Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Skkn một số giải pháp quản lí giáo dục thể chất cho học sinh của hiệu trưởng trường thcs bùi xuân chúc, xã điền quang, huyện bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.84 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC
THỂ CHẤT CHO HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG
THCS BÙI XUÂN CHÚC, XÃ ĐIỀN QUANG,
HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Trần Công Lân
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Bùi Xuân Chúc
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí

THANH HĨA NĂM 2021

skkn


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

1. MỞ ĐẦU.

1


1.1. Lí do chọn đề tài.

1

1.2. Mục đích nghiên cứu.

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIÊN.

2

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

2

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.


8

2.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên, cán bộ
quản lí nhà trường và các bậc phụ huynh.

8

2.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường sự tham gia của giáo viên vào cơng tác
quản lí chất lượng giáo dục thể chất và chi tiết hóa kế hoạch giáo dục thể
chất của tổ bộ môn.

9

2.3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo tổ chức đa dạng hoạt động giáo dục thể chất
trong nhà trường.

10

2.3.4. Giải pháp 4: Đảm bảo các điều kiện CSVC, thiết bị giáo dục thể chất

12

2.3.5. Giải pháp 5: Xây dựng lịch học GDTC phù hợp hơn với kế hoạch
giảng dạy văn hóa của nhà trường; Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và
phương pháp dạy học cho giáo viên giáo dục thể chất.

13

2.3.6. Giải pháp 6: Tăng cường nguồn lực khen thưởng cho giáo viên và
học sinh có thành tích, nỗ lực cố gắng cao trong hoạt động GDTC.


15

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

16

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

19

3.1. Kết luận.

19

3.2. Kiến nghị.

19

skkn


1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã chỉ rõ: "Muốn xây dựng đất nước giàu
mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện”[2]. "Luật giáo dục
2019 cũng chỉ rõ: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển
tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành

với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc"[3]. Như vậy, giáo dục thể chất cũng là một trong
những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên con người Việt Nam phát triển toàn
diện hơn.
Đối với trẻ lứa tuổi tiểu học, trung học phổ thông, đây cũng là giai đoạn
để phát triển sức khỏe toàn diện cả về chiều cao, cân nặng và sức bền nên rất cần
có những hoạt động thể chất rèn luyện bổ trợ.
Môn giáo dục thể chất ở giáo dục phổ thông cung cấp cho học sinh những
kiến thức, kỹ năng cơ bản, lấy việc góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe, thể
lực của học sinh là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình dạy học, tổ chức tiết dạy
sao cho khoa học, phù hợp với điều kiện CSVC của nhà trường, tăng cường vận
dụng các phương pháp trò chơi vận động, trò chơi dân gian và thi đấu, bồi dưỡng
cho học sinh kỹ năng tự quản, tự điều khiển và tham gia đánh giá kết quả học tập
để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. Cùng với một số môn khoa học khác,
môn giáo dục thể chất góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn, lâu dài về hiểu biết, kỹ năng, ý thức rèn luyện sức khỏe, truyền đạt một
số kiến thức cơ bản, cần thiết mang tính phổ thơng nhằm thực hiện mục tiêu giáo
dục toàn diện đồng thời phát hiện những học sinh có năng khiếu tạo điều kiện cho
các em phát triển năng khiếu thể thao.
Giáo dục thể chất trong nhà trường phải đạt được 3 yêu cầu về sức khỏe,
kĩ năng và đạo đức tư tưởng. Tuy nhiên, việc học thể dục tại một số trường chỉ
có tính chất đối phó, cho đủ số mơn học mà thiếu đi phương pháp và các điều
kiện vật chất phù hợp. Hiện nay, học sinh ở các cấp học được học từ 1-2 tiết thể
dục một tuần. Số tiết học đã ít, thời lượng tiết học cũng chỉ vẻn vẹn 45 phút,
trong đó riêng thời gian tập hợp học sinh, khởi động và giảng bài đã chiếm hết
hơn nửa. Do đó, chuyện học thể dục ở trường mang nặng tính hình thức, học cho
đủ các mơn theo u cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà kém hiệu quả thực tế.
Có thể nói thời lượng này khơng đủ cho một đứa trẻ bình thường thực hiện hoạt
động duy trì sức khỏe chứ chưa nói đến rèn luyện thể lực. Đặc biệt, tình trạng

thiếu giáo viên thể dục tại các trường cũng khiến cho quá trình dạy và học bộ
mơn này gặp nhiều khó khăn. CSVC dành cho việc học thể dục vẫn còn nhiều
bất cập. Trường THCS Bùi Xuân Chúc chỉ có 01 giáo viên dạy GDTC phụ trách
10 lớp của 4 khối; sân trường chật hẹp. Mặc dù lãnh đạo nhà trường đã chú
trọng mua sắm các phương tiện phục vụ giáo dục thể chất nhưng trường THCS
Bùi Xuân Chúc vẫn thiếu trầm trọng.

skkn


2

Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp
quản lí giáo dục thể chất cho học sinh của hiệu trưởng trường THCS Bùi
Xuân Chúc, xã Điền Quang, huyện Bá Thước”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của cơng tác quản lí hoạt
động GDTC ở trường THCS Bùi Xuân Chúc chúng tôi đề xuất Một số biện pháp
quản lí giúp hiệu trưởng nâng cao chất lượng GDTC tại trường THCS Bùi Xuân
Chúc, xã Điền Quang, huyện Bá Thước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp quản lí giáo dục thể chất cho học sinh của hiệu trưởng
trường THCS Bùi Xuân Chúc, xã Điền Quang, huyện Bá Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đọc các bài viết, ấn phẩm khoa học, phân tích, tổng hợp các vấn đề lý
luận về GDTC cho học sinh THCS và công tác quản lí chất lượng GDTC.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm các phương pháp: Phỏng
vấn, khảo sát, quan sát, khảo nghiệm.
Phương pháp điều tra khảo sát.
Phương pháp phỏng vấn.

