Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tai lieu bai song xuan quynh mon ngu van lop 12 bfrn4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.54 KB, 17 trang )

____________________
TÀI LIỆU BÀI THƠ SÓNG
1. Tác

giả
-

Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ

trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
-

Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, ln

khao khát tình u, biết nâng niu hạnh phúc đời thường bình dị.
2. Tác

phẩm
-

“Sóng” được sáng tác vào năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

Bài thơ được sáng tác ở bãi biển Diêm Điền, mang âm hưởng của những con
sóng biển, ẩn vào đó là những con sóng lịng đang khao khát tình u mãnh liệt.
-

Bài thơ có hai hình tượng ln song song và tương trợ lẫn nhau, đó là hình

tượng “Sóng” và “Em”, cả hai đã cùng nhau tạo nên nét riêng biệt cho bài thơ
nói riêng và tiêu biểu về nhiều mặt cho hồn thơ Xuân Quỳnh.
3. Bố



cục bài thơ “Sóng”

Nội dung 1: Những trạng thái khác nhau và quy luật tự nhiên của sóng và đó cũng chính
là những cung bậc tình yêu của người phụ nữ. (Khổ 1 và Khổ 2).
Khổ 1: Những trạng thái khác nhau của sóng cũng như những cung bậc tình yêu của
người phụ nữ khi yêu. Và qua đó thể hiện một quan niệm mới mẻ về tình yêu – yêu là
tự nhận thức, là vươn tới những cái rộng lớn.
Khổ 2: Mượn quy luật tự nhiên của sóng, tác giả khẳng định tình u ln thường
trực trong trái tim tuổi trẻ.
Nội dung 2: Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng giống điểm khởi đầu và sự nhiệm màu, khó
nắm bắt của tình u. (Khổ 3 và Khổ 4)


Khổ 3: Những băn khoăn, suy nghĩ về khởi nguồn của tình u khi nhà thơ đứng
trước sự mênh mơng của biển lớn.
Khổ 4: Lý giải nguồn gốc của sống, qua đó nhà thơ tự bâng khuâng về khởi nguồn
của tình u thật khó nắm bắt, khó lý giải.
Nội dung 3: Sóng ln vận động như tình u gắn liền với những khát khao, trăn trở
không yên, như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về
một tình yêu vững bền, chung thủy. (Khổ 5 + Khổ 6 + Khổ 7 + Khổ 8)
Khổ 5: Nỗi nhớ của sóng về bờ cũng như nỗi nhớ của em luôn dành cho anh, luôn
hướng về anh.
Khổ 6: Thể hiện tiếng lòng cũng như sự thủy chung của người phụ nữ trong tình yêu.
Khổ 7: Niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào tình u đích thực.
Khổ 8: Những băn khoăn, lo lắng, những trực cảm, lo âu trong tình u của nhà thơ
nhưng vẫn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu chân thành.
Nội dung 4: Tình u là khát vọng mn đời của con người, trước hết là người phụ nữ
(nhân vật trữ tình) muốn dâng hiến cả cuộc đời cho một tình u đích thực. (Khổ 9)
4. Một số nhận định hay về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”

-

“Xuân Quỳnh – một cô gái mồ côi nghèo khổ: lớn lên giữa một thời kì đất nước

phải đương đầu với vơ vàn khó khăn về kinh tế, về chiến tranh... Nhưng Xuân Quỳnh
chẳng khác nào một cây xương rồng kiên cường và kì diệu trên sa mạc, đã vắt kiệt sức
mình để nở những bông hoa quý cho cuộc đời.” – Nguyễn Thu Phương (Lớp Cl63,
DHSPHN)
-

“Tôi tin rằng, không phải 30 năm, mà hi vọng rằng các thế hệ sau vẫn tiếp tục

tìm thấy ở trong những tác phẩm của Xuân Quỳnh tình yêu cuộc sống, yêu thêm con
người, yêu thêm đất nước để làm cho cuộc sống đẹp hơn.” – Nhà văn Ngô Thảo nghẹn
ngào cho biết.


