Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn một số giải pháp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 6 qua môn âm nhạc đạt hiệu quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.25 KB, 17 trang )

1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Để cho các em ở lứa tuổi tiểu học bắt đầu vào lớp 6 mạnh dạn thể hiện
khả năng của bản thân là một vai trò rất cần thiết đối với các em khối 6. Việc rèn
luyện kĩ năng sống cho các em là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết. Mục tiêu
của môi trường giáo dục không những truyền đạt những kiến thức quý báu để
các em có đủ những tư trang bước vào những cấp học cao hơn mà còn trang bị
cho các em một hành trang về kỹ năng sống để các em có thể tự tin, vững vàng
hơn trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cịn giúp học
sinh khơng bỡ ngỡ trước những việc xảy ra xung quanh mình, để các em có thể
ứng xử một cách linh hoạt trong mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống
của các em. Chính vì sự chuyển hướng theo hướng tích cực đó mà ngành giáo
dục và học sinh THCS ngày nay được học tập trong điều kiện nội dung dạy học
đa dạng và phong phú, các em được học tập đầy đủ ở tất cả các bộ môn.
Môn Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật sử dụng âm thanh để thể hiện tư
tưởng tình cảm của con người. Nó cũng giống như ngơn từ và có tác động rất
lớn đến sự phát triển, hoàn thiện của loài người. Đặc biệt trong giáo dục nó có
vai trị to lớn, nó có khả năng giáo dục trí dục, mĩ dục, đức dục và hỗ trợ cho
nhiều bộ môn học khác.
Đối với âm nhạc ở trường THCS thì giáo viên phải giáo dục được tình
cảm, đạo đức trong sáng, phẩm chất tốt đẹp, phát triển khả năng trí tuệ. Giúp các
em trong các tiết học phải cảm nhận được nội dung của từng bài giáo dục chúng
ta điều gì. Các em phải hát đúng, hát thuộc những giai điệu từng bài cho phù
hợp với độ tuổi, qua đó đào tạo các em có tinh thần tập thể. Hiểu được những
kiến thức nhạc lí cơ bản, phát triển tai nghe và cảm thụ âm nhạc qua phân môn
âm nhạc thường thức.
Để dạy môn âm nhạc cho học sinh THCS nói chung và khối 6 nói riêng,
khơng nhằm trang bị cho các em thành ca sĩ, nhạc sĩ, mà ở đây giảng dạy âm
nhạc xuất phát từ mục tiêu để các em biết, hiểu và được học âm nhạc, giáo dục
cho các em các kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, giao tiếp để nhằm hoàn thiện hơn
nhân cách của các em qua tiết dạy môn Âm nhạc. Xuất phát từ những lý do trên,


tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh khối 6 qua môn Âm nhạc đạt hiệu quả.”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ những yếu tố trên, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục &
Đào tạo đặc biệt chú trọng giáo dục học sinh phát triển tồn diện Đức - Trí - Thể
- Mĩ. Cùng với việc đổi mới giáo dục phổ thông, việc đổi mới phương pháp giáo
dục được coi là trọng tâm. Một yêu cầu bức thiết đối với tất cả các cấp học, bậc
học ở nước ta. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giáo dục những con người
có tính tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo, có năng lực vận dụng kiến thức
vào cuộc sống.
Như vậy, âm nhạc nói riêng, thẩm mĩ nói chung khơng thể thiếu được
trong các nội dung giáo dục của nhà trường. Việc giáo dục cho học sinh có một
kiến thức cơ bản về âm nhạc, từ đó có khả năng cảm nhận âm nhạc, cảm nhận
1

skkn


cái đẹp là mục đích giáo dục âm nhạc của nhà trường phổ thơng. Âm nhạc
khơng là “mục đích” mà là “phương tiện” để làm tốt các mặt khác, để giáo dục
hình thành con người mới. Vì vậy, mơn Âm nhạc cũng là công cụ, phương tiện
để giáo dục tư tưởng, đạo đức, rèn luyện trí nhớ, tư duy sáng tạo cho các em.
Mỗi môn học phải trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ
năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho các em hành vi, thói quen lành
mạnh, tích cực, có văn hoá phù hợp với đạo lý dân tộc, với độ tuổi; loại bỏ
những thói quen hành vi tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt
động hàng ngày. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi
người, sống tích cực, chủ động, an tồn, hài hồ và lành mạnh. Có kĩ năng tránh
xa các tệ nạn xã hội, các hành vi tiêu cực, bạo lực, tránh xa lối sống ích kỉ, thực
dụng, biết yêu thuơng và giúp đỡ bạn bè, mọi ngưòi xung quanh khi cần thiết để