Phương pháp quan sát: Quan sát công việc dạy - học môn GDTC của giáo
viên, học sinh. Phương pháp thống kê toán học trên cơ sở các số liệu thu thập
được tính tỉ lệ phần trăm và điểm trung bình để làm cơ sở đánh giá, xếp loại hay
so sánh kết quả.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
2.1. Cơ sở lí luận.
Trong chỉ thị 36 CT/TƯ của Ban Bí thư trung ương Đảng đã nêu: " Mục
tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và
tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh
thần của nhân dân... thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho
việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh
viên".
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục tồn diện, là q trình tổ chức
có ý thức nhằm biến đổi nhận thức, năng lực thể chất, tình cảm, thái độ, nhân
cách của người học theo hướng tích cực, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát
triển phù hợp với các bối cảnh và môi trường mà con người đang sống.
GDTC trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức
khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng
yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học.
2.2. Thực trạng vấn đề.

skkn


3

Tình hình địa phương:
Xã Điền Quang, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá là một xã miền núi
thuộc vùng 135 – xã đặc biệt khó khăn, trong đó huyện Bá Thước thuộc 62

huyện nghèo của cả nước, kinh tế còn thấp kém, phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên. Với 1825 hộ dân và 8030 nhân khẩu có tới trên 70% lao động sống bằng
nghề nơng nghiệp, cịn lại có thêm nghề trồng rừng, sản xuất tiểu thủ cơng
nghiệp, dịch vụ.
Nhìn chung, cuộc sống của người dân còn quá vất vả, tỉ lệ hộ nghèo theo
tiêu chí mới hiện nay cịn cao. Trình độ dân trí vì thế cũng cịn nhiều hạn chế,
tuy nhiên các phong trào văn hoá văn nghệ, sinh hoạt quần chúng cũng được
người dân quan tâm. Công tác an ninh quốc phòng đảm bảo ổn định.
Thực trạng nhà trường:
Quy mơ nhà trường: Trường THCS Bùi Xn Chúc đóng trên địa bàn
thôn Lùng thuộc khu trung tâm và nằm cạnh trục đường chính của xã Điền Điền
Quang, tiếp giáp với trường Tiểu học Điền Quang, trường Mầm Non Điền
Quang và trụ sở UBND xã.
Tổng diện tích khn viên nhà trường là: 6250m2
Tổng số phịng học là: 12 phịng (trong đó kiên cố 12 phòng)
Đội ngũ CB, GV, NV: Tổng số: 21. Trong đó:
- Cán bộ quản lý: 02; Trình độ Đại học 2; Trình độ quản lý: 02 đã qua lớp
quản lý GD thời gian học 3,5 tháng; Trình độ lí luận chính trị: 03 Trung cấp.
- Tổng số Đảng viên trong đơn vị: 16; Số Đảng viên nữ: 4.
- Giáo viên có: 17. Trong đó giáo viên văn hóa: 13, giáo viên khác: 4; so
với năm học trước tăng 1 giáo viên.
Ngữ văn: 4; Địa: 1; Toán: 3; Lý: 1; Sinh- Hóa: 1; Sử: 1; GDCD: 1; CN: 1;
Tiếng Anh: 1; Thể dục: 1; Nhac: 1; Họa: 1.
- Trình độ: Thạc sỹ: 1, Đại học: 13, Cao đẳng: 2, Trung cấp: 0.
Tỷ lệ đạt chuẩn: 82,4%. Tỷ lệ trên chuẩn: 5,9%.Tỷ lệ chưa chuẩn:
11,7%.
- Tổng số nhân viên: 1 Kế tốn, 1 Thư viện, trình độ chun mơn, nghiệp
vụ: Cao đẳng.
Quy mô học sinh: Năm học 2019 - 2020 trường có 9 lớp với 316 học sinh;
so với năm học trước tăng 1 lớp, tỉ lệ: 11,1%; tăng 17 HS, tỉ lệ: 5,7%.

Cụ thể: Khối 6: 3 lớp - 96 học sinh; khối 7: 2 lớp - 76 học sinh; khối 8:  2
lớp - 67 học sinh; khối 9: 2 lớp - 77 học sinh.
Nhìn chung, quy mơ trường, lớp tiếp tục ổn định, phát triển, phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân (tăng so với
năm học trước 1 lớp).
Trường THCS Bùi Xn Chúc là ngơi trường có bề dày thành tích và ln
đi đầu trong các phong trào giáo dục của huyện Bá Thước. Trong đó có thể kể
đến thành tích đạt được trong các phong trào thi đua, hội thi ở các bộ môn
TDTT. Qua việc học tập và rèn luyện thể thao trong giờ học GDTC chính khóa
và tham gia vào các hoạt động GDTC ngoại khóa và các hoạt động do nhà

skkn


4

trường tự tổ chức cho học sinh, các giáo viên GDTC đã lựa chọn những học sinh
có thể lực vượt trội và có năng khiếu đặc biệt trong một số bộ môn TDTT để
tham gia thi đấu các hội thi do huyện, tỉnh tổ chức cho học sinh THCS. Các em
đã đạt được khá nhiều thành tích qua các kỳ thi này, góp phần vào thành tích
chung của trường. Trường được cơng nhận là có thành tích xuất sắc cấp huyện
về TDTT.
Các hoạt động GDTC chính khóa đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản và
mục tiêu của môn học trong chương trình giáo dục THCS.
Giáo viên GDTC đã có những thành cơng nhất định trong việc phát hiện
và bồi dưỡng một số học sinh tham gia các các kì thi, Hội khỏe Phù Đổng do
huyện và tỉnh tổ chức. Tất nhiên không phải học sinh nào cũng đạt được thành
tích cao trong các kỳ thi. Tuy nhiên, số học sinh đạt giải cao vẫn chiếm phần lớn
trong số những học sinh được chọn để tham gia thi đấu.
Một số học sinh được học tập các môn TDTT năng khiếu từ nhỏ được nhà

trường đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện để tham gia thi đấu.
Thực trạng về cơ sở vật chất:
So với yêu cầu của Bộ giáo dục và Đào tạo về trang thiết bị CSVC của
một trường THCS, CSVC, thiết bị, đồng phục, dụng cụ học tập môn GDTC tại
trường THCS Bùi Xuân Chúc mới chỉ đáp ứng khoảng 60-70%. Trường có một
số thiết bị phục vụ GDTC như đệm nhảy cao, cột và lưới cầu lông, đá cầu...
Thực trạng cơ sở vật chất cho các môn GDTC:
STT

Cơ sở vật chất

Số
lượng

1
2
3
4
5

Đệm nhảy cao
Cột nhảy cao
Lưới cầu lơng
Lưới đá cầu
Cột dựng lưới

1
1
1
1

1

Chất
lượng
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Hiệu quả sử dụng
Trung
Tốt
Kém
bình
Kém
TB
TB
TB
Tốt