-

“Đọc thơ xn Quỳnh, người ta khơng có cảm giác như tác giả cố ý làm thơ, mà

thơ chị tự nhiên, nhẹ nhàng, là tiếng nói chân thật từ sâu trong tâm hồn chứ không cố
gắng gượng ép bản thân phải sáng tác về những triết lý khơ khăn. vì vậy, giọng thơ của
chị thủ thỉ tâm tình, dạt dào những đợt sóng tình cảm, lúc thì nhẹ nhàng vỗ về, lúc lại
cuồn cuộn dâng trào” – Nhà phê bình văn học Lưu Khánh Thơ (em chồng nhà thơ Xuân
Quỳnh).
-

“Sóng không chỉ là tên một thi phẩm đã gây xốn xang cho nhiều thế hệ bạn đọc.


Sóng khơng chỉ là biểu trưng cho một hồn yêu chưa từng nguội yên. Sóng cịn là một
nguồn sống, nguồn năng lượng mà nữ thi sĩ ấy đã truyền lại cho thế hệ sau qua mỗi
tiếng thơ của mình. Và, lâu nay, lịng thơ của chúng ta, người mờ người tỏ, người đang
yêu, người đã yêu, đều từng thầm thu thầm phát thứ sóng đặc biệt ấy: Đó chính là Sóng
Xn Quỳnh.” – T.S Chu Văn Sơn
-

Được xem là một trong những người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt

Nam từ sau Cách mạng, Xuân Quỳnh đem đến cho bạn đọc một tình yêu vừa nồng
nhiệt, táo bạo, vừa tha thiết, dịu dàng, vừa giàu trực cảm, vừa lắng sâu những trải
nghiệm, suy tư.
-

“Khơng cịn phân biệt được sóng tạo nên Xn Quỳnh, hay Xuân Quỳnh đã tạo

nên sóng. Chỉ biết rằng chị sinh ra là để dành cho thơ. Dù đầu đời, vốn học vấn còn
chưa cao, nhưng hồn thơ ở người con gái đất La Khê – Hà Đông ấy đã luôn dồi dào và
dạt dào sức sống” – T.S Chu Văn Sơn.
-

“Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật, rất

thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả trong tình u. Chị khơng
quanh co, khơng giấu diếm một điều gì. Mỗi dịng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một
tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành
thật, đây là cốt lõi thơ trong Xuân Quỳnh” - Võ Văn Trực


-


Dù viết về tình u đơi lứa hay tình u Tổ quốc, về thế giới trẻ thơ hồn nhiên,

trong trắng hay những quan hệ nhân sinh muôn vẻ, thơ Xuân Quỳnh vẫn nổi bật ở vẻ
đẹp nữ tính.
-

“Bài thơ Sóng là một cuộc hành trình khởi đầu từ sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp

để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình
trong tình u, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình u mn thuở.” – G.S Trần Đăng
Suyền.
-

“Sóng là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách của Xn

Quỳnh.Qua hình tượng sóng, trên cơ sở sự tương đồng, hịa hợp giữ sóng và em, bài
thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên
thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Bài thơ cho thấy tình yêu là một
thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.”
-

“Ở mỗi tập thơ của xuân Quỳnh, những bài viết về tình yêu thường để lại nhiều

ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu thơ hết sức tự nhiên, bài thơ Sóng thể hiện một tình
u sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở,
nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc như con sóng nhỏ
đến với bờ.” – Trích Nhà thơ việt Nam hiện đại, G.S Phong Lê chủ biên, Viện Văn
học, NXB KHXH, 1984.
-


“Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân

trong nắng nơi dơng bão của cuộc đời... Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh
không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và biến hóa
khơn cùng của chúng. Ở đó trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn báo bão cứ
chao đi chao về, mệt nhòai giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh
và hịa bình, thác lũ và êm trơi, tình yêu và cách trở, ra đi và trở lại, chảy trôi phiêu bạt
và trụ vững kiên gan, tổ ấm và dịng đời, sóng và bờ, thuyền và biển, nhà ga và con


tàu, trời xanh và bom đạn, gió Lào và cát trắng, cỏ dại và nắng lửa, thủy chung và trắc
trở, xuân sắc và tàn phai, ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm...” – T.S Chu Văn Sơn
-

“Nhà thơ Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng năm 1967, khi mà chị đã từng nếm trải

sự đổ vỡ trong tình yêu. Song, người phụ nữ này vẫn còn ấp ủ biết bao hy vọng, vẫn
phơi phới một niềm tin:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
Bài thơ được kết thúc ở chính cái điểm đỉnh của niềm khao khát tột độ:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u
Để ngàn năm cịn vỗ
Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh
ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn

nhiên, trong sáng; vừa ý nhị, sâu xa. Sau này, khi nếm trải nhiều, giọng thơ Xn
Quỳnh khơng cịn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn mãi
tồn tại trong trái tim giàu có yêu thương của chị.” - (GS Nguyễn Đăng
Mạnh & PTS Trần Đăng Xuyền, Những bài văn hay, Nxb Đồng Nai, 2003, tr. 135)
PHÂN TÍCH CHI TIẾT BÀI THƠ
Tình u là đề tài muôn thuở của thơ ca, nhiều nhà thơ nổi tiếng viết rất hay về tình
u. Trước đó, ơng hồng của thơ tình Xuân Diệu cũng đã mượn hình tượng “Biển” để
bày tỏ tình yêu của mình; Đến với Xuân Quỳnh, chị lại mượn hình tượng “Sóng” để


diễn tả những cảm xúc, tâm trạng, những sắc thái tình cảm vừa phong phú, phức tạp
vừa tha thiết, sơi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực, khao khát yêu đương.
Trong bài thơ, song song với hình tượng “Sóng” là hình tượng “Em”. “Sóng” là hình
ảnh ẩn dụ cho tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tơi trữ tình. Hai
nhân vật “sóng” và “em”, tuy hai nhưng lại là một, tuy một những lại là hai. Có lúc
phân đơi ra để soi chiếu, làm nổi bật sự tương đồng; có lúc lại hòa nhập vào nhau để
tạo nên sự cộng hưởng. Hai hình tượng này song song với nhau từ đầu đến cuối bài
thơ, vừa soi sáng vừa bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách quyết liệt hơn, sâu sắc
hơn và thấm thía hơn khát vọng tình u đang dâng trào trong trái tim nữ thi sĩ, trong
trái tim những người trẻ đang yêu.
Nội dung 1: Những trạng thái khác nhau và quy luật tự nhiên của sóng và đó cũng chính
là những cung bậc tình u của người phụ nữ. (Khổ 1 và Khổ 2).
Khổ 1: Những trạng thái khác nhau của sóng cũng như những cung bậc tình u của
người phụ nữ khi u. Và qua đó thể hiện một quan niệm mới mẻ về tình yêu – yêu là
tự nhận thức, là vươn tới những cái rộng lớn.
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
- 2 câu đầu: Những trạng thái đối cực khác nhau của sóng như tình u có nhiều cung

bậc, trạng thái và như tâm hồn người phụ nữ có những mặt mâu thuẫn mà thống nhất.
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
+ Những trạng thái đối cực của sóng dựa vào kết cấu nghệ thuật đối lập – song
hành giữa các cụm từ: “dữ dội – dịu êm”; “ồn ào – lặng lẽ”.


