CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH GIA NHẬP TỔ
CHỨC WTO VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
LỜI NÓI ĐẦU
Đứng trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay Việt Nam không có con đường
nào khác ngoài con đường hội nhập kinh tế quốc tế . Lịch sử phát triển của thế
giới chỉ ra rằng chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu thương mại
quốc tế thì một quốc gia mới có thể phát triển hưng thịnh, mới có thể bắt kịp với
đà phát triển chung của thế giới.
Việt Nam đã gần như hoàn tất quá trình đàm phán chỉ còn một số khâu
nhỏ nữa trong quá trình đàm phán với Mỹ, EU, Austraylia nữa là Việt Nam có
thể trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO trong
thời gian ngắn tới.
Chúng ta vui mừng và háo hức đón chờ sự kiến trọng đại mang tính bước
ngoặt trong tiến trình phát triển kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó chúng ta cũng
phải nhận thức được những cơ hội và thách thức lớn lao mà chúng ta sẽ gặp
phải khi hoà mình vào vòng luân chuyển WTO để từ đó có những bước đi và
hành động đúng đắn. Một trong những cơ hội và thách thức lớn đặt ra với Việt
Nam là vấn đề môi trường trong thương mại quốc tế.
Trong phạm vi nghiên cứu đề cập đến “Các vấn đề môi trường trong quá
trình gia nhập tổ chức WTO và biện pháp xử lý”.
1
I LÝ LUẬN
1 . Vai trò của môi trường:
Trước khi đề cập đến vai trò của môi trường chúng ta cùng xem qua về
khái niệm môi trường. Theo “luật bảo vệ môi trường” của Việt Nam: “ môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người ,có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên”. Như vậy môi trường có 4 vai trò chính đó
là:
-Là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động
sản xuất của con người
- Là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và
sản xuất của chính mình
- Là không gian sống , cung cấp các dịch vụ cảnh quan tự nhiên.
2. Môi trường và thương mại - tại sao Việt Nam chúng ta phải quan
tâm khi gia nhập WTO:
Vấn đề môi trường là vấn đề không chỉ riêng của một quốc gia nào. Môi
trường – xoá rào cản ngăn cách giữa các quốc gia về phạm vi lãnh thổ địa giới
hành chính nhất là khi các quốc gia đang hoà chung vào cùng một dòng chảy
toàn cầu hoá. Tuy nhiên không phải quốc gia nào, người nào cũng nhận thức
được đầy đủ tầm quan trọng của nó do mức độ ảnh hưởng đối với từng khu vực
lãnh thổ là khác nhau và những thiệt hại về vấn đề môi trường là không dễ nhận
biết trong một thời gian ngắn. Chính vì thế khi kinh tế đang ngày một phát triển,
đời sống được nâng cao, nhận thức về môi trường cũng ngày một cải thiện thì
môi trường đã trở thành một yêu cầu bắt buộc trong thương mại thế giới. Những
yêu cầu này là khác nhau tuỳ vào sự phát triển và quy định của từng khu vực
lãnh thổ.
2
Quan điểm của WTO về vấn đề môi trường là áp dụng các biện pháp
chống ô nhiễm không tạo ra các rào cản môi trường cho thương mại hoặc dỡ bỏ
các rào cản hiện tại. Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam bày tỏ sự lo
ngại rằng: Các sản phẩm bị cấm ở các nuớc phát triển vì lý do nguy hại đến môi
trường, sức khoẻ, hoặc an toàn vẫn tiếp tục được xuất khẩu sang nước họ. Ngoài
ra các ngành công nghiệp gây ô nhiễm bị cấm ở các nước phát triển có xu hướng
di chuyển sang cácnước kém phát triển khi gia nhập WTO. Như vậy các nước
đang phát triển có thể trở thành bãi rác của thương mại thế giới.
Đồng thời các nước phát triển lo ngại quá trình phát triển ồ ạt với chi phí
thấp, không đảm bảo các điều kiện về môi trương ở các nước đang phát triển sẽ
ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu, giảm khả năng phát triển bền vững.