CSVC như trường hiện đang có cho bộ mơn GDTC là khơng tốt , với
các dụng cụ dùng đã lâu chưa được thay mới như vậy thì rất khó có thể tạo
được sự hứng thú cho học sinh khi tham gia học tập và tập luyện.
Thời gian giảng dạy, hướng dẫn học sinh có hạn (2 tiết/tuần), nên giáo
viên đều dùng phương pháp dạy học trực quan (giáo viên làm mẫu, học sinh làm
theo). Giáo viên bên cạnh việc nắm vững chuyên môn còn biết vận dụng khéo
léo, linh hoạt và kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, tuân thủ các
quy trình: Dạy lý thuyết về nội dung, ý nghĩa của môn học, diễn giải các động
tác kỹ thuật, hướng dẫn các động tác kỹ thuật (phân tích trực quan động tác) cho

học sinh và quan sát học sinh luyện tập.

skkn


5

Thực hiện chương trình giáo dục thể chất:
Chương trình giảng dạy các mơn GDTC gồm có hai phần bắt buộc theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tự chọn do trường quyết định.
STT

Lớp

1

6

2

7

3

8

4

9


Nội dung học
Lý thuyết chung
Bài thể dục phát triển chung
Chạy ngắn
Chạy bền
Nhảy cao, nhảy xa
Đá cầu
Mơn thể thao tự chọn
Lý thuyết chung
Đội hình đội ngũ
Bài thể dục phát triển chung
Chạy ngắn
Chạy bền
Nhảy xa, nhảy cao
Đá cầu
Mơn thể thao tự chọn
Lý thuyết chung
Đội hình đội ngũ
Bài thể dục phát triển chung
Chạy ngắn
Chạy bền
Nhảy xa
Nhảy cao
Đá cầu
Môn thể thao tự chọn
Lý thuyết chung
Đội hình đội ngũ
Bài thể dục phát triển chung
Chạy ngắn
Chạy bền

Nhảy xa
Nhảy cao
Đá cầu
Môn thể thao tự chọn

Thời gian

70 tiết/năm

70 tiết/năm

70 tiết/năm

70 tiết/năm

Giáo viên trường THCS Bùi Xuân Chúc đều cho rằng nội dung học như
vậy là phù hợp với lứa tuổi của các em.

skkn


6

Vấn đề bố trí thời gian học cho học sinh cũng cịn nhiều bất cập. Về việc
bố trí thời gian cho một mơn thể dục cịn ít, chỉ đủ để làm quen với mơn học mà
chưa có nhiều thời gian thực hành, luyện tập nên các em khó có thể say mê, u
thích các mơn TDTT đó trong khoảng thời gian quá ngắn như vậy.
Thực trạng nhận thức về động cơ học tập các môn GDTC của học
sinh.
Năm học 2019 - 2020 trường có 10 lớp với 316 học sinh, chúng tôi đã tiến

hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
ST
T

1

Mức độ nhận thức
Nội dung các biểu hiện
Chưa
tốt

Tốt
SL
Thái độ học tập các môn thể dục
Tập trung, chú ý quan sát trong q trình
265
nghe giảng
Chủ động, tích cực tham gia vào q
245
trình học
Chăm chỉ, kiên trì luyện tập khơng ngại
255
khó

Xếp
thứ
bậc

%


SL

%

83.9

51

16.1

1

77.5

71

22.5

4

80.7

61

19.3

2

Ln hăng hái, sáng tạo trong luyện tập


249

78.8

67

21.2

3

Lơi kéo các bạn khác tích cực luyện tập
trong giờ ngoại khóa

239

75.6

77

24.4

5

270

85,4

46

14,6


1

237

75.0

79

25.0

5

249

78.8

67

21.2

4

252

79.7

64

20.3


3

255

80.7

61

19.3

2

Động cơ học tập các mơn thể dục
Mơn học có tác dụng rèn luyện sức khỏe

2

Có tác dụng trong tuyển dụng nghề
nghiệp sau này
Giáo viên có phương pháp giảng hấp
dẫn, cuốn hút người học
Giúp tránh xa các tệ nạn xã hội học
đường
Giảm áp lực trong học tập

Trong bảng trên, có 270 em chiếm tỷ lệ 85,4 % học sinh có động cơ học
tập các mơn thể dục là vì các em nhận thức được rằng mơn học có tác dụng rèn
luyện sức khỏe và giúp các em xả hơi, có 255 em chiếm 80,7 % cho rằng giảm
áp lực trong học tập, sau những giờ học trên lớp có 252 em chiếm tỷ lệ 79,7%

thì cho rằng việc tham gia học và luyện tập các môn thể dục và tham gia TDTT
ngoại khóa là những hoạt động lành mạnh, giúp các em tránh xa các tệ nạn xã

skkn


7

hội học đường. Số ít cịn lại thì cho rằng các em thích học mơn này vì giáo viên
có phương pháp giảng dạy hấp dẫn, cuốn hút người học 249 em chiếm tỷ lệ
78,8 %, và học thể dục có tác dụng trong tuyển dụng nghề nghiệp sau này là
hạng chế nhất, có 237 em chiếm tỷ lệ 75%. Khi được hỏi ngun nhân vì sao
học thể dục lại có tác dụng trong tuyển dụng nghề nghiệp sau này, hai học sinh
cho biết các em có ý định trở thành vận động viên chuyên nghiệp nên môn học
thể dục rèn luyện sức khỏe là cần thiết. Một em khác lại cho thấy ước mơ của
em là trở thành giáo viên thể dục. Mặc dù đây không phải là động lực tích cực
liên quan đến chất lượng GDTC nhưng suy cho cùng các em vẫn biết cách cố
gắng để đạt mục tiêu trong hoạt động học tập của mình và cũng có thể xem là
động lực thơi thúc, thúc đẩy những học sinh “chưa yêu thích thể thao” tham gia
học bộ mơn tích cực hơn nếu biết cách tun truyền và vận động các em tham
gia.
Thực trạng cho thấy, một tỉ lệ nhỏ học sinh có nhận thức tốt về tác dụng
của môn GDTC. Từ thực trạng này cộng với kết quả điều tra về thái độ học tập
môn thể dục cho thấy rằng nếu học sinh chưa có nhận thức đúng về tầm quan
trọng và ý nghĩa của môn học thì các em cũng chưa có thái độ tích cực trong
q trình chiếm lĩnh kiến thức về mơn học đó, đồng thời khơng có động lực
thúc đẩy để chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm từ giáo viên. Và cụ thể ở đây là
các em sẽ tham gia giờ học GDTC một cách thụ động, tức là thầy giảng trò
nghe và làm theo, chứ khơng có sự thảo luận giữa thầy và trị, hay có thể nói là
gần như khơng có sự tích cực, chủ động, sáng tạo từ phía học sinh để làm cho

