Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bí quyết trả lời phỏng vấn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.62 KB, 7 trang )

Bí quyết trả lời phỏng vấn
Trả lời phỏng vấn xin việc luôn là một điều khó khăn với nhiều người. Sau đây là những
câu hỏi phổ biến và cách trả lời tối ưu trong từng trường hợp để giúp bạn chuẩn bị cho
lần phỏng vấn tiếp theo.
1. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
A. Tôi là người cầu toàn.
B. Tôi là người không máy móc, vì vậy nếu chiếc máy photocopy bị hỏng, xin đừng gọi
tôi.
C. Tôi là người nghiện việc.
Câu trả lời tốt nhất là B.
Theo cách đó, ứng cử viên bộc lộ khiếu hài hước của mình, nhưng vẫn trả lời được câu
hỏi mà không đề cập đến sự tiêu cực nào trong công việc. Câu trả lời về sự cầu toàn và
nghiện việc là phổ biến, nhưng sẽ không khỏi để lại cho người phỏng vấn những nghi
ngờ. Liệu họ có quá lề mề chỉ vì đòi hỏi mọi thứ hoàn hảo? Liệu họ có bóc lột sức lực của
nhân viên và đồng nghiệp? Đề cập đến những tính cách đó có thể gây bất lợi, đặc biệt
khi không có những ví dụ hoặc giải thích kèm theo.
2. Bạn kiếm được bao nhiêu trong công việc trước?
A. 41.000 USD (sự thật)
B. 46.000 USD (phóng đại)
C. Mức lương của công việc này là bao nhiêu?
Câu trả lời tốt nhất là C.
Câu A có thể hạ thấp giá trị của bạn, và người chủ có thể nghi vấn về kỹ năng và năng
lực của bạn nếu mức lương thấp. Nói dối bằng câu trả lời B có thể đẩy bạn vào tình
huống mạo hiểm và có thể bị sa thải, vì vậy đừng bao giờ nói dối, đặc biệt là trong đơn
xin việc. Cách trả lời tốt nhất là buộc người tuyển dụng phải đưa ra mức lương trước,
bằng cách trả lời bằng một câu hỏi. Biện pháp này là một cách đàm phán hiệu quả khi
bạn được đề nghị một chức vụ mới.
3. Tại sao bạn lại bỏ công việc trước?
A. Công ty đó quá nhỏ để tôi có thể phát triển.
B. Công ty đó thu nhỏ quy mô, vì vậy tôi lại tự do.
C. Tôi đang tìm kiếm thêm nhiều thách thức.


Câu trả lời tốt nhất là cả 3 phương án trên.
Tất cả đều có thể là lý do để chuyển việc. Bám sát lấy sự thật càng tốt, mà không đưa ra
bất cứ thứ nào tiêu cực về ông chủ cũ.
4. Hãy miêu tả một người đồng nghiệp mà bạn khó chịu
A. Một trong những kỹ sư nói tiếng Anh không thạo vì vậy rất khó để giao tiếp với anh
ấy.
B. Anh chàng này toàn tán tỉnh và rủ tôi đi chơi. Tôi đã lờ đi và nói: "Xin lỗi, tôi đã có
chồng".
C. Một ông chủ của bộ phận khác thường vào văn phòng của tôi, la hét và réo tên tôi.
Tôi đã yêu cầu ông ấy bình tĩnh và giải thích, khi ông ấy vẫn như vậy thì tôi bỏ đi chỗ
khác.
Câu trả lời đúng nhất là C.
Có rất nhiều bẫy trong những câu trả lời này. Tán tỉnh hoặc quấy rối tình dục là một vấn
đề nghiêm trọng, hoạt động và hành vi của bạn sẽ có thể bị nghi vấn, vì vậy tránh câu
trả lời này. Sự đa dạng văn hoá là xu hướng của các tập đoàn, vì vậy những nhận xét
mang tính bất dung hoà sẽ khiến bạn khó được lựa chọn. Câu trả lời C cho thấy nỗ lực
của bạn để duy trì sự bình tĩnh và sáng suốt, đồng thời cho thấy bạn có thể kiềm chế và
không phải là tên ưa nói chuyện bằng tay chân.
