Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc lớp 1 tại trường tiểu học trần đại nghĩa, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.65 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA: GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT

--------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ÂM NHẠC
LỚP 1 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giảng viên hướng dẫn
ThS. HỒNG ĐÌNH PHƯƠNG

Sinh viên thực hiện
NGƠ HỒNG NGÂN
Chun ngành: SPAN
Khố: 2018-2021

Đà Nẵng, 1/2021

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA: GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT

--------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP



Đề tài
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ÂM NHẠC
LỚP 1 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giảng viên hướng dẫn
ThS. HỒNG ĐÌNH PHƯƠNG

Sinh viên thực hiện
NGƠ HỒNG NGÂN
Chun ngành: SPAN
Khố: 2018-2021

Đà Nẵng, 1/2021

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến:
- Thầy Hồng Đình Phương, giảng viên Khoa Giáo dục nghệ thuật, trường Đại
học sư phạm Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt quá
trình thực hiện đề tài để tơi có thể hồn thành bài khóa luận của mình một cách tốt
nhất.
- Tơi cũng xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo ở
Khoa Giáo dục nghệ thuật, trường Đại học sư phạm Đà Nẵng đã truyền đạt những
kiến thức chuyên ngành làm hành trang cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!


3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 6
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 7
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 7
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 7
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...... 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 7
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 7
3.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 8
4. Bố cục đề tài ........................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA MÔN ÂM NHẠC LỚP 1
TẠI TRƯỜNG TH TRẦN ĐẠI NGHĨA , THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................... 9
1.1 Giáo dục âm nhạc đối với bậc Tiểu học ............................................................ 9
1.1.1Âm nhạc trong đời sống con người ....................................................... 9
1.1.2Âm nhạc là phương tiện tích cực góp phần giáo dục thẩm mĩ, đạo đức,
trí tuệ và thể chất cho học sinh tiểu học ........................................................ 11
1.1.2.1 Âm nhạc với việc giáo dục đạo đức
1.1.2.2 Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ
1.1.2.3 Âm nhạc bồi dưỡng tố chất thẩm mỹ
1.2 Mục đích - nhiệm vụ - nội dung dạy học âm nhạc trong trường tiểu học ........ 12
1.2.1Mục đích của mơn âm nhạc ở tiểu học ................................................. 12
1.2.2 Nhiệm vụ dạy âm nhạc ở trường tiểu học ............................................ 12
1.2.3 Nội dung dạy học âm nhạc trong trường tiểu học ................................ 13
1.3 Hoạt động dạy học âm nhạc lớp 1 ..................................................................... 14
1.3.1 Mục tiêu – nhiệm vụ của môn âm nhạc lớp 1 ...................................... 14

1.3.2 Nội dung- chương trình của môn âm nhạc lớp 1 ................................. 15
1.4 Đặc điểm và khả năng âm nhạc của học sinh lớp 1........................................... 15
1.4.1Đặc điểm giọng hát của học sinh lớp 1 ................................................. 15
1.4.2Khả năng âm nhạc và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1 ........... 16

4


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ÂM
NHẠC LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA. ....................... 18
2.1 Vài nét về trường TH Trần Đại Nghĩa .............................................................. 18
2.2. Thực trạng của việc dạy học môn âm nhạc lớp 1 ở trường Tiểu học Trần Đại
Nghĩa........................................................................................................................ 19
2.2.1 Vài nét về trường TH Trần Đại Nghĩa ................................................. 19
2.2.2 Kết quả kiểm tra, đánh giá môn học Âm nhạc năm học 2021-2022.... 20
2.2.3 Đặc điểm và Khả năng tiếp thu âm nhạc của học sinh lớp 1 tại trường
TH Trần Đại Nghĩa. ......................................................................................
2.3 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc lớp 1 ...... 22
2.3.1 Đối với giáo viên .................................................................................. 23
2.3.2 Đối với học sinh ................................................................................... 27
2.3.3 Đổi mới phương pháp dạy TĐN .......................................................... 27
2.3.4 Tổ chức các hoạt động âm nhạc ngoại khóa ........................................ 28
2.3.4.1 Hoạt động văn nghệ trong sinh hoạt chung của nhà trường
2.3.4.2 Đưa các trò chơi – đồng giao vào hoạt động ngoại khóa
2.4 Kiến nghị một số giải pháp ............................................................................... 29
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 31