“Dữ dội”, “ồn ào”: khi nối tiếp nhau xô bờ, khi phong ba bão tố, khi cuồn cuộn
dâng trào từng đợt sóng biển...
“Dịu êm”, “lặng lẽ”: khi sóng gió qua đi, khi trời yên biển lặng, khi hiền hòa với
vẻ đẹp vốn có...
+ Phép ẩn dụ: “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ cho những cung bậc, trạng thái cảm xúc và
tâm hồn của người phụ nữ khi yêu.
“Dữ dội”, “ồn ào” với những ghen tuông hờn dỗi, với những nhớ mong da diết,
cồn cào, với những giận hờn vô cớ...
“Dịu êm”, “lặng lẽ” với vẻ nữ tính dịu dàng, với vẻ yểu điệu duyên dáng vốn có...
+ Đó là những mặt mâu thuẫn mà thống nhất, bởi những trạng thái đối cực đó được kết
nối với nhau thơng qua điệp từ “và” làm cho chúng trở nên hài hòa, dễ thương.
+ Đặc sắc nghệ thuật trong hai câu đầu nằm ở việc: tác giả đặt các từ “dịu êm”, “lặng
lẽ” ở cuối câu tạo điểm nhấn.
- 2 câu sau: Diễn tả hành trình tìm tới biển khơi như hành trình của tình u hướng về
cái vơ biên, tuyệt đích, như tâm hồn người phụ nữ không chịu chấp nhận sự chật hẹp,
tù túng.
Sơng khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
+ Biện pháp nhân hóa: diễn tả hành trình tìm tới biển lớn của sóng.
“Sơng” là khơng gian chật hẹp, tù túng... Chính vì q chật hẹp, tù túng nên sông
không thể hiểu được những khát vọng lớn lao của sóng, vậy nên sóng quyết vươn ra
biển lớn, vươn ra đại dương bao la để thỏa sức vùng vẫy.
“Bể” là biển cả, là đại dương mênh mông, là khoảng không gian bao la rộng lớn...

Ở đây sẽ có những đợt sóng mạnh hơn, dữ dội hơn, mãnh liệt hơn để sóng khám phá,
sóng thỏa sức vẫy vùng...


+ Phép ẩn dụ: Đó chính là hành trình của tình u hướng về cái vơ biên, tuyệt đích;
là tâm hồn người phụ nữ không chấp nhận, không cam chịu một tình yêu nhỏ bé, tầm
thường mà sẵn sàng vươn tới tình yêu cao cả, rộng lớn.
+ Đây là một quan niệm mới mẻ, hiện đại trong tình yêu: người con gái thời hiện đại
khi yêu là tự nhận thức; là không đứng yên thụ động mà chủ động vươn tới những điều
cao cả, lớn lao. Quan niệm này được thể hiện thành cơng nhờ vào kiểu nói nhấn mạnh
“khơng hiểu nổi”, “tìm ra tận”...
Khổ 2: Mượn quy luật mn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng tình u ln
thường trực trong trài tim tuổi trẻ.
Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực
trẻ - 2 câu đầu: quy luật muôn đời của sóng.
Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
+ Thán từ: “Ôi” thể hiện nỗi thổn thức của trái tim đang yêu khi nhận ra quy luật
muôn đời của sóng biển với những cung bậc trạng thái khác nhau.
+ Quy luật mn đời của sóng là ln mang trong mình những cung bậc trạng thái
khác nhau, và cũng những cung bậc trạng thái ấy luôn tồn tại ở hai dạng đối cực.
+ Nghệ thuật đối lập: giữa con sóng “ngày xưa – ngày sau”. Sóng là thế, mn đời
vẫn thế, vẫn ln mang trong mình những cung bậc khác nhau như tình u tuổi trẻ,
khơng bao giờ đứng yên. - 2 câu sau: nhà thơ mượn quy luật của sóng để khẳng định
khát vọng tình u ln thường trực trong trái tim tuổi trẻ.
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ



+ Tính từ chỉ trạng thái: “khát vọng – bồi hồi” diễn tả nhịp sống trong lồng ngực tuổi
trẻ. Nếu đại dương bao la vơ tận mang nhịp đập sóng biển thì trong lồng ngực tuổi trẻ
lại thổn thức với muôn điệu yêu thương.
+ Tuổi trẻ sinh ra là để yêu, tình yêu làm cho tuổi trẻ phải bồi hồi, xao xuyến. Những
cảm xúc “xao xuyến”, “bồi hồi” chính là gia vị ngọt ngào trong tình u, nó đã tạo nên
cái “bồi hồi trong ngực trẻ”.
Nội dung 2: Điểm khởi đầu đầy bí ẩn của sóng giống điểm khởi đầu và sự nhiệm màu,
khó nằm bắt của tình u.
Cách phân tích 1: Phân tích theo khổ thơ để làm sáng ý: “Điểm khởi đầu đầy bí ẩn của
sóng giống điểm khởi đầu và sự nhiệm màu, khó nắm bắt của tình yêu.”
Khổ 3: Những băn khoăn, suy nghĩ về sự khởi nguồn (khởi đầu) của sóng cũng như
tình u khi nữ thi sĩ đứng trước biển lớn.
Trước mn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
+ Điệp ngữ “Em nghĩ”: 2 lần, thể hiện nỗi niềm băn khoăn của nữ thi sĩ về “anh, em”
chính là suy nghĩ về tình u của hai đứa; về “biển lớn” chính là suy nghĩ về khởi nguồn
của “sóng”.
+ Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của nhà thơ hồn tồn có căn cứ khi đứng trước
“mn trùng sóng bể” và nghĩ về tình u của mình. Bởi sóng biển bao la, mênh mơng,
rộng lớn như vậy biết khởi đầu từ đâu và kết thúc từ đâu? Sự khởi nguồn đó như một
điều gì đó thật bí ẩn khiến con người ta càng muốn khám phá, mà càng khám phá lại
càng bí ẩn.


+ Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?” là tiền đề cho những suy tư, trăn trở về tình
yêu của nữ thi sĩ ở khổ thơ thứ tư.

Khổ 4: Lý giải nguồn gốc bí ẩn của sóng, qua đó nhà thơ tự bâng khuâng về điểm
khởi đầu đầy bí ẩn và sự nhiệm màu, khó nắm bắt của tình u.
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
+ Câu thơ đầu: Lý giải nguồn gốc của sóng là từ gió, nghĩa là sóng biển có được là
do gió, nhờ có gió mà sóng lên.
+ Câu thơ thứ 2, 3: nhà thơ lại khơng lý giải được nguồn gốc của gió và đành bất lực
với cái lắc đầu thật dễ thương: “Em cũng không biết nữa”. “Không biết” ở đây là khơng
thể lý giải được nguồn gốc của sóng và đó cũng chính là cội nguồn của tình u, bởi
tình u là một hiện tượng tâm lý xuất phát từ trái tin mà trái tim thì cũng có những lý
lẽ riêng của nó mà ta khơng thể nào lý giải được.
Liên hệ: Như ơng hồng thơ tình Xn Diệu cũng từng băn khoăn đi tìm định nghĩa về
tình yêu “Đố ai định nghĩa được tình yêu” hay:
Làm sao định nghĩa được tình u
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió đìu hiu
Và một nhà thơ cổ điển người Pháp cũng đã từng “đau đầu” khi định nghĩa về tình
yêu mà buộc phải thốt lên về cái khó nắm bắt của nó rằng: “Tình u là điều mà con
người khơng thể hiểu nổi, không thể định nghĩa nổi và không thể diễn giải được thành
lời.”