5. Hãy miêu tả công việc lý tưởng của bạn?
A. Một công việc có những người đồng nghiệp dễ chịu.
B. Một công việc mà tôi có thể tận dụng kỹ năng của mình.
C. Một công việc có nhiều cơ hội thăng tiến.
Câu trả lời tốt nhất là B.
Chiến thuật tự quảng cáo tốt nhất là tập trung vào nhu cầu của người tuyển dụng và
khát vọng được sử dụng năng lực vì lợi ích của họ.
6. Công việc này đôi lúc cần làm thêm giờ, thậm chí cả buổi tối và thứ7. Bạn có thể đáp
ứng được không?
A. Tôi cần được thông báo trước và có thể sắp xếp.
B. Phải làm thêm bao lâu và bao nhiêu ngày thứ 7?
C. Có thể, làm thêm giờ là điều bình thường với công việc này.

Câu trả lời tốt nhất là B.
Mọi câu trả lời khác đều tự ước đoán về lượng thời gian làm thêm. Tốt nhất là hỏi cụ thể
và trả lời thành thật.
7. Bạn đã bao giờ bị sa thải hoặc cách chức?
A. Không hẳn vậy, tôi đã bị mất việc trong một lần tái cơ cấu.
B. Công ty của tôi đã quyết định đi theo một hướng khác và để tôi ra đi.
C. Không.
Câu trả lời tốt nhất là cả 3 phương án trên.
Nhiều người nói dối, nhưng nó sẽ nguy hiểm bởi người ta có thể kiểm tra lại. Một câu trả
lời chân thật mà không có ý tiêu cực là giải pháp tốt nhất. Hãy nói ngắn gọn, súc tích.
Cách tốt hơn là miêu tả những lần thôi việc là chuyện "tái cơ cấu". Giờ đây việc tái cơ
cấu và giảm biên chế là điều rất phổ biến người ta sẽ không nghĩ nhiều về nó.
8. Bạn có rất nhiều kinh nghiệm, tại sao lại chọn công việc này?
A. Tôi sẵn sàng làm mọi thứ để có được sự nghiệp thuận lợi và thể hiện khả năng của
mình.
B. Tôi muốn bỏ bớt một số trách nhiệm để có thể cân bằng tốt hơn công việc và gia đình.
C. Tôi cần công việc ít phải đi lại và bớt căng thẳng như việc quản lý mà tôi từng làm.
Câu trả lời tốt nhất là B.
Cách trả lời quá khát khao của câu A có thể làm người tuyển dụng lo sợ. Họ sẽ không tin
là bạn sẽ chấp nhận làm việc ở đó mà không mong muốn điều gì hơn nữa. Nhiều ông chủ
nghĩ rằng việc từ chức quản lý chứng tỏ bạn đã kiệt sức, hoặc gặp khó khăn trong quan
hệ với đồng nghiệp, hoặc chỉ muốn kiếm tiền một cách đơn giản. Câu trả lời B là có giá
trị cho việc chuyển việc. Cần nhắc đến rằng việc làm thêm giờ hoặc các trách nhiệm gây
ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, nhưng cũng nhấn mạnh mình có đủ kỹ năng và khả
năng làm việc theo giờ mà họ yêu cầu.
Cuối cùng: Để chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn, hãy viết ra cẩn thận những câu trả
lời cho các câu hỏi dễ gặp. Cần đưa ra những ví dụ cụ thể về khả năng làm việc của
mình.
M.T. (theo MSN)
Phải xác định những câu chuyện đưa ra sẽ thích hợp với vị trí sắp ứng tuyển

Khi gặp một câu phỏng vấn “truyền thống” đại loại như: “Bạn sẽ làm gì nếu có một
khách hàng không quan tâm đến việc mua sản phẩm của công ty bạn?”. Bạn có thể nghĩ
ra một câu chuyện nào đóđể trả lời người phỏng vấn. Nhưng khi bạn phải trả lời một câu
hỏi thuộc loại phỏng vấn hành vi, người phỏng vấn sẽ lắng nghe câu chuyện đặc biệt của
bạn và quan tâm đến cách bạn giải quyết tình huống hoặc vấn đề mà bạn đặt ra.
Phỏng vấn hành vi là gì?