giờ học bộ môn này được sôi nổi hơn.
Hạn chế:
Bên cạnh các ưu điểm nói trên thì cịn có một số hạn chế cần khắc phục
sau đây: Một bộ phận học sinh trường THCS Bùi Xuân Chúc hiện nay chưa có
nhận thức, thái độ và động cơ đúng đắn về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc
học tập và rèn luyện các môn GDTC trong trường học.
Phương pháp dạy học chủ yếu mới dùng phương pháp trực quan, chưa
tích hợp các phương pháp nhằm kích thích được tư duy của học sinh trong quá
trình học tập nên chưa phát triển được sự sáng tạo của các em để giúp các em
đạt được những thành tích lớn hơn. Việc giảng giải lí thuyết cịn chiếm thời gian
luyện tập của học sinh.
CSVC của nhà trường cũ kỹ và thiếu thốn do mơn học TDTT ít đổi mới
nên khơng đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy.
Hiện tại thì các giáo án giảng dạy mới chỉ đặt ra mục tiêu cho giờ học chứ
chưa có sự quan tâm đến hứng thú cho học sinh cũng như chưa đặt ra mục tiêu
cụ thể đối với học sinh cần đạt được sau khi học từng phân mơn thể dục.
Chưa có sự đa dạng các hoạt động GDTC nên GDTC còn chưa phù hợp
với nhu cầu và nguyện vọng học tập và rèn luyện TDTT của học sinh. Các học

skkn


8

sinh có năng khiếu chưa được bồi dưỡng đầy đủ, nhu cầu của học sinh chưa
được thỏa mãn.
Các khen thưởng chưa có nguồn lực dồi dào để khen thưởng học sinh và
giáo viên đạt thành tích, có nhiều nỗ lực, cố gắng.
Sự tham gia của giáo viên vào công tác quản lí nhất là cơng tác lập kế
hoạch GDTC cịn hạn chế.

Nguyên nhân của các hạn chế:
- CSVC của nhà trường chưa đầy đủ không đáp ứng được nhu cầu dạy
học của giáo viên và học sinh.
- Nhà trường khó khăn về kinh phí, chưa huy động được sự đóng góp của
của phụ huynh học sinh để mua sắm trang thiết bị, CSVC thể dục thể thao và tạo
nguồn khen thưởng cho giáo viên và học sinh.
Nhận thức của nhiều học sinh về tầm quan trọng của môn GDTC chưa
cao.
2.3. Các giải pháp quản lí nâng cao chất lượng giáo dục thể chất của
hiệu trưởng trường THCS.
2.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên, cán bộ
quản lí nhà trường và các bậc phụ huynh.
Đối với giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường, đồng thời với việc triển
khai các hoạt động GDTC theo yêu cầu và văn bản của các bên liên quan, thông
qua các cuộc họp, các buổi sinh hoạt chuyên môn, thông báo... lãnh đạo nhà
trường phổ biến các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của kế hoạch hoạt động.
Qua đó chỉ rõ lợi ích, nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động GDTC cho học
sinh. Nhà trường quán triệt và triển khai đầy đủ các hoạt động GDTC theo yêu
cầu của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, tuyên truyền để cha mẹ học sinh và
xã hội quan tâm đến sự phát triển thể chất cho học sinh nói riêng và cho tuổi trẻ
Việt Nam nói chung, giúp các em phát triển đầy đủ về mặt thể chất, đáp ứng
được tiêu chí “khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc” và phù hợp với
nhu cầu, nguyện vọng, sự phát triển tâm sinh lý của các em.
Song song với việc nâng cao nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí
của trường, nhà trường cần phải luôn tuyên truyền cho phụ huynh học sinh
(thông qua sổ liên lạc, sổ liên lạc điện tử, gặp gỡ trực tiếp giữa giáo viên và phụ
huynh) về lợi ích của hoạt động GDTC do nhà trường tổ chức; những tác hại khi
học sinh không nghiêm túc rèn luyện thể chất;. Nhà trường cần đặc biệt chú
trọng tuyên truyền, tuyên dương phụ huynh của các học sinh thường xuyên tham
gia các hoạt động GDTC do nhà trường và xã hội tổ chức; chú trọng tuyên

dương các học sinh đạt được thành tích tốt trong các kỳ thi TDTT nhằm khuyến
khích và động viên các học sinh và gia đình các em, tạo động lực tích cực cho
các em tiếp tục tham gia tập luyện TDTT và tham gia các kỳ thi để nâng cao sức

skkn


9

khỏe và thành tích của bản thân, góp phần vào thành tích chung của nhà trường.
Đồng thời, nhà trường lấy tấm gương của những học sinh đạt thành tích cao
trong các kỳ thi TDTT còn đang học trong trường để vận động các phụ huynh
khác tích cực khuyến khích con em tham gia các hoạt động GDTC để nâng cao
sức khỏe, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi sau những giờ học chính khóa trên lớp.
Nhà trường có các kênh và các hình thức tuyên truyền khác nhau: Qua các
cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn, email, trao đổi trực tiếp, thông báo chương
trình, nội dung mục tiêu GDTC đến với mọi học sinh, giáo viên và gia đình các
em; qua áp phích hay qua các hình ảnh người thật, việc thật...
Nhà trường có kế hoạch và dành một phần kinh phí và thời gian cho việc
tuyên truyền.
Mỗi giáo viên và học sinh là một kênh tuyên truyền.
Giáo viên trong trường chính là nhịp cầu nối tâm tư nguyện vọng của học
sinh với lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng). Chính vì thế cần phải chủ động tự
nâng cao nhận thức cho mình về tầm quan trọng của GDTC đối với học sinh,
chủ động cập nhật xu thế, xu hướng của giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh từ
12-16 tuổi để có thể kịp thời thơng tin, tư vấn cho lãnh đạo trường về sở thích,
nguyện vọng của học sinh đối với môn học và các hoạt động GDTC mà các em
muốn tham gia trong và ngồi nhà trường. Thậm chí giáo viên GDTC, là người
hiểu rõ nhất về sự phát triển thể chất học sinh theo từng lứa tuổi và điều kiện
CSVC vốn có của nhà trường đối với GDTC nên cần tích cực tư vấn, đề xuất