nhằm giáo dục các em tính đồn kết, thuơng u mọi ngưịi và biết chia xẻ.
Người dạy cần tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn
phận của mình, phát triển hài hồ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Tạo
điều kiện tối đa cho học sinh tham gia vào các tình huống diễn ra hàng ngày.
Giúp các em biến kiến thức thành kĩ năng, thái độ, hành vi, kinh nghiệm và thói
quen tích cực. Nâng cao ý thức tổ chức kỉ luật trong học tập, rèn luyện, trong
công việc và tinh thần trách nhiệm với bản thân, với những người xung quanh.
Các kỹ năng sống cần thiết lồng ghép kỹ năng sống để giáo dục cho học
sinh khối 6 mới vào truờng (từ Tiểu học lên) thông qua môn Âm nhạc là:
- Kĩ năng nhận thức (ta là ai là điều cực kì quan trọng).
- Kĩ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống.
- Kĩ năng giao tiếp và thương thuyết (bao hàm tính tự kiềm chế)
- Kĩ năng lựa chọn và quyết định (bao hàm phê phán và bác bỏ)
- Kĩ năng hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ (bao hàm yếu tố thân thiện, làm
việc theo nhóm).
- Kĩ năng nghe, nói, viết, khơng chỉ cho việc học môn Âm nhạc mà cho
mọi môn học, cho cuộc sống sau này.
Kỹ năng sống này có thể diễn ra lần lượt hoặc xảy ra trong cùng một thời
điểm. Tuy nhiên, đối với học sinh khối 6 có thể tách ra từng kĩ năng để các em
dễ thực hiện. Giáo viên có thể lồng ghép các kĩ năng vào từng tiết để các em dần
dần hình thành các kĩ năng đó và có thể áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày.
Các kỹ năng sống đó giúp ích các em rất nhiều trong cuộc sống hiện tại và tuơng
lai.
1.3 Đối tuợng nghiên cứu
Giải pháp Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 6 qua
môn Âm nhạc đạt hiệu quả
1.4. Phuơng pháp nghiên cứu.
- Khảo sát thực tế HS khối 6.
- Thu nhập thông tin cụ thể.
- Thống kê số liệu, so sánh.

- Xây dựng nội dung lý thuyết.
2

skkn


2. Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận của SKKN
- Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn.
- Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa.
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục - Đào tạo, thực
hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục
đang tích cực từng bước đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới nội dung
chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo, hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và phát triển đất nước.”
Như vậy một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường hiện
nay là phải cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đào tạo nhân tài để phục vụ
cho nhu cầu của xã hội, đất nước.
Môn Âm nhạc là bộ môn khoa học cơ bản góp phần rèn luyện cho học
sinh tình cảm thẩm mĩ, giáo dục những kĩ năng sống cơ bản đồng thời mang tính
giáo dục để mỗi con người trở nên hồn thiện cả về trí tuệ lẫn tâm hồn đó là Đức
- Trí - Thể - Mĩ. Giáo dục học sinh có kỹ năng sống tốt nhằm tạo tiền đề để đào
tạo những cơng dân có ích sau này.
Dạy kỹ năng sống cho học sinh nhất thiết phải có sự đầu tư, suy ngẫm,
xây dựng phương pháp dạy và học thật sự phù hợp thì kết quả mới được như
mong muốn. Thực tiễn dạy học Âm nhạc vốn gặp nhiều khó khăn, từ xu thế của
xã hội đến tâm lí của học trị; từ đặc trưng trừu tượng của mơn học đến lượng
kiến thức và yêu cầu năng khiếu của người học. Những tác động khách quan đó

địi hỏi người thầy phải lao động nghiêm túc thì mới gặt hái được kết quả như
mong muốn.
2.2 Thực trạng của vấn đề truớc khi áp dụng SKKN
2.2.1 Thực trạng
* Về giáo viên: Trong q trình dạy học mơn Âm nhạc nói chung và việc
rèn kỹ năng sống cho học sinh nói riêng cũng gặp một số khó khăn:
- Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc của nhà trường chưa có
phịng học chức năng riêng cho mơn Âm nhạc. Tranh ảnh để phục vụ cho việc
dạy học bộ môn Âm nhạc cịn thiếu nhiều. Ví dụ chỉ có tranh dạy âm nhạc
thuờng thức cho tất cả các khối không riêng khối 6.
- Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự
tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học. Trong khi đó yêu cầu của bộ mơn lại cần
phải có những trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa) để phục vụ cho việc dạy và
học.
* Về học sinh:
- Học sinh trường THCS Thành Kim (nay thuộc Thị Trấn Kim Tân), tuy là
trường nằm cạnh khu trung tâm thị trấn nhưng đa phần là con em nơng thơn, các
em cịn phải tham gia lao động với gia đình nhiều việc.
3