Bên cạnh các rào cản về lao động, hàng rào thuế quan thương mại thế giới
còn có rào cản về môi trường được gọi là “rào cản xanh”. “ Rào cản xanh” được
hiểu là các quy định về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động
xuất nhập khẩu giữa các quốc gia. Bên cạnh yếu tố tích cực là bảo vệ môi trường
nó còn là một công cụ phi thuế quan cực kỳ hiệu quả của các nước phát triển và
đang phát triển ở trình độ cao để bảo hộ hàng hoá trong nước. Đây là một vấn đề
nan giải được đặt ra với nước ta.
Thực tế đã chỉ ra Việt Nam ngày càng phải đương đầu với rất nhiều các
yêu cầu về môi trường từ các nước phát triển . Bằng chứng là tôm xuất khẩu của
Việt Nam bị Mỹ, cộng đồng châu Âu từ chối, bị trả lại do không đạt tiêu chuẩn
về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thịt xuất khẩu bị đe doạ vì nạn Sar và H5N1. Hậu
quả xuất khẩu bị đe doạ vì những tin đồn về chất diệt cỏ dioxin…. Không còn
nghi ngờ gì, khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhu cầu về môi trường còn
nghiêm ngặt hơn và đất nước cần chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các vấn đề
liên quan đến vấn đề môi trường- thương mại. Về phía Việt Nam, chúng ta cũng
cần sử dụng một cách hiệu quả hơn“ Rào cản xanh” để kiểm soát xuất, nhập
khẩu các sản phẩm liên quan đến vấn đề môi trường bảo vệ các ngành sản xuất
3
trong nước cũng như hạn chế tối đa các ngoại ứng tiêu cực do các doanh nghiệp
nước ngoài hoạt động sản xuất tại Việt Nam.
3. Các yêu cầu đặt ra với Việt Nam
Thứ nhất : Phải đáp ứng được các yêu cầu về môi trường để vượt qua
rào cản xanh” mà nhiều nước đang áp dụng đồng thời năng lực bảo vệ môi
trường trong nước cũng phải được nâng cao để đáp ứng được các biện pháp
quản lý sắp tới sẽ phải áp dụng chung cho cả hàng hóa trong nước cũng như
hàng hoá nhập khẩu.
Thứ hai: Do sự phức tạp của rào cản thương mại liên quan đến vấn đề
môi trường cho nên đòi hỏi các cơ quan trong nước và các doanh nghiệp phải
nắm vững các quy định liên quan đến vấn đề môi trường để đấu tranh bảo vệ
quyền lợi của mình đồng thời cũng cần nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu về
môi trường trong quá trình sản xuất để đáp ứng yêu cầu của các nước mới có thể
tiếp cận và nở rộng thị trường ra nước ngoài.
Thứ 3: Là thành viên của WTO Việt Nam cần phải điều chỉnh các biện
pháp quản lý môi trường để đáp ứng các chuẩn mực của WTO.
Thứ 4: Sửa đổi , bổ sung và hoàn thiện thể chế chính sách về môi trường
tạo ra hành lang pháp lý tốt đưa đất nước phát triển một cách bền vững .
II- THỰC TRẠNG VIỆT NAM:
1. Nhận định tình hình chung :
Trong xu thế chung của thế giới Việt Nam đã ngày càng mở rộng quan hệ
với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chúng ta đang tích cực đẩy mạnh
đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO bên cạnh việc đẩy mạnh
phát triển kinh tế tăng cường vị thế đất nước trên trường quốc tế thì hội nhập
quốc tế cũng đặt ra nhiều vấn đề môi trường. Trước hết cần nhận định những
vấn đê thực trạng môi trường Việt Nam. Nhằm nhìn nhận một cách tổng quan về
vấn đề môi trường của Việt Nam từ đó xây dựng những giải pháp hiệu quả vì
4
mục tiêu phát triển bền vững cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp và cả nền kinh tế trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới cũng như
gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO).
Theo thống kê sơ bộ, hầu hết nước thải đô thị đều chưa được xử lý trước
khi xả thải ra môi trường. Chỉ khoảng 4.26% lượng nước thải công nghiệp được
xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Ngoài ra hoạt động của trên 1.450 làng
nghề trên cả nước tạo ra một lượng chất thải vào môi trường một cách bừa bãi
và không được xử lý nên gây tình trạng ô nhiễm trầm trọng tại nhiều điểm, đặc
biệt là làng nghề làm giấy… Ô nhiễm nước ven biển hoạt động du lịch và dịch
vụ ngày càng tăng nhanh lượng khách tham gia du lịch, nghỉ dưỡng cũng tăng
hàng năm khoảng 10-15%. Kéo theo là tăng lượng lớn chất thải từ hoạt động
này gây sức ép lên môi trường biển và ven biển.Việc phát triển xây dựng cơ sở
hạ tầng cũng như tốc độ đô thị hoá nhanh chóng như hiện nay đã gây ra nhiều
vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước thải của các thành phố,
tuy không khí ở những vùng nông thôn vẫn chưa bị ô nhiễm nhứng không khí tại
những công trình xây dựng đếu có lượng so2 và một số chất quá mức cho phép.