mơn học và các hoạt động GDTC có lợi nhất với học sinh mà nhà trường có thể
thực hiện được.
2.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường sự tham gia của giáo viên vào công tác
quản lí chất lượng giáo dục thể chất và chi tiết hóa kế hoạch giáo dục thể
chất của tổ bộ mơn.
Trong trường khơng chỉ có hoạt động GDTC mà ln có các hoạt động
Văn - Thể - Mỹ theo từng thời kỳ, theo văn bản, theo quy định, yêu cầu của Bộ,
Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như các bên liên quan. Chính vì thế, việc
xây dựng và triển khai các hoạt động GDTC cũng cần thống nhất chung với các
hoạt động khác của nhà trường, tránh việc chồng chéo các hoạt động gây ra tình
trạng thiếu giáo viên thực hiện và hỗ trợ, đồng thời tận dụng được triệt để CSVC
của nhà trường nhằm phát huy hết tác dụng của chúng.
Để làm được điều đó, ban lãnh đạo trường, cụ thể là hiệu trưởng, cần tổ
chức các buổi thảo luận cho giáo viên các bên liên quan, hướng dẫn về cách
thức, phương pháp xây dựng và thực hiện một kế hoạch hoạt động cho các giáo
viên của trường nói chung và các giáo viên GDTC nói riêng, phân công giáo
viên xây dựng và thực hiện kế hoạch, tiến tới tất cả các giáo viên đều có thể
tham gia và cùng kết hợp xây dựng nhiều loại hình hoạt động khác nhau phục vụ
sự phát triển toàn diện của học sinh ở tất cả các môn học và các hoạt động. Nên

skkn


10

phân cơng cơng việc theo nhóm để nâng cao tinh thần đồn kết và có nhiều ý
kiến đóng góp xây dựng và thực hiện kế hoạch nhằm giúp cho công việc hồn
thành được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, giáo viên cần được
tham gia vào các hoạt động kiểm tra, đánh giá GDTC.
Lãnh đạo trường - hiệu trưởng - cần nắm rõ được các mặt mạnh và yếu

của giáo viên trong trường để thực hiện các buổi thảo luận theo hướng hỗ trợ
cho giáo viên chưa thực hiện tốt việc xây dựng và lập kế hoạch; phân cơng làm
việc theo nhóm để người có khả năng thực hiện tốt hơn sẽ hỗ trợ cho người làm
chưa tốt để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc.
Đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên GDTC, việc trực tiếp tham gia vào
việc phân công, xây dựng kế hoạch hoạt động GDTC giúp giáo viên của trường
dễ dàng nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động GDTC đối với học
sinh và tích cực hơn trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch này. Đồng
thời, họ sẽ có cái nhìn tồn diện hơn đối với các hoạt động GDTC do nhà trường
và các bên liên quan phối hợp thực hiện, qua đó dễ dàng lựa chọn học sinh có
năng khiếu, thể chất vượt trội phù hợp tham gia các hoạt động GDTC. Các thành
viên tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động phải chủ động tham khảo, trao đổi
với nhau, đặc biệt là với giáo viên tổng phụ trách (là người nẵm rõ nhất về các
kế hoạch hoạt động của nhà trường sau hiệu trưởng), để phân công và lên kế
hoạch hợp lý về thời gian, địa điểm, CSVC cho mỗi hoạt động. Cần chú ý đến
vấn đề phát triển thể chất chung cho tất cả các học sinh tham gia cũng như
không tham gia hoạt động GDTC nhằm phát triển toàn diện về thể chất cho học
sinh.
2.3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo tổ chức đa dạng hoạt động giáo dục thể
chất trong nhà trường.
Ban Giám hiệu trường khuyến khích giáo viên GDTC đề xuất thêm các
môn mới của bộ môn GDTC nếu thấy nhà trường có đủ khả năng hỗ trợ để thực
hiện. Môn học này phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của số
đông học sinh, phù hợp với sự phát triển thể chất và phù hợp với khả năng của
tất cả các giáo viên GDTC trong nhà trường.
Ví dụ, trong thời gian gần đây, nhà trường đã cho 2 bộ mơn mới vào nội
dung học chính khóa là cầu lơng và bóng đá. Đây là mơn học mà giáo viên đều
có thể giảng dạy, đang thịnh hành trong lứa tuổi học sinh, dễ học. Đồng thời,
nhà trường có thể đảm bảo được về sân bãi và CSVC cho môn học và đây cũng
là những môn mà học sinh có thể dễ dàng tập luyện tại địa phương. Giáo viên

trong trường nếu thấy mình có khả năng giảng dạy những bộ mơn đó cũng có
thể để xuất nhà trường tạo điều kiện tổ chức câu lạc bộ trong hoặc ngoài nhà
trường nhưng phải đảm bảo được CSVC cũng như kiến thức giảng dạy phải đạt
tiêu chuẩn của môn học.
Tăng cường giáo dục thể chất qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:

skkn


11

Do giờ học GDTC chính khóa có hạn (2 tiết/tuần) và việc quản lí hoạt
động GDTC của nhà trường đối với học sinh cũng rất hạn chế nên nhà trường
thường xuyên yêu cầu giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
hướng tới các hoạt động văn - thể - mỹ. Hoạt động GDTC ngoài giờ học chính
khóa là một phần nhỏ của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp trong đó có thể
kết hợp các nội dung để đảm bảo được cả 3 mặt văn - thể - mỹ.
Ví dụ như có thể tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, thi đấu
TDTT giữa các tổ, đội, nhóm trong lớp và giữa các lớp với nhau dưới sự quản lí
của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên GDTC và các giáo viên khác (nếu có).