skkn


- Đa phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các mơn chính, lo cho thi, lo
đánh giá, phần nào sao nhãng việc học môn Âm nhạc. Một nguyên nhân khách
quan khác cũng không kém phần quan trọng liên quan đến hiệu quả và chất lượng
bộ mơn đó là thời gian dành cho bộ mơn q ít.
- Số em học tốt thì các em về truờng Phạm Văn Hinh học nên số cịn lại là
học sinh trung bình khá và yếu, chính vì vậy việc ý thức tiếp thu bài và khả năng
thể hiện kỹ năng sống của các em đa phần là hạn chế.

- Một số học sinh chưa biết kiểm sốt cảm xúc, ít chia sẻ, đồng cảm, thiếu
quan tâm giúp đỡ gia đình, bạn bè, và mọi người xung quanh.
- Một bộ phận học sinh khối 6 cịn chưa biết cách tự bảo vệ mình; chưa
biết tự phục vụ bản thân. Đó là các em chưa được tìm hiểu, chưa được học
những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống, chưa biết bảo vệ bản thân mình trước
những cám dỗ của cuộc sống đời thường.
2. Kết quả của thực trạng:
Khảo sát việc thực hiện kĩ năng sống qua các các lớp thuộc khối 6 trường
THCS Thành Kim đầu năm học 2018- 2019, kết quả như sau:
Mức độ
Khối 6

Kĩ năng sống
rất tốt
SL
TL%

SL

TL%

Kĩ năng sống
chưa tốt
SL
TL%

Kĩ năng sống tốt

6 A: 32


2

6,25

5

15,62

25

78,12

6B: 32

2

6,25

4

12,50

26

81,25

6C: 29

1


3,44

3

10,34

25

86,20

Kết quả bảng điều tra ban đầu tơi nhận thấy có nhiều học sinh có kĩ năng
sống và xử lí các tình huống xảy ra trong thực tế chưa tốt. Các em ngoan nhưng
chưa va chạm với cuộc sống bên ngồi nên kỹ năng sống cịn yếu kém. Hơn
nữa, các em đang được sự bao bọc của gia đình nên chưa lường hết được mọi
việc. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp để lồng ghép giáo dục kỹ năng
sống qua bộ môn Âm nhạc cho tất cả học sinh khối 6 truờng THCS Thành Kim
năm học 2018-2019.
2.3 Các giải pháp đã thực hiện đề nghị giải quyết vấn đề
2.3.1 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua việc học tập môn Âm
nhạc trên lớp.
Với mục tiêu học sinh cần đạt khi tìm hiểu bài học âm nhạc và các kĩ năng
sống. Học sinh tiếp thu bài học thơng qua (thính giác, thị giác).
- Học sinh được học đầy đủ nội dung bài hát, tập đọc nhạc hoặc âm nhạc
thường thức (cảm nhận bằng thính giác, thị giác).
- Học sinh thơng qua tiết học Âm nhạc rút ra từ bài học có thể áp dụng
vào cuộc sống hàng ngày trong những hoàn cảnh cụ thể phù hợp.
Các bước thực hiện khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 6 thông
qua môn học Âm nhạc.
4


skkn


* Bước 1: Muốn phát huy tính tích cực, giáo viên cho học sinh tự phát
hiện nội dung của bài học và liên hệ với bản thân và hoàn cảnh trong thưc tế.
Hoặc giáo viên sử dụng phương pháp dùng lời gợi mở các tình huống và yêu cầu
các em hướng giải quyết tơt nhất có hiệu quả nhất, cho học sinh làm quen và dần
dần hình thành các kĩ năng đó.
Bước 2: Giáo viên sử dụng nhạc cụ, các phương tiện dạy học khác như
đài đĩa cho học sinh nghe và cảm nhận.
Bước 3: Giáo viên cho học sinh đàn một đoạn nhạc hoặc một câu hát có
ứng dụng được các kĩ năng trên.
Ví dụ: Dạy cho học sinh bài hát “ Tiếng chng và ngọn cờ”