+ Câu thơ cuối “Khi nào ta yêu nhau?”, nữ thi sĩ băn khoăn tự hỏi về khởi điểm tình
yêu của mình và nhận ra sự nhiệm màu: Tình yêu cũng giống như sóng biển, gió trời
vậy, làm sao có thể hiểu được, làm sao có thể lý giải hay định nghĩa được một cách
rạch ròi.
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu (Thi hào Tagor)
+ Chính vì khơng thể rạch rịi như từng phép tốn với những đáp án chính xác tuyệt
đối nên tình u chân thành khơng toan tính, khơng vụ lời thì càng u say đắm, càng
say đắm thì càng khó lý giải mà khơng thể lý giải thì càng lại thiêng liêng và cao quý.
Cách phân tích 2: Chọn ý thơ phân tích để làm sáng tó ý: “Điểm khởi đầu đầy bí ẩn của
sóng giống điểm khởi đầu và sự nhiệm màu, khó nắm bắt của tình yêu.”
(Lưu ý: Các em nghe hướng dẫn trong video
bài giảng) - Điểm khởi đầu đầy bí ẩn của sóng biển:
+ Trước sự bao la, mênh mơng của sóng biển nữ thi sĩ băn khoăn trăn trở và nghĩ về
khởi điểm của sóng.
+ Và tự hỏi: “Từ nơi nào sóng lên?” và tự trả lời: “Sóng bắt đầu từ gió” + Nhưng lại
khơng lý giải được rõ ràng nguồn gốc cũng như khởi điểm của sóng, bởi đó là một điều
bí ẩn mà con người mãi khơng thể lý giải được.
Và sự bí ẩn đó cũng giống như điểm khởi đầu và sự nhiệm màu, khó nắm bắt
của tình u vậy.
-

+ Khi cịn ta say đắm trong men tình, đặc biệt là người phụ nữ bởi những cơ gái ln
mang trong mình trái tim mong manh, dễ vỡ khi họ đã yêu và dành trọn tình yêu của
mình thì chắc chắn sẽ băn khoăn, trăn trở đi tìm khởi điểm của tình yêu.
+ Và càng tìm thì càng khơng thể xác định được: “Vì sao ta u nhau” hay “Khi nào
ta yêu nhau?” bởi tình yêu thuộc về lý lẽ của con tim mà đã là lý lẽ của con tim thì
chẳng thể nào xác định được. Và điều đó làm tơi nhớ đến một câu hát rất hay của ca sĩ


Tóc Tiên: “Chọn con tim hay là nghe lý trí”, thật khó! Nội dung 3: Sóng ln vận động
như tình yêu gắn liền với những khát khao, trăn trở không yên, như người phụ nữ khi
yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền, chung thủy.
(Khổ 5 + Khổ 6 + Khổ 7 + Khổ 8)
Khổ 5: Nỗi nhớ của sóng ln hướng về bờ cũng như nỗi nhớ của em dành cho, ln

hướng về anh. Con sóng dưới lịng sâu Con sóng trên mặt nước Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức + Cấu trúc
khổ thơ khác biệt: 6 câu thơ. + Các biện pháp: nhân hóa và ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ,
điệp cú pháp; hình thức đối lập cùng kiểu giãi bày tình cảm mộc trực.
-

2 câu đầu: nỗi nhớ bao trùm cả không gian lẫn thời gian: “dưới lịng sâu” – “trên

mặt nước”, “ngày – đêm” khơng ngủ được…
Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
+ Lặp cấu trúc: “Con sóng...”
+ Phép đối: “dưới lịng sâu” – “trên mặt nước” tạo nên sự trùng điệp, mênh mơng
của những con sóng với nhiều dạng thức khác nhau.
+ Ẩn dụ: Đó cũng là nỗi nhớ của em dành cho anh. Sóng là em, em chính là sóng,
cũng giống như sóng, tâm hồn em cũng vơ vàn những phức tạp và khó hiểu, cũng nhớ
anh bao trùm cả khơng gian và thời gian.
⇨ Xuân Quỳnh vô cùng tinh tế khi mượn hình ảnh sóng động để ẩn dụ cho nỗi niềm,
tình yêu của người phụ nữ khi yêu.
-

2 câu sau: Cách nói có cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ

của một tình u mãnh liệt.
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ được


+ Sóng bất chấp khơng gian rộng lớn “dưới lịng sâu – trên mặt nước”, bất chấp cả
thời gian “ngày đêm” để vươn về bờ đến nỗi “không ngủ được”.