Hình ảnh các thầy trị tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, thi
đấu TDTT giữa các tổ, đội, nhóm trong lớp và giữa các lớp với nhau dưới sự
quản lí của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên GDTC và các giáo viên khác năm
học 2020- 2021.
Ngồi ra, hàng tuần, nhà trường có tổ chức thể dục giữa giờ cho học sinh
nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện hơn về các mặt thể chất lẫn tinh thần,
thư giãn đầu óc sau những giờ học căng thẳng, khơng những vậy nó cịn góp
phần rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, giáo dục ý thức đạo đức, góp phần hình
thành nhân cách của học sinh. Đây là hoạt động thường có của tất cả các trường

THCS. Việc tổ chức thể dục giữa giờ cũng có thể tổ chức theo các hình thức như
sau: Cho học sinh tổ chức trị chơi dân gian quy mơ lớn trên khu vực sân trường;
trò chơi tung hứng và một số trò chơi ngoài trời nhằm thu hút sự hứng thú tham
gia từ phía học sinh...

skkn


12

Nhà trường khuyến khích học sinh tham gia học và tập luyện nhiều bộ
môn TDTT, nhiều hoạt động GDTC khác nhau ngồi giờ học chính khóa nhằm
nâng cao sức khỏe và lựa chọn cho mình một mơn thể thao sở trường để nâng
cao thành tích của bản thân.
Giáo viên cần nắm bắt rõ tâm lý và nhu cầu của học sinh và cha mẹ học
sinh đối với sự phát triển thể chất cho các em. Đồng thời nắm bắt được xu thế
của giới trẻ đối với các môn TDTT được đơng đảo học sinh ưa thích để lựa chọn
ra những bộ mơn, những hoạt động GDTC có thể áp dụng được vào thực tế
giảng dạy và hoạt động GDTC của nhà trường, phù hợp với điều kiện CSVC và
khả năng tổ chức, quản lí của nhà trường, của địa phương.
Nhà trường tổ chức các buổi thảo luận giữa giáo viên và giáo viên, giáo
viên và học sinh để nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng tham gia học tập và rèn
luyện các môn TDTT của số đông học sinh.
Hiệu trưởng xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên trong việc thực hiện các hoạt
động GDTC nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh trên tinh thần là phù hợp với
các điều kiện CSVC sẵn có của trường, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh
và theo nguyện vọng của số đông học sinh.
Giáo viên trong trường (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên
GDTC) cần hiểu rõ nhu cầu của học sinh đối với GDTC, kết hợp với hiểu biết
(hoặc tham khảo thêm) về CSVC sẵn có của nhà trường và địa phương để đề

xuất các hoạt động TDTT, GDTC phù hợp.
Học sinh đề đạt ý kiến của mình với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên
GDTC, giáo viên tổng phụ trách, hoặc trong các buổi thảo luận giữa giáo viên
và học sinh... về nhu cầu và nguyện vọng đối với các mơn TDTT mà các em ưa
thích, có điều kiện tập luyện và rèn luyện hàng ngày tại địa phương.
2.3.4. Giải pháp 4: Đảm bảo các điều kiện CSVC, thiết bị giáo dục thể
chất.
Đảm bảo các phương tiện giáo dục thể chất:
Phương tiện GDTC là thiết bị quan trọng nhất trong học tập và giảng dạy
môn GDTC. Chính vì vậy, việc đảm bảo các phương tiện GDTC có quan hệ mật
thiết với việc nâng cao chất lượng GDTC.
Đối với GDTC trong nhà trường (bao gồm giờ học chính khóa và các
hoạt động GDTC ngoại khóa), phương tiện GDTC bao gồm các dụng cụ thể
thao như: Cột và lưới cho mơn đá bóng và đá cầu; cột và đệm cho môn nhảy
cao… Hiệu trường THCS Bùi Xuân Chúc, giao nhiệm vụ cho giáo viên GDTC
(người trực tiếp sử dụng) và bảo vệ của trường (người bảo vệ tài sản chung cho
trường) phối hợp quản lí sử dụng và bảo quản.
Phương tiện GDTC phải được duy trì số lượng hoặc tăng lên theo thời
gian nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học

skkn


13

sinh, cũng như phù hợp với tài chính của trường. Trong một số trường hợp, nhà
trường cũng có thể kêu gọi đầu tư, giúp đỡ tài chính hoặc tài trợ từ các nhà hảo
tâm (có thể là cha mẹ học sinh, các cơ quan đoàn thể quan tâm đến GDTC cho
học sinh...) để mua mới các thiết bị TDTT cho trường.
Cịn đối với GDTC ngồi nhà trường, học sinh có thể tham gia tập

luyện tại địa phương. Trong trường hợp này, nhà trường có thể tư vấn hoặc
cho mượn một số dụng cụ cần thiết để các cơ sở trên hỗ trợ học sinh rèn
luyện TDTT đạt kết quả tốt. Tuy nhiên cần phải có cam kết giữa nhà trường
và các cơ sở trên về vấn đề bảo quản cũng như kinh phí sử dụng cho các
thiết bị trên, tránh thất thoát CSVC của nhà trường.
Đảm bảo các phương tiện sân bãi:
Phương tiện GDTC như đã nói ở trên là thành phần rất quan trọng trong
GDTC. Tuy nhiên, các thiết bị này cần có một khơng gian riêng phù hợp để sử
dụng. Hiện tại, nhà trường sử dụng khoảng sân chính giữa trường làm khu thể
thao (khoảng 400m2) tạm đủ cho một lớp khoảng hơn 30 học sinh tham gia học
tập và rèn luyện (đối với mơn bóng đá, đá cầu và các mơn thể dục tại chỗ). Cịn
đối với các môn học như nhảy xa, chạy bền, chạy cự ly dài và một số nội dung
đội hình đội ngũ chưa phù hợp.
Nhà trường cố gắng hạn chế tối đa các buổi tập ngồi khn viên trường
để tránh phát sinh những sự cố khơng đáng có trong q trình học tập và giảng
dạy bộ môn GDTC cũng như các hoạt động GDTC (như thời tiết xấu, tệ nạn xã
hội, an toàn học sinh...).
Hiệu trưởng phải thể hiện được khả năng lãnh đạo và ngoại giao của mình
để đảm bảo được các điều kiện về GDTC cho học sinh: Phân công quản lý thiết
bị GDTC; quản lý tần suất sử dụng các thiết bị; xin tài trợ, đầu tư CSVC cho nhà
trường...
Giáo viên trong quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động GDTC cho
học sinh cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng CSVC: Đảm bảo về số lượng, chất
lượng, đảm bảo an tồn trong q trình sử dụng... và đề xuất tăng cường thêm
phương tiện dành cho GDTC.
Học sinh cần tuân thủ hướng dẫn của giáo viên và hướng dẫn sử dụng của
các thiết bị TDTT, thiết bị GDTC để nâng cao hiệu suất và thời gian sử dụng các
thiết bị này.
2.3.5. Giải pháp 5: Xây dựng lịch học GDTC phù hợp hơn với kế
hoạch giảng dạy văn hóa của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và

phương pháp dạy học cho giáo viên giáo dục thể chất.
Xây dựng lịch học GDTC phù hợp hơn với kế hoạch giảng dạy văn hóa
của nhà trường Lịch học bộ mơn GDTC cịn có điểm chưa phù hợp với mục tiêu
phát triển thể chất cho học sinh: Có lớp học đầu buổi học, có lớp học giữa giờ và