Ta có thể lồng ghép kĩ năng thứ nhất vào bài học cho các em. Ta thực hiện
các bước sau:
- Bước 1: Sau khi cho các em học hát theo trình tự các bước dạy một bài
hát, các em đã hát được lời ca, giai điệu bài hát. Giáo viên liên hệ bài học với
chính bản thân các em là: Các em là ai và đang sống trong hoàn cảnh nào? Các
em sẽ trả lời là các em đang là học sinh, đang được sống trong hịa bình, đang
được học tập và giáo viên truyền tải tới các em kĩ năng sống đó là Kĩ năng tự
nhận thức (ta là ai là điều cực kì quan trọng) từ đó các em sẽ u quý người
thân, thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh và cố gắng học tập tốt để xây dựng
một tập thể lớp tốt. Biết quan tâm chia sẻ với bạn bè. Biết u chuộng hịa bình,
chán ghét cảnh chiến tranh để các em có động lực để học tập hơn, sống tốt hơn.
5

skkn



- Bước 2: Giáo viên có thể hỏi học sinh em đang sống trong hoàn cảnh
như thế nào? May mắn hay là khơng may mắn, các em mong muốn mình được
sống như thế nào trong tương lai? Vậy các em phải làm gì để đạt được ước mơ
ấy? Chắc chắn là các em sẽ có những tích cực hơn để trong thời gian gần nhất
các em sẽ có được dần những điều mà các em hằng mong muốn.
- Bước 3: Giáo viên cho học sinh nêu ra nếu các em sống trong hịa bình
thì cuộc sống như thế nào? Cịn nếu các em sống trong chiến tranh thì các em sẽ
sống như thế nào? Chắc chắn các em sẽ nhận ra được mình là ai và phải làm gì
cho đúng nhất ngày từ lúc này. Ba bước dạy này không nhất thiết phải theo trật
tự trên, có thể thay thứ tự hoặc các bước tùy điều kiện thực tế.
a. Một số lưu ý khi cho học sinh tìm hiểu các kĩ năng sống qua môn
Âm nhạc.
* Thật tỉ mỉ, cơ bản.
Ví dụ: Khi dạy một bài hát có thể lồng ghép kĩ năng sống vào. Điều quan
trọng nhất vẫn phải đảm bảo được yêu cầu nội dung trọng tâm của bài học, sau
đó mới dần gợi mở tới kĩ năng sống đó vào thực tế.
* Đi từ cụ thể đến khái qt.
Ví dụ: Dạy bài hát khơng nên ngay từ đầu đã giải thích đầy đủ cả kĩ năng
mà phải dẫn dắt từ các sự việc diễn ra hàng ngày để dẫn dắt các em đến kĩ năng
sống đó.
* Khơng ôm đồm, tham lam, chỉ cần khơi gợi để các em hiểu, về sau có
điều kiện sẽ tìm hiểu thêm.
Ví dụ: Nếu bài hát quá dài, khi gần hết thời gian mới học xong bài hát
giáo viên chỉ khơi gợi bài học và kĩ năng sống ấy, đến tiết ôn tập bài hát ấy thì
sẽ đi sâu hơn vấn đề cần giải quyết.
Nên có sáng tạo cho cách dạy sinh động, dễ nhớ.
Ví dụ: bài hát: Tia nắng, hạt mưa (Nhạc : Khánh Vinh; Thơ: Lệ Bình).
Giáo viên cho các em liên hệ với bài hát: “Tiếng chuông và ngọn cờ “
(Nhạc và lời: Phạm Tuyên).
Nội dung thông điệp bài hát mang đến cho các em tương tự nhau nên các

em sẽ nhanh chóng tìm hiểu phần nội dung bài hát.

6

skkn


b. Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống,
thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
Ngồi những kiến thức thức vừa học, với những bài mới là những kiến
thức đã quen thuộc hoặc học sinh đã được tiếp cận ở đời thường, tơi cho các em
tìm hiểu về nội dung liên quan đến bài học mới để kích thích tư duy, sáng tạo
cho học sinh đồng thời xen kẽ vào đó kĩ năng sống cần thiết phù hợp với nội
dung bài dạy.
* Ví dụ: Bài tập đọc nhạc: TĐN số 8: Lá thuyền ước mơ (Nhạc và lời:
Thảo Linh) Tiết 27 Âm nhạc 6:
7

skkn


Sau khi học sinh học xong bài tập nhạc. Giáo viên hỏi nội dung của bài
TĐN. Giáo viên đặt ra tình huống: Nếu bây giờ lớp ta có một bạn học sinh Dân
tộc Thái trắng học cùng lớp mà khả năng nói tiếng phổ thơng chưa thạo thì các
em sẽ đối xử như thế nào? Học sinh sẽ trả lời được là: Chúng em sẽ giúp đỡ bạn
và không phân biệt màu da hay giọng nói.
Giáo viên chốt: Em trả lời rất tốt, vì bạn ấy là bạn của các em tất cả đều
phải thân ái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập trong cuộc sống để tất cả
các bạn đều tiến bộ hơn và được sống những ngày tháng hồn nhiên, vơ tư của
lứa tuổi học trị. Để khi xa rồi các em sẽ giữ mãi những ấn tượng tốt đẹp của lứa