+ Nỗi nhớ của sóng, dù sóng trên mặt nước hay con sóng dưới lịng sâu thì tất cả đều
nhớ bờ, đều hướng về bờ mà vỗ.
2 câu thơ cuối: Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa

-

mãn, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình qua hai câu thơ phá vỡ cấu trúc tồn
bài.
Lịng em nhớ đến anh
Cả trong mơ cịn thức
+ Xuân Quỳnh đã mạnh dạn bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, điều đó cho thấy nét
hiện đại trong quan niệm về tình yêu của nữ thi sĩ.
+ Sự tương đồng giữa sóng và em: Sóng nhớ bờ và em nhớ anh, đó là quy luật của
tình u, tình yêu luôn luôn song hành cùng nỗi nhớ.
+ Nỗi nhớ không chỉ hiện lên lúc ý thức được (khi thức) mà còn gắn với tiềm thức
(ngủ vẫn nhớ).
Như vậy, nỗi nhớ là ln hiện hữu trong tâm trí của người phụ nữ khi yêu.
Khổ 6: Tiếng lòng thể hiện sự thủy chung của người phụ nữ trong tình u.
Dẫu xi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
+ Phép đối “dẫu xuôi – dẫu ngược”, “phương Bắc – phương Nam” để khẳng định
lòng thủy chung: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ “hướng về anh một phương”.
+ Cách nói ngược “xi Bắc – ngược Nam” (người ta vẫn hay nói “vào Nam ra Bắc”
có nghĩa là “xi phương Nam, ngược phương Bắc” mới đúng). Trong cái mênh mông


của đất trời, đã có phướng bắc, phương nam thì cũng có phương anh. Đây chính là
“phương tâm trạng”, “phương” của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.

+ Tình u có thể làm cho phương hướng đảo lộn, nhưng quan trọng nhất là “phương
anh” thì em vẫn ln hướng về, một lòng thủy chung son sắt.
Khổ 7: Niềm tin vào sóng sẽ trở về với biển dù gặp mn trùng khó khăn, trắc trở
cũng như niềm tin vào tình u đích thực.
Ở ngồi kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù mn vời cách trở
+ Sóng dù gặp mn trùng khó khăn, cách trở, xa xôi vạn dặm vẫn luôn hướng về
bờ, bờ là bến đích cuối cùng.
+ Ẩn dụ: Cũng như tình u của em và anh, muốn đến được bến bờ hạnh phúc thì
phải cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
+ Và gian nan và thử thách là điều không thể thiếu trong tình yêu, nhưng khi đã cùng
nhau vượt qua thì sẽ là tình yêu bền vững.
Khổ 8: Những băn khoăn, lo lắng, trăn trở khơng n trong tình u của nhà thơ,
nhưng vẫn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu chân thành.
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn di qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
+ Phép so sánh: Lấy cái khơng gian để nói thời gian, lấy thời gian để nói cái hữu hạn
của đời người trước vũ trụ bao la.
Liên hệ: thơ Xuân Diệu
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật


Khơng cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần
hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần
thắm lại

Cịn trời đất nhưng chẳng cịn tơi mãi
Nên bâng khng tơi tiếc cả đất trời
+ Tình u chân thành sẽ vượt qua tất cả, khơng vì những khó khăn, thách thức mà
chia rẽ đơi lứa. Nội dung 4: Tình u là khát vọng muôn đời của con người, trước hết
là người phụ nữ (nhân vật trữ tình) muốn dâng hiến cả cuộc đời cho một tình u đích
thực. (Khổ 9)
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u
Để ngàn năm cịn vỗ
+ Sóng khao khát “được tan ra” để hòa chung vào nhịp vỗ của đại dương bao la, để
hịa tình u bé nhỏ của mình vào biển lớn; để được sống hết mình với tình yêu chỉ với
mong muốn được hóa thân vào cái chung vĩnh hằng.
+ Tình yêu của em cũng vậy, cũng muốn hịa vào biển lớn tình u của nhân loại để
bất tử hóa tình u với thời gian. Đây chính là ý nghĩ và cách yêu táo bạo của người
phụ nữ hiện đại.
➢ Đây chính là khát vọng mãnh liệt, tha thiết của người phụ nữ với trái tim đôn hậu,
chân thành, giàu trực cảm.
6. Nét đặc sắc trong nghệ thuật
-

Thể thơ 5 chữ được vận dụng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp vỗ của sóng biển,

nhịp đập của tiếng lòng thi sĩ.