skkn


14

có lớp học cuối buổi học.. Một giờ học GDTC nên là giờ học giữa giờ nhằm
giúp các em giải tỏa căng thẳng, loại bỏ sự chây ì, mệt mỏi và căng thẳng sau
các tiết học văn hóa trên lớp.
Đối với các giáo viên tham gia, tích cực đề xuất các nội dung mơn học
TDTT có thể dạy học đan xen, thay đổi thứ tự hợp lý, xây dựng kế hoạch giảng
dạy phù hợp với quỹ thời gian nhà trường cung cấp cho một tiết học GDTC.
Học sinh các lớp tham gia thử nghiệm cần nghiêm túc thực hiện hướng
dẫn của giáo viên để giờ học diễn ra tốt đẹp.
Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và phương pháp dạy học cho giáo viên
giáo dục thể chất:
Nhà trường tiếp tục khuyến khích và bắt buộc giáo viên sử dụng các
phương pháp tích cực, bồi dưỡng giáo viên phương pháp đặt các câu hỏi để
học sinh tư duy cách thực hiện một cách sáng tạo tăng cường áp dụng tin học
vào giờ dạy như sử dụng các videoclip để học sinh quan sát các động tác, sử
dụng băng nhạc để tạo hứng thú vận động cho học sinh …nhằm phát huy được
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Đồng thời, khi có những
phương pháp dạy học mới được phát triển và áp dụng rộng rãi, nhà trường sẽ
cho tổ chức lớp học tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên ngay tại trường hoặc
các cơ sở bồi dưỡng chuyên sâu để nâng cao kiến thức và kỹ năng giảng dạy
cho giáo viên, trong đó có cả giáo viên GDTC.

Giáo viên GDTC có thể tham khảo và học tập lẫn nhau theo hình thức
sinh hoạt chun mơn liên trường do Phịng Giáo dục và Đào tạo tổ chức để có
thêm kiến thức giảng dạy bộ môn mới; hoặc đề xuất nhà trường cho tham gia
các lớp tập huấn để có thêm kiến thức giảng dạy cho môn học mới.
Yêu cầu giáo viên GDTC trau dồi thêm kiến thức cho các mơn học mới
(nếu có) khi đưa các mơn học này vào kế hoạch giảng dạy bộ mơn. Chính vì thế
nhà trường cũng sẽ có kế hoạch riêng cho giáo viên GDTC tham gia học tập tại
các cơ sở giáo dục, các lớp tập huấn cho giáo viên về bộ môn mới để cập nhật,
trang bị cho họ kiến thức giảng dạy cho bộ môn.
Tuy nhiên, đối với giáo viên GDTC, việc áp dụng các phương pháp khác
nhau trong giảng dạy là rất khó, bởi vì cần có thời gian thử nghiệm lâu dài để
lựa chọn phương pháp tốt nhất cho mỗi mơn học, mỗi tiết học. Hiện nay thì
hầu hết trong các giờ học GDTC thì giáo viên đều thực hiện theo các bước: Ổn
định tổ chức - giới thiệu môn học - thực hiện mẫu - hướng dẫn học sinh thực
hiện và tập luyện là vừa đủ hết thời gian. Nhà trường có thể khắc phục các hạn
chế này bằng cách cho HS tham khảo trước môn học trong các hoạt động chiều
hay ở nhà qua tranh ảnh hay qua videoclip hay qua câu chuyện của giáo viên.
Để thực hiện được biện pháp này, cán bộ quản lí - hiệu trưởng cần phải
cập nhật thường xuyên về các thông tin nghiệp vụ, phương pháp dạy học tiên

skkn


15

tiến, áp dụng các biện pháp phù hợp với điều kiện sẵn có của nhà trường. Đề
xuất và thực hiện các buổi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch chung
của nhà trường. Khuyến khích giáo viên GDTC tham gia nghiên cứu khoa học
để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Còn riêng giáo viên GDTC, do đặc thù riêng của bộ mơn, thì cần chủ

động đề xuất với hiệu trưởng các nhu cầu tập huấn nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ,
chủ động xin tham gia các lớp học để nâng cao trình độ của mình. Ngồi ra, giáo
viên GDTC cũng có thể tiến hành tự học, dự giờ các giáo viên bộ môn khác để
tham khảo phương pháp giảng dạy.
2.3.6. Giải pháp 6: Tăng cường nguồn lực khen thưởng cho giáo viên
và học sinh có thành tích, nỗ lực cố gắng cao trong hoạt động GDTC.
Làm giàu quỹ khen thưởng bằng tiền và bằng hiện vật:
Nhà trường tuyên truyền vận động các nhà hảo tâm, đóng góp hỗ trợ nhà
trường tiền và các hiện vật để thưởng cho học sinh và giáo viên như sách, áo
quần, đồ chơi, các dụng cụ thể dục thao, các đồ dùng học sinh, thiết bị giảng
dạy. Nhà trường tổ chức các buổi lễ tuyên dương thành tích của học sinh và giáo
viên và mời các đại diện đến trao thưởng.
Nhà trường có kế hoạch ngay từ đầu về các giải thưởng cho các hoạt động
TDTT và mời, vận động các cá nhân, tổ chức đăng kí tài trợ.
Xây dựng các chính sách khen thưởng thành tích hoạt động giáo dục thể
chất cho học sinh:
Việc học sinh tham gia các hoạt động GDTC cho nhà trường là do các em
có năng khiếu đối với hoạt động mà các em tham gia, hoặc được nhà trường,
giáo viên chỉ định tham gia các hoạt động đó (có thể là qua lời giới thiệu của
giáo viên, học sinh khác; cũng có thể là do các em có thể chất vượt trội so với
các bạn cùng trang lứa được giáo viên phát hiện trong quá trình giảng dạy và
học tập GDTC của trường).
Những học sinh tham gia do có năng khiếu về GDTC thì có thể các em
sẽ khơng coi trọng vấn đề khen thưởng nhưng vẫn cần có sự động viên khích
lệ, khen thưởng kịp thời để thúc đẩy các em nâng cao hơn nữa khả năng của
bản thân. Nhà trường cần chú trọng bồi dưỡng những học sinh này vì đây là
những thành viên nịng cốt tham gia thi đấu để đạt thành tích cao cho nhà
trường.
Những học sinh được chỉ định như đã nêu ở trên, nhà trường cũng cần
quan tâm đặc biệt để có thể phát hiện, phát huy sở trường của các em trong hoạt