tuổi hồng hồn nhiên đáng yêu nhất.
2.3.2 Hướng dẫn học sinh thực hành học hát, tập đọc nhạc, âm nhạc
thường thức lồng ghép các kĩ năng sống cho các em.
a. Hướng dẫn học sinh thực hành học hát, tập đọc nhạc, âm nhạc:
GV khi hướng dẫn học sinh nắm tương đối vững vàng các nội dung cần đạt của
bài học, giáo viên mới dần gợi mở khéo léo kĩ năng cần đưa vào đời sống thực tế
cho các em để tránh nặng nề, áp đặt.
Bằng cách khác giáo viên có thể thay đổi hững hình thức khác cho đỡ
nhàm chán đồng thời nâng cao được tính thẩm mĩ. Hơn nữa, để học sinh chú ý
và tạo khơng khí sinh động cho lớp ngay từ đầu, giáo viên có thể cho các em hát
tập thể một số bài hát ngồi chương trình sách giáo khoa có nội dung phù hợp
với lứa tuổi học sinh để các em phấn khởi và học bài mới tốt hơn và đạt được
nhiều hứng thú trong tiết học đó hơn. Khi đó giáo viên có thể lồng ghép những
kĩ năng phù hợp các em sẽ lĩnh hội được tất cả.
8

skkn


Ví dụ: Kĩ năng giải quyết các tình huống đặc biệt trong cuộc sống. Trong
tiết 12 Âm nhạc 6: phần Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam
Giáo viên đưa ra một số hình ảnh sinh hoạt văn hóa dân gian của các vùng
miền trên đất nước để các em xem và so sánh.

GV cho các em nghe một số bài hát đại diện các vùng, miền để các em so
sánh và phân biệt.

9

skkn



Sau khi cho các em được nghe hát, được hiểu về dân ca các dân tộc, các
vùng miền khác nhau rồi, giáo viên có thể hỏi học sinh phân biệt sự giống và
10

skkn


khác nhau giữa các làn điệu đân ca và điệu hị điệu li của các vùng. giáo viên có
thể gợi mở kĩ năng trình bày trước lớp các bài hát dân ca mà các em thuộc. Hoặc
giáo viên có thể thay đổi hững hình thức khác cho đỡ nhàm chán đồng thời nâng
cao được tính thẩm mĩ. Hơn nữa, để học sinh chú ý và tạo khơng khí sinh động
cho lớp ngay từ đầu, giáo viên có thể cho các em hát tập thể một số bài hát dân
ca quen thuộc để các em hứng thú trong tiết học đó hơn. Khi đó giáo viên có thể
lồng ghép những kĩ năng phù hợp các em sẽ lĩnh hội được tất cả. Giáo viên chốt
vậy các em thấy dân ca mỗi vùng miền có sự khác nhau do đâu? thì các em sẽ
trả lời là do ảnh hưỏng về địa lí, khí hậu, ngơn ngữ và phong tục của mỗi nơi
khác nhau nên làn điệu dân ca cũng khác nhau. Chính vì vậy các em càng phải
biết trân trọng và gìn giữ, phát triển nền dân ca Việt Nam.
b. Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện: Coi trọng việc tự rèn luyện của
học sinh, khuyến khích và động viên kịp thời, quan tâm đến bạn có hồn cảnh
đặc biệt.
c. Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ, phát huy tính tích cực
trong mọi hoạt động rèn luyên kĩ năng sống.
Trong mỗi giờ học âm nhạc thì giáo viên dựa vào những bài hát có trong
chương trình để giáo dục các em nhận thức được tầm quan trọng của những kĩ
năng sống có tác dụng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và tương lai của các em.
Vì vậy việc rèn luyện những kĩ năng sống cơ bản cho các em khối 6 là mục tiêu
cần phải đạt được trong mơn học Âm nhạc nói riêng và trong tất cả các mơn học

trong trường THCS nói chung.
Trong giờ học Âm nhạc tiết ôn tập chẳng hạn. Cho các em cử ra một số
bạn hát hay nhất lớp và cho các em biểu diễn cùng một bài hát. Giáo viên yêu
cầu tất cả các em trong lớp chọn ra cho một bạn hát hay nhất, biểu diễn tốt nhất.
Các em sẽ khơng ngần ngại mà bình chọn, u cầu các em giơ tay biểu quyết,
mỗi bạn chỉ được giơ tay một lần để tìm ra một bạn xứng đáng nhất.
Các em sẽ được rèn luyện thêm một kĩ năng đó là: Kĩ năng lựa chọn và
quyết định (bao hàm phê phán và bác bỏ), kĩ năng này rất quan trọng với các
em ngay trong lớp và cả khi ra ngoài cuộc sống hàng ngày và cả sau này khi các
em lớn lên nữa. Các em phải có sự nhìn nhận đúng đắn và lựa chọn một công
việc chẳng hạn phải phù hợp với khả năng của bản thân và hoàn cảnh thực tế
của mình.
2.3.3 Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo và giải quyết các tình huống phát sinh trong mọi
hoàn cảnh của học sinh.
* Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh.
Gắn việc rèn luyện kĩ năng với những nội dung cụ thể cuả phong trào thi
đua . Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực như làm cho trường lớp
xanh sạch đẹp, đổi mới phương pháp học tập, chăm sóc các di tích lịch sử, văn
hóa và cách mạng, đưa tiếng hát dân ca và trị chơi dân gian vào trường học…
Có sự khuyến khích kịp thời cá nhân và tập thể.
11