5



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật quan trọng, gắn bó với cuộc sống thường ngày
của mỗi con người, phản ánh cuộc sống bằng các hình tượng âm thanh. Sức mạnh
cảm hóa của âm nhạc giúp con người vươn tới một nhân cách toàn vẹn.
Đối với Bậc tiểu học là “ Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
Những gì trẻ học được, hình thành được ở bậc tiểu học được tích tụ lại, trở thành
phẩm chất và những phương tiện làm hành trang theo suốt cuộc đời của mỗi con
người. Trong đó mơn học âm nhạc được coi là một mơn học quan trọng, mơn học
mang tính nghệ thuật, làm giàu nhân cách bằng trình độ thẩm mỹ, nhận thức bằng
việc cảm thụ âm nhạc. Phát triển đặc trưng tâm lý và nhân cách học sinh như tai
nghe, nhạy cảm với nghệ thuật, trí nhớ âm nhạc, tưởng tượng sáng tạo, tư duy độc
đáo. Bên cạnh đó âm nhạc cịn giáo dục cho học sinh phẩm chất đạo đức, phát triển
trí tuệ, và giáo dục thể chất. Ngồi ra Âm nhạc bậc tiểu học còn cung cấp những kiến
thức cơ bản về âm nhạc (nhận biết nốt nhạc, hình nốt nhạc, khuôn nhạc, phát triển
năng lực cảm thụ âm nhạc, phát triển khả năng nghe nhạc, …) tạo điều kiện góp phần
phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh có năng lực đặc biệt. Cùng với các môn học như
Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Kỹ thuật, Mỹ thuật, Thể dục…Mỗi mơn
học đều có vai trị quan trọng góp phần vào sự phát triển tồn diện của học sinh, đáp
ứng mục tiêu cuối cùng là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học
sinh học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Qua tìm hiểu thực trạng dạy và học bộ môn âm nhạc ở trường tiểu học Trần Đại
Nghĩa, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng,tôi thấy được phần nào về thực trạng dạy
và học cũng như làm thế nào để các em chủ động trong các hoạt động và học tập là
điều mà chúng tôi luôn trăn trở. Qua đó, tơi muốn tìm ra các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng dạy học mơn âm nhạc, để từ đó thúc đẩy việc giảng dạy một cách triệt
để và hiệu quả hơn.
Nhưng việc giáo dục những mục tiêu trên thông qua môn học âm nhạc như thế

nào? thực trạng dạy học môn âm nhạc hiện nay ở trường tiểu học ra sao? Cần xây
dựng những biện pháp nào để giáo dục học sinh hữu hiệu nhất trong môn âm nhạc là
một vấn đề cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc. Vì vậy đây chính là lý do và là
động lực để tôi lựa chọn đề tài:: “ Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc lớp 1 ở
6


trường tiểu học Trần Đại Nghĩa” để làm hướng nghiên cứu chính cho khóa luận tốt
nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào lí luận và các điều kiện thực tiễn, từ đó xây dựng và tổ chức thực
nghiệm các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc
lớp cho học sinh trường tiểu học Trần Đại Nghĩa.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nắm được khả năng tiếp thu của học sinh để đưa ra một số phương pháp giảng
dạy phù hợp.
- Phân tích các ưu điểm, nhược điểm của giáo viên trong tiết dạy để có những
giải pháp phù hợp.
- Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn âm
nhạc cho học sinh trường tiểu học Trần Đại Nghĩa-Hòa Xuân-Cẩm Lệ-Đà Nẵng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên
cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc và học sinh ở trường TH Trần Đại Nghĩa
- Nghiên cứu về chương trình giảng dạy âm nhạc cho học sinh lớp 1 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
- Các hình thức tổ chức lớp học âm nhạc ở trường TH Trần Đại Nghĩa.
- Các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy âm nhạc của học sinh trường TH
Trần Đại Nghĩa.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khách thể nghiên cứu: Học sinh khối lớp 1 trường TH Trần Đại Nghĩa
thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Do điều kiện hạn chế, trong phạm vi của đề tài
tác giả chỉ nghiên cứu tại trường TH Trần Đại Nghĩa, thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vị nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng giáo dục, khảo
7


sát thực tế chương trình dạy và học cũng như các hoạt động ngoại tại trường TH Trần
Đại Nghĩa thành phố Đà Nẵng từ trước đến nay.
3.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, đọc tài
liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn
đối với các giáo viên âm nhạc. Các học sinh khối lớp 1 trường TH Trần Đại Nghĩa
về mức độ hiểu biết và u thích mơn âm nhạc của các em.
4. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu; kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài có bố cục gồm
2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn chung
1.1. Giáo dục âm nhạc đối với bậc Tiểu học
1.2. Mục đích, nhiệm vụ và nội dung dạy học âm nhạc trong trường tiểu học
1.3. Hoạt động dạy học âm nhạc lớp 1
1.4. Đặc điểm và khả năng âm nhạc của học sinh lớp 1
Chương 2: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng dạy học môn âm nhạc lớp 1 trường tiểu học
2.1. Vài nét về trường TH Trần Đại Nghĩa
2.2. Thực trạng của việc dạy học môn âm nhạc lớp 1 ở trường Tiểu học Trần
Đại Nghĩa.

2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc lớp 1
tại trường TH Trần Đại Nghĩa.
2.4. Kiến nghị một số giải pháp.