động GDTC phù hợp nhằm nâng cao thành tích của học sinh đó. Lấy tấm gương
những học sinh có năng khiếu, có thành tích tốt trong các hoạt động GDTC làm
ví dụ cho những em này, nhà trường cần tạo động lực mạnh mẽ để các em tích
cực tham gia các hoạt động GDTC nhằm phát huy hết khả năng của bản thân.

skkn


16

Hiện tại, trường THCS Bùi Xn Chúc chỉ có chính sách khen thưởng khi
học sinh đạt thành tích cao trong các hoạt động GDTC mà chưa có chính sách
động viên, khen thưởng trong quá trình rèn luyện nâng cao. Việc xây dựng chính
sách khen thưởng, động viên khi học sinh đạt được tiến bộ nhất định khi đang
trong quá trình rèn luyện nâng cao để tham gia thi đấu. Thậm chí có thể thưởng
ngay khi các em trong q trình rèn luyện nâng cao có những tiến bộ vượt bậc
để làm gương cho những thành viên khác tham gia hoạt động GDTC, tạo động
lực thúc đẩy mạnh mẽ những thành viên khác tham gia sẽ rèn luyện hăng say
hơn để nâng cao thành tích của bản thân.

Nhà trường biểu dương học sinh các lớp có thành tích tốt trong phong
trào thể dục thể thao và HKPĐ năm học 2019 – 2020.
Cần phải có sự cơng bằng trong việc trao giải hay khen thưởng đối với
những giáo viên và học sinh tham gia hoạt động GDTC, phân biệt rõ với học
sinh đạt thành tích cao hay chưa để khen thưởng, động viên khích lệ cho phù
hợp, tránh tạo ra hiềm khích tị nạnh người thưởng ít, người thưởng nhiều.

skkn



17

2.4. Hiệu quả của SKKN.
Cuối năm học 2019 – 2020 chúng tối tiến hành khảo sát đánh giá mức độ
nhận thức của giáo viên giáo dục thể chất và học sinh và thu được kết quả như
sau:
Đối với học sinh: Các em đã nhận thức về động cơ học tập môn GDTC
kết quả như sau:
ST
T

1

Nội dung các biểu hiện

Mức độ nhận thức
Tốt

Chưa tốt

Thái độ học tập các môn thể dục

SL

%

SL

%


Tập trung, chú ý quan sát trong quá trình nghe
giảng

307

97.2

9

2.8

Chủ động, tích cực tham gia vào q trình học

284

89.9

32

10.1

Chăm chỉ, kiên trì luyện tập khơng ngại khó

297

94.0

19

6.0


Ln hăng hái, sáng tạo trong luyện tập

289

91.5

27

8.5

Lơi kéo các bạn khác tích cực luyện tập trong
giờ ngoại khóa

316

100

0

0

316

100

0

0


260

82.3

56

17.7

261

82.6

55

17.4

Giúp tránh xa các tệ nạn xã hội học đường

265

83.9

51

16.1

Giảm áp lực trong học tập

316


100

0

0

Động cơ học tập các mơn thể dục
Mơn học có tác dụng rèn luyện sức khỏe

2

Có tác dụng trong tuyển dụng nghề nghiệp sau
này
Giáo viên có phương pháp giảng hấp dẫn,
cuốn hút người học

So sánh kết quả khảo sát trong một năm học sau khi thực hiện các giải
pháp đối với môn giáo dục thể chất chúng tơi thấy thầy và trị có những chuyển
biến rõ nét nhất. Đối với thái độ học tập các môn thể dục các em đã biết lôi kéo
các bạn khác tích cực luyện tập trong giờ ngoại khóa và về động cơ học tập các
mơn thể dục như nhận thức của các em về mơn học có tác dụng rèn luyện sức
khỏe, giảm áp lực trong học tập đã thay đổi cả 316 em chiếm tỷ lệ 100%. Cịn về
các nội dung khác tuy có nhiều chuyển biến trong nhận thức những cũng đáng
khích lệ, các em đã có niềm đam mê, tinh thần trách nhiệm trong học tập và rèn
luyện. Đặc biệt là các môn đá cầu, bóng đá, nhảy xa, nhảy cao…

skkn


18


Kết quả nhà trường tham gia Hội khỏe phù đổng cấp huyện tháng 10 năm
2019 đạt được như sau:
- Kết quả toàn đoàn đứng thứ 6 cấp huyện.
- Kết quả nội dung cá nhân và nội dung đồng đội đạt được như sau:
1. Môn đá cầu nam:
TT

Lớp
9
9

Xếp hạng

2. Môn điền kinh nữ:
TT
Họ và tên
1
Nguyễn Thị Nhân

Lớp
9

Xếp hạng

Ghi chú
100m nữ

3. Môn nhảy cao nữ:
TT

Họ và tên
1
Lê Ly Sa

Lớp
9

Xếp hạng

Ghi chú

4. Môn nhảy xa nữ:
TT
Họ và tên
1
Lê Ly Sa

Lớp
9

Xếp hạng

Ghi chú

5. Môn đẩy gậy nữ:
TT
Họ và tên
1
Bùi Thị Thảo


Lớp
8

Xếp hạng

Ghi chú
35 – 41 Kg

6. Môn đẩy gậy nam:
TT
Họ và tên
1
Bùi Xuân Bắc

Lớp
9

Xếp hạng

Ghi chú
Đến 41 Kg

7. Môn kéo co nữ:
TT
Họ và tên
1
Đồng đội nữ

Lớp
9


Xếp hạng

Ghi chú

1

Họ và tên
Nguyễn Tuấn Dũng
Trương Minh Hiếu

Ghi chú

Nhì

Ba

Ba

Ba

Ba

Ba

Ba

Kết quả đạt được như trên là nhờ có sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu
và sự cố gắng nỗ lực không biết mệt mỏi của tập thể giáo viên và học sinh. Kết
quả này đã cỗ vũ tinh thần thể dục thể thao của học sinh, tạo ra khơng khí vui

tươi phấn khởi trong nhà trường.
Đối với bản thân: Qua thực hiện các biện pháp trên bản thân tôi cũng rút
ra nhiều bài học kinh nghiệm cho mình trong cơng tác quản lí và chỉ đạo mơn
giáo dục thể chất, không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn rèn luyện con
người về các mặt để hồn thiện nhân cách học sinh, từ đó giúp cơng tác quản lí
ngày một hồn thiện hơn.

skkn



×