Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Luận giải có ví dụ thực tiễn về sự cần thiết của Quản trị công ty.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.11 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023
(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: QUẢN TRỊ CÔNG TY

Số báo danh: 50

Mã số đề thi:

Lớp: CH28AQTNL

Ngày thi: 17/02/2023

Tổng số trang: 04

Họ và tên: Hà Hương Nhung

Điểm kết luận:
GV chấm thi 1: …….………………………......
GV chấm thi 2: …….………………………......

Đề bài: Luận giải có ví dụ thực tiễn về sự cần thiết của Quản trị công ty.
Bài Làm
Khi bắt đầu khởi nghiệp, các doanh nhân có thể xây dựng cho mình bước nền từ một tổ chức
đơn giản nhất thậm chí với chỉ một hoặc một vài cá nhân kiêm nhiều chức vụ và vị trí. Dần theo
thời gian, khi đam mê và cố gắng của nhà quản trị ngày càng lớn mạng thì cơng ty cũng vì thế
mà lớn mạnh theo. Khi các công ty đã phát triển đến một mức nhất định như trở thành công ty
cổ phần quy mơ vừa và lớn thì việc vận hành công ty không thể chỉ dừng ở một vài cá nhân hay
các thành viên trong gia đình nữa, thay vào đó là cần thêm những nguồn lực từ bên ngoài, tận
dụng thêm các cơ hội ở thị trường. Kéo theo đó việc vận hành, quản trị cơng ty cũng trở nên
phức tạp hơn.


Trong bối cảnh nền kinh tế ngày một phát triển theo hướng chia sẻ và hội nhập, cuộc cách
mạng 4.0 nảy sinh và xu hướng phát triển biến đổi theo chiều hướng đồng sáng tạo giá trị đang
diễn ra mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực. Xu hướng này mở ra cho doanh nghiệp thêm nhiều cơ hội tận
dụng và phát huy sự đóng góp của các bên liên quan đến doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì việc
nảy sinh quyền và lợi ích giữa các bên liên quan lại ngày càng phức tạp hơn, việc quản trị doanh
nghiệp theo cảm tính hay theo mơ hình gia đình trị cũng dần được thay thế bằng cơ chế trị và
quản lý theo khoa học. Chính vì lẽ đó, khái niệm và các lý thuyết, chuẩn mực về “Quản trị công
ty” ra đời. Cơ chế quản lý này sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tính minh bạch, hiểu quả và
tin cậy đối với các bên liên quan. Khi đó, hệ thống quản trị công ty sẽ tạo nên sự hài hồ về
quyền và lợi ích một cách ổn định và bền vững đó cũng là nền tảng căn bản giúp doanh nghiệp
đi xa hơn.

Họ tên SV/HV: Hà Hương Nhung - Mã LHP: 22AM0404011

Trang 1/3


“Quản trị cơng ty” đóng vai trị cốt yếu trong một doanh nghiệp. Như đã nói ở trên, việc
quản trị công ty hiệu quả sẽ là nền tảng căn bản giúp doanh nghiệp đi xa hơn. Cụ thể vai trò của
nỏ được thể hiện trong các mặt sau:
Thứ nhất, giúp thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh: Theo Tổ chức Tài
chính quốc tế (IFC), quản trị cơng ty hiệu quả có thể giúp cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh. Việc cải tiến cách thức quản trị công ty sẽ mang lại một hệ thống giải trình tốt
hơn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vụ gian lận hoặc các giao dịch nhằm mục đích vụ lợi
của các cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, việc áp dụng những cách thức quản trị cơng ty có hiệu quả
sẽ góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả ra quyết định của doanh nghiệp. Ngồi ra, một hệ
thống quản trị cơng ty hiệu quả cũng đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chế,
quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các đối tượng liên quan.
Thứ hai, Giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn: Cách thức quản trị cơng ty có thể
quyết định việc cơng ty dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn nhiều hay ít. Những cơng ty được quản

