xuống thảo luận tại các cơ sở, nhằm thu
hút càng nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên càng tốt. Và các ý kiến đó được lamd
thành một văn bản và gửi lên lãnh đạo doanh nghiệp. Bước 3, từ ý kiến của cả ban lãnh
đạo và người lao động, nhóm soạn thảo phải phân tích, tổng kết và trình lên cấp có thẩm
quyền quyết định một văn bản hoàn chỉnh hơn. Văn bản này phải được ban lãnh đạo cao
cấp thảo luận thêm, bổ sung và hoàn thiện trước khi phê chuẩn. Nếu họ chưa thực sự n
tâm với chất lượng của nó thì sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến của cấp dưới, của các chuyên
gia hoặc nhóm sẽ phải thực hiện lại từ đầu.

III THỰC TIỄN TRONG TRIẾT LÝ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM
1. Điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý doanh nghiệp còn thiếu thốn:
a, Điều kiện về cơ chế pháp luật:
Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, nó ra đời khi nền
kinh tế thị trường đã trải qua giai đoạn sơ khai, đến giai đoạn phát triển, xuất hiện tính
chất cạnh tranh cơng bằng thì cũng xuất hiện nhu cầu về lối kinh doanh hợp đạo lý, có
văn hóa đối với các doanh nghiệp nhưng nước ta hiện nay mới bắt đầu chuyển sang nền
kinh tế thị trường nên những triết lý kinh doanh xây dựng được còn thấp.

8


Nền văn hoá quốc doanh được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do
những yếu tố khác ảnh hưởng tới; mơi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái
nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có
tính chun nghiệp; cịn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế
bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc
đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng

chưa cao.
Mặt khác văn hố doanh nghiệp cịn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như:
Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến.
Tuy doanh nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hầu
hết các sản phẩm dịch vụ cơng ích, các điều kiện hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật cho các
thành phần kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách
nhà nước nhưng so với yêu cầu hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cịn
phải phấn đấu rất nhiều

b, Điều kiện về thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh
đạo.
-   Xuất phát điểm của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, cung cách làm ăn còn
lạc hậu, kém hiệu quả, lại gặp môi trường vĩ mô không thuận lợi như cơ chế thị trường
chưa phát triển, hệ thống luật pháp chưa ổn định, thủ tục hành chính rườm rà, nhiêu khê,
… Tất cả những điều này là một thách thức lớn đối với Việt Nam khi phải đối đầu với các
doanh nghiệp có trình độ cao hơn hẳn của các nước trong khu vực và trên thế giới.
-   Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng những cơng nghệ cịn lạc hậu, cũ kỹ dẫn
đến hao tốn nhiều nhiên liệu, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm kém, khó bề
cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác.

c, Điều kiện về bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp.
-   Trình độ quản lý của cán bộ, trình độ chun mơn của người lao động trong các
doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, thiếu kiến thức, thiếu năng lực và tầm nhìn cịn hạn chế,
thường chỉ chạy theo những mục tiêu trước mắt mà ít có những doanh nghiệp xây dựng

9


được cho mình một định hướng chiến lược phát triển trong dài hạn, một cung cách làm ăn
bài bản.

-   Các doanh nghiệp Việt Nam cịn ít hiểu biết về thị trường thế giới, về luật pháp
quốc tế, về cung cách làm ăn của các đối thủ cạnh tranh, vẫn còn có những doanh nghiệp
có tư tưởng ỷ lại, trơng chờ vào sự bao cấp, bảo hộ của Nhà Nước, cho rằng hội nhập là
cơng việc của Chính phủ, khơng phải là việc của doanh nghiệp, …
+ Thực trạng tài chính khó khăn. Do thiếu vốn, các doanh nghiệp phải đi vay dẫn
đến nợ vòng vo, nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nợ đồng thời cũng khơng
có khả năng thu hồi được nợ.
+ Hưởng đặc quyền nên thiếu chủ động. Trên thực tế các DNNN vẫn còn được
hưởng nhiều đặc quyền nên tạo ra sự ỷ lại, bị động, động lực bị triệt tiêu. Với việc chuyển
từ độc quyền nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp đã làm cho giá đầu vào một số dịch
vụ quá cao, làm mất khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm Việt Nam nói chung.