skkn


Cụ thể trong giờ học âm nhạc chẳng hạn. Sau khi học xong phần sơ luợc
về Dân ca Việt Nam, giáo viên có thể đưa ra sơ đồ để các em phát huy tính tích
cực và tư duy


* Giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi. Thể lệ trò chơi như sau:
- Giáo viên chia lớp học thành 2 nhóm. Cử mỗi nhóm một bạn hát những
bài dân ca mỗi vùng miền để thi nhau. Nhóm nào hát đưọc nhiều bài hát hơn,
đúng hơn và hay hơn sẽ thắng. Trong khi giáo viên tổ chức trò chơi như vậy, các
em đã có thêm sự hiểu biết khác về bài hát dân ca và biết so sánh sự khác biệt và
phong phú của Dân ca Việt Nam. Các em cịn có thêm một kĩ năng nữa đó là: Kĩ
năng hợp tác và tìm kiếm (bao hàm yếu tố thân thiện, đồn kết, làm việc theo
nhóm. Kĩ năng này khơng những quan trọng đối với các em học sinh, mà sau
này khi các em bước ra cuộc sống đời thường thì kĩ năng trên sẽ giúp các em
làm việc tốt hơn và thành công hơn trong các lĩnh vực khác.
- Giáo dục học sinh nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ, tự phát
huy tính tích cực trong mọi hoạt động rèn luyện kĩ năng sống. Để các em nhận
thức được rằng, việc rèn luyện kĩ năng sống là việc của mình, trước hết có lợi
cho việc học tập và sự tiến bộ về mọi mặt của chính mình, cho gia đình và sau
đó cho cộng đồng, cho xã hội và đất nước.
- Không chỉ rèn luyện cho mình mà quan tâm đến việc rèn luyện chung
của cả một tập thể tổ, lớp và rộng hơn, của trường mình. Rèn luyện kĩ năng
nghe, nói, đọc viết khơng chỉ cho học ngoại ngữ mà cho mọi môn học, cho
cuộc sống sau này. Khi các em đi làm các công việc khác nhau thì kĩ năng nghe,
nói, đọc cũng rất có ích cho các em. Trong q trình trưởng thành, bằng tri thức
và trải nghiệm của đời sống, bằng việc rèn luyện và tự rèn luyện; những mầm
mống và tiền đề ấy được nâng lên và trở thành năng lực; khả năng thực hiện
hành động hay ứng xử tích cực, có ý thức, có tính mục đích, vì cộng đồng. Hàng
ngày khi cho các em học các giờ học âm nhạc cho các em được nghe nhiều lần
12