trị tốt thường gây được thiện cảm đối với cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn
hơn của công chúng vào việc công ty có khả năng sinh lời mà khơng xâm phạm tới quyền lợi
của cổ đơng.
Thứ ba, Giúp giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản: Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi
ro của công ty theo cảm nhận của các nhà đầu tư, nghĩa là rủi ro càng cao thì chi phí vốn càng
cao. Vì vậy, việc áp dụng hệ thống quản trị công ty tốt sẽ giúp cơng ty trả lãi suất thấp hơn và
có được những khoản tín dụng có kỳ hạn dài hơn.
Thứ tư, Giúp nâng cao uy tín của cơng ty: Những biện pháp quản trị cơng ty hiệu quả sẽ góp
phần làm nên và nâng cao uy tín của cơng ty. Lý do là để thực hiện quản trị công ty tốt, các
doanh nghiệp luôn phải tôn trọng quyền lợi của các cổ đông và các chủ nợ và việc đảm bảo tính
minh bạch về tài chính sẽ được xem như là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giành
được niềm tin cho nhà đầu, từ đó nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Trong thời gian gần đây, Quản trị công ty được nhắc đến như một yêu cầu tất yếu của doanh
nghiệp hiện đại, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một vấn đề khá mới
mẻ tại Việt Nam.
Lý thuyết chỉ là lý thuyết nếu như không được vận hành vào thực tiễn, để chức minh tầm
quan trọng của “Quản trị công ty” trong một doanh nghiệp, chúng ta cùng nhìn vào một ví dụ
điển hình tại Tổng Cơng ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.
Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) tiền thân là Cơng ty Tài chính
Dầu khí thuộc Tập đồn Dầu khí Việt Nam được thành lập ngày 19 tháng 6 năm 2000. Ngày
17/03/2008 đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển của PVFC với việc Tổng Công
Họ tên SV/HV: Hà Hương Nhung - Mã LHP: 22AM0404011

Trang 2/3


ty đã cổ phần hố thành cơng, chính thức chuyển từ công ty 100% vốn Nhà nước sang hoạt
động theo mơ hình Tổng Cơng ty cổ phần. Trải qua chặng đường xây dựng và phát triển, đến
nay, PVFC đã trở thành một định chế tài chính mạnh của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

và là một trong những tổ chức tín dụng có tốc độ phát triển nhanh, thương hiệu Tài chính Dầu
khí Việt Nam được khẳng định trên thị trường tài chính trong nước và bước đầu vươn ra thế
giới. Mục tiêu phát triển của PVFC đến năm 2015 là trở thành tập đồn tài chính hàng đầu tại
Việt Nam, là tập đồn tài chính quan trọng nhất và là xương sống trong các định chế tài chính
khác của Tập đồn Dầu khí Việt Nam, đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn cho các dự án của Tập
đồn.
Việc chuyển đổi từ mơ hình “một chủ” (Nhà nước) sang mơ hình “nhiều chủ” (cổ phần) đã
đặt ra cho PVFC nhiều vấn đề phải giải quyết liên quan đến việc quản trị công ty như: sự xung
đột lợi ích giữa cổ đông thiểu số và người quản trị doanh nghiệp, vấn đề quản lý cổ phần của cổ
đông Nhà nước tại doanh nghiệp, sự chế ước giữa người quản lý và người điều hành trong hoạt
động quản lý và điều hành cơng ty...v.v. Cùng với đó, để đối phó tốt với những biến động của
nền kinh tế tồn cầu hiện nay, đồng thời tiếp tục củng cố và phát triển bền vững, đạt được mục
tiêu đã đặt ra theo định hướng chiến lược phát triển của PVFC đến năm 2015, một trong những
yêu cầu đặt ra cho Ban lãnh đạo PVFC là phải thực hiện tốt vấn đề quản trị công ty.
Với đặc điểm là một tổng công ty có quy mơ lớn, vốn điều lệ lên tới 5.000 tỷ VNĐ, mơ hình
cấu trúc quản trị nội bộ của PVFC lựa chọn là mơ hình cơng ty cổ phần theo quy định tại Luật
Doanh nghiệp 2005, bao gồm 4 cơ quan: Đại hội đồng cổ đông; HĐQT; Ban Kiểm sốt và Tổng
giám đốc. Trên cơ sở tìm hiểu Điều lệ của PVFC, tác giả đã chỉ ra một số điểm bất cập trong
cấu trúc quản trị nội bộ của PVFC, cũng như điểm khác biệt trong cấu trúcquản trị nội bộ của
PVFC với tư cách là một tổ chức tín dụng so với cấu trúc nội bộ của các doanh nghiệp khác.
Để giải quyết mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát,
PVFC đã tạo dựng nên những nguyên tắc làm việc cũng như xử lý công việc, chế độ báo cáo,
trách nhiệm cụ thể, mối quan hệ cộng tác giữa các ban bệ liên quan một cách mạch lạc và rõ
ràng. Việc xây dựng các mối quan hệ này nhằm tránh xung đột giữa các cơ quan quản lý, điều
hành và kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động cho Tổng Công ty, đảm
bảo tất cả các cơ quan quản lý, điều hành nêu trên cùng nhau làm việc vì mục đích chung của
Tổng Cơng ty, chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ được phân công và cùng chịu trách nhiệm
trước Đại hội đồng cổ đông và trước pháp luật về hoạt động quản lý và điều hành Tổng Cơng ty.
Theo đó, ngun tắc phối hợp giải quyết công việc giữa 03 cơ quan trên là:
-