d, Điều kiện về sự chấp nhận của đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên
Nhân viên cịn ỷ lại, thiếu chủ động, ít sáng tạo trong cơng việc. Do đó doanh
nghiệp Việt Nam vẫn cịn ít triết lý kinh doanh.
2. Giải pháp phát huy triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới 
a, Tăng cường nghiên cứu, giảng dạy và quảng bá triết lý kinh doanh
Điều kiện đầu tiên để sử dụng và phát huy được vai trò của triết lý kinhdoanh là
phải có nhận thức đúng và đầy đủ về nó, bao gồm cả mặt mạnh và mặtyếu, ưu điểm và
khuyết điểm. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, triếtlý kinh doanh mà hình
thức quan trọng nhất là triết lý doanh nghiêp đã trở thànhmột công cụ quản lý chiến lược
rất quan trọng, là coi cốt lõi và nền tảng của vănhóa doanh nghiệp. Nhưng ở nước ta hiện
nay, triết lý doanh nghiệp vẫn còn là mộtvấn đề tương đối mới mẻ. Bởi vậy vấn đề nghiên
cứu, giảng dạy về triết lý kinhdoanh, triết lý doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng,
không thể bỏ qua, đối vớinhiệm vụ nâng cao năng lực kinh doanh và sức cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt  Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .

10



b, Nhà nước tiếp tục đổi mới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tạo ra môi trường
kinh doanh thuận lợi, công bằng, minh bạch
Thể chế kinh tế thị trường ở đây bao gồm hệ thống pháp luật và hệ thống tổchức
điều hành của nhà nước đối với các doanh nghiệp, doanh nhân. Thể chế kinhtế thị trường
sẽ tạo ra một mơi trường được ví như là một sân chơi bằng phẳng, nhànước có vai trị là
người trọng tài khách quan, vơ tư, khuyến khích các doanh nhân,doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế đầu tư và kinh doanh lâu dài, cạnhtranh công bằng, người nào giỏi và
tốt sẽ được phần thưởng xứng đáng, người kémhoặc xấu sẽ bị thị trường trừng phạt như
thua lỗ, phá sản hoặc bị pháp luật và cơngluận kết tội
c, Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp chú trọng việc xây dựng triết lý kinh
doanh, triết lý doanh nghiệp và kiên trì vận dụng, phát huy nó vào trong hoạt động
kinh doanh
Triết lý kinh doanh như đã nói ở các mục trên, thể hiện lý tưởng, tầm nhìnvà
phương thức hành động của các chủ thể kinh doanh có văn hóa. Xây dựng mộtvăn bản
triết lý kinh doanh của doanh nghiệp phải mất nhiều năm hoạt động và suy nghĩ. Việc áp
dụng, phát huy nó vào thực tế hoạt động kinh doanh và sinh hoạt củadoanh nghiệp địi hỏi
khơng chỉ người lãnh đạo mà cả đội ngũ các bộ, nhân viên của doanh nghiệp phải có niềm
tin sâu sắc và có tính kiên trì theo đuổi sự nghiệp chung, tinh thần vượt lên khó khăn gian
khổ… Trong điều kiện thể chế thị trường chưa hồn thiện, mơi trường cạnh tranh chưa
công bằng, việc theo đuổi một triết lý kinh doanh có văn hóa có thể tạo ra tình trạng “ trói
chân, trói tay” cho doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh trong giai đoạn khởi nghiệp
của nó so với các đối  thủ kinh doanh phi văn hóa. Song nhìn tổng thể và lâu dài, triết lý
kinh doanh tốt sẽ là cơ sở và động lực để doanh nhân, doanh nghiệp phát triển bền vững,
tạo ra nhiều sản phẩm và giá trị cho xã hội.