Ô nhiễm bụi nhiều nơi bị ô nhiễm trầm trọng tới mức báo động. Nồng độ bụi
trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng
trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần. Đặc biệt ở các nút giao thông
thì nồng độ bụi cho phép cao hơn tiêu chuẩn từ 2-5 lần. Quá trình phát triển của
các khu đô thị và quá trình hội nhập đang đặt ra vấn đề về môi trường như: Ô
nhiễm môi trường tại các chợ đầu mối nhất là những rác thải rắn và rác thải
lỏng. Những rác thải phát sinh do giết mổ và hoạt động buôn bán thuỷ hải sản…
Bên cạnh đó ô nhiễm do rác thải của các bệnh viện, ô nhiễm do lạm dụng hoá
chất trong sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm do qua trình vận tải, chuyên chở dầu
do sự cố ngày càng gia tăng.Cũng như việc xử lý rác chủ yếu bằng biện pháp
chôn lấp là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước ngầm…
2-Về cơ chế chính sách:
5
Hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, việc gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO chúng ta đã phải chỉnh sửa và bổ sung hơn 100 luật. Hơn nữa luật
của chúng ta là luật khung vì thế không thể thực hiện được khi chưa có những
văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành.Chính vì thế đã gây ra rất nhiều những
khó khăn cho cả doanh nghiệp cũng như những người làm công tác quản lý môi
trường.
Cơ chế chính sách, nhìn nhận từ phía doanh nghiệp: Về việc giải quyết các
vấn đề thương mại và môi trường là một vấn đề rất bức xúc với các doanh
nghiệp liên doanh. 37% số doanh nghiệp liên doanh cho rằng khó khăn lớn nhất
mà họ gặp phải là cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, còn nhiều bất cập, 32% số
doanh nghiệp liên doanh cho rằng họ gặp khó khăn lớn nhất về hệ thống quản lý,
trong chỉ đạo điều hành của các địa phương, các cơ quan chức năng chưa có sự
thống nhất, chồng chéo nhiều và chưa tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ họ thực
hiện các yêu cầu môi trường trong sản xuất kinh doanh.Trong khi đó 20% doanh
nghiệp nhà nước và 17% số doanh nghiệp tư nhân cho rằng họ gặp khó khăn liên
quan đến cơ chế, chính sách. Như vậy vấn đề đặt ra là phải có sự nghiên cứu để
có sự dồng bộ về cơ chế chính sách, có sự thống nhất trong quản lý nhà nước
với các bộ ngành, giữa các cấp các ngành và các địa phương đối với vấn đề
thương mại và môi trường để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng
cả yêu cầu về môi trường và vấn đề xuất khẩu. Các doanh nghiệp đề nghị là phải
đơn giản gọn nhẹ hơn các thủ tục cấp phép môi trường, giảm bớt các khâu trung
gian và chồng chéo làm tốn kém chi phí và thời gian của các doanh nghiệp.
Như vậy trong thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam đã nâng cao một
bước rõ dệt nhận thức về những rào cản môi trường trong hoạt động xuất khẩu.
Vượt qua các rào cản này trong điều kiện tiềm lực về mọi mặt còn yếu là hết sức
khó khăn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc 62.5% doanh
nghiệp hiện nay của việt Nam hoàn toàn chưa có khả năng xuất khẩu(theo điều
tra của VCCI). Xác định rõ được những khó khăn trên là quan trọng . Song việc
6
tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu để giải quyết những khó khăn đó còn quan
trọng hơn rất nhiều.