Các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Tổng Giám đốc phối hợp hoạt động theo
tinh thần phát huy tốt nhất trách nhiệm cá nhân, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý
và điều hành Tổng Công ty; đảm bảo đoàn kết nội bộ và tăng cường sự hỗ trợ lẫn nhau
trong lãnh đạo, chỉ đạo vì sự phát triển của Tổng công ty theo đúng quy định của Pháp
luật và Điều lệ Tổng Công ty.

Họ tên SV/HV: Hà Hương Nhung - Mã LHP: 22AM0404011

Trang 3/3


-

-

-

HĐQT thực hiện phân cấp, phân quyền quyết định cho Tổng Giám đốc trong các lĩnh 8
vực hoạt động của Tổng Công ty; quản lý, chỉ đạo và giám sát Tổng Giám đốc trong
công tác điều hành Tổng Công ty thông qua các quy chế, quy định, nghị quyết, quyết
định cụ thể của HĐQT.
Tổng Giám đốc có quyền và trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ và quyết định các
vấn đề trong phạm vi quyền hạn của mình đảm bảo tuân thủ đúng Pháp luật và Điều lệ
của Tổng Công ty và các quy định về phân cấp, phân quyền của HĐQT.
Tổng Giám đốc có trách nhiệm trình HĐQT phê duyệt các vấn đề liên quan trong hoạt
động của Tổng Công ty mà thuộc thẩm quyền HĐQT phê duyệt, quyết định.
Ban Kiểm sốt có trách nhiệm giám sát tình hình tài chính của Tổng Cơng ty; tính hợp
pháp trong các hành động của thành viên HĐQT, Ban Giám đốc, cán bộ quản lý; sự phối
hợp giữa HĐQT với Ban Kiểm sốt, Ban Tổng Giám đốc và cổ đơng; các nhiệm vụ khác

theo quy định của pháp luật, của Điều lệ Tổng Công ty nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp,
cao nhất của Tổng Công ty và các cổ đông.

Để đảm bảo tính minh bạch trong quản trị và bảo vệ quyền của cổ đông, PVFC áp dụng 05
nguyên tắc cơ bản về bảo vệ quyền lợi cổ đông theo Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD,
bao gồm:
(i)
(ii)
(iii)
(iv)
(v)

Quyền được đảm bảo các phương thức đăng ký quyền sở hữu cổ phần;
Quyền được tự do chuyển nhượng cổ phần;
Quyền tiếp cận các thông tin liên quan và quan trọng về công ty một cách kịp thời và
thường xuyên;
Quyền được tham gia và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông;
Quyền được hưởng lợi nhuận của công ty.

Xét về tổng thể, các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật đã được PVFC đảm
bảo tuân thủ trên thực tế. Do vậy, từ khi cổ phần hoá đến thời điểm hiện tại, tại PVFC chưa có
phát sinh tranh chấp nào giữa các cổ đông với nhau hoặc giữa cổ đông với người quản lý của
Tổng Công ty, chưa xảy ra bất kỳ xung đột về lợi ích nào trong Tổng Cơng ty.
Nhìn vào PVFC ta có thể thấy, việc quản trị cơng ty đúng đắn chính là kim chỉ nam để
đưa doanh nghiệp vươn xa và phát triển bền vững. Chính vì vậy, mỗi cá nhân, mỗi doanh
nghiệp khi bước chân vào con đường kinh doanh, xây dựng doanh nghiệp đều cần trang bị cho
mình đầy đủ các kỹ năng cần thiết trong quản trị doanh nghiệp. Liên tục cập nhật các lý thuyết,
quan điểm mới để theo kịp phát triển của thời đại, nhưng cũng khơng vì thế mà đánh mất đi các
giá trị cốt lõi để việc quản trị trở nên hiệu quả, có TÂM và có TẦM, đưa doanh nghiệp ngày
một lớn mạnh.

---Hết---

Họ tên SV/HV: Hà Hương Nhung - Mã LHP: 22AM0404011

Trang 4/3



×