IV. LIÊN HỆ, ÁP DỤNG TRIẾT LÝ DOANH NGHIỆP CHO THỰC TIỄN BẢN
THÂN
1. Xác lập quan niệm kinh doanh đúng
Trong kinh doanh có nhiều thứ với tầm quan trọng khác nhau nhưng yếu tố mang

tính căn bản nhất là một quan niệm kinh doanh đúng đắn. Nó giúp cho những yếu tố con
người, kỹ thuật, tài chính… vận hành được đúng đắn. Bởi vậy có thể thấy, trong kinh

11


doanh, việc xác định cách nhìn “Tiến hành việc kinh doanh này là vì cái gì và tiến hành
theo cách thức thế nào?” là hết sức quan trọng, sự nghiệp kinh doanh vững chắc cần xác
định được triết lý kinh doanh với phương châm: nói những gì cần nói và làm những gì cần
làm kể cả với nhân viên lẫn bạn hàng. Cái gì là đúng đắn phải xuất phát từ nhân sinh
quan, thế giới quan đúng đắn. Và vì thế mỗi người khi làm kinh doanh, việc thường xuyên
và tự giác tu dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan là hết sức quan trọng.
2. Phải có nhân sinh quan rõ ràng
Kinh doanh được tiến hành bởi con người. Người điều hành, nhân viên, khách
hàng, mọi bên liên quan là con người. Có nghĩa là kinh doanh là hoạt động mà ở đó con
người kết hợp với nhau vì hạnh phúc của con người. Để tiến hành công việc kinh doanh
thì cần phải hiểu đúng con người là như thế nào và mang những đặc tính gì. Vì thế một
quan niệm kinh doanh đúng đắn phải được xây dựng dựa trên cơ sở nhân sinh quan như
thế. Nếu không hiểu đích xác về chính mình và con người thì khơng thể có những hoạt
động phù hợp.
3. Xác định được sứ mệnh của doanh nghiệp
Những doanh nghiệp xác định nhiệm vụ theo sản phẩm họ làm ra gặp trở ngại khi
sản phẩm và công nghệ bị lạc hậu, nhiệm vụ đã đặt ra khơng cịn thích hợp và tên của
những tổ chức đó khơng cịn mơ tả được những gì họ làm ra nữa. Vì vậy, một đặc trưng
cơ bản sứ mệnh tập trung vào một lớp rất rộng các nhu cầu mà tổ chức đang tìm cách thoả
mãn, chứ khơng phải vào sản phẩm vật chất hay dịch vụ mà tổ chức đó hiện đang cung
cấp. Khách hàng của một tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng, sự mong muốn và thoã mãn
nhu cầu của khách hàng quyết định nhiệm vụ, mục đích của nó. Vì thế mà câu hỏi “Cơng
việc kinh doanh của chúng ta là gì?” chỉ có thể được trả lời bằng cách nhìn doanh nghiệp
đó từ bên ngoài, theo quan điểm của khách hàng và thị trường.

Sứ mệnh địi hỏi doanh nghiệp phải ln nỗ lực và phấn đấu để đạt được nhiệm vụ
đã đặt ra, vì vậy những nhiệm vụ này cũng phải mang tính hiện thực và khả thi. Nói cách
khác, sứ mệnh của doanh nghiệp phải định hướng cho doanh nghiệp vươn tới những cơ
hội mới, phù hơp với năng lực của doanh nghiệp. Ngoải ra sứ mệnh này cũng phải cụ thể
và xác định phương hướng, phương châm chỉ đạo để ban lãnh đạo lựa chọn các phương
án hành động, không được quá rộng và chung chung.

12


KẾT LUẬN
Thực tế cho thấy, sự phát triển của doanh nghiệp được định hướng chủ yếu từ triết
lý doanh nghiệp đúng đắn. Vì thế doanh nghiệp cần khai thác được vai trị của triết lý
doanh nghiệp và hình thành được triết lý doanh nghiệp cho mình để nhanh chóng phát
triển, rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp nước ta với các doanh nghiệp nước
ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập. Tất cả các yếu tố tạo nên triết lý
kinh doanh cho doanh nghiệp đã tạo nền tảng cấu thành văn hóa quản lý của doanh
nghiệp , quyết định đến sự thành công của công ty.

13



×