3- Về phía các cơ quan quản lý môi trường:
Việt Nam đã tham dự khoảng 20 công ước quốc tế về môi trường như
Công ước khung về thay đổi khí hậu, Công ước về đa dạng sinh học…, Nghị
định thư Kyoto. Để tổ chức thực hiện các công việc, Việt Nam đã phân công
trách nhiệm cho cán bộ ngành chủ quản.Tuy nhiên việc thực thi công ước môi
trường còn mang tính hình thức,tổ chức thực hiện chậm, hiệu quả còn thấp.
Công tác lập báo cáo, đánh giá thực hiện điều ước quốc tế về môi trường còn đại
khái. Công tác tuyên truyền và phối hợp hoạt động chưa được chú trọng.
Vấn đề môi trường mặc dù được Việt Nam quan tâm từ năm 1992 và cam
kết đi theo xu hướng phát triển bền vững, vẫn chưa thực sự được chú ý trong các
vòng đàm phán và chuẩn bị cho tiến trình gia nhập WTO. Dự thảo luật bảo vệ
môi trường còn đang được soạn thảo. Dư thảo luật bảo vệ môi trường sửa đổi
năm 2005 cũng chưa phản ánh hết các yêu cầu của WTO về môi trường và
thương mại.
4- Về phía các doanh nghiệp:
Thứ nhất: Nhận thức của doanh nghiệp về mối quan hệ giữa thương mại
và môi trường.Cho đến nay việc sản xuất các sản phẩm xanh chưa được quan
tâm đúng mức. Một số nhà quản lý điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang
bị kiến thức hoặc hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu xanh đối với sản
phẩm. Khảo sát về hiện trạng quản lý môi trường ở một số doanh nghiệp điển
hình tại Việt Nam cho thấy, hầu hết các công ty nhà máy đều chưa đạt được tiêu
chuẩn, quy định về môi trường.
Thứ hai: Hầu hết các công ty nhà máy đều chưa có bộ phận chuyên trách
về môi trường. Các cán bộ được giao thực hiện công tác về môi trường không có
chuyên môn sâu trong lĩnh vực này hoặc chỉ mới tham gia các khoá đào tạo
7
ngắn hạn về môi trường. Người chịu trách nhiệm thêm nhiều công tác chuyên
môn khác như các vấn đề kỹ thuật, an toàn lao động, nhân sự...dẫn đến tỷ lệ thời
gian giành cho công tác này chỉ chiếm khoảng 40-50%.Thực trạng này cho thấy
công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường do các cơ quan quản lý môi
trường nhà nước và địa phương yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện
chưa thực sự đáp ứng với mức độ chuyên nghiệp theo yêu cầu bảo vệ môi
trường mà nhiều nước đặt ra đối với hàng nhập khẩu.
Thứ ba: Về đầu tư cho công nghệ xử lý môi trường. Theo quá trình kháo
sát từ tháng 9đến tháng 12/2003 tại 526 doanh nghiệp tại 18 tỉnh thành phố
trong cả nước đã chỉ ra nhiều thực trạng trong vấn đề môi trường cũng như việc
giải quyết vấn đề môi trường tại doanh nghiệp.Các doanh nghiệp thiếu vốn để
đầu tư cho vấn đề xử lý môi trường. Điều đó thể hiện rõ nét nhất với những
doanh nghiệp nhà nước: 57% số doanh nghiệp nhà nước cho rằng khó khăn nhất
là họ thiếu vốn để đầu tư cho vấn đề đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường. Một số
doanh nghiệp tư nhân cho rằng họ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, hiện tại
họ chưa dám nghĩ tới việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài mặc dù sản phẩm
của họ rất có ưu thế.
Thứ tư: Thông tin về các vấn đề rào cản môi trường ở các nước nhập
khẩu. Vấn đề này được nhóm các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ rất quan
tâm. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng nhanh qua các năm xong
phần lớn các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đều khá vất vả trong việc nắm
bắt thông tin một cách cụ thể, kỹ lưỡng nên thiếu cập nhật những yêu cầu của
khách hàng và của các thị trường mà họ đã và sắp xuất khẩu. Do vậy, mức độ
đáp ứng còn thấp và nhiều trường hợp hàng xuất khẩu bị trả lại hoặc không được
chấp nhận. Chẳng hạn theo thời báo kinh tê Việt Nam ngày 15/08/2003 Hoa Kỳ
đã tây chay 56 doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu thực phẩm sang thị trường
này vì không đáp ứng được nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng độc tố
cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
8