skkn



giai điệu một bài hát hoặc bài tập đọc nhạc, các em sẽ cảm nhận được giai điệu
của bài hát, hoặc tập đọc nhạc đó. Các em sẽ học nhanh hơn và chính xác hơn
ngay từ khi mới học bài đó.
Trong chương trình Âm nhạc trong trường THCS có các tiết kiểm tra thực
hành. Kiểm tra thực hành, các em phải lên bảng để hát, hoặc đọc bài tập đọc
nhạc để lấy điểm. Trước khi hát hoặc đọc bài Tập đọc nhạc giáo viên yêu cầu
các em giới thiệu tên bài hát, tác giả của bài hát. Như vậy các em sẽ có được kĩ
năng nói lưu lốt trước lớp, dần dần các em sẽ có khả năng nói tốt hơn, các em
sẽ mạnh dạn hơn.
* Ví dụ: Một học sinh bắt thăm được bài hát: Tia nắng, hạt mưa em sẽ
giới thiệu: Thưa cơ sau đây em xin trình bày bài hát: “Tia nắng, hạt mưa”. Nhạc
Khánh Vinh, Thơ Lệ Bình.
Khi giao bài tập về nhà giáo viên giao cho các em học thuộc bài hát. Giáo
viên yêu cầu các em: Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát mới học, chỉ ra
em thích nhất là câu hát nào trong bài? Vì sao em lại thích câu hát đó? Như vậy
các em sẽ có thêm kĩ năng nói tốt hơn.
Ngồi ra giáo viên có thể u cầu các em đặt lời mới cho những bài hát
dân ca như: Đi cấy (Dân ca thanh Hóa) Âm nhạc 6. Hay lời của bài “Vui buớc
trên đưịng xa”.
2.3.4. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc làm
cho đời sống tinh thần phong phú lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ
rõ và phát triển tồn diện và hài hịa nhân cách.
Ví dụ : Sau khi các em học xong bài hát: Niềm vui của em (Nhạc và lời
Nguyễn Huy Hùng).
Giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung bài hát. Các em sẽ trả lời: Bài
hát “Niềm Vui của em” dành cho các bạn vùng cao dân tộc sống ở vùng núi xa
xôi đang cố gắng học hành để vươn tới một tưong lai tuơi sáng cho bản thân và
quê hưong, để sau này các bạn ấy có thể là ngưịi đóng góp phần nhở xây dựng
quê huơng của các bạn. Giáo viên phải lồng ghép thuyết trình cho các em hiểu ở
nơi các bạn sống cịn rất khó khăn, vây nên chúng ta phải biết thuơng yêu, chia

sẻ cùng với các bạn khi cần thiết. Các em đuợc sống và học tập những nơi trung
tâm, điều kiện tốt để học tập và phát triển mọi mặt phải học tập và sống thật tốt
và phải hăng hái tham gia tích cực các phong trào của lớp, trường, địa phương.
Đặc biệt là các hoạt động âm nhạc trong trường, địa phương các em sống. Vì khi
các em tham gia các chương trình âm nhạc sẽ giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin
thể hiện mình hơn trước đám đông. Sau này giúp các em tự tin hơn khi bước ra
cuộc sống mới, các em sẽ có tâm hồn trong sáng, sống tốt hơn và ln tràn đầy
niềm tin vào cuộc sống. Dù cuộc sống sau này có khó khăn đến mấy thì các em
vẫn có đủ niềm tin và bản lĩnh để vượt qua và gặt hái được nhiều thành công.
2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục
Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
khối 6 trường THCS Thành Kim qua môn học Âm nhạc, tôi nhận thấy lớp học
sôi nổi, học sinh tự giác và kĩ năng ứng xử của các em tiến bộ hơn tất nhiều,
tránh được tâm lí mệt mỏi thụ động từ đó tạo được những ấn tượng mới, hợp lí
13

skkn


có tác động trực tiếp đến tâm lí của các em. Các em ăn nói với bạn bè nhã nhặn
hơn, lễ phép hơn đối với thầy cô, các em vui vẻ hơn, năng động hơn. Tình trạng
căng thẳng mệt mỏi của các em cũng giảm đi nhiều. Đại đa số các em biết yêu
quý bạn bè, chăm sóc, bảo vệ lớp học và cảnh quan trường lớp hơn. Một số em
trước đây tự ti mặc cảm vì sống xa cha mẹ nay các em sống tốt hơn, vui tươi
hơn. Một số em rất mạnh dạn khi trình bày những sự việc xảy ra với bản thân
mình và xin ý kiên của thầy cơ, người thân. Đã có rất nhiều em xử lí tình huống
rất tốt là tìm kiếm sự can thiệp của người lớn nên mọi chuyện đều vượt qua một
cách dễ dàng hơn. Các em đi học chuyên cần, yên tâm học tập và tự tin thể hiện
bản thân hơn. Đó có lẽ chỉ là một thành cơng nho nhỏ nhưng tôi cảm thấy nếu
như mỗi giáo viên tâm huyết với nghề, thực sự quan tâm và yêu quý lo lắng cho

các em học sinh thì chỉ cần lồng ghép những kĩ năng sống trên đây hoặc là nhiều
kĩ năng sống hơn nữa cho các em vào bài giảng hàng ngày thì có lẽ hiệu quả sẽ
tốt hơn, góp phần nào vào sự phát triển toàn diện cho các em sau này và chắc
chắn những em có kĩ năng sống tốt sẽ là ngưòi hoạt động và cống hiến cho đất
nuớc có hiệu quả cao.
Kết quả khảo sát về kỹ năng sống của học sinh khối 6 trường THCS
Thành Kim cuối năm học: 2018 - 2019, thu được kết quả như sau:

Khối 6
6A: 32

Kĩ năng
sống rât tốt
SL
TL%
15
46,87

Kĩ năng
sống tốt
SL
TL%
15
46,87

6B: 32

13

40,62


16

50

3

9,37

6C: 29

11

37,93

13

44,82

5

17,24

Mức độ

Kĩ năng
sống chưa tốt
SL
TL%
2

6,25

Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy, số lượng học sinh có kỹ năng sống hơn rất
nhiều so với thời gian đầu năm học 2018-2019.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận
Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy nhiệm vụ
cung cấp kiến thức, hình thành các kỹ năng, năng lực cho học sinh đóng vai trị
quan trọng nhất là học sinh khối 6 bắt đầu vào cấp THCS. Tuy nhiên, việc lồng
ghép trong tiết dạy để giáo dục kỹ năng sống cho các em cũng rất cần thiết.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, bản thân đã rút ra một số bài học kinh
nghiệm như sau:
- Thầy cô giáo phải thực sự tâm huyết với nghề, phải thu hút được đối
tượng học sinh u thích mơn Âm nhạc hoặc mơn học của mình dạy.
- Người giáo viên phải chắc kiến thức và không ngừng học hỏi, trau dồi
để có vốn kiến thức sâu rộng.
- Giáo viên phải thường xuyên đặt mình vào cương vị học sinh để thấu
hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em để cùng chia sẻ, cùng học với các em.
14

skkn


- Giáo viên phải thực sự coi trọng công việc bồi dưỡng học sinh giỏi để
đầu tư thời gian và cơng sức.
- Giáo viên ngồi việc cung cấp kiến thức, cần uốn nắn cho học sinh tỉ mỉ,
chu đáo để nắm bắt tình hình học tập, cuộc sống của học sinh để điều chỉnh
phương pháp dạy cho phù hợp, phải động viên khích lệ các em kịp thời.
- Giáo viên phải có tâm huyết với nghề với học sinh. Phải coi các em như
là bạn thân, như là con của mình, dìu dắt các em trên những kho tàng kiến thức

đầy khó khăn, vất vả nhưng cũng sẽ đem lại những niềm vui bất ngờ.
- Cơng việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong khối 6 nói
riêng và các khối 7,8,9 nói chung qua mơn Âm nhạc là rất cần thiết và hiệu quả
nếu người dạy thật sự linh động. Tuy nhiên, cơng việc này địi hỏi sự kiên trì và
bền bỉ và tâm huyết của thầy cô giáo.
3.2 Kiến nghị
Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS nói chung và
khối 6 nói riêng thơng qua mơn Âm nhạc là một cơng việc địi hỏi rất nhiều thời
gian, cơng sức của người giáo viên. Để cơng việc này thực sự có hiệu quả, khích
lệ được nhiều giáo viên say mê, nhiệt tình, tôi mong muốn được sự quan tâm
hơn nữa của các cấp lãnh đạo, được sự đầu tư về cơ sở vật chất, nhất là có đuợc
phịng học chức năng riêng để mỗi khi đến giờ học nhạc các em không phải bê
đàn, bê loa cho giáo viên và đuợc thoải mái mở loa, đàn, đài không lo làm ồn
các lớp khác.
Mặt khác mỗi năm mở các lớp chuyên đề để giáo viên trong huyện, trong
tỉnh được giao lưu, học hỏi về kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của
bản thân và bạn bè đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thạch Thành, ngày 2 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Mai Thị Ngọc

Tài liệu tham khảo
15


skkn


1. Sách âm nhạc 6.
2. Sách giáo viên môn âm nhạc.
3. Giáo án âm nhạc 6.
4. Tài liệu Internet

DANH MỤC
16

skkn


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Mai Thị Ngọc
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Thành Kim

TT

Tên đề tài SKKN

1.

- “Sáng kiến nhỏ dậy phân
môn Nhạc hát THCS”.
- “Xây dưng mối quan hệ

giữa Tổng phụ trách Đội với
các lực lượng giáo dục trong
nhà trường”.
-“Một số biện pháp khắc
phục căn bệnh ghi chữ nốt
dưới bài Tập đọc nhạc”.
- “Dạy phân môn Nhạc lý –
TDN khối 7,8 trường THCS
Thành Kim có hiệu quả”.
- “Kinh nghiệm nhỏ về dạy
phân mơn Nhạc lí- Tập đọc
nhạc giúp học sinh không
nhàm chán của khối 6,7”

2.

3.

4.

5.

Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
loại (A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Cấp Huyện.

B
Cấp huyện

A

Cấp Tỉnh

C

Cấp Huyện

A

Cấp Tỉnh
Cấp huyện
Cấp Tỉnh
Cấp Huyện

B(khơng có A)
A
B(khơng có A)
B

Năm học
đánh giá
xếp loại
2001 - 2002
2008 - 2009

2009 - 2010

2012 - 2013

2016 - 2017

17

skkn



×