8


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA MÔN ÂM
NHẠC LỚP 1 TẠI TRƯỜNG TH TRẦN ĐẠI NGHĨA , THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.
1.1. Giáo dục âm nhạc đối với bậc Tiểu học
1.1.1. Âm nhạc trong đời sống con người
Âm nhạc theo dòng chảy cuộc sống. Âm nhạc tồn tại ở mọi thời đại, hiện hữu
trong đời sống thường nhật của hết thảy các dân tộc trên thế giới. Nó ra đời từ cổ đại
xa xưa, là một trong những phương tiện giao tiếp và hình thức sinh hoạt khơng thể
thiếu của mọi dân tộc.
Âm nhạc gắn liền với mọi khoảnh khắc đời người, từ khi mới sinh ra cho đến
khi giã từ cuộc sống. Khúc hát ru thủa nằm nôi của mẹ, những bài đồng dao khi thơ
ấu, những bài hát giao duyên khi thành lứa kết đôi, những bài hát lao động sản xuất
và cả những khúc hát tiễn đưa người về với cát bụi…
Đó là đối với mỗi cá nhân, đối với xã hội, âm nhạc là một hoạt động cộng đồng
từ xóm thơn đến làng xã, đều ln có âm nhạc hiện hữu. Từ xa xưa, để giúp nhau đạt
hiệu quả trong đời sống lao động, vui chơi, giải trí với những câu hị, điệu hát mang
ý nghĩa giáo dục tinh thần tập thể tương trợ, gắn bó với nhau, khích lệ nhau vượt qua
những khó khăn. Để tăng thêm tình đồn hết, âm nhạc cịn vang lên trong những
ngày hội làng, hội xóm, những ngày lễ Tết chung của cả dân tộc.
Tất cả những điều trên đã chứng minh, âm nhạc ln đi theo dịng chảy cuộc
sống của mỗi đời người và của cả một xã hội, cả lịch sử lâu dài của một dân tộc. Kể
từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả
thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển

nhân cách nơi mỗi người.
Sở dĩ âm nhạc có được sức ảnh hưởng lớn bởi vì âm nhạc là một loại hình nghệ
thuật có tính biểu hiện. Ngơn ngữ của nó giống với ngữ điệu của tiếng nói và giống
với cử chỉ, nghĩa là giống với phương tiện biểu hiện của cảm xúc. Chính sự khái quát
hóa và tăng lên gấp nhiều lần những khả năng biểu hiện của ngữ điệu và tiết tấu, âm
nhạc đã có được một sức mạnh tác động vào cảm xúc thật lớn lao. Hơn nữa, trong
tác phẩm âm nhạc còn miêu tả những điều mà chúng ta thích thú và quan tâm trong
9


thực tiễn. Âm nhạc có sự tái hiện những âm thanh đầy sức hấp dẫn của thiên nhiên,
thể hiện những cảm xúc dễ chịu và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của chúng ta.Có một
vai trị của âm nhạc mà khơng ai có thể phủ nhận được, đó là sự tham gia và hỗ trợ
trong các dịp lễ hội và nghỉ ngơi cộng đồng, trong sự chuyển động của tập thể (diễu
hành), dùng làm phương tiện để nghỉ ngơi, giải trí.Chính vì âm nhạc tác động lên
mặt xúc cảm và tư tưởng nên âm nhạc đóng vai trị khơng kém phần quan trọng trong
việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ. Có thể thơng qua âm nhạc để giáo dục tư
tưởng, đạo đức cho người nghe. Những nhân vật tích cực, những tấm gương đạo đức
cao cả và cả hình tượng những con người bị giày vị bởi sự đấu tranh nội tâm khổ sở,
những con người sống dằn vặt và không thỏa mãn được đề cập đến trong bản nhạc
đã ảnh hưởng đến tình cảm đạo đức của con người, nâng người nghe lên một tầm cao
bao la về đạo đức. Những tác phẩm âm nhạc diễn tả những tư tưởng, tình cảm đạo
đức cao đẹp như tình u q hương, đất nước, lịng tự hào Dân tộc, tình bạn, tình
yêu, tình huynh đệ, tình phụ tử, tình mẫu tử…,ln đóng một vai trị giáo dục đặc
biệt có ý nghĩa. Âm nhạc đã đánh thức lương tâm, thức tỉnh một sự bồn chồn cao
quý, một nỗi niềm lo lắng thiêng liêng: Mình đã làm được điều tốt đó chưa? Mình đã
sống tốt chưa? Mình có xứng với cái đẹp ấy khơng? Liệu mình cịn đủ sức để hồn
thiện bản thân hơn nữa khơng?… Những điều ấy tạo nên nội lực thúc đẩy người nghe
vươn tới sự toàn thiện, tồn mỹ.Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, có những loại
âm nhạc có thể tác động tiêu cực đến con người. Những ca khúc trữ tình chứa đựng