Những câu phỏng vấn hành vi thường bắt đầu với những mệnh đề như: “Hãy kể về
khoảng thời gian ” hoặc: “Bạn có thể đưa ra một ví dụ ”. Trong phỏng vấn hành vi,
người phỏng vấn rất muốn nghe những ví dụ thực từ chính cuộc sống của bạn và cách
bạn giải quyết những tình huống đó, vì có thể sẽ có những tình huống tương tự xảy ra
trong tương lai ở công ty mà chính bạn là người giải quyết. Đây là cơ hội để bạn nói về
những khả năng của mình. Nếu bạn có thể chứng minh, qua những ví dụ (tốt nhất là
những ví dụ gần đây), rằng bạn đ thành công trong những vị trí mà bạn từng đảm trách,
bạn sẽ có thể được nhà tuyển dụng “chấm” là một ứng cử viên cho vị trí tương lai. Tóm
lại, nếu bạn đã làm được nhiệm vụ đó hôm qua thì bạn cũng có thể làm tốt nó trong
tương lai.
Một ví dụ về phỏng vấn hành vi
Người phỏng vấn đặt ra tình huống: Tôi có một khách hàng không muốn nghe những đặc
điểm của hàng hóa bởi vì trước đó đã có định kiến về công ty.
Ứng viên trả lời bằng cách dẫn ra một ví dụ để giải quyết tình huống (hành vi): Tôi lắng
nghe lời phàn nàn của khách hàng. Tôi giải thích trong trường hợp như vậy có thể có
nhiều cách giải quyết và tôi đề nghị đưa ra một dịch vụ tốt hơn. Tôi đã làm cho khách
hàng hài lòng và thay đổi định kiến về công ty.
Kết quả : Khách hàng không chỉ mua hàng hóa mà còn khen ngợi tôi đã khéo giúp đỡ
khách hàng trong việc mua sắm và bây giờ là một trong số những khách hàng tốt nhất
của tôi.
Nên chuẩn bị trước cuộc phỏng vấn
Bạn có thể chuẩn bị cho kiểu phỏng vấn này bằng cách viết ra câu chuyện trước cuộc
phỏng vấn. Phải xác định những câu chuyện đưa ra sẽ thích hợp với vị trí sắp ứng tuyển.
Nếu người phỏng vấn yêu cầu các chi tiết đáng tin cậy, tốt hơn hết bạn hãy viết ra câu

chuyện với thời gian diễn ra có tính thuyết phục nhất.
Bạn có thể sử dụng những câu chuyện ngay cả khi người phỏng vấn không đặt những
câu phỏng vấn hành vi. Nếu bạn được phỏng vấn bởi một câu hỏi “truyền thống”, hãy sử
dụng câu chuyện mà bạn đã chuẩn bị với lời mở đầu: “Tôi có thể đưa ra một ví dụ về
công việc mà tôi đã có kinh nghiệm trước đây”.
Việc chuẩn bị trước một câu chuyện cho cuộc phỏng vấn sẽ gợi lại những thành công đã
qua của bạn, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và không bị “bắt giò” là đã học thuộc những
câu trả lời để đối phó. Dĩ nhiên, không có cách nào dự đoán được những gì người phỏng
vấn sẽ hỏi nhưng bạn có thể chuẩn bị trước những điều bạn muốn ông ta (hoặc bà ta)
biết về quá khứ của bạn, như thể bạn là nhà tiên tri đang hoạch định cho chính tương lai
của mình
Chuẩn bị truớc khi phỏng vấn
Mục đích của cuộc phỏng vấn là để người phỏng vấn dựa vào thái độ, nội dung câu trả lời
và cách trả lời của các ứng viên để tìm ra những người có nhân cách động cơ làm việc
tốt, có kinh nghiệm làm việc để có thể đào tạo thêm đảm đương công việc đang tuyển
người.
