Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thương mại điện tử VN bị "níu chân" ở khâu thanh toán pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.38 KB, 3 trang )

Thương mại điện tử VN bị "níu chân" ở khâu
thanh toán
Trong khuôn khổ diễn đàn năm nay, nội dung thảo luận chính là về Thanh
toán trực tuyến trong thương mại điện tử tại Việt Nam, trong đó các nhóm
thảo luận mở xoay quanh ba chủ đề chính: “Chính sách và hạ tầng phát triển
thương mại điện tử tại Việt Nam”, “Xu hướng phát triển thanh toán trực
tuyến hỗ trợ thương mại điện tử tại Việt Nam” và “Ứng dụng thanh toán
trực tuyến tại Việt Nam”.
Đánh giá về tiềm năng thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, hầu hết
các chuyên gia đều đồng ý về những cơ hội đã bắt đầu xuất hiện rõ rệt hơn.
Điều đó thể hiện qua sự phát triển nhanh và mạnh của Internet băng thông
rộng và di động.

"Mặc dù chúng ta đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng những thống kê điều tra chúng tôi có được
lại cho thấy sự quan tâm đến thương mại điện tử không hề giảm sút trong
thời gian qua, thậm chí còn tăng lên", ông Nguyễn Thanh Hưng, Cục trưởng
Cục TMĐT-CNTT (Bộ Công thương), cho biết.

Về mặt cơ sở hạ tầng, ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ
TT-TT), khẳng định hệ thống viễn thông Internet của Việt Nam đảm bảo
triển khai tốt các ứng dụng về thanh toán điện tử, đặc biệt là khu vực thành
phố lớn. Thời gian qua, Bộ TT-TT đã thành lập 2 đơn vị hỗ trợ phát triển
TMĐT gồm Trung tâm Chứng thực Chữ ký số và Trung tâm Ứng cứu khẩn
cấp sự cố máy tính (VNCERT).

Hiện nay, khoảng 1/4 dân số (20 triệu người) được tiếp cận với Internet và
50 triệu thuê bao điện thoại di động. Theo tính toán, số người dùng Internet
tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 1,5 lần trong một vài năm tới. Con số đó thậm
chí lớn hơn tổng dân số một vài quốc gia và hình thành một cộng đồng đủ
sôi động để phát triển TMĐT. Nhiều đơn vị, tổ chức không phải ngân hàng


cũng tham gia vào quá trình thanh toán.

"Theo thống kê, có đến 85% người dùng Internet tham gia vào các hoạt động
mua bán trên mạng. Chúng tôi đánh giá cao tiềm năng tại thị trường Việt
Nam", ông David Chan, Phó Chủ tịch cấp cao Master Card, chia sẻ về tiềm
năng thanh toán trực tuyến của thị trường Việt Nam.

Dùng "biện pháp lai" cho hợp thị trường

"Việt Nam vẫn là một thị trường tiền mặt, nếu muốn chuyển dịch sang thanh
toán trực tuyến thì đòi hỏi phải có một quá trình và hiện nay đang trong giai
đoạn quá độ", ông Nguyễn Chiến Thắng, Tổng Giám đốc PayNet - một
trong những cổng thanh toán trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam, cho biết.
"Hầu hết người tham gia mua sắm trên mạng tại Việt Nam đều có đủ tiền
mặt, nhưng đến khi trả tiền thì không biết dùng hình thức nào cho phù hợp".

Theo ông Thắng, mạng thanh toán này phải áp dụng một biện pháp "lai"
(semi-online payment): ứng dụng thanh toán điện tử cho những người sử
dụng tiền mặt theo kiểu "mua sắm trực tuyến, thanh toán tại điểm". Trong
đó, người dùng trả tiền mặt tại các điểm giao dịch cho những hóa đơn mua
hàng của mình. Một thực tế cho thấy rằng: không phải các đơn vị tại Việt
Nam không triển khai được các giải pháp thanh toán trực tuyến tổng thể.
Những "biện pháp lai" như trên để đảm bảo thích nghi với hiện trạng thị
trường tại Việt Nam

×