những tình cảm khơng lành mạnh, sướt mướt hay suồng sã, nó có thể tác hại lớn đến
đạo đức con người. Nó là kẻ đưa đường nhẹ nhàng nhất cho sự băng hoại đạo đức,
suy sụp về tinh thần. Có những bản nhạc mà khi nghe nó thì người nghe cảm thấy
buồn rã rượi, chán nản, yếu đuối, nhu nhược… Và cũng có những bản nhạc làm cho
người nghe phấn khích q độ, trở nên cuồng nhiệt, không làm chủ được hành vi của
mình, dẫn đến những hành động sai trái.
Vì âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn như thế cho nên các bậc phụ huynh, những
người làm công tác giáo dục cần phải lưu tâm nhiều hơn nữa về vấn đề này. Trong
nhà trường, trong các sinh hoạt tập thể nên lựa chọn những loại âm nhạc có nội dung
lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của các em để dạy cho các em, để cho các em nghe.
Trong gia đình, các bậc phụ huynh nên khuyên nhủ và định hướng cho con em mình
lựa chọn âm nhạc để nghe, hướng dẫn cho các em biết cách cảm thụ âm nhạc. Cần
tìm hiểu sở thích âm nhạc của các em trong giáo dục. Qua sở thích về âm nhạc của

10


các em, chúng ta có thể biết được phần nào tính khí và phẩm chất đạo đức của các
em.
Khi trẻ em được tiếp xúc với các bài học về âm nhạc hàng tuần hay các lớp học
nhạc nói chung sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Tất cả chúng ta đều thích ngắm nhìn
những đứa trẻ tự do nhảy múa khắp phịng, hát theo những giai điệu mà chúng u
thích bằng một giọng hát trong veo và khỏe mạnh. Âm nhạc rõ ràng là một phương
tiện để thể hiện sự sáng tạo. Tác dụng của môn Âm nhạc đối với học sinh trong nhà
trường là điều không thể phủ nhận, bởi đây là một trong những phương tiện hiệu quả
để thực hiện nhiệm vụ GD đạo đức, thẩm mỹ nhằm góp phần GD học sinh tồn diện,
tạo cơ sở hình thành nhân cách con người, là môn học không thể thiếu được của các
em.
1.1.2. Âm nhạc là phương tiện tích cực góp phần giáo dục thẩm mĩ, đạo đức,
trí tuệ và thể chất cho học sinh tiểu học.

1.1.2.1. Âm nhạc với việc giáo dục đạo đức
Âm nhạc đã tác động rất lớn trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ, thơng qua
âm nhạc trẻ biết những gì nên và khơng nên…Qua đó rèn luyện những phẩm chất
đạo đức tốt, những khái niệm ban đầu về đạo đức (ngoan – hư, tốt – xấu…). Âm nhạc
góp phần khơng nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc,
chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp
với xã hội mà trẻ đang sống. Thông qua các tác phẩm âm nhạc hình thành ở học sinh
tình yêu quê hương đất nước, lịng u mến, biết ơn ơng bà cha mẹ. Những bài ca
truyền thống giúp các em hiểu được những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đầy
khí thế hào hùng,…Cách tổ chức các tiết học trong nhà trường cũng có ảnh hưởng
tích cực đến thái độ của học sinh, tạo sự đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau.
Hoạt động âm nhạc giúp các em trở nên tự tin hơn, hoạt động âm nhạc tạo ra
những điều kiện cần thiết để hình thành những phẩm chất đạo đức nơi các em học
sinh.
1.1.2.2. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ
Trong q trình cảm thụ âm nhạc gắn chặt với sự phát triển trí tuệ địi hỏi học
sinh phải chú ý quan sát nhạy bén. Học sinh nghe nhạc và tiến hành so sánh các âm
thanh, xác định ý nghĩa biểu cảm của giai điệu, tiết tấu, ghi nhớ hình tượng âm nhạc.
Những trải nghiệm về cái đẹp trong âm nhạc buộc trí tuệ hoạt động tích cực.
11


Tư duy trừu tượng của học sinh cũng được rèn luyện trong khi hát, đọc nhạc.
Thông qua tác phẩm âm nhạc phản ánh nhận thức khách quan tự nhiên, các mối quan
hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Học tập âm nhạc là một
quá trình từ đơn giản đến phức tạp đòi hỏi học sinh phải tích cực tư duy tưởng tượng
sáng tạo.
1.1.2.3. Âm nhạc bồi dưỡng tố chất thẩm mỹ
Giáo dục âm nhạc cho học sinh là một trong những phương tiện hiệu quả nhất
để đưa vào ý thức học sinh một cách tích cực, sâu sắc và có mục đích về mối quan

hệ thẩm mỹ trên thế giới của con người. Bằng ngôn ngữ đặc thù của mình về tiết tấu,
giai điệu, hồ âm, âm sắc…Tác phẩm âm nhạc mở rộng tầm hiểu biết của học sinh,
làm phong phú thêm kinh nghiệm sống mang lại những cảm giác, xúc động thẩm mỹ
mạnh mẽ. Trong quá trình dạy học đã diễn ra sự hình thành ở học sinh năng lực cảm
thụ, hiểu, đánh giá, yêu thích, thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu hoạt động sáng tạo ra
những giá trị thẩm mỹ. Giáo dục thẩm mỹ thông qua bộ môn âm nhạc cần đảm bảo
phát triển thẩm mỹ toàn vẹn của học sinh và gắn với các yêu cầu sau:
- Làm giàu nhân cách bằng trình độ thẩm mỹ nhận thức âm nhạc bằng việc cảm
thụ âm nhạc.
- Nhạy cảm với nghệ thuật, trí nhớ âm nhạc, tưởng tượng sáng tạo, tư duy độc
đáo.
- Giáo dục tình cảm thẩm mĩ
- Hình thành ý thức thẩm mĩ, biết phê phán đánh giá.
1.2. Mục đích - nhiệm vụ - nội dung dạy học âm nhạc trong trường TH
1.2.1. Mục đích của mơn âm nhạc ở tiểu học
Thơng qua môn học Âm nhạc mà trẻ em được hoạt động, được nhận thức, được
cảm thụ âm nhạc...và trang bị cho các em có một số kiến thức về văn hố âm nhạc
phổ thơng, góp phần cùng các mơn học khác giáo dục nhân cách cho học sinh.
1.2.2. Nhiệm vụ dạy âm nhạc ở trường tiểu học
- Phát triển sự ham thích và sự hưởng ứng say mê đối với âm nhạc ở trẻ để
chúng mong muốn được nghe và thực hiện nó.
- Phát triển thính giác nhạy cảm ở trẻ để các em hát đúng, hát hay, yêu thích âm
nhạc.
12


- Phát triển những kĩ năng về ca hát phổ thơng.
- Phát triển tình cảm thẩm mĩ và thị hiếu nghệ thuật lành mạnh trong sáng và
phong phú, cơ sở hình thành nhân cách con người.
1.2.3. Nội dung dạy học âm nhạc trong trường tiểu học

Nội dung dạy môn âm nhạc ở tiểu học gồm 3 phân môn:
- Dạy hát
- Dạy tập đọc nhạc
- Dạy thường thức âm nhạc
Cả 3 phân môn không dạy tách rời nhau, mà dạy đan xen với nhau trong suốt 5
năm học của cấp tiểu học.
- Ở lớp 1,2 các em học hát 8 bài hát ngắn gọn, âm vực trong phạm vi quãng 8,
chủ yếu nhịp 2/4.
+ Tập các tư thế ngồi, đứng hát, tập hát tự nhiên, lớp 2 bước đầu tập các kĩ năng
ca hát như: lấy hơi, bắt giọng, vào bài..., hát kết hợp với vận động phụ hoạ hoặc trò
chơi âm nhạc.
+ Nghe một số bài hát: Quốc ca Việt Nam, dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc
hoặc nhạc không lời.
+ Nghe kể 1-2 câu chuyện về âm nhạc.
+ Tập phân biệt âm thanh cao, thấp, dài, ngắn, nhận ra hướng đi của âm thanh:
đi lên, đi xuống, đi ngang...
+ Tập nhận biết và thể hiện các tiết tấu đơn giản bằng nhạc cụ gõ, gõ đệm theo
bài hát.
Lớp 3 học bài Quốc ca Việt Nam, học 10 bài ngắn gọn , âm vực quãng 9 (có thể
đến quãng 10) nhịp 2/4, 3/4, 3/8, hoặc 4/4; chọn 1-2 bài dân ca Việt Nam, 1-2 bài hát
nước ngoài.
+ Tập thêm về hát ngân giọng, hát diễn cảm, tập đánh nhịp 2/4, hát kết hợp với
vận động phụ hoạ hoặc trò chơi âm nhạc.
+ Giới thiệu hình dáng và nghe âm sắc một vài nhạc cụ dân tộc như: đàn bầu,
nguyệt, tranh, tam thập lục.
13


+ Nghe kể 1-2 câu chuyện về âm nhạc.
+ Tập nhận biết tên nốt nhạc, vị trí nốt nhạc trên khng qua trị chơi.

+ Tập nhận biết hình nốt nhạc: đen, trắng, móc đơn, lặng đen, lặng đơn.
Lớp 4,5 học 10 bài hát âm vực trong phạm vi quãng 10 đến quãng 11, chọn 1-2
bài dân ca Việt Nam, 1-2 bài hát nước ngồi. Lớp 5 cịn tập giữ hơi để hát những câu
hát dài liền mạch. Tập hát đúng những tiếng có luyến 2-3 âm. Tập hát diễn cảm theo
sắc thái bài hát.
+ Giới thiệu và nghe một số bài gồm: dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc
nhạc không lời. Lớp 5 giới thiệu và nghe âm sắc một vài nhạc cụ dân tộc: nhị, tam,
tứ, tù bà.
+ Nghe kể 2-3 câu chuyện về âm nhạc.
+ Lớp 4 làm quen với các bài tập đọc nhạc nhịp 2/4 gồm 5 âm: Đồ-Rê-Mi-SonLa, lần lượt xuất hiện các hình nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, dấu lặng đen.
+ Lớp 5 làm quen với các bài tập đọc nhạc nhịp 2/4 gồm 7 âm: Đồ-Rê-Mi-PhaSon-La-Si, lần lượt xuất hiện các hình nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, dấu lặng đen.
1.3. Hoạt động dạy học âm nhạc lớp 1
1.3.1. Mục tiêu – nhiệm vụ của môn âm nhạc lớp 1
- Lớp 1 chủ yếu dạy học sinh học hát. Qua các bài hát cung cấp cho học sinh
một số tri thức về âm nhạc như : cao độ, trường độ, tiết tấu… Các em được rèn luyện
một số kỹ năng ca hát đơn giản và bước đầu có ý thức về diễn cảm trong ca hát. Các
em phải hoàn thành bài học nghĩa là phải thuộc lời ca, thể hiện bài hát bằng năng lực
của mình nhàm đạt hiệu quả tốt nhất.
- Kết hợp một số bài hát với trị chơi để kích thích các em hồ hứng hoạt động
qua đó giúp việc rèn luyện khả năng nghe nhạc và nhạy cảm với âm nhạc.
- Qua học hát các em cảm nhận được những hình tượng âm nhạc thông qua nhạc
điệu, và lời ca giúp cho việc nâng cao năng lực thẩm mỹ đồng thời có thể vận dụng
vào sinh hoạt, hoạt động hành ngày.
- Từ lời ca, nhạc điệu các em được phát huy óc tưởng tượng, mở rộng nhận thức
trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm, làm phong phú tâm hồn trẻ em.

14


- Lớp 1 với tư cách là phân môn trong mơn nghệ thuật chương trình âm nhạc

khơng dạy cho các em về nhạc lý, tập đọc nhạc mà chủ yếu thông qua một số hoạt
động vui - học để các em tiếp xúc, làm quen với một vài ký hiệu ghi chép âm nhạc
và tập nhận biết các loại nhịp thơng dụng.
1.3.2. Nội dung- chương trình của mơn âm nhạc lớp 1
Nội dung dạy học gồm có 2 phần:
a) Học hát:
- Học hát 8 bài hát ngắn gọn, âm vực trong phạm vi quáng 8, chủ yếu nhịp 2/4.
Các bài hát có nội dung phù hợp với độ tuổi lớp 1.
+ Tập các tư thế ngồi, đứng hát. Bước đầu tập hát đúng độ cao, trường độ. Tập
hát tự nhiên, nhẹ nhàng. Hát kết hợp với vận động phụ hoạ hoặc trò chơi âm nhạc.
b) Phát triển khả năng nghe nhạc:
+ Nghe một số bài hát: Quốc ca Việt Nam, dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc
hoặc nhạc không lời.
+ Nghe kể 1-2 câu chuyện về âm nhạc.
+ Tập phân biệt âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với tốc độ khác nhau và tập nghe
để nhận ra hướng đi của âm thanh: đi lên, đi xuống, đi ngang.
+ Tập nhận biết và thể hiện các tiết tấu đơn giản bằng nhạc cụ gõ.
1.4. Đặc điểm và khả năng âm nhạc của học sinh lớp 1
1.4.1. Đặc điểm giọng hát của học sinh lớp 1
Đối với lớp 1, nội dung học môn âm nhạc chủ yếu phân môn học hát chiếm vị
trí khá nhiều. Chính vì thế ca hát là con đường đưa các em vào thế giới của những
cảm xúc tràn đầy, mở ra cho các em khả năng hiểu biết âm nhạc, có thẩm mỹ trong
cuộc sống.
Đối với học sinh lóp 1 là giai đoạn đầu phát triển nhân cách đặc biệt. Lớp 1 trẻ
còn giữ nhiều nét thể chất tâm lý của mẫu giáo trong vận động, giao tiếp,thích ứng
xã hội trong phát triển trí tuệ. Đặc biệt trẻ rất giàu trí tưởng tượng, ham thích sáng
tạo, rất hồn nhiên trong tiếp xúc âm nhạc. Học sinh lớp 1 chưa đọc, viết tốt, tập ghép
vần, nhưng lại có khả năng phân biệt và ghi nhớ các ký hiệu, dấu hiệu. Vì vậy để học

15



sinh lớp 1 làm quen với bài hát bằng ngôn ngữ âm nhạc cần có phương pháp riêng
cho phù hợp.
1.4.2. Khả năng âm nhạc và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1
Học sinh lớp 1 có thể chất đang bước vào phát triển nên rất hiếu động, ưa hoạt
động. Khi dạy giáo viên phải biết kết hợp với vận động. Trình độ nhận thức và vốn
hiểu biết còn ở giai đoạn đầu nên khi cần cung cấp thêm một số khái niệm về âm
nhạc cho trẻ.
Cần chú ý đến tâm sinh lý lứa tuổi lớp 1 để có cách giảng dạy âm nhạc với nhiều
hình thức sáng tạo trong tiết giảng sao cho việc tiếp thu âm nhạc của các em ngày
một tốt hơn, tạo những hưng phấn trong khi học nhạc.
❖ Tiểu kết chương 1
Giáo dục âm nhạc là phương tiện truyền tải ý thức con người một cách linh hoạt,
mềm dẻo, từ đó hình thành nên những giá trị thẩm mỹ, trí tuệ và nhân cách ở trẻ em.
Thông qua giáo dục âm nhạc, học sinh tiếp thu tri thức, hiểu và biết trân trọng những
giá trị ấy, từ đó tác động mạnh mẽ đến đời sống và tính cách của các em. Hơn nữa,
việc học sinh thực nghiệm những hoạt động âm nhạc tức là đang truyền đạt cho người
khác những kiến thức mà các em hiểu theo cách riêng của các em thì mức độ nhận
thức và tiếp thu của các em đã bước sang một giai đoạn cao hơn. Qua tìm hiểu ở
chương 1, ta phần nào hiểu được những tầm quan trọng và giá trị của môn âm nhạc
đem lại cho các em học sinh ở TH, đặc biệt là các em học sinh lớp 1. Nắm rõ được
chương trình phân môn âm nhạc của cấp TH và những dặc điểm, khả năng âm nhạc
của các em.
Giáo dục âm nhạc là phương tiện truyền tải ý thức con người một cách linh hoạt,
mềm dẻo, từ đó hình thành nên những giá trị thẩm mỹ, trí tuệ và nhân cách ở trẻ em.
Thông qua giáo dục âm nhạc, học sinh tiếp thu tri thức, hiểu và biết trân trọng những
giá trị ấy, từ đó tác động mạnh mẽ đến đời sống và tính cách của các em. Hơn nữa,
việc học sinh thực nghiệm những hoạt động âm nhạc tức là đang truyền đạt cho người
khác những kiến thức mà các em hiểu theo cách riêng của các em thì mức độ nhận

thức và tiếp thu của các em đã bước sang một giai đoạn cao hơn.
Qua tìm hiểu ở chương 1, ta phần nào hiểu được những tầm quan trọng và
giá trị của môn âm nhạc đem lại cho các em học sinh ở Tiểu học, đặc biệt là các

16


em học sinh lớp 1. Nắm rõ được chương trình phân môn âm nhạc của cấp Tiểu học
và những đặc điểm, khả năng âm nhạc của các em.

17


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY
HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN ĐẠI
NGHĨA.
2.1. Vài nét về trường TH Trần Đại Nghĩa
Trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa được thành lập theo Quyết định số 08/QĐTCCB ngày 20/6/1998 của Sở GD&ĐT Đà Nẵng với tên trường Tiểu học Số 1 Hòa
Xuân trên cơ sở chia tách từ Trường Tiểu học Hịa Xn. Địa chỉ Trường chính tại
145 Văn Tiến Dũng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Năm
2005, Phòng GD&ĐT quận Cẩm Lệ được thành lập, vào ngày 18/7/2007 trường được
chính thức mang tên Trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa theo Quyết định số 1663/QĐUBND của UBND quận Cẩm Lệ. Hiện nay, trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

Năm 2010, phường Hòa Xuân được quy hoạch, giải tỏa trắng tồn bộ diện tích.
Tại khu vực của trường là qui hoạch xây dựng Khu du lịchsinh thái, khu Liên hợp
thể thao. Trường được cấp khu đất rộng 17.725m2 để xây dựng trường học mới. Ngôi
trường được xây dựng khang trang hai tầng với 26 phòng học, 13 phòng chức năng
và khu nhà ăn rộng 200m2 được đưa vào hoạt động vào năm học 2012-2013.
18



Năm học 2018-2019, trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa bất ngờ vươn lên đạt
thành tích xuất sắc trong cơng tác giảng dạy. Cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy
học khang trang, đầy đủ, phục vụ tốt cho công tác giáo dục và các hoạt động khác.
Cảnh quan sư phạm được quy hoạch khá đẹp, bố trí sân chơi, bãi tập hợp lý, khoa
học.
2.2. Thực trạng của việc dạy học môn âm nhạc lớp 1 ở trường Tiểu học
Trần Đại Nghĩa
2.2.1. Tình hình dạy và học mơn âm nhạc lớp 1 trường Tiểu học Trần Đại
Nghĩa
Qua khảo sát thực tế tại trường tiểu học Trần Đại Nghĩa cho thấy, các giáo viên
thực hiện đúng yêu cầu về phương pháp và chương trình mới đối với mơn học âm
nhạc, nhất là môn học hát, TĐN. Phân môn phát triển khả năng âm nhạc cho học sinh
được giáo viên dạy khá linh hoạt nhưng vẫn thực hiện đúng yêu cầu của chương trình
đề ra.
Năm học 2021 – 2022 được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi
đã khảo sát một số lớp dạy âm nhạc, dự giờ ngẫu nhiên các lớp khối 1.
* Với phân môn học hát, ngày 7/12/2020 chúng tôi đếm dự tiết học ở lớp 1/8
do thầy giáo Nguyễn Văn Minh giảng dạy. Lớp có 35 học sinh.
Nội dung tiết học:
- Hát: Vào rừng hoa
- Đọc nhạc bậc thang Đồ- rê- mi.
- Vận dụngsáng tạo: To-Nhỏ
* Với phân môn học hát, ngày 12/12/2020 chúng tôi đến dự tiết học ở lớp1/2 do
cô giáo Huỳnh Thị Ngọc Huệ giảng dạy. Lớp có 32 học sinh.
Nội dung tiết học: học bài hát : Xúc xắc xúc xẻ. Vận dụng : Sáng tạo Dài ngắn.
* Với phân môn tập đọc nhạc, ngày 18/12/2020 chúng tôi đến dự tiết học ở lớp
1/5 do cô Trần Thanh Lan giảng dạy, lớp có 31 học sinh.
Nội dung tiết học:

- Đọc nhạc: Những người bạn của Đô –Rê- Mi.
19


- Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Vôn- gang a-ma- đớt Mô-da.
- Vận dụng –Sáng tạo Dài -ngắn
2.2.2 Kết quả kiểm tra, đánh giá môn học Âm nhạc năm học 2021-2022
Trong thời gian tìm hiểu tình hình thực tế tại trường tiểu học Trần Đại Nghĩa,
chúng tơi đã có những cuộc khảo sát học sinh thông qua các phiếu điều tra ở khối
lớp 1, để từ đó chúng tơi thấy được thái độ của các em đối với môn âm nhạc.
Chúng tôi đã phát tổng số 245 phiếu cho HS khối lớp 1
Kết quả thu lại các phiếu như sau:
Nhìn chung, các em trường tiểu học Trần Đại Nghĩa rất thích học âm nhạc, tổng
số các em thích học âm nhạc chiếm 70%, các em khơng thích học âm nhạc chiếm
30%. Qua đó thấy rằng nhu cầu học âm nhạc của các em rất lớn.
Ngoài khảo sát các phiếu điều tra ra, chúng tơi cịn làm việc với phịng giáo vụ
để xin bảng điểm môn học âm nhạc của khối 1 ở năm 2019– 2020.
Với kết quả mà chúng tôi thu nhận được ở phòng giáo vụ trường tiểu học Trần
Đại Nghĩa, tỉ lệ các em đạt điểm giỏi chiếm 68%, điểm khá chiếm 15%, điểm trung
bình chiếm 17%. Tỉ lệ các em đạt điểm giỏi chiếm rất cao trong khi đó tỉ lệ các em
đạt điểm khá lại rất thấp, điều này chúng ta có thể thấy rõ ở bảng thống kê mà chúng
tôi thu nhận được. Tuy nhiên, qua các tiết dự giờ cho thấy số kết quả điểm thi cuối
năm chưa thể hiện đúng thực chất trình độ các em.
2.2.3. Đặc điểm và Khả năng tiếp thu âm nhạc của học sinh lớp 1 tại trường
TH Trần Đại Nghĩa.
2.2.3.1. Hứng thú và thái độ học tập của học sinh
Trong giờ học âm nhạc hầu hết các em rất vui và hứng thú học tập, bởi đây được
xem như là một tiết học giải trí, nó khơng địi hỏi các em phải tư duy trừu tượng một
vấn đề gì, mà trái lại trong giờ học các em được phát triển và bộc lộ khả năng học
hát của mình một cách tự nhiên. Tuy nhiên các em thường hay mắc phải như : hát

chưa thuộc bài, hát chưa đúng giọng, gõ sai nhịp hay phách…cho nên các em thiếu
cảm xúc, sự hứng thú, óc tưởng tượng, cảm nhận được cái hay, cái đẹp ở xung quanh
mình.
Bên cạnh đó đối với học sinh lớp 1 tâm lí của các em cịn rụt rè, ngại giao tiếp,
nên đơi khi các em thiếu tự tin khi trình bày bài hát trước lớp, trước bạn bè, từ đó
20



×