-

Các biện pháp nghệ thuật nhưu điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp góp phân tạo nên


nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: sóng (11
lần), con sóng (3 lần), dưới lịng sâu – trên mặt nước, dẫu xuôi – dẫu ngược...
-

Xuân Quỳnh đã triệt để tận dụng lối tổ chức theo nguyên tắc tương xứng, hô

ứng, trùng điệp. Nhất là việc tạo ra các cặp từ, các vế câu, các cặp câu, thậm chí ngay
cả các khổ thơ cũng hình thành các cặp đi liền kề, kế tiếp luân phiên đắp đổi nhau về
bằng - trắc nữa.
-

Nhịp điệu trong bài Sóng thật đa dạng, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng:
Dữ dội và dịu êm (2/3)
Ồn ào và lặng lẽ (2/3)
Sơng khơng hiểu nổi mình (1/2/2)
Sóng tìm ra tận bể (1/2/2)
Em nghĩ về anh, em (3/1/10
Em nghĩ về biển lớn (3/2)
Từ nơi nào sóng lên... (3/2)

Ngồi ra, các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau thừa tiếp câu trước, tựa như
những đợt sóng xơ bờ, sóng tiếp sóng dào dạt:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
Dẫu xi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Mở rộng cuối bài:
“Sóng” ở đây ta có thể hiểu là bài thơ “Sóng” với những cung bậc, trạng thái khác

nhau tượng trưng cho những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu. Mà bên cạnh


đó ta cũng nên hiểu theo hướng rộng hơn, Đó cịn là “sóng thơ” náu sẵn trong hồn đã
thầm dẫn lối cho Xuân Quỳnh ra với biển lớn thi ca để trở thành một nhà thơ có tên
tuổi nổi bật trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Bởi như chính chị đã nói: “Nếu khơng
làm thơ nữa, Xn Quỳnh khơng cịn là mình. Thơ thực sự là nghiệp dĩ của chị”.
Mở rộng cho kết bài: gắn giải thưởng với sức sống của nhà thơ trong lòng độc giả.
-

Giải thưởng “Nhà nước về văn học nghệ thuật” năm 2001.

Với giải thưởng “Nhà nước về văn học nghệ thuật” năm 2001, Xuân Quỳnh xứng đáng
là một trong những gương mặt nữ sáng giá nhất của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Với
những gì chị đã cống hiến thì cơng chúng u nghệ thuật hôm qua, hôm nay và mai sau
sẵn sàng dành cho chị vị trí đẹp nhất, sáng nhất, lung linh nhất để “Sóng mang tên Xn
Quỳnh” tìm về vỗ mãi.
-

Giải thưởng “Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật” vào ngày 30/3/2017, do

chính Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định số 602, (Quyết định ghi rõ:
Tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho cố nhà thơ Nguyễn Thị Xuân Quỳnh).
Với nhiều giải thưởng cao quý, mà gần đây nhất là giải thưởng “Hồ Chí Minh về
Văn học và Nghệ thuật”, nữ thi sĩ mang tên Xuân Quỳnh đã được vinh danh ở hạng
mục cao nhất dành cho những nghệ sĩ có nhiều đóng góp với chính thể Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Và điều ấy hoàn toàn xứng đáng, mặc dù khi bầu, hội đồng
giải thưởng đã từng quên bỏ phiếu. Với vị trí ấy, dường như trong lòng mỗi người yêu
nghệ thuật như chúng ta hôm nay ở đây cũng đã dành sẵn trong lịng mình một bến bờ
để cho “Sóng” mang tên hai tiếng “Xuân Quỳnh” tìm về vỗ mãi.




×