Theo kinh nghiệm thì những điểm mạnh liên quan đến tính cách là rất quan trọng đối với
người phỏng vấn, cho dù kỹ năng và kinh nghiệm của bạn đến đâu đi nữa. Nguời phỏng
vấn sẽ chọn ra những nguời vừa có tính cách và năng lực tốt, chịu học hỏi và kinh
nghiệm chuyên môn giỏi. Nếu không có người hội đủ các yếu tố trên thì họ sẽ chọn
những nguời tính cách tốt, chịu khó học hỏi để đào tạo thêm hơn là nhận những nguời có
kinh nghiệm nhưng tính cách có điều gì đó không hợp. Các công ty nước ngoài thường
tuyển người qua sự giới thiệu của các nhân viên có chức vụ hay làm việc lâu năm ở công
ty, hoặc liên hệ thẳng đến các truờng Ðại học nơi các sinh viên chuẩn bị ra trường, nơi có
các thông tin của ứng viên để họ có một cơ sở tin tưởng ban đầu. Một vấn đề nữa là khi
nhận người để làm việc cho công ty, người nhận việc sẽ được hướng dẫn hay đào tạo để
làm việc theo đặc điểm và phong cách riêng của công ty, nên họ sợ những nguời chủ
quan và bảo thủ không chịu đổi mới cho dù giỏi đi nũa. Ðó là lý do tại sao các công ty
lớn của Mỹ hay Châu Âu hiện đang thâm nhập kinh doanh ở thị trường Việt Nam thường
thích tuyển những người trẻ tuổi, sinh viên mới ra trường một vài năm, ngoại trừ những

truờng hợp đặc biệt. Họ đã vào Việt Nam là họ có kế hoạch cho một tương lai lâu dài
(long term project). Hiện nay có nhiều công ty đa quốc gia sẵn sàng chịu lỗ ngân sách
trong một vài năm đầu để trụ được ở thị trường Việt Nam, kể cả việc bỏ ra một khoản tài
chính lớn để đào tạo (training) nhân viên mới ở các chi nhánh của công ty tại các nước
khác. Họ sẳn sàng chấp nhận cả trường hợp bị head hunter các nhân viên đã được đào
tạo và sẽ tuyển lại từ đầu. Ðương nhiên khi đã làm việc thì phải nhanh chóng tìm ra
những người có năng lực tốt có thể phát triển được và có chế độ ưu đãi, tăng lương để
giữ chân.
Tập dợt kỹ truớc khi phỏng vấn: Hãy dự kiến những câu hỏi được đặt ra, những tình
huống có thể gặp. Có thể nhờ một nguời bạn sắm vai "trưởng phòng nhân sự" để truy
mình, qua đó bạn gộp lại các lập luận sao cho để lọt tai và nghe góp ý của nguời đó để
chỉnh trang bài phát biểu của mình. Như vậy bạn mới tự tin hơn khi nhập cuộc và nhũng
điều bạn tự giới thiệu sẽ tăng thêm sức hấp dẫn. Nếu "diễn viên" đóng vai ông chủ là
nguời có "kinh nghiệm tuyển người" thì càng tốt.
Thái độ cử chỉ phải đàng hoàng, chững chạc. Bạn đừng ngồi nép một bên ghế, bắt chéo
chân hoặc bàn chân ngoắt chặt cứng duới gầm ghế. Cũng không nên khoanh tay hoặc
chấp tay. Tốt hơn hết là để tay tự nhiên, ngồi thẳng hơi nghiêng về phía trước, tự tin khi
tiếp xúc với người phỏng vấn. Khi nói chuyện hay trả lời câu hỏi giữ thái độ hòa nhã,
khiêm tốn. Khi không nghe rõ hay không hiểu bạn có thể mạnh dạn hỏi lại.
Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn?
Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn?
Bạn vừa nhận được một lời mời phỏng vấn. Chúc mừng bạn! Tất cả nỗ lực để viết hồ sơ, thiết lập các
mối quan hệ xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm cuối cùng đã mang lại kết quả.
Hãy nhanh chóng lập danh mục chuẩn bị cho buổi phỏng vấn để bạn chắc chắn giành được công việc
mơ ước:
Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và tuyển dụng Rick Nelles, chuẩn bị không chỉ là in thêm vài
bản hồ sơ tìm việc để dự phòng. Bạn cần phải nghiên cứu về công ty, ngành nghề kinh doanh, và suy
nghĩ về sự phù hợp giữa kỹ năng bạn có với công việc bạn muốn làm.
Trang phục

Khi dự phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục đơn giản nhưng phải trang nhã, chỉnh tề. Tuyệt đối
không nên ăn mặc lòe loẹt.
Đúng giờ
Ở đây, đến dự phỏng vấn đúng giờ thực sự là bạn phải đến trước giờ hẹn ít nhất 15 phút. Khi bạn
đến đúng giờ, nhà tuyển dụng (NTD) sẽ đánh giá cao tác phong nghiêm túc của bạn. Bên cạnh đó,
khoảng thời gian chờ sẽ giúp bạn trấn tĩnh, tập trung tư tưởng để xem lại hồ sơ và những ghi chú
bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
Giao tiếp bằng ánh mắt
Khi bạn gặp NTD, hãy bắt tay họ với một nụ cười ấm áp và nhìn thẳng vào mắt NTD. Lẩn tránh cái
nhìn của NTD sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu kinh nghiệm, thiếu tự tin và không đáng tin cậy.
Thể hiện sự nhiệt tình với công việc
Theo Martin Yate, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và là tác giả của nhiều cuốn sách về lĩnh vực này,
trong đó có cuốn “Chúc bạn may mắn 2007 – Cẩm nang tìm việc làm”, trong những cuộc tuyển dụng
với sự cạnh tranh của nhiều ứng viên, người tỏ ra nhiệt tình nhất với công việc hầu như luôn là người
chiến thắng. Sự nhiệt tình của bạn sẽ gửi đến NTD thông điệp rằng bạn là một nhân viên tận tâm với
công việc.
Thể hiện tinh thần đồng đội
Martin Yate cho biết, các NTD luôn muốn tuyển những nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm và
tuân thủ chỉ thị của cấp trên. Không ai muốn tuyển dụng những nhân viên “bất kham”. Họ cũng rất
cần những người có thể truyền cảm hứng cho cả tập thể để hướng đến mục tiêu chung. Vì thế, hãy
trình bày một vài ví dụ về cách bạn đã hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện một dự án lớn hoặc
phục vụ một khách hàng quan trọng.
Thể hiện bản thân
Trò chuyện với NTD cũng giống như bạn đang thuyết phục khách hàng. Bạn cần chuẩn bị kỹ càng
những gì bạn muốn giới thiệu về bản thân. Nếu NTD không nhắc gì đến những vấn đề này, hãy chủ
động đề cập đến chúng.
Hãy trung thực
Bạn tuyệt đối đừng nói dối về bất cứ điều gì trong hồ sơ hay trong buổi phỏng vấn. Với sự phát triển
của internet và các mối quan hệ xã hội, việc kiểm tra lại những thông tin bạn cung cấp trở nên dễ
dàng đối với NTD hơn bao giờ hết. Đừng quên NTD đang tìm người phù hợp nhất cho một vị trí trong

công ty, chứ không phải một thiên tài hay nhà bác học để trao giải Nobel.
Tác phong chuyên nghiệp
Bạn tuyệt đối không nên nhai kẹo cao su, ngồi thượt hoặc nói lan man trong cuộc phỏng vấn. Hãy
ngồi thẳng lưng và luôn cư xử thật chuyên nghiệp trước mặt NTD.
Mạnh dạn đặt câu hỏi
Buổi phỏng vấn là cơ hội để cả NTD và ứng viên tìm hiểu về nhau. Đừng ngại đặt câu hỏi về phạm vi
trách nhiệm của công việc, về khách hàng hoặc dự án. Nếu tỏ ra thụ động trong lúc phỏng vấn thì
bạn sẽ là người chịu thiệt chứ không ai khác. Nếu bạn tỏ ra hờ hững khi trò chuyện với NTD, bạn có
thể bị đánh giá là nhút nhát và không có khả năng làm việc hiệu quả.
Hãy nói lời cảm ơn
Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với một cái bắt tay chặt, lời cảm ơn và một nụ cười. Bạn nên hỏi NTD
khi nào bạn nhận được kết quả phỏng vấn và liệu bạn có nên “theo sát” để nhắc họ về kết quả hay
không. Sau đó, hãy gửi e-mail để cảm ơn NTD vì đã dành thời gian tiếp bạn, cho họ biết bạn rất
quan tâm đến công việc này và sẽ liên hệ họ lần nữa trong thời gian sớm nhất.
(Theo careerbuilder.com)
Ðề: Phải xác định những câu chuyện đưa ra sẽ thích hợp với vị trí sắp ứng tuyển
Nguyên văn bởi cayman
Khi gặp một câu phỏng vấn “truyền thống” đại loại như: “Bạn sẽ làm gì nếu có một khách hàng
không quan tâm đến việc mua sản phẩm của công ty bạn?”. Bạn có thể nghĩ ra một câu chuyện nào
đóđể trả lời người phỏng vấn. Nhưng khi bạn phải trả lời một câu hỏi thuộc loại phỏng vấn hành vi,
người phỏng vấn sẽ lắng nghe câu chuyện đặc biệt của bạn và quan tâm đến cách bạn giải quyết
tình huống hoặc vấn đề mà bạn đặt ra.
Phỏng vấn hành vi là gì?
Những câu phỏng vấn hành vi thường bắt đầu với những mệnh đề như: “Hãy kể về khoảng thời
gian ” hoặc: “Bạn có thể đưa ra một ví dụ ”. Trong phỏng vấn hành vi, người phỏng vấn rất muốn
nghe những ví dụ thực từ chính cuộc sống của bạn và cách bạn giải quyết những tình huống đó, vì
có thể sẽ có những tình huống tương tự xảy ra trong tương lai ở công ty mà chính bạn là người giải
quyết. Đây là cơ hội để bạn nói về những khả năng của mình. Nếu bạn có thể chứng minh, qua
những ví dụ (tốt nhất là những ví dụ gần đây), rằng bạn đ thành công trong những vị trí mà bạn
từng đảm trách, bạn sẽ có thể được nhà tuyển dụng “chấm” là một ứng cử viên cho vị trí tương lai.

Tóm lại, nếu bạn đã làm được nhiệm vụ đó hôm qua thì bạn cũng có thể làm tốt nó trong tương lai.
Một ví dụ về phỏng vấn hành vi
Người phỏng vấn đặt ra tình huống: Tôi có một khách hàng không muốn nghe những đặc điểm của
hàng hóa bởi vì trước đó đã có định kiến về công ty.
Ứng viên trả lời bằng cách dẫn ra một ví dụ để giải quyết tình huống (hành vi): Tôi lắng nghe lời
phàn nàn của khách hàng. Tôi giải thích trong trường hợp như vậy có thể có nhiều cách giải quyết và
tôi đề nghị đưa ra một dịch vụ tốt hơn. Tôi đã làm cho khách hàng hài lòng và thay đổi định kiến về
công ty.
Kết quả : Khách hàng không chỉ mua hàng hóa mà còn khen ngợi tôi đã khéo giúp đỡ khách hàng
trong việc mua sắm và bây giờ là một trong số những khách hàng tốt nhất của tôi.
Nên chuẩn bị trước cuộc phỏng vấn
Bạn có thể chuẩn bị cho kiểu phỏng vấn này bằng cách viết ra câu chuyện trước cuộc phỏng vấn.
Phải xác định những câu chuyện đưa ra sẽ thích hợp với vị trí sắp ứng tuyển. Nếu người phỏng vấn
yêu cầu các chi tiết đáng tin cậy, tốt hơn hết bạn hãy viết ra câu chuyện với thời gian diễn ra có tính
thuyết phục nhất.
Bạn có thể sử dụng những câu chuyện ngay cả khi người phỏng vấn không đặt những câu phỏng vấn
hành vi. Nếu bạn được phỏng vấn bởi một câu hỏi “truyền thống”, hãy sử dụng câu chuyện mà bạn
đã chuẩn bị với lời mở đầu: “Tôi có thể đưa ra một ví dụ về công việc mà tôi đã có kinh nghiệm trước
đây”.
Việc chuẩn bị trước một câu chuyện cho cuộc phỏng vấn sẽ gợi lại những thành công đã qua của
bạn, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và không bị “bắt giò” là đã học thuộc những câu trả lời để đối phó.
Dĩ nhiên, không có cách nào dự đoán được những gì người phỏng vấn sẽ hỏi nhưng bạn có thể
chuẩn bị trước những điều bạn muốn ông ta (hoặc bà ta) biết về quá khứ của bạn, như thể bạn là
nhà tiên tri đang hoạch định cho chính tương lai của mình
Em là sinh viên mới ra trường, muốn quan tâm về kỹ năng trả lời phỏng vấn khi đi xin
việc. Em đọc bài viết này chưa hiểu lắm. Anh chị nào biết chia sẻ thêm cho